Truyện tranh có thu hút độc giả hay không là phụ thuộc vào cách bạn trình bày bố cục trang truyện. Tác phẩm sẽ đứng trước nguy cơ bị độc giả quay lưng nếu bạn không trình bày hợp lý bố cục trang truyện. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trình bày bố cục trang truyện sao cho lôgic và lôi cuốn độc giả nhất, khiến họ muốn đọc mãi không thôi.
Bố cục dạng lưới
Vào thời kỳ hoàng kim của truyện tranh, trang truyện được phân khung theo bố cục dạng lưới (grid), có khoảng trắng chen giữa các khung, phù hợp với hướng đọc từ trái sang phải. Dưới đây là ví dụ minh họa một trang truyện tranh của Jack Kerby, được trình bày theo bố cục 9 khung, miêu tả cảnh chiến đấu của Captain America. Mũi tên màu đỏ biểu thị hướng đọc của độc giả.
Những họa sĩ yêu thích sự đột phá trong thời kỳ này bắt đầu cho ra đời nhiều bố cục khác với dạng lưới truyền thống do chịu ảnh hưởng của truyện tranh Châu Âu và Nhật Bản. Những bố cục mang tính đột phá tuy ấn tượng, đẹp mắt, nhưng có thể dẫn đến thảm họa nếu không được trình bày hợp lý. Bố cục dạng lưới được xem là bố cục cơ bản, hợp lý nhất để duy trì mạch truyện, điều tiết nhịp độ câu chuyện, tạo hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn.
Truyện tranh thường được trình bày theo bố cục 6 khung và 9 khung. Bố cục 9 khung được áp dụng nhiều nhất khi câu chuyện chứa đựng nhiều thông tin cần truyền tải đến độc giả. Ví dụ, series truyện tranh The Watchmen sử dụng bố cục 9 khung để truyền tải nội dung câu chuyện. Ở ví dụ dưới đây, bạn thấy hai cảnh diễn ra cùng một lúc trong 9 khung truyện để tạo hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn.
Còn đây là ví dụ về bố cục 6 khung trong truyện tranh kinh điển. Nó bảo đảm đủ chỗ cho cảnh hành động (action) và lời thoại. Đây là bố cục truyền thống trong truyện tranh Bắc Mỹ, vẫn thông dụng đến tận ngày nay.
Trang truyện tranh dưới đây được trình bày khác với truyền thống đi từ trái sang phải, mang đậm phong cách truyện tranh Nhật Bản (manga). Bố cục khung chéo góp phần làm cho cảnh hành động trở nên sống động, lôi cuốn hơn trong mắt người đọc.
Bố cục khung dài khiến độc giả có cảm giác như đang xem phim dưới dạng truyện tranh trên màn ảnh rộng. Độ dài của khung truyện giúp tạo ảo giác về thời gian.
Truyện tranh trên báo/mạng thường được trình bày theo bố cục comic strip truyền thống – bố cục 3 khung. Bố cục comic strip cũng có biến thể 4 – 5 khung.
Trình bày xong bố cục trang truyện, bạn bắt tay vào vẽ nhân vật, background, khung thoại sao cho hợp lý, bắt mắt nhất.
Tiêu điểm
Sau bước phân khung, giờ là lúc bạn xác định vị trí đặt tiêu điểm (focal point) trong từng khung truyện. Thông thường, bạn cần đặt tiêu điểm tại vị trí hợp lý nhằm tránh gây nhầm lẫn khung này với khung kia. Ví dụ, với khung ngang, bạn nên đặt tiêu điểm tại một trong ba vị trí sau: điểm giữa khung, bên trái điểm giữa, hoặc bên phải điểm giữa.
Còn với khung dọc, bạn nên đặt tiêu điểm tại điểm giữa khung, phía trên hoặc phía dưới điểm giữa. Khung hình vuông thường khó đặt tiêu điểm nhất. Ngày nay, bạn có chọn lựa đặt tiêu điểm tại điểm giữa, cũng như bên phải, bên trái, phía trên, và phía dưới nó. Vì vậy, hãy lựa chọn một cách khôn ngoan. Nếu đặt tiêu điểm trong khung hình vuông, bạn cần bảo đảm nó dẫn dắt độc giả qua khung truyện tiếp theo.
Ví dụ dưới đây được lấy từ truyện tranh Super Monkey, minh họa vị trí đặt tiêu điểm trong từng khung truyện.
Tiêu điểm được sử dụng trong truyện tranh để giúp duy trì hướng đọc từ trái sang phải và mạch truyện.
Những việc không nên làm khi đặt tiêu điểm trong khung truyện
-Không đặt tiêu điểm chen chúc nhau trong khung truyện.
-Không đặt tiêu điểm ngoài lề khung hoặc trong khung không dính dáng tới mạch truyện. Tiêu điểm trong khung phải có tác dụng dẫn dắt độc giả qua khung truyện tiếp theo; nếu không, nó có thể dẫn đến rắc rối lớn.
Bố cục bất hợp lý sẽ làm đảo lộn hướng đọc tự nhiên từ trái sang phải và gây nhầm lẫn cho độc giả. Một khi bị mất phương hướng, độc giả sẽ không còn hứng thú với câu chuyện, bất kể câu chuyện hay đến đâu đi nữa. Hơn nữa, bố cục bất hợp lý còn khiến mọi công sức sáng tác câu chuyện tan thành mây khói. Nếu không muốn rơi vào thảm cảnh trên, bạn hãy tạo riêng từng khung truyện, rồi cho chúng tương tác với nhau để tạo thành trang truyện.
Hướng nhìn
Hướng nhìn (line of sight) là kỹ thuật đánh vào tiềm thức độc giả để buộc họ nhìn theo hướng nhất định. Ví dụ:
Ánh mắt, vị trí, và chuyển động của nhân vật, hình ảnh background, và vị trí khung thoại được sử dụng để “điều khiển” hướng nhìn của độc giả trên trang truyện.
Độc giả đảo mắt xem khắp lượt, nhưng vẫn trong phạm vi trang truyện. Bố cục khung dài buộc độc giả đi từ trái sang phải theo chiều ngang, còn những hình vẽ thu hút độc giả cho đến khung truyện cuối cùng – hình Batman nhìn chằm chằm vào độc giả.
Bạn sẽ không gặp khó khăn gì trong việc thu hút độc giả vào câu chuyện nếu áp dụng kỹ thuật trên để trình bày bố cục trang truyện, và bảo đảm bố cục trong từng khung sẽ dẫn dắt độc giả qua khung truyện tiếp theo.
*Nguồn: webcomicalliance
*Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy