Bên cạnh những giải thưởng lớn như Phim hay nhất, Nam/Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, Phim hoạt hình hay nhất,… Lễ trao giải Oscar thường niên còn dành một giải thưởng để tôn vinh sự đóng góp cũng như cố gắng của đội ngũ làm phim hoạt hình ngắn, giải thưởng Phim hoạt hình ngắn hay nhất.
Nguồn: cganimationblog.com
Top 5 đề cử luôn là những cái tên xuất sắc nhất đại diện cho hàng loạt phim hoạt hình ngắn được ra mắt công chúng trong năm. Bear Story với nội dung ám ảnh về những ký ức buồn miên man và sự cô đơn của nhân vật chú gấu, kết hợp với phong cách steampunk cũ kỹ đã được vinh danh ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc trong Oscar 2016. Song, các đối thủ của Bear Story cũng không hề kém cạnh với nội dung và kỹ thuật hình ảnh hấp dẫn. Cùng xem qua các bộ phim ngắn đã bỏ lỡ giải thưởng danh giá dành cho hạng mục phim hoạt hình ngắn nhé.
1. We Can’t Live Without Cozmos
Nguồn: winterfilmawards.wordpress.com.
Bộ phim hoạt hình ngắn của Nga được phát hành 21/08/2014 do đạo diễn Konstantin Bronzit và nhà sản xuất Aleksandr Boyarskiy thực hiện tại Melnitsa Animation Studio. Bộ phim nói về hai phi hành gia cũng là hai người bạn với nhau. Họ đều cố gắng hết sức trong những ngày tháng đào tạo vất vả để thực hiện ước mơ cháy bỏng của mình. Cuối cùng giấc mơ của họ đã thành hiện thực. Nhưng câu chuyện đằng sau đó sẽ khiến người xem không cầm được nước mắt.
Dưới đây là một vài hình ảnh Konstantin Bronzit đang thực hiện vẽ tranh từng khung hình cho bộ phim. Chúng ta có thể thấy rõ cái tâm ông dành cho We Can’t Live Without Cozmos này.
Nguồn: tvc.ru.
Dưới đây là một đoạn clip phỏng vấn Konstantin Bronzit, bạn có thể học làm phim hoạt hình từ quá trình ông cùng ekip chuẩn bị và hoàn thiện bộ phim We Can’t Live Without Cozmos và một vài phim khác.
Bộ phim dài 16 phút sẽ giúp chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữ người với người, từng bài nhạc sâu lắng phù hợp từng phân cảnh làm mỗi người xem không khỏi thổn thức với cái kết của phim. Quả đúng là một ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Oscar năm 2016.
2. Prologue
Nguồn: imdb.com0.
Prologue – một bộ phim hoạt hình ngắn đến từ nước Anh do đạo diễn Richard Williams cùng nhà sản xuất Imogen Sutton thực hiện và phát hành vào 17/10/2015 tại Anh và 23/02/2016 tại Mỹ. Bên cạnh đề cử Oscar 2016, bộ phim còn được đề cử cho giải BAFTA ở hạng mục Phim hoạt hình ngắn hay nhất. Được biết ý tưởng Prologue được Richard nung nấu khi 15 tuổi.
Bộ phim ngắn 6 phút này kể về trận chiến tàn bạo giữa Athenian và Spartan cách đây 2400 năm trước. Act Break của bộ phim chính là cảnh cô bé chứng kiến và vội vã bỏ chạy đến người bà của mình khóc nức nở. Cuối cùng đoạn phim lắng đọng được kéo dài bằng hình ảnh người bà ngậm ngùi với giọt nước mắt cay đắng rơi xuống – đây được gọi là Beat.
Cold Open của phim ấn tượng bằng việc giới thiệu tên bộ phim được viết bằng bút chì màu và tranh vẽ tỉ mỉ. Từng phân cảnh trong phim được vẽ hoàn toàn bằng tay chau truốt, có thể thấy Prologue được đầu tư kỹ càng.
Từng khung tranh được vẽ tỉ mỉ, rõ ràng từng đường vân và bộc lộ lên thần thái nhân vật.
Nguồn: catsuka.com.
Dưới đây là đoạn clip phỏng vấn của ông về bộ phim Prologue, chúng ta sẽ hiểu được cảm nghĩ của Richard Williams khi thực hiện bộ phim này.
Prologue tuy mang xu hướng bạo lực nhưng bộ phim sẽ khiến bất cứ ai khi xem đều phải ngả mũ kính phục trước tài hoa của Richard Williams qua việc ông thổi từng cái hồn của nhân vật bằng nét vẽ của mình.
3. Sanjay’s Super Team
Nguồn: disneynerd.files.wordpress.com
Một đại diện đến từ nhà Pixar, Sanjay’s Super Team từng là ứng cử viên nặng ký, cạnh tranh cùng Bear Story tại Oscar 2016. Bộ phim do Nicole Paradis Grindle và Sanjay Patel và được phát hành vào 15/06/2015 tại Annecy International Animated Film Festival và ra mắt chính thức vào 25/11/2015.
Sanjay’s Super Team có thời gian dài 7 phút kể về Sanjay – một cậu bé người Ấn Độ rất mê xem phim hoạt hình siêu nhân. Tuy nhiên khi phim đang đến đoạn cao trào thì bố Sanjay nhắc cậu đã đến lúc cầu nguyện, cậu bé không chấp nhận nên xảy ra cuộc tranh chấp nhỏ giữa hai người. Cuối cùng Sanjay thua cuộc và đành kéo theo một siêu anh hùng mô hình đến ngồi bên bố mình. Cậu bé nhanh chóng chìm vào giấc mơ và lúc này phim chuyển sang B-story chứa Act Break phân cảnh cậu bé Sanjay chống lại quái vật cùng các vị anh hùng phiên bản Hindu cực ấn tượng. Bộ phim được lấy cảm hứng từ ký ức tuổi thơ của đạo diễn Sanjay Patel – anh được xem Good In A Room của bộ phim.
Dưới đây là một vài hình ảnh được trích ra trong cuốn sách THE ART OF PIXAR SANJAY’S SUPER TEAM – Derivative Content được nhà làm phim bán ra nhằm quảng bá bộ phim này.
Nguồn: gheehappy.com
Dưới đây là đoạn clip Sanjay’s Super Team (2015) Featurette – The Making Of có đoạn phỏng vấn của Sanjay Patel nói về ý tưởng và quá trình thực hiện bộ phim Sanjay’s Super Team.
Một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng từng hình ảnh kết hợp với 3D độc đáo, hiện đại, màu sắc rực rỡ sẽ mang đến cho bạn những kỷ niệm ấu thơ ngọt ngào mà nhiều người trong chúng ta khi còn nhỏ đều trải qua.
4. World of Tomorrow
Nguồn: imdb.com
Cuối cùng là bộ phim World of Tomorrow được thực hiện bởi đạo diễn, biên kịch Don Hertzfeldt, sản xuất bởi Bitter Film Production và phát hành tại Mỹ vào 31 tháng 3 năm 2015.
World of Tomorrow dài 17 phút có nội dung về một cô bé du hành vào tương lai xa xôi và gặp một cô gái bí ẩn. Tại đây, cô bé được cô gái ấy dẫn tới những nơi kỳ lạ và huyền ảo trong tương lai được gọi là Outernet. Trong bộ phim cảnh cuối có đoạn Beat của cô bé Emily khi đứng giữa cánh đồng với tuyết lất phất rơi xuống – đoạn phim này được kéo dài nhằm tăng độ xúc động cho khán giả xem phim.
Một bộ phim sâu lắng, khiến người xem trầm cảm và rớt nước mắt với phân cảnh cao trào – Act Break của bộ phim khi cô gái đến từ tương lai cố gắng trút từng hơi thở để nhắn nhủ Emily trước khi cô biến mất.
“Đừng đánh mất thời gian với những chuyện hằng ngày. Đừng để ý những chi tiết nhỏ. Hãy để những điều đó biến mất đi và trôi dạt khoảng thời gian vô tận. Hãy sống thật tốt và cởi mở tấm lòng. Bạn vẫn và đang sống ở HIỆN TẠI – Điều này là sự ghen tỵ của những người đã chết.”
Một vài hình ảnh trong phim World of Tomorrow:
Nguồn: observationdeck.kinja.com
Dưới đây là clip phỏng vấn của Don Hertzfeldt nói về bộ phim World of Tomorrow của ông.
Tuy nét vẽ hình que rất đơn giản và màu sắc theo lối xưa, không dùng những kỹ thuật 3D như nhiều hoạt hình ngày nay nhưng nội dung bộ phim sẽ làm bạn không hối hận sau khi đồng hành cùng Emily qua 17 phút của World of Tomorrow.
Phạm Hoàng Ngọc dịch & tổng hợp
>>> Có thể bạn muốn xem: Top 20 phim hoạt hình ngắn bạn không nên bỏ lỡ