Hoạt hình Pixar: Điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại (*)

Hoạt hình Pixar: Điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại (*)

28/06/2018

(*) Phương châm của Pixar:” GOING FROM SUCK TO NONSUCK” –  tạm dịch: điều tuyệt vời bắt đầu từ những thất bại.

Trong một thế giới bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo và sợ hãi trước những sai lầm, có lẽ, sẽ là mỉa mai khi mặc dù sở hữu 11 bộ phim bom tấn, đồng sáng lập hoạt hình Pixar, Chủ tịch Ed Catmull mô tả quá trình sáng tạo tại Pixar là “bắt đầu từ những điều tệ hại và kết thúc bằng những điều tuyệt vời”.


Ed Catmull và các đạo diễn làm việc tại hoạt hình Pixar điều cùng quan điểm rằng nhận ra rồi sửa chữa lỗi sai luôn tốt hơn ngăn chăn việc phạm lỗi. Adrew Stanton, đạo diễn của phim hoạt hình chuyên nghiệp Finding Nemo và WALL-E chia sẻ: “Về cơ bản, có thể giải thích là chúng ta luôn có những sai sót, chúng ta hãy thừa nhận chúng và đừng sợ hãi”. Đây là cách làm việc mà mọi người nên thường xuyên áp dụng.

Đồng sáng lập Pixar Edcatmull

Đồng sáng lập Pixar- Edcatmull


Thông thường Pixar không bắt đầu một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp mới từ kịch bản. Ý tưởng bộ phim được khởi nguồn từ storyboard và họ phải trải qua quá trình xử lý hàng ngàn những vấn đề để đưa bộ phim hoạt hình từ con số “ 0” đến tuyệt vời. Đối với những họa sĩ kể chuyện làm việc tại hoạt hình Pixar, storyboard chính là “phiên bản truyện tranh vẽ bằng tay” của một bộ phim hoạt hình chuyên nghiệp, là bản thiết kế cho nhân vật – hành động. Storyboard là những tờ giấy trắng có kích thước 3×8 inch (7.5 x 20 cm) mà trên đó, các nhà hoạ sĩ truyện của hoạt hình Pixar phác thảo ý tưởng. Như Joe Ranft, một trong những hoạ sĩ truyện hàng đầu tại Pixar, đã chia sẻ: “Đôi khi, lần thử đầu tiên đã đạt được hiệu quả mong muốn, trong khi những lần khác đòi hỏi hàng chục lần thử nghiệm hoặc nhiều hơn.”

Phải kiên trì!

Pixar đã sử dụng 27.565 storyboard cho A Bug’s Life, 43.536 cho Finding Nemo, 69.562 cho Ratatouille và con số 98.173 thuộc về WALL-E.

Storyboard Nguyễn Gia Lộc

Một phần trong đồ án storyboard của học viên Nguyễn Gia Lộc- Comic Media Academy


Với quá trình phê bình khắc khe này sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho bộ phim hoạt hình. Nó tựa một vòng tuần hoàn, cứ tiếp diễn, tiếp diễn cho đến khi kịch bản đầu tiên được phê duyệt. Phiên bản đầu của bộ phim hỏa hình chuyên nghiệp sẽ được tạo ra trên những thức được gọi là “ những cuộc băng”. “ Những cuộc băng” này chứa các storyboard kết hợp với bản thu thanh và sẽ được trình chiếu trong nội bộ hoạt hình Pixar trước khi được gia công lại bằng digital với những công nghệ tiên tiến và đắt đỏ.

“Tất cả các bộ phim hoạt hình thuộc lứa đầu của tôi đều thất bại thảm hại”, Catmull nói.

Các họa sĩ kể chuyện và những chuyên gia sẽ email cho đạo diễn để trình bày ý kiến của họ, những điểm họ thích, những điểm họ không thích, lý do kèm theo và những ý kiến đóng góp để thay đổi bộ phim hoạt hình sau đó.

Trên thực tế, các họa sĩ kể chuyện chia sẻ rằng, các bộ phim của hoạt hình Pixar đều dở tệ trong suốt quá trình cho đến khâu sản xuất cuối cùng. Vì các vấn đề sẽ liên tiếp được phát hiện và xử lý. Finding Nemo mắc một lỗi nghiêm trọng trong một loạt các cảnh hồi tưởng mà khán giả thử nghiệm không hề nhận ra. Còn kịch bản của Toy Story phải viết lại hoàn toàn trong một năm trước khi bộ phim ra mắt. (Ngày ra mắt phim của hoạt hình Pixar được đặt cố định, đóng vai trò như một sự ràng buộc.)


Những gì chúng ta nhìn thấy không phải là những tuyệt tác dễ dàng đạt được. Phải trải qua một quá trình lặp đi lặp lại không mệt mỏi, cần mẫn cùng với biết bao đêm thức trắng, những bộ phim mới bắt đầu hoàn thiện.




Tuỳ theo hình thức của bộ phim hoạt hình Pixar mà chủ nghĩa cầu toàn không nhất thiết sẽ cản trở sự sáng tạo. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về tâm lý học đã tiết lộ rằng, sự cầu toàn tồn tại dưới hai hình thức: lành mạnh và không lành mạnh. Theo tâm lý học, đặc điểm của một chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh bao gồm phấn đấu để đạt được sự xuất sắc và mong muốn người khác cũng theo đuổi những chuẩn mực tương tự, lập kế hoạch cho tương lai và có kỹ năng tổ chức tốt. Chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh được dẫn dắt một cách chủ quan, được thúc đẩy bởi những giá trị cá nhân mạnh mẽ.

 Ngược lại, chủ nghĩa cầu toàn không lành mạnh chịu các tác động khách quan. Các mối bận tâm bên ngoài xuất phát từ nhận thức áp lực từ gia đình, nhu cầu đồng cảm, xu hướng làm sáng tỏ những gì đã diễn ra, hoặc sự lo lắng tột độ về việc mắc sai lầm. Người theo chủ nghĩa cầu toàn lành mạnh thể hiện mối quan ngại thấp đối với những yếu tố khách quan này.

Mục đích của việc mô tả quá trình sáng tạo tại hoạt hình Pixar không phải để nói rằng, mọi người nên tuân thủ tuyệt đối một quy trình như vậy. Ví dụ như, không phải lúc nào cũng có một đội ngũ họa sĩ kể chuyện để đánh giá phiên bản đầu tiên của tất cả các tác phẩm. Hoặc là, chúng ta cũng không nên đầu quá nhiều cảm xúc, thời gian cho duy nhất một ý tưởng, một mẩu thử hay công việc nào đó. Dàn đều thời gian cho tất cả các công việc và ý tưởng. Đó là một bí quyết thành công trong phương pháp làm việc của những nhà sáng tạo hàng đầu. Nhưng thật sự, chưa chắc tất cả đều thành công từ lần đầu tiên.

 John Lasseter, Giám đốc sáng tạo của Pixar đã phát biểu, phản ánh một sự cầu toàn của hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới: “Chúng tôi không thật sự hoàn thành bộ phim của mình tại thời điểm phát hành chúng.”

giám đốc sáng tạo Pixar John Lasset

Giám đốc sáng tạo của hoạt hình Pixar- John Lasseter


Tác giả: Peter Sims

CMAVN dịch và biên tập.