Nếu trở thành hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game là mơ ước của bạn và bạn không chắc mình đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết chưa thì hãy đọc bài viết này! Bài viết liệt kê chi tiết những bước đi căn bản bao gồm nội dung nên có trong portfolio và những sai lầm cần tránh. Với những ví dụ cụ thể, những mẹo nhỏ và những kiến thức chuyên môn, Robert Hodri sẽ nói cho bạn nghe tất cả những điều bạn cần biết để theo đuổi sự nghiệp trong ngành Thiết kế cảnh quan cho game. Robert Hodri là một họa sỹ kỳ cựu trong ngành, hiện tại anh đang làm hoạ sỹ 3D/Thiết kế cảnh quan ID Software tại nơi anh tham gia sản xuất Doom, bao gồm 3 nội dung mở rộng cho nhiều người chơi (DLCs multiplayer). Trong lúc tự học, anh bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình vào năm 2009 tại Crytek ở Frankfurt, Đức dưới vai trò hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan chính thức. Tại đây anh có cơ hội tham gia vào những dự án game như Crysis 2, Crysis 3, Ryse, Warface and Homefront: The Revolution. Trong bài hướng dẫn này, Robert chia sẻ kiến thức và chuyên môn của mình một cách chi tiết bằng cách trả lời tất cả những câu hỏi liên quan về việc theo đuổi sự nghiệp làm hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game. Hãy bắt đầu bằng việc tạo cho mình một portfolio chuyên nghiệp trên website ArtStation Pro. Cách tốt nhất để các tác phẩm của bạn được các studio sản xuất game và nhà tuyển dụng chú ý là để chúng hiện lên tại những kết quả tìm kiếm đầu tiên. ArtStation có giao diện đẹp, nhanh và dễ dùng, bạn chỉ mất một vài phút để hoàn thành. Làm sao để trở thành hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan cho game? Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là bạn phải có đam mê với video games và nghệ thuật nói chung. Điều đầu tiên bạn nên làm là làm quen với tất cả các phần mềm cũng như công cụ tạo ra texture (chất liệu), đồng thời nghiên cứu các tài liệu cho dự án của bạn. Bạn cũng nên làm quen với các hệ thống game, ví dụ như: Unreal Engine, Cryengine, Unity là những hệ thống tuyệt vời và ai cũng có thể truy cập sau khi họ tải về máy. Có rất nhiều chỉ dẫn và tài liệu trên mạng giúp bạn biết cách để đưa các tác phẩm của mình vào ngành công nghiệp game. Sau khi đã thông thạo các chương trình này, bạn có thể bắt đầu tạo nên vật dụng đầu tiên bằng những hệ thống game đã đề cập. Quá trình học tập đôi khi vô cùng khó khăn nên sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu bằng những vật dụng đơn giản và phát triển lên những vật dụng phức tạp hoặc thậm chí là cảnh quan. Là một hoạ sỹ Thiết kế cảnh quan, bạn cần phải làm quen với những phần mềm tạo mẫu 3D như 3Ds Max, Maya hoặc Modo. Biết cách sử dụng Photoshop hoặc Substance Designer / Painter vô cùng quan trọng cho việc tạo texture và vật dụng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên làm quen với những phần mềm điêu khắc 3D như ZBrush hay 3DCoat. Khá nhiều công cụ cho một người mới bắt đầu và điều này có thể làm bạn ngộp nhưng tin tốt là bạn có hàng tá những hướng dẫn, tài liệu và diễn đàn trên mạng để hỏi. Có rất nhiều cách để liên hệ với những hoạ sỹ khác và đó là một lợi thế. Có không ít hoạ sỹ mới vào nghề có được công việc đầu tiên bằng cách đơn giản là đăng các tác phẩm của mình lên websites hoặc hỏi trên Facebook xem ai có thể gửi portfolio của họ đến đúng người. Tác phẩm chất lượng là một chuyện nhưng quan trọng là bạn phải được để ý, đặc biệt là với số lượng hoạ sỹ đang lên hiện nay. Một bước quan trọng để tìm việc trong ngành này là có một portfolio online, phô bày các tác phẩm của bạn và tạo cho mình một phong cách riêng. Nó có thể là rổ rá, đá, đến vũ khí và phương tiện di chuyển. Cho họ thấy với quá trình làm việc của mình, bạn có thể tạo ra những phong cách nghệ thuật chất lượng và thành thạo cho game. Tạo ra những lưới high poly (đa giác cao) và chuyển chúng về lưới low poly (đa giác thấp) là việc mà hoạ sỹ 3D nào cũng biết và bạn nên cho các nhà tuyển dụng thấy được điều đó. Khi nộp đơn vào công ty, bạn có thể sẽ phải trải qua một bài kiểm tra trước khi được gọi điện phỏng vấn. Nội dung bài kiểm tra đó có thể là một vật dụng nhỏ hoặc toàn cảnh, tùy vào từng công ty và vị trí bạn đăng ký. Bạn sẽ được cung cấp một bản phác thảo cùng một vài dòng mô tả ngắn về yêu cầu, kỳ vọng, texture và cảm xúc cho sản phẩm cuối cùng. Đây là ví dụ về một bài kiểm tra tôi làm vào năm 2013: Nếu bài kiểm tra của bạn đủ hấp dẫn, họ sẽ sắp xếp một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hoặc skype và bạn có thể được trao đổi với giám đốc nghệ thuật hoặc trưởng nhóm họa sỹ. Hãy chuẩn bị để giới thiệu bản thân và trình bày sự hào hứng của bạn đối với studio và dự án của họ. Thông thường, bạn sẽ nói về cách bạn tạo ra thành phẩm trong bài kiểm tra của mình,
[spacer] + Menu (click thu gọn) 1. Khai phóng trí tuệ – tự do sáng tạo 2. Miễn thi năng khiếu 3. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp 4. Tổng thời lượng học tập dài gấp đôi chương trình Đại học 5. Phương pháp giảng dạy, giáo trình độc quyền & duy nhất 6. Tự tay làm ra tác phẩm, phát hành toàn quốc ngay trong quá trình học 7. Nhiều chương trình kết nối quốc tế 8. Thực hành trên bảng vẽ điện tử 9. Học bổng & các chính sách học phí 10. Việc làm ngay trên ghế giảng đường & sau khi tốt nghiệp [spacer] 1. Khai phóng trí tuệ – tự do sáng tạo: – Với vai trò là đơn vị tiên phong nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) xây dựng chương trình học đa dạng theo từng lộ trình cụ thể để học viên có thể phát huy tốt nhất trí tuệ, năng lực sáng tạo với nhiều phong cách khác nhau. [spacer] 2. Miễn thi năng khiếu: Khác biệt hẳn với nhiều trường, trung tâm đào tạo đang hoạt động, Viện Truyện tranh và Hoạt hình quan niệm năng khiếu chỉ chiếm 1% thành công, 99% còn lại nằm ở quá trình rèn luyện chăm chỉ của học viên. Chính vì vậy, học viên đăng ký học tại Viện sẽ không phải thi năng khiếu đầu vào. >>> Tìm hiểu thêm: Chỉ tiêu tuyển sinh 2018 [spacer] 3. Đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp: Chương trình đào tạo của Viện được thực hiện dựa theo nhu cầu nhân lực thực tế của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Theo nhu cầu nhân lực đó, Viện thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, họp chuyên môn giữa giảng viên và đại diện doanh nghiệp để cải tiến chương trình, phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp nhất. Hiện tại, học viên theo học tại Viện với thời lượng 40 – 48 giờ/tuần và áp lực bài tập như các họa sĩ thực thụ đang làm việc bên ngoài. Những trải nghiệm thực tế ngay trên giảng đường sẽ giúp học viên không phải bở ngỡ khi làm việc chính thức. [spacer] 4. Tổng thời lượng học tập dài gấp đôi chương trình Đại học: Đặc thù đào tạo dựa theo nhu cầu doanh nghiệp, thời lượng học tập tại Viện là một thử thách đối với bất kỳ học viên yêu thích các ngành nghề này. Cụ thể, thời lượng dành cho các bộ môn tại Viện từ 5300 – 6400 tiết học liên tục chưa kể thời gian tự học và thực hiện các bài tập về nhà. Đặc biệt, đối với một số bộ môn quan trọng đặc biệt với nghề như Basic Sketch, Human Anatomy, Human Drawing, Animal Drawing, Phối cảnh, Khoa học màu sắc… tùy theo mức độ tiếp thu kiến thức của học viên, Viện sẽ có phương pháp điều chỉnh, tăng thêm thời gian học để học viên có đủ thời gian “thẩm thấu”. Học viên sẽ không phải đóng thêm bất kỳ khoản phí nào cho thời gian học tập bổ sung này. [spacer] 5. Phương pháp giảng dạy, giáo trình độc quyền & duy nhất: Phương pháp giảng dạy thực tế theo nhu cầu doanh nghiệp, không hàn lâm, nặng tính nghiên cứu như môi trường đại học. Giáo trình tại Viện được chuyển giao kinh nghiệm và nâng cấp liên tục từ các doanh nghiệp, trường đối tác như: Phan Thị, Osaka Sogo College, Nippon Design…Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên tại Viện ngoài thời gian giảng dạy sẽ tập trung vào việc biên soạn giáo trình chuyên ngành với gần 150 đầu sách tham khảo từ căn bản đến chuyên sâu. [spacer] [spacer] [spacer] 6. Tự tay làm ra tác phẩm, phát hành toàn quốc ngay trong quá trình học: Sở hữu những tác phẩm, sản phẩm thực tế được công chúng đón nhận luôn là thách thức với các trường Đại học. Ngược lại, việc sáng tạo tác phẩm và xuất bản ngay trong quá trình học tập là tiêu chí hàng đầu của học viên tại Viện. Song hành cùng với quá trình học tập, Viện hỗ trợ học viên trong việc phát triển ý tưởng, hình thành kịch bản và tiến đến việc xuất bản một tác phẩm hoàn chỉnh. Học viên được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí và không phải lo lắng các vấn đề khác như: Truyền thông, in ấn, phát hành… [spacer] 7. Nhiều chương trình kết nối quốc tế: Viện Truyện tranh và Hoạt hình khuyến khích học viên gửi tác phẩm tham dự các cuộc thi quốc tế để cọ xát và học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp nước ngoài. Bên cạnh các cuộc thi quốc tế, Viện thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ các trường, chuyên gia nước ngoài để tạo điều kiện du học, việc làm đa dạng cho học viên. [spacer] 8. Thực hành trên bảng vẽ điện tử & Phòng học chuyên dụng: Sau 02 – 03 học kỳ rèn luyện các kỹ năng học vẽ tay, học viên sẽ được thực hành và làm việc trên hệ thống bảng vẽ điện tử với cấu hình mạnh mẽ nhất hiện tại. Việc học trên bảng vẽ điện tử sẽ giúp học viên gia tăng năng suất lao động khi làm việc chính thức tại các doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Phan Thị – đối tác giảng dạy ngành truyện tranh tại Viện, “làm việc trên bảng vẽ điện tử giúp tăng năng suất lên đến 20 lần so với vẽ tay thông thường”. [spacer] [spacer] PHÒNG HỌC CHUYÊN DỤNG CHO HỌA SĨ: [spacer] 9. Học bổng & Các chính sách học phí:
Trong lịch sử những tựa game được tạo nên bằng khối óc và con tim người Việt Nam xưa nay, sự ủng hộ về mặt tinh thần luôn là điều cần thiết bậc nhất để những nhà thiết kế game trẻ Việt tự “xắn tay áo” làm ra các sản phẩm game chất lượng, nhằm chứng tỏ trí tuệ người Việt không hề kém cạnh so với ngành công nghiệp Game thế giới. Tuy nhiên lịch sử game Việt cũng không ít lần ghi nhận những khó khăn cùng cực mà giới Developer trẻ phải hứng chịu trước khi làm ra thành quả về sau này, một trong số đó chính là nỗi cay đắng khi vấp phải những chiêu trò, được dựng nên từ chính những người “Gà cùng một Mẹ” trong thị trường game Việt. [spacer] 1.Thuận Thiên Kiếm: Năm 2010, cả cộng đồng game Việt Nam vui mừng vì sau bao nhiêu năm, một game online do chính những người Việt trẻ tạo nên cuối cùng cũng xuất hiện trên bản đồ game online nước nhà sau hơn 4 năm khởi động. Thổi một làn gió mới vào thị trường game oline đang bị các game online nước ngoài xâm lấn. Game gắn liền với những câu chuyện loạn lạc cuối thời Hậu Lê với sự tranh giành quyền lực lên tới đỉnh điểm. Người chơi có thể tham gia hai phe “Thiên Đạo” hoặc “Trùng Hưng”. Game còn đưa người chơi đến khám phá những vùng đất lịch sử gắn liền với nhiều sự kiện, truyền thuyết nổi tiếng như thành Thăng Long, Cổ Loa, Chùa Một Cột, Vân Đồn, Bạch Đằng Giang. Nhưng điều gì tới cũng sẽ tới, sau ba năm vận hành, Thuận Thiên Kiếm đành phải chính thức ngừng hoạt động. Để lại một điều tiếc nuối lớn cho thị trường game online nước nhà. [spacer] 2. 7554: Được đặt tên theo ngày kỉ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954), thuộc thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất. 7554 là game offline và thuộc thể loại game có cấu hình đồ hoạ mạnh đầu tiên được phát triển và phát hành tại Việt Nam lúc bấy giờ. Game phát hàng vào tháng 12/2011. Người chơi phải hoá thân vào nhân vật là một người lính sẽ chiến đấu trong trận chiến. Game sử dụng các sự kiện và câu chuyện có thật trong lịch sử. Những trận đánh nổi tiếng gắn liền với nhiều nhân vật anh hùng. Tuy thành công về mặt thương hiệu, tạo dấu son chói lọi trong lịch sử phát triển game Việt, nhưng sau đó 7554 đã phải đón nhận thất bại nặng nề về mặt doanh thu khi văn hóa số đông người dùng đều chỉ muốn được chơi game miễn phí. Mặc dù là game offline, nhưng 7554 phần nào cũng giúp nền sản xuất game nước nhà có thêm bước đi mới. [spacer] 3. Sát thát truyền kỳ: Nỗi buồn của Thuận Thiên Kiếm chưa lâu, game thủ nước nhà lại có cơ hội và hi vọng tiếp tục được chơi một tựa game do nhà phát hành Việt Nam sản xuất. Tháng 04/2013, đúng ba năm sau khi ra đời ý tưởng về game Sát Thát Truyền Kỳ, công ty cổ phần trò chơi EMOBI đã chính thức công bố dự án game. Đây là một tin mừng tiếp theo dành cho thị trường game online nước nhà. Là một game chiến đấu 100% non-target, và sẽ đi theo một con đường riêng chứ không phải theo phong cách kiếm hiệp, tiên hiệp thường thấy ở các game ngoại. Nhưng cuối cùng, Sát Thát Truyền Kỳ một lần nữa, không đến được tay người chơi Việt. EMOBI đành phải tạm dừng dự án vì không đủ nguồn lực. [spacer] 4. Âu Lạc Online: Năm 2011 cũng là năm mà làng game online Việt Nam một lần nữa phải chao đảo vì game online Âu Lạc Online được công bố. Là một game thuần Việt tiếp theo. Với hình ảnh chính là các vị Vua Hùng. Tuy nhiên, một lại một lần nữa, người chơi vẫn mong chờ còn thông tin về game thì lại chưa thấy đâu. Có lẽ, phải rất lâu nữa, những game online MMORPG “made in Việt Nam” mới có thể xuất hiện. [spacer] 5. Toy Quest: Có lẽ, đây sẽ là game tiếp theo của người Việt sản xuất mà game thủ nước nhà đang trông mong. Toy Quest – một game offline tiếp theo do đội ngũ HikerGame thực hiện. Đây cũng chính là nhà sản xuất sản xuất tựa game 7554. Chúng ta có quyền trông mong vào một tựa game hấp dẫn sắp ra đời. (Tổng hợp)
Swing Copters 2 – tựa game mới của Nguyễn Hà Đông được đánh giá khó chơi hơn cả Flappy Bird lừng danh ngày nào Tháng 8/2014 đánh dấu lần xuất hiện cuối cùng của cha đẻ Flappy Bird trên thị trường thiết kế game điện thoại với việc ra mắt Swing Copters. Cái tên Nguyễn Hà Đông bất ngờ tái xuất trong cộng đồng thông qua phiên bản thứ 2 của tựa game này. Theo đánh giá của những người chơi, Swing Copters 2 thật sự hấp dẫn vì…khó chơi và gây ức chế, xứng đáng là một “Dark Soul của dòng game điện thoại”. Cũng vẫn phong cách hoạt hình 8-bit đơn giản, nhân vật do người chơi điều khiển sẽ bay theo chiều lên thẳng và cố gắng không bị búa tạ đập vào mình. Nội dung của game đơn giản nhưng thực tế khi chơi sẽ khiến nhiều người cười ra nước mắt vì phải nhấp vào màn hình liên tục. Các bạn ở CMA sau khi chơi thử Swing Copters 2 đều nhận xét game vô cùng khó. “Cứ như đang chơi Dark Soul trên điện thoại vậy!”. Nhưng cũng vì thế mà game lại hấp dẫn vì càng khó thì càng phải cố chơi để hơn điểm bạn bè mình. Cũng như hai game di động trước đây do Nguyễn Hà Đông làm, Swing Copters 2 cho hiển thị các banner quảng cáo ở góc trên và dưới màn hình. Những người chơi không muốn bị làm phiền có thể mua bản đầy đủ với giá 1,99 USD để không còn quảng cáo cũng như unlock tất cả nhân vật mới trong game. Hiện tại, Swing Copters 2 được phát hành miễn phí chính thức trên hai nền tảng là iOS và Android. Các bạn yêu thích có thể tải tựa game này trên IOS và ANDROID. Hoàng Phan
Tôi vẫn có nhớ như in đó là một ngày đẹp trời khoảng cuối năm 2005, tôi không thể ngừng được nụ cười mỉm có phần ngớ ngẩn trên môi mình khi tôi được dẫn lối đi vào tầng hầm tối thui tại trụ sở của studio Bethesda Softworks. Và khi được chỉ cho thấy cái góc nhỏ xíu, nơi mà tôi sẽ ngồi làm việc mỗi ngày, trái tim của gã nghiện máy tính này lại muốn sổ lồng vì sung sướng. Nơi ấy trông hệt như khu trò chơi bắn súng laser; trần nhà thật cao và sơn màu đen, các bức tường xám xịt, toát lên nét đặc trưng của tổng công ty Zenimax Red. Tôi và người hướng dẫn sải bước lần lượt qua bàn làm việc của các lập trình viên, phòng họp kiểu hội nghị bàn tròn, bàn làm việc của các nhà thiết kế đồ họa và các họa sĩ dựng hình thế giới cho game, mãi rồi chúng tôi cũng đến được dãy bàn cuối: Góc thiết kế nhân vật. Và ở đó, tại buồng làm việc hình hộp nằm tuốt trong cùng, có 1 mảnh giấy dán lên vách với cái tên Jonah Lobe. Tôi ngồi xuống, cảm thấy hơi choáng váng và sững sờ, trước khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên trong một sự nghiệp kéo dài 7 năm tại Bethesda. Nhưng đây lại không phải câu chuyện về sự nghiệp của tôi. Điều tôi muốn kể là câu chuyện của người đàn ông ngồi ở cái buồng ngay sau lưng tôi, tên anh ấy là Adam Adamowicz. Mặc dù anh ấy ngồi làm việc ở góc xa nhất, tối tăm nhất Bethesda Softworks, nhưng sức ảnh hưởng của Adam lại lan tỏa khắp cái studio này. Những điều mà Adam giáo huấn tôi và những người khác tại Bethesda – về tính sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp, luôn được chúng tôi thuộc nằm lòng suốt từ đó đến giờ. Ngày hôm nay tôi muốn chia sẻ với mọi người những kỷ niệm đáng nhớ về Adam, nhà phát triển và game thủ gạo cội có ảnh hưởng nhất nhì thế giới game trong nhiều năm (với quan điểm của riêng Jonah). Và ở thời điểm nay khi Fallout 4 sắp sửa ra mắt chính thức, đây sẽ là thời điểm thích hợp để chia sẻ những điều này. Adam Adamowicz là 1 nghệ sĩ chuyên về concept. Khi tôi bắt đầu làm việc, anh ấy là concept artist DUY NHẤT tại Bethesda, ngay ở thời điểm mà studio này đã tạo được ít nhiều tiếng tăm khắp nước Mỹ!! Góc làm việc của anh ấy chỉ bé tí tẹo, và nó còn có vẻ tí hon hơn nữa khi bạn biết được sự vĩ đại của người đàn ông đang làm việc ở đó. Các bức vách của anh ấy đính đầy tầng tầng lớp lớp các bản phác thảo và bản vẽ minh họa. Trong cái thánh đường của công nghệ đồ họa này, tôi không thể tưởng tượng nổi Adam làm tất cả mọi thứ 1 cách thủ công. Bạn có tin nổi anh ấy chỉ sử dụng bút chì, bút mực, bút lông, chì màu và sơn hay không?? Và điều khiến tôi không thể ngừng kinh ngạc là hiệu sức sáng tạo không giới hạn nằm trong 4 bức vách nhỏ bé này. Những ý tưởng của Adam, được vạch ra rất nhanh và táo bạo, gần như sổ ra ngoài các trang giấy. Anh ấy quả là một kho tàng di động về nguồn cảm hứng bất tận. Một mình anh ấy tạo ra con người, quái thú, phong cảnh, trang phục và vũ khí. Những tác phẩm này không chỉ tinh xảo, hoàn mỹ mà còn được đặt những cái tên khiến bạn phải ôm bụng cười lăn lộn như kiểu: “dép sandals ngày tận thế” hay “đống nôn mửa của hệ tiêu hóa nằm bên ngoài cơ thể khốn khổ” hoặc “’Cái này hả? Nó chỉ là cái nồi cơm điện cho phi hành gia thôi mà Jimmy!’” Adam Adamowicz rất khác lạ và đầy màu sắc. Bên ngoài, anh ấy là một gã cao lêu nghêu và rất ưa nhìn, khỏe mạnh, “đẹp giai 6 múi” với bờ vai rộng, đôi mắt xanh và mái tóc vàng nhạt. Anh ấy thường mặc những cái áo thun không cổ với quần jean, không có nhãn hiệu và cũng không theo một khuôn khổ thời trang nào cả. Mặc cho cái vẻ bụi bặm, cá tính và hấp dẫn đó, gã này “khùng” lắm đấy! (Dĩ nhiên là không phải kiểu bệnh nhân tâm thần!) tuy vậy ánh mắt của Adam toát lên cái nhìn châm biếm sắc sảo, và những lời anh ấy thốt ra thì không thể lường trước được, toàn là những suy nghĩ quái gở, nhưng hài hước và cực kỳ thông minh. “Cậu có lường trước được không? Con chuột trũi kia đang muốn đào một cái lỗ xuyên qua cậu và chơi trượt máng xối qua cái lỗ ấy đấy” hoặc theo kiểu “Hôm trước tôi gặp 1 gã trông như Boris Karloff với đôi mắt cua lồi ra khỏi hốc mắt ấy” “bệnh” đến thế là cùng! Năm 2006, trong lúc cả studio đang bận rộn hoàn thành bản mở rộng cho Oblivion sẽ ra mắt 2007 với tên gọi Shivering Isles. Adam đã tự mình bắt tay vào làm Fallout 3, thành quả của 1 MÌNH ANH ẤY là bộ concept art đẹp mê người và tiềm năng mở rộng khủng khiếp nhất tôi từng thấy. Bản thân tôi là họa sĩ thiết kế nhân vật. Công việc của tôi là biến hình mẫu 2D thành nhân vật 3D cho game. Chuyên môn của tôi là về các con quái vật. Nhờ có Adam mà tôi tạo ra được các quái thú lừng danh như Deathclaws, Feral Ghouls, Radscorpions, và Mirelurks với
Bobby Kotick – CEO Activision Blizzard lại thực hiện thêm 1 thương vụ lịch sử với Candy Crush Saga. Ảnh: Jeffrey Grubb/GamesBeat Một trong những nhà phát hành game lớn nhất thế giới giờ đây tiếp tục sở hữu bản quyền game ăn khách bậc nhất trên các hệ máy cầm tay. Call of Duty, World of Warcraft, and Candy Crush Saga — 3 tựa game hấp dẫn hàng đầu thế giới trên các hệ máy game, PC và thiết bị di động — giờ đây đều thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Activision Blizzard sau khi nhà phát hành này chấp nhận bỏ ra 5,9 tỷ USD để mua lại King Digital, nổi tiếng với các dòng game Candy Crush and Farm Hero. Được biết Activision Blizzard phải trả $18 cho mỗi cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá cổ phiếu chốt phiên của King Digital tính đến ngày 30 Tháng 10 vừa qua để hoàn toàn sở hữu thương hiệu nói trên. Thương vụ đắt đỏ này được xem là bước đi táo bạo của Activision Blizzard trong nỗ lực đa dạng hóa thị trường. Trước đó, “ông lớn” này đã thử nhúng tay vào thị trường game trên thiết bị cầm tay và các game miễn phí, tuy nhiên phải đến khi thương vụ tốn kém này được hoàn tất, người ta mới thấy được quyết tâm gây tiếng vang của Activision Blizzard ở phân khúc thị trường này. Thay vì cố gắng tạo nên một dòng game mới để cạnh tranh trong một thị trường mà bản thân chưa quá nổi trội, tại sao không mua luôn kẻ đang đứng đầu thị trường đó? [spacer] >>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học thiết kế game đỉnh cao [spacer] Hàng loạt các thương vụ bom tấn tương tự đã và đang nổ ra trong những năm gần đây khiến Activision Blizzard không thể đứng ngoài cuộc. Tháng 3/2014, Facebook đã chi 2 tỷ USD để mua Oculus VR – nhà phát hành kính thực tế ảo Oculus Rift đình đám. Tháng 8/2014, Amazon đã mua lại kênh steam game lớn nhất thế giới Twitch với giá 970 triệu USD. Chỉ 1 tháng sau đó Microsoft chi ra 2,5 tỷ USD để mua lại bản quyền tựa game hấp dẫn Minecraft và nhà phát hành Mojang. Activision Blizzard không lạ gì các thương vụ mua bán/sáp nhập các nhà phát hành game. Trong quá khứ từng có một thương vụ gây chấn động toàn cầu,đó là vào năm 2008 khi chính Activision đã sáp nhập với Blizzard để hình thành thương hiệu Activision Blizzard hiện nay. Ước tính thương vụ này lên đến con số 18,8 tỷ USD. “Tổng thu nhập và lợi nhuận thu cùng các lợi ích khác từ thương vu này sẽ củng cố thêm vị thế lá cờ đầu của ngành công nghiệp giải trí điện tử cho chúng tôi” CEO Activision Blizzard – Bobby Kotick phát biểu. Phi vụ bom tấn này thực sự làm đảo lộn trật tự cân bằng trong thế giới phát hành game. Trước khi diễn ra thương vụ, cả Activision Blizzard và King Digital đều có tên trong top 10 các nhà phát hành game có thu nhập lớn nhất thế giới, dựa trên số liệu của công ty chuyên thống kê Newzoo. Thống kê 10 doanh nghiệp phát hành game có thu nhập cao nhất thế giới . Ảnh: Newzoo Như Hoàng dịch Theo Jeff Grubb, Venturebeat.com
“Điều quan trọng nhất là bạn đừng để những lời chỉ trích đó ngăn cản đam mê làm game của mình” – Theo Gooseman, cha đẻ của game Counter Strikes. Từ đam mê vẽ tranh… Lê Minh (biệt danh Gooseman) là một nhà sản xuất trò chơi máy tính người Canada gốc Việt, đã sáng tạo nên Counter Strikes. Từ nhỏ, ông đã mang trong mình niềm đam mê vẽ truyện tranh và phim hoạt hình. Ông bắt đầu học vẽ những nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích như Batman, Wolverine… Ông từng chia sẻ: “Nếu không trở thành một nhà phát triển game có lẽ hiện giờ tôi đang là một họa sĩ vẽ tranh chuyên nghiệp. Công việc chính là vẽ các nhân vật cho các bộ phim hoạt hình hay truyện tranh.” Lê Minh (Gooseman), cha đẻ của game Counter Strikes (bìa trái) …Đến việc trở thành một nhà phát triển game nổi tiếng Chính niềm đam mê vẽ cũng như được tiếp xúc với nhiều loại game khác nhau là động lực thúc đẩy ông bước chân vào ngành công nghiệp game và mang lại những kỷ niệm đẹp với game cho người chơi. Ông xem việc này là niềm vinh dự cho bản thân nói riêng và những nhà phát triển game nói chung. Trong 20 năm làm Game, ông luôn cảm thấy hạnh phúc và thích thú khi thấy người khác chơi những trò chơi do chính mình làm ra. Đam mê và sáng tạo là yếu tố cốt lõi của nhà thiết kế game Thiết kế Game giống như âm nhạc, phim ảnh. Nó đòi hỏi sự sáng tạo cao. Ông tìm thấy những sáng tạo mới mẻ khi xem một bộ phim hay một cuốn sách thú vị. Đồng thời, ông cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phim ảnh và quy luật của các game khác. Chúng cung cấp những ý tưởng để ông có thể tạo ra một trò chơi hấp dẫn và sáng tạo. Đam mê rất quan trọng đối với những nhà thiết kế và phát triển game. Họ không làm ra các trò chơi vì mục đích kiếm tiền, mà đơn giản họ chỉ muốn chia sẻ những sáng tạo của mình với những người chơi khác. Đam mê là một trong những yếu tố cần thiết của người làm thiết kế và phát triển game Ông đưa ra một lời khuyên chân thành cho các bạn trẻ muốn bước chân vào ngành công nghiệp hấp dẫn này là “Làm, làm… và làm”. “Một điều quan trọng là bạn đừng để những lời chỉ trích ngăn cản đam mê làm game của mình, phải luôn giữ lập trường vững vàng” Ngoài ra, khi được hỏi về đặc điểm của một nhà phát triển game, ông đã đưa ra ba đặc điểm mà ông cho là cần thiết, đó là: Kiên nhẫn, động lực, trọng tâm. Như vậy, chỉ đam mê và sáng tạo không vẫn chưa đủ mà còn cần thêm một chút kiên nhẫn, tạo cho mình động lực và phải xoay quanh trọng tâm nếu muốn trở thành một nhà phát triển Game thực thụ. Ngành công nghiệp Game trên thế giới đang phát triển nhanh chóng So với 20 năm trước, ngành công nghiệp Game hiện nay đã và đang trở thành một ngành hot trong thị trường công nghiệp thế giới. Ngành công nghiệp Game đã trưởng thành và sở hữu những công cụ tiến bộ để có thể tạo ra trò chơi dễ dàng. Các phần mềm phổ biến như Unity Engine và Engine Unreal đang làm cho các nhà phát triển Game tiếp cận thuận tiện hơn với việc tạo ra các trò chơi. Việc sử dụng smart phone được dự báo sẽ tăng đáng kể trong 5 năm tới, với việc cung cấp smart phone dự kiến tăng 300% vào năm 2017, báo hiệu cho sự tăng trưởng nhanh chóng của smart phone. Theo khảo sát của Google, 25% dân số Việt Nam sử dụng smart phone. Trong số đó, hơn 30% người dùng sử dụng smart phone để chơi game và thống kê trên thế giới trong gần 200 triệu lượt tải ứng dụng năm vừa qua thì có 58% ứng dụng là trò chơi, 15% là ứng dụng phục vụ giải trí, 27% cho các mục tiêu khác. Đây là những dấu hiệu khả quan cho ngành thiết kế Game trên điện thoại di động. Ngành học thiết kế game cũng trở nên phổ biến hơn. Nó không chỉ thỏa mãn đam mê mà còn mang lại thu nhập “khủng” cho người làm nghề. Sự thành công Flappy Bird, do Nguyễn Hà Đông – nhà phát triển game người Việt tạo ra là bằng chứng rõ ràng cho những bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp game ở Việt Nam. Nguyễn Hà Đông, người tạo ra game Flappy Bird thu hút hàng chục triệu người chơi ở Việt Nam và thế giới trong thời gian gian qua. Thiết kế Game cần có môi trường đào tạo chuyên nghiệp Gooseman cho biết, đào tạo chuyên nghiệp là rất hữu ích, việc này giúp quá trình làm game trở nên dễ dàng. Nó không chỉ giúp mình làm ra một trò chơi nhanh hơn, mà còn cho phép mọi người cùng nhau làm việc chung để phát triển một game. Các trung tâm đào tạo Game sẽ cung cấp các công cụ thiết yếu và kiến thức thực tế để giúp cho học viên có thể nhanh chóng hòa nhập vào ngành công nghiệp game. Không chỉ vậy, trung tâm đào tạo game còn tạo điều kiện để các nhà phát triển Game và học viên được giao lưu với nhau. Điều này rất quan trọng vì qua đó sẽ hình thành các liên kết để những người làm Game có chung một tầm nhìn. Từ những mối liên kết này, học viên và các công ty
Comic Media Academy – Viện Truyên tranh và Hoạt hình Việt Nam ra đời với sứ mệnh nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát triển nền công nghiệp truyện tranh, phim hoạt hình và giải trí thuật số Việt Nam. Tập hợp trí tuệ của các chuyên gia hàng đầu về Truyện Tranh – hoạt hình 3D, hoạt hình 2D, hoạt hình tĩnh vật đất sét – Giải trí kỹ thuật số trong và ngoài nước, Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam đã xây dựng nên một phương cách đào tạo đặc biệt, đi sát với thực tiễn và phát huy tối đa tiềm lực sáng tạo của học viên. Tiên phong đưa bộ môn Sáng tác vào giảng dạy Viện TT & PHHVN là nơi đầu tiên đưa bộ môn Sáng tác vào giảng dạy, tập trung phát triển tư duy sáng tạo của học viên tại Việt Nam. Từng nét vẽ phải đi ra từ cốt truyện và sự cảm thụ tâm lý nhân vật. Trong mỗi tình huống, bạn phải luôn đặt ra câu hỏi: Nếu là người này tôi sẽ hành động như thế nào?, Ăn mặc ra sao?, Cử chỉ thế nào?,…Sau đó, bạn mới bắt tay vào việc vẽ. Thần Đồng Đất Việt Hoàng Sa- Trường Sa Đó mới chính là nét vẽ từ trái tim, chân thực và thuyết phục độc giả nhất. Để làm được điều này, người làm truyện tranh và phim hoạt hình phải được đào tạo một kiến thức nền tảng đúng đắn và vững chắc, từ đó phát triển sự sáng tạo từ nội dung cho đến hình thức thể hiện. Đưa thực tiễn vào giảng dạy Giáo trình tại Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam được biên soạn riêng, đúc kết từ các tài liệu nghiên cứu của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,.. và từ kinh nghiệm sản xuất truyện tranh thực tế của công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam – Phan Thị – nổi tiếng với các bộ truyên tranh như Thần Đồng Đất Việt, Truyện Tranh Danh Tác, Học Sinh Chân Kinh,…. Giáo trình học tại CMA Chương trình giảng dạy độc đáo với các bộ môn chuyên sâu từ cách tạo hình cho đến xoáy sâu phân tích tâm lý nhân vật. Đặc biệt là bộ môn Tiếng Nhật và Tiếng Anh chuyên ngành, giúp học viên có thể tự tin giao lưu quốc tế, chủ động học hỏi từ tài liệu nước ngoài. Đổi mới phương pháp tiếp cận kiến thức cho học viên Phương pháp giảng dạy “trực quan sinh động” bằng các dụng cụ, mô hình đặc biệt giúp cho học viên nắm bắt bài học một cách chắc chắn và nhanh chóng. Bên cạnh đó, Viện còn là đơn vị tiên phong đầu tư hệ thống bảng vẽ Wacom Cintiq cho việc thực hành, nhằm giúp học viên làm quen và không bỡ ngỡ với công nghệ sản xuất truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay. “Người mẫu nhựa” và “Người mẫu gỗ” – các khớp tay chân xoay chuyển linh hoạt, mô phỏng tư thế trong chuyển động của cơ thể người, giúp học viên định hình được tư thế của nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình và game dễ dàng hơn. Học viện được thực hành trên bảng vẽ Wacom Cintiq – công cụ hỗ trợ đắc lực cho các họa sĩ truyện tranh, hoạt hình và thiết kế game chuyên nghiệp trên thế giới. Song song đó, người học sẽ được tiếp cận môi trường làm việc thực tế, thông qua chương trình thực tập tại các công ty sản xuất truyện tranh, phim hoạt hình và game hàng đầu trong nước như: công ty Phan Thị, Công ty Arena Việt Nam, Công ty Gia công Phim hoạt hình Armada TMT,…. Tạo động lực, điều kiện tối đa cho học viên học tập và rèn luyện Viện Truyện tranh và phim Hoạt hình Việt Nam ưu tiên tập trung vào chất lượng đào tạo, tạo động lực cũng như điều kiện tối đa cho học viên học tập và rèn luyện. Trong thời gian học tại trường, học viên có tác phẩm đạt chất lượng sẽ được viện hỗ trợ xuất bản. Sau khóa học, ngoài giới thiệu việc làm cho học viên, Viện còn tạo cơ hội cho các bạn được du học tại các trường danh tiếng trên thế giới có chuyên ngành học vẽ truyện tranh, phim hoat hình và thiết kế game như: trường Cao Đằng Yokohama, trường Đai học Kyoto Seika,… Trường đại học Kyoto Seika Với một môi trường đào tạo bài bản, đi sát với thực tiễn nghề nghiệp trong nước và thế giới, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng rồi đây, ngành truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game Việt Nam sẽ có một đội ngũ nhân lực vững vàng trong kiến thức, mạnh dạn trong tư duy để tạo ra những sản phẩm có chất lượng vượt trội từ nội dung cốt lõi đến hình thức thể hiện. Comic Media Academy Viện Truyện tranh và Hoạt hình
Khi nhu cầu học vẽ truyện tranh, manga, làm phim hoạt hình, thiết kế game ngày càng tăng cao nhưng chưa có nhiều trung tâm dạy học chất lượng, thì chắc chắn bạn sẽ phân vân khi lựa chọn cho mình một môi trường học đáp ứng đủ mọi yêu cầu. Vậy đâu sẽ là môi trường học thích hợp cho bạn? Có rất nhiều lý do để bạn chọn học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình thay vì những nơi khác: 1. Bằng cấp chính quy – có giá trị toàn quốc Khác với những trường dạy vẽ truyện tranh hiện có ở Việt Nam, bằng cấp của các bạn khi theo học tại Viện sẽ có giá trị toàn quốc. Bằng do Viện Truyện tranh và Hoạt hình liên kết cùng Đại học Tôn Đức Thắng cấp. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bằng cấp này để làm việc và du học. 2. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm Viện Truyện tranh và Hoạt hình tự hào với đội ngũ giảng viên giỏi, đẳng cấp đang trực tiếp giảng dạy các chuyên ngành về mỹ thuật, đồ họa, truyện tranh, kịch bản,… tại các trường Đại học trong và ngoài nước. Họ là những họa sĩ truyện tranh, nhà biên kịch, đạo diễn… với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. 3. Cơ sở vật chất hiện đại Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, áp dụng mô hình phòng học tương tác trực tiếp trên bảng vẽ Wacom Cintiq để tạo sự hứng khởi và phát huy được tính sáng tạo của thầy và trò. Vào thời điểm hiện tại, Viện Truyện tranh và Hoạt hình là đơn vị tiên phong và duy nhất tại Việt Nam áp dụng mô hình phòng học đang được thế giới ứng dụng. 4. Giáo trình tiêu chuẩn hàng đầu Viện thường xuyên cập nhật giáo trình học vẽ mới nhất từ các đối tác giảng dạy tại Mỹ và Nhật Bản – 2 quốc gia có nền công nghiệp truyện tranh mạnh nhất thế giới. Bên cạnh đó, Viện còn hợp tác với công ty truyện tranh hàng đầu Việt Nam là Phan Thị để học viên học tập kiến thức, quy trình và kinh nghiệm sản xuất truyện tranh hơn 10 năm tại Việt Nam. 5. Mức đầu tư phù hợp Viện Truyện tranh và Hoạt hình không xem chi phí học viên bỏ ra là học phí mà đó là chi phí đầu tư nghề nghiệp tương lai của học viên. Chi phí đầu tư này không cao và hoàn toàn hợp lý để học viên tạo dựng sự nghiệp ngay trên giảng đường của Viện. Để chi phí đầu tư nghề nghiệp này được sử dụng tốt nhất có thể, Viện thường xuyên tổ chức tư vấn và kiểm tra năng lực đầu vào để định hướng nghề nghiệp trước khi chọn học tại Viện. 6. Lớp học đa dạng Viện Truyện tranh và Hoạt hình có rất nhiều ngành đào tạo khác nhau cho bạn lựa chọn. Ngoài học vẽ truyện tranh, bạn có thể chọn học làm hoạt hình 3D, 2D; hoạt hình tĩnh vật – đất sét; thiết kế game. Ngoài ra, thời gian học ở Viện rất linh động và thường xuyên mở lớp mới để bạn sắp xếp thời gian để học. 7. Chất lượng là tiêu chí đánh giá Tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, chúng tôi tin rằng cách tốt nhất để học vẽ truyện tranh, học làm phim hoạt hình, học thiết kế game là phải thuần thục kỹ năng vẽ. Điều đó có nghĩa, không chỉ lên lớp nghe giảng, nhìn giảng viên thao tác mà chính mỗi học viên sẽ được trực tiếp thực hành ngay tại buổi học và được giảng viên trực tiếp chỉ dẫn. Số lượng học viên trong lớp từ 20 – 25 bạn để đảm bảo sự tiếp thu của học viên một cách tốt nhất. 8. Phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau Cho dù bạn là ai, học sinh, sinh viên, người trong nghề hay một họa sĩ, một biên kịch đang muốn hoàn chỉnh hoặc bổ sung thêm kiến thức cho ngành nghề bạn yêu thích, bạn hoàn toàn có thể tìm đến Viện Truyện tranh và Hoạt hình. Chúng tôi có nhiều sự lựa chọn phù hợp để cùng bạn bước đến tương lai. Các khóa học dài hạn và ngắn hạn tại Viện gồm: [spacer] [dropcap]1.[/dropcap] Khóa học vẽ truyện tranh chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp hoặc Kỹ thuật viên Thời lượng: 2,5 năm, 8 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016 [dropcap]2.[/dropcap] Khóa học làm phim hoạt hình chuyên nghiệp Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Chuyên ngành: Hoạt hình 2D, hoạt hình 3D, hoạt hình tĩnh vật Thời lượng: 3 năm, 10 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016 [spacer] [dropcap]3.[/dropcap] Khóa học chuyên viên thiết kế game đỉnh cao Hình thức: Đào tạo tập trung, chính quy Hệ đào tạo: Kỹ thuật viên Thời lượng: 2 năm, 6 học kỳ Thời gian học: 5 ngày/tuần, 2 buổi/ngày Ngày khai giảng gần nhất: 05/09/2016 [spacer] [dropcap]4.[/dropcap] Khóa học vẽ truyện tranh ngắn hạn Hình thức: Học ngắn hạn, cấp tốc. Tập trung rèn luyện kỹ năng vẽ tay & sáng tạo kịch bản. Thời lượng: 9 tháng / khóa Thời gian học: 3 buổi/tuần (Sáng – Chiều hoặc Tối) Ngày khai giảng gần nhất: 01/08/2016 [dropcap]5.[/dropcap] Lớp học vẽ Manga/Comics căn bản Hình thức: Học ngắn hạn. Nuôi dưỡng và phát triển năng khiếu Thời lượng: 3 tháng / khóa Thời gian học: 2 buổi/tuần (Sáng hoặc Chiều Thứ 7 – Chủ nhật) Phù hợp với học viên từ 9 – 14 tuổi. Ngày khai
Đối với ngành truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game, người học có ba mối quan tâm lớn nhất đó là cơ hội việc làm, chất lượng đào tạo và học phí. Cơ hội việc làm – đất rộng người thưa Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam có dân số hơn 90 triệu – đứng thứ ba tại Đông Nam Á, “Cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh-thiếu niên 10-24 tuổi chiếm gần 40% dân số, cao nhất từ trước đến nay. Nhu cầu đọc truyện tranh, xem phim hoạt hình và giải trí kỹ thuật số ở nhóm tuổi này không phải là con số nhỏ. Tuy nhiên, phát triển ngành truyện tranh ở Việt Nam là rất khó, vì chi phí đầu tư cao nhưng giá bán lại thấp và số lượng in ít, chỉ 5.000 – 6.000 bản cho một kỳ in. Số đầu truyện không nhiều, lượng phim hoạt hình, hoạt hình 3D lại càng hiếm. Một mặt, do sự cạnh tranh của các sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài, nhưng cốt lõi là do chúng ta khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng. Nguồn nhân lực trong nước không đủ để đáp ứng cả hai mặt là vẽ truyện tranh và nhất là khâu tư duy sáng tác kịch bản vì chưa được chú trọng đào tạo bài bản. Nếu nguồn nhân lực làm truyện tranh – phim hoạt hình và thiết kế game tại Việt Nam được đầu tư đào tạo đúng cách thì thị trường trong nước sẽ là của người Việt. Vì chỉ có người Việt Nam mới hiểu sâu sắc nhất văn hóa, tinh thần người Việt để cho ra những tác phẩm gần gũi và dễ dàng thành công nhất. Tiếp sau, việc nhượng quyền nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình và Game sẽ mang lại nguồn thu không nhỏ về lâu dài cho tác giả, như cách mà Disney đã làm và thành công suốt nhiều thập kỉ qua. Chương trình đào tạo tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) Các ngành học Truyện tranh – Phim hoạt hình và Thiết kế game có tính đặc thù riêng, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng sáng tạo, tư duy logic của con người và công nghệ hiện đại. Điều kiện cần là ý tưởng nhưng phải tư duy đúng hướng và làm đúng cách mới tạo ra được tác phẩm có giá trị. Viện Truyện tranh và Hoạt hình ra đời chính vì lẽ đó. Viện hoạch định con đường đúng đắn nhất để học viên phát triển sức sáng tạo mà không vướng phải bất cứ trở ngại nào, cả về kiến thức, kỹ năng và công nghệ – đó chính là định hướng cho chất lượng đào tạo tại CMA. CMA có ưu thế là tập trung vào đào tạo kỹ năng làm nghề. Chương trình học bài bản, toàn diện, bao trùm hầu hết các nhóm nghề thiết kế phục vụ mục đích thương mại, truyền thông và giải trí kỹ thuật số, đặc biệt nhấn mạnh vào Truyện tranh, hoạt hình 3D, 2D, tĩnh vật đất sét và Thiết kế game. Môi trường học kết nối thường xuyên với thị trường việc làm thông qua bộ phận Hỗ trợ việc làm và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà tuyển dụng. Học viên sẽ được cọ xát thực tế, làm việc ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường nhờ vào chính sách hỗ trợ xuất bản, phát triển sản phẩm và mua lại các tác phẩm đạt chất lượng trong suốt quá trình học và thực tập của CMA. Để làm ra sản phẩm chất lượng, học viên sẽ được đào tạo bài bản bởi các giảng viên là các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành từ kỹ năng vẽ, tư duy mỹ thuật, đặc biệt là tư duy logic, sáng tác kịch bản – đây là bộ môn chưa nơi nào đào tạo chuyên sâu tại Việt Nam. Đồng thời, học viên còn được thực hành thường xuyên trên các thiết bị công nghệ đồ họa hiện đại nhất mà CMA là đơn vị tiên phong đầu tư phục vụ giảng dạy, học tập tại Việt Nam: bảng vẽ Wacom Cintiq. Vì đặc thù của ngành vẽ truyện tranh, Phim hoạt hình và Thiết kế game là làm theo ê-kip, quy trình chuyên môn hóa mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng với thời gian nhanh nhất. Sinh viên được hướng dẫn làm việc theo nhóm, phân chia công việc, hướng dẫn tự nghiên cứu, tự quản lý thời gian làm việc, kết hợp với cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập trong nhà trường được cập nhật liên tục. CMA đảm bảo cho học viên có đủ cả kiến thức, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, CMA còn tạo điều kiện cho học viên được giao lưu quốc tế dưới nhiều hình thức. Đặc biệt là cơ hội du học tại các trường Đại học, cao đẳng cùng chuyên ngành ở Nhật, Mỹ, Thái Lan,… Để đảm bảo chất lượng phải đầu tư đúng và đủ Ngành vẽ truyện tranh, phim hoạt hình và thiết kế game tại Việt Nam thực sự là mảnh đất rất màu mỡ, các bạn trẻ có đam mê và được đào tạo bài bản hoàn toàn có thể làm giàu bằng chính tài năng của mình. Để làm được điều này, chúng ta không những phải đầu tư đúng mà còn phải đủ. Tuy nhiên, việc cân bằng giữa chi phí đào tạo và chất lượng đào tạo thực sự rất gian nan. CMA đã cố gắng tạo ra sự cân bằng tốt nhất có thể để tài năng Việt có cơ hội được học tập rèn