Từ những cảnh hành động cho tới lời thoại sống động, tất cả đều được ghi lại trong một bản storyboard chất lượng. Ngành công nghiệp giải trí đang rất cần những hoạ sĩ Storyboard và họ cũng mong muốn có một phần mềm phù hợp với công việc cũng như kĩ năng của mình. Bạn có thể tìm thấy hàng loạt những sự lựa chọn nhưng mỗi phần mềm có những đặc điểm, lợi ích và giá cả khác nhau (một số lại miễn phí). Vậy phần mềm nào tốt nhất để tạo storyboard? Và trong số chúng, cái nào hữu ích và phù hợp nhất với các dự án của bạn? Dưới đây là 14 phần mềm được đánh giá cao để chúng ta – những hoạ sĩ storyboard có thể tham khảo cũng như bắt đầu tạo ra tác phẩm của riêng mình. 1/ Storyboarder Giá: Không tính phí Hệ điều hành: Mac, Windows, Linux Đội ngũ của Wonder Unit đã phát triển một số phần mềm ấn tượng dành cho những nhà làm phim. Một trong số đó phải kể đến Storyboarder, một phần mềm miễn phí giúp tạo ra những câu chuyện mang tính thị giác cao. Phần mềm này sử dụng được ở cả ba hệ điều hành chính chuyên dùng và hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn là người mới bắt đầu, hiển nhiên sẽ muốn tiết kiệm tiền, vậy Storyboarder là một sự lựa chọn hợp lí cho bạn và những ai cần một ứng dụng đơn giản để luyện tập.   Trong Storyboarder, một khung hình tương ứng với một shot, bạn có thể chèn thêm lời thoại hoặc sử dụng các điều hướng di chuyển, thậm chí có thể chèn thành phẩm vào Photoshop khi bạn cần nhiều công cụ chỉnh sửa hơn cho bản storyboard của mình. Đây cũng là một phần mềm có thể giúp bạn trình bày ý tưởng với khách hàng, hoặc đơn giản chỉ để luyện các kĩ năng vẽ storyboard cho nhuần nhuyễn hơn. Tất nhiên không có gì phải phàn nàn về giá của nó cả, đúng không? 2/ Toon Boom Storyboard Pro Giá: $60/tháng hoặc $999 cho 1 lần mua Hệ điều hành: Mac, Windows Nếu xét về phương diện giá cả, Toon Boom Storyboard Pro hoàn toàn không có lợi thế. Đây có thể là phần mềm làm Storyboard mắc nhất trên thị trường ở thời điểm hiện tại, cũng là thước đo tiêu chuẩn của ngành công nghiệp truyện tranh và hoạt hình. Đa số những studio có tiếng đều sử dụng Toon Boom để tạo storyboard cũng như diễn hoạt, nên  bạn sẽ cần tìm hiểu Toon Boom nếu muốn thâm nhập sâu hơn vào thị trường truyện tranh và hoạt hình. Ngoài giá gốc đã nêu, Toon Boom cũng cung cấp gói tháng với mức chi phí thấp hơn để người dùng  tiện chi trả. Với mức chi phí này, bạn có thể kiểm tra chất lượng diễn hoạt của yếu tố nước trong các phân cảnh để đánh giá chất lượng của Toon Boom mà không cần phải mua bản quyền chính. Vậy phần mềm này có những chức năng gì? Toon Boom Storyboard Pro tổng hợp cả chức năng sketching (kí hoạ) lẫn diễn hoạt. Bạn có thể phác thảo storyboard và xem thử cách nó diễn hoạt, trong khi vẫn bám chặt vào kịch bản để chắc chắn mọi phân cảnh đều đáp ứng được yêu cầu của biên kịch. Có thể nói Toon Boom còn hơn cả một phần mềm làm hoạt hình. Các công ty quảng cáo có thể tận dụng Toon Boom. Nó cũng có thể hỗ trợ hoạ sĩ vẽ storyboard trong những dự án nhỏ. Hơn hết, công cụ Story Flow còn giúp biên kịch dễ dàng chuyển đổi giữa bản phác thảo và kịch bản, giúp họ  theo dõi độ chính xác của từng chuyển cảnh, phân cảnh và hành động của nhân vật. Toon Boom còn có thể thiết lập chuyển động cho camera một cách linh hoạt, tạo không gian 3D – trải nghiệm phù hợp với những hoạ sĩ diễn hoạt 3D. Bạn có thể chèn kịch bản từ Final Draft vào Toon Boom hoặc chèn các Layer Panel từ Toon Boom vào Photoshop một cách dễ dàng. Cuối cùng là sở hữu hàng loạt các chức năng tương tự như các phần mềm khác trên thị trường. Thẳng thắn xem xét thì Toon Boom Storyboard thật sự là một phần mềm chuyên nghiệp. Để tạo ra một bản thảo ở mức độ cao thì không cần thiết phải dùng Toon Boom. Tuy nhiên, nếu muốn theo đuổi nghiêm túc ngành công nghiệp hoạt hình thì việc tìm hiểu về phần mềm này sẽ vô cùng hữu ích. 3/ Adobe Photoshop Giá:$9.99/tháng Hệ điều hành: Mac, Windows. Chắc chúng ta chẳng còn lạ gì với Photoshop. Đã hơn 20 năm kể từ khi phần mềm này chính thức ra mắt nhưng độ phổ biến của nó vẫn không hề giảm sút. Thật thú vị là Photoshop được người dùng tận dụng để thực hiện nhiều thứ khác bên cạnh tính năng chỉnh sửa ảnh, chẳng hạn như digital painting, vẽ đồ hoạ và tạo storyboard. Bạn có thể thực hiện đồ hoạ kỹ thuật số trên Photoshop tương tự như các phần mềm khác. Photoshop hiện nay đã và đang được nâng cấp khi cung cấp thêm hàng loạt những công cụ brush mới phục vụ cho giới hoạ sĩ vẽ môi trường (background artists). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những template storyboard miễn phí dưới định dạng PSD đặc trưng của Photoshop. Không cần phải nói quá nhiều về phần mềm này nữa vì hầu như tất cả hoạ sĩ đều biết về nó. Nhược điểm lớn nhất là nó không được hỗ trợ để chạy trên hệ điều hành Linux, nhưng Photoshop vẫn là một phần mềm được hỗ trợ và

Jojo’s Bizarre Adventure: Stone Ocean sẽ ra mắt vào tháng 12 năm 2021 trên nền tảng Netflix Ngày phát hành phần Stone Ocean của loạt anime Jojo đã được ấn định vào tháng 12 năm nay. Dự kiến được phát hành trên Netflix nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu Netflix có chiếu tất cả các tập cùng lúc hay không. Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng có khả năng Attack on Titan mùa 4 và Demon Slayer mùa 2 cũng sẽ ra mắt vào tháng 12. Khiến cho mùa Đông năm 2021 là mùa anime được trông đợi nhiều nhất. Những nội dung đầu tiên được tiết lộ trong trailer Stone Ocean Đoạn trailer ngắn của Jojo’s Stone Ocean đã cho khán giả thấy  sức hút và những điều đáng mong đợi trong phần phim này. Cụ thể, qua trailer khán giả biết được Jolyne Cujoh (con gái Jotaro Kujo) bị kết án 15 năm tù tại nhà tù Green Dolphin Street sau khi cô gặp tai nạn xe hơi. Trailer cũng cho thấy trong Jojo’s Stone Ocean sẽ có sự góp mặt của Jotaro Kujo, bonus thêm những hình ảnh đầu tiên về Stand của Jolyne – Stone Free. Về phần âm thanh Dàn diễn viên chính của Stone Ocean cũng đã được tiết lộ. Ai Fairouz sẽ lồng tiếng cho nhân vật chính của phần phim này, Jolyne Cujoh. Ai Fairouz chia sẻ cô rất biết ơn bộ truyện tranh gốc cùng tên: “Tôi không thể sống thiếu series Jojo’s Bizarre Adventure và chính nó đã khiến tôi bùng cháy ước mơ trở thành diễn viên lồng tiếng.” Cô nói thêm: “Ước mơ của tôi sau 12 năm cuối cùng cũng đã thành sự thật.” Ngoài ra, còn có Mutsumi Tamuro lồng tiếng cho Ermes Costello, Mariya Ise lồng tiếng cho Mysterious FF, Atsumi Tanezaki lồng tiếng cho Emporio Alnino và Yuuchirou Umehara cho Weather Forecast. Cuối cùng, không thể thiếu hai cái tên là Daisuke Namikawa và Daisuke Ono lần lượt đảm nhận vai Narciso Anastasia và Jotaro Kujo. Điều gì đáng được mong đợi ở phần phim này? Tóm tắt nội dung do chính nhà phát hành Netflix viết: “Vào năm 2011, tại Florida, Hoa kỳ, sau khi Jolyne Cujoh và bạn trai gặp tai nạn xe hơi, cô bị buộc tội và chịu bản án 15 năm tù. Liệu cô có thể rời khỏi nhà tù nghiêm ngặt này? Trận chiến định mệnh kéo dài hàng thế kỷ của hai gia đình Joestar và Dio sẽ bắt đầu tiếp từ đây”. Một điều đáng lưu ý Stone Ocean không phải là phần cuối cùng của Jojo được chuyển thể thành anime. Vẫn còn hai phần phim nữa được chuyển thể là Steel Ball Run và JoJolion saga. >> Xem trailer tại ĐÂY *Nguồn: GamesRadar+ *Người dịch: Minh Thanh

Những họa sĩ vẽ chân dung 3D sau đây thực sự đã đạt đến trình độ đỉnh cao của vẽ tả thực. 1/ Salt Bae Họa sĩ Eugene Tertychnyi đã hoàn thành bức tranh vẽ vị đầu bếp “Salt Bae” trên nền tranh 3D trong khoảng ba tuần (với cường độ 4 – 6 giờ/ngày). Anh nói: ”Tôi cố gắng không lặp lại những nhân vật đã quá nổi trội. Ví dụ như Batman hay Spiderman, chúng đầy rẫy trên Internet. Cho nên tôi đã cố gắng tạo ra một thứ gì đó thật khác biệt.” 2/ Moon Tác phẩm này đã khiến họa sĩ Charly Amani mất khoảng một tuần rưỡi để hoàn thành. Tên của tác phẩm, “Moon”, là gợi ý từ em của tác giả. “Điều khiến tôi thích nhất ở tác phẩm này là sự biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt của cô gái” – Anh nói. Để tạo được các chi tiết trên da của nhân vật, Amani đã sử dụng Texturing XYZ. 3/ Christopher Lloyd Họa sĩ David Sasselli đã tạo ra tác phẩm kỳ công này bằng Zbrush, Arnold 5, Maya và Photoshop. Sasselli luôn thích đắm chìm trong những nhân vật mà anh tạo ra, cố gắng hoàn thiện hơn trong mỗi tác phẩm, luôn học hỏi từ những người giỏi nhất và tìm những phương pháp mới để cải thiện kỹ thuật của mình. “Khi tôi vẽ bức chân dung 3D này, mục đích của tôi là làm sao cho làn da của nhân vật trong thật nhất,” anh giải thích. “Tôi tạo ra tác phẩm này bằng chính  bàn tay  mình, phần khó nhất là khiến cho bức tranh trông thật có hồn. Từ tác phẩm này, tôi đã học được rất nhiều cách để tạo bóng da, cải thiện kỹ năng điêu khắc hơn trong Zbrush.” 4/ Abdelrahman Kubsi Bức chân dung 3D về Walter White tuyệt vời này đã khiến họa sĩ Abdelrahman Kubsi mất sáu tuần để hoàn thành. Kubsi nói: “Tôi đã sử dụng đổ bóng Arnold 5 cho làn da, Texturing XYZ cho các chi tiết khác và kết cấu màu sắc.” Anh cho rằng: “Phần quan trọng nhất là phải thu thập và học hỏi từ các tài liệu tham khảo, rồi sau đó áp dụng kỹ thuật điêu khắc trong Zbrush để khắc họa tác phẩm của mình.” Khi được hỏi điều gì đã truyền cảm hứng cho anh, Kubsi nói: “Tôi chỉ làm mọi thứ cho thật tự nhiên, theo tôi thì rất khó và cam go để làm cho tranh trông trở nên siêu thực hơn. Nếu tôi có thể khiến mọi người không phân biệt được tranh của tôi là vẽ hay chụp thì tôi chắc là mình đã hoàn thành tốt nó rồi.” 5/ Tsubasa Nakai Đạo diễn kiêm giám sát CG Tsubasa Nakai đã tạo ra chân dung người phụ nữ xinh đẹp này bằng cách sử dụng Maya, Zbrush, Photoshop, Mari và Substance Painter. Các chi tiết của lớp trang điểm, làn da, tàn nhang đều được tả thực đến mức đến kinh ngạc. Chính những điểm không hoàn hảo của khuôn mặt đã khiến cho bức tranh trở nên chân thực, chưa kể nét tả thực phản chiếu những tia sáng trong mắt cô khiến nó trở nên đẹp hơn bao giờ hết. 6/ István Vastag Bức chân dung sống động này đã ngốn mất những buổi tối cuối tuần, kéo dài trong chín tháng của họa sĩ István Vastag tại Digic Pictures. Anh đã sử dụng 3Ds Max, Zbrush, Mari, V-Ray và Nuke. 7/ Jacqutes Defontaine Họa sĩ tự do Jacques Defontaine là một bậc thầy trong vẽ chân dung 3D siêu thực. Anh khẳng định cách anh tạo ra những bức tranh sống động này thực sự khá đơn giản: “Tôi có một bộ sưu tập tem và giấy nến nhỏ, tôi luôn sử dụng chúng cho mục đích điêu khắc và vẽ họa tiết, ngoài ra còn có các công cụ cơ bản nữa. Trong Zbrush, tôi sử dụng các tính năng Geometry HD và Layers, những tính năng này thật sự rất hữu ích.” 8/ Artur Tarnowski Artur Tarnowski là một họa sĩ vẽ nhân vật cho Studio Layopi Games có trụ sở tại Warsaw, với kinh nghiệm trong lĩnh vực người mẫu. Anh mất một tháng rưỡi để hoàn thành bức tranh này. “Tôi đã hoàn thành hầu hết mọi thứ trong hai tuần, phần thời gian còn lại tôi dành cho việc điều chỉnh chân dung, tóc, đổ bóng và ánh sáng. Nhiều người nói rằng những chi tiết nhỏ đó không đáng chú ý, nhưng thực sự đó là những điều tạo nên  sự chân thực cho bức tranh.” 9/ Emerson Silva Họa sĩ 3D Emerson Silva bắt đầu sự nghiệp của mình từ việc tạo các models low – poly cho các trò chơi trên điện thoại năm 2004. Anh bắt đầu vẽ chân dung bằng cách học hỏi từ những tài liệu tham khảo có sẵn và tưởng tượng ra thứ mình muốn vẽ. Anh nói: “Tôi sẽ vẽ chân dung một cách đơn giản, sau đó tiếp tục vẽ lên từ phong cách low – poly. Tôi luôn dùng 3Ds Max trước khi dùng Zbrush.” 10/ Saurabh Jethani Với các kỹ thuật như low – poly và Uvs có sẵn, quá trình vẽ bức chân dung chỉ tốn một tuần để Jethani hoàn thành tác phẩm. Anh nói: “Tôi đã sử dụng Texturing XYZ để vẽ chi tiết lỗ chân lông và Albedo cho màu da.” 11/ Ian Spriggs Ian Spriggs là một họa sĩ vẽ nhân vật và chân dung 3D bằng các công cụ như Maya, Mudbox, V-Ray và Photoshop. “Chân dung cũng giống như cửa sổ tâm hồn, không chỉ thể hiện các đặc điểm trên khuôn mặt của chân dung mà bạn nên tạo nên tính cách riêng cho chúng.” 12/ João Victor Ferreira “Tôi đã chụp rất nhiều mẫu ảnh

“Eden” là bộ anime độc quyền của Netflix ra mắt vào ngày 27 tháng 5, mô tả cuộc sống của Sara Grace, một cô gái trẻ lớn lên trong một thế giới chỉ có robot. Bộ anime gồm 4 tập, mỗi tập dài 25 phút được ra đời từ sự nỗ lực của những nhà sáng tạo tài năng trên khắp thế giới. “Chúng tôi đã tạo ra một kiệt tác giải trí đầy tinh hoa bằng cách diễn đạt các mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật một cách sâu sắc” đạo diễn Yasuhiro Irie nói. Câu chuyện của “Eden” bắt đầu khi hai người máy nông nghiệp, được ký hiệu là E92 và A37, tình cờ gặp một viên nén bên trong chứa một đứa trẻ – chính là Sara. Bởi vì trong thế giới này, con người bị xem là ác quỷ, thế nên cả hai buộc phải bí mật chăm sóc đứa trẻ loài người này với tư cách là cha mẹ nuôi của cô. Sara, sau này lớn lên thành một cô gái với tính cách tò mò, cô bắt đầu đi khám phá những bí ẩn của thế giới Eden, để khám phá tại sao không còn sự xuất hiện của con người nào khác ngoài cô và vì sao loài người lại bị xem là ác quỷ. Bộ anime được sản xuất bởi Justin Leach, người đã gửi cho Irie một lượng thông tin khổng lồ về dự án. Irie nói về thông tin  mà anh nhận được như sau. “Thực tế việc hoàn thành dự án này là một thử thách khó hơn bất kỳ thử thách nào mà tôi đã thực hiện trước đó, cho nên Eden rất thu hút tôi, khiến tôi muốn lập tức tham gia nó.” Đồ họa 3D và vẽ bối cảnh được thực hiện bởi một nhóm nhân viên châu Á, âm nhạc do nhóm người Úc sáng tác. Đội ngũ sản xuất đã nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Một nhân viên đến từ Nhật Bản và nhà thiết kế nhân vật Toshihiro Kawamoto cũng tham gia vào quá trình sản xuất  phim, cho biết quá trình này mất khoảng hai năm. “Lúc đầu, tôi lo lắng rằng sẽ gặp khó khăn vì rào cản ngôn ngữ, nhưng giờ thì mọi thứ ổn thỏa cả rồi,” Irie nói. Mặc dù Irie đã đạo diễn nhiều phim nổi tiếng trước đó, chẳng hạn như “Fullmetal Alchemist”, nhưng đây lại là trải nghiệm đầu tiên của anh khi làm việc với công nghệ đồ họa 3D. “Tôi không cần phải làm gì quá cao siêu cả. Tôi chỉ sử dụng các kỹ thuật diễn hoạt tương tự như cách mà tôi vẽ tay,” anh nói. “Tôi chắc chắn rằng sử dụng công nghệ 3D có thể giúp tôi tạo ra nhiều nhân vật cầu kỳ hơn và chuyển động cũng chân thật hơn việc vẽ tay.” Irie cho biết anh rất ngạc nhiên trước những chuyển động mượt mà của mô hình nhân vật robot do công ty sản xuất phía Đài Loan tạo ra. Tuy các robot trong bộ anime không biểu lộ cảm xúc, nhưng chúng lại được chú trọng vào những cử chỉ. Thật sự rất buồn cười và có một chút ấm lòng khi thấy các robot chúc nhau “Sạc tốt nhé” thay vì “Chúc ngủ ngon”. Mặt khác, các robot cũng rất đa dạng, những nhân vật robot phản diện được miêu tả như những con người vô cảm, lạnh lùng. Irie không chỉ xuất sắc trong  khâu tạo ra cách di chuyển của những robot mà còn làm tốt trong việc lột tả những cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật. “Một người sẽ cảm thấy thế nào khi mất đi thứ quý giá? Tôi đã cố gắng để người xem cảm thấy rằng những cảm giác và mâu thuẫn của các nhân vật trong thế giới Eden cũng giống như thế giới thực.” Đối với phiên bản tiếng Nhật, Irie đã chọn Marika Kono làm diễn viên lồng tiếng cho nhân vật Sara, và  Koichi Yamadera vào vai Zero, nhân vật phản diện. Irie nói: “Có nhiều yếu tố đan xen trong cốt truyện như gia đình và xã hội. Tôi hi vọng người xem sẽ thích thú khi thấy được Sara là một cô gái như thế nào.” *Nguồn: the-japan-news.com *Người dịch: Minh Thanh

Bandai Namco Arts đã mở trang web chính thức cho TV Anime (*) chuyển thể từ manga “Blue Lock” của Muneyuki Kaneshiro và Yuusuke Nomura vào thứ năm vừa rồi, tiết lộ dàn diễn viên chính, đội ngũ sản xuất, đồ họa teaser và quảng cáo teaser. Bộ anime sẽ ra mắt vào năm 2022. (*) TV Anime là là những bộ anime nhiều tập được phát sóng trên truyền hình trong những khung giờ nhất định. Tóm tắt nội dung: Sau khi nhận thấy tình hình hiện tại của bóng đá nước nhà, liên đoàn bóng đá Nhật Bản quyết định thuê một huấn luyện viên bí ẩn có tên Jinpachi Ego nhằm đạt được mong muốn vươn tới ước mơ vô địch World Cup. Tin rằng Nhật bản đang thiếu đi một tiền đạo với khao khát ghi bàn, Jinpachi tạo nên Blue Lock – một cơ sở huấn luyện như nhà tù, nơi ba trăm tiền đạo tài năng từ các trường trung học trên khắp Nhật Bản đọ sức với nhau. Người duy nhất hoàn thành được chương trình Blue Lock sẽ trở thành tiền đạo của đội tuyển quốc gia, và những người thua cuộc sẽ bị cấm tham gia thi đấu vĩnh viễn. Được chọn để tham gia dự án này là Yoichi Isagi, một tiền đạo đã thất bại trong việc đưa đội bóng đá của trường mình tham dự giải đấu quốc gia. Sau khi tin tưởng đồng đội thay vì tự mình ghi bàn thắng, cậu đã tự trách bản thân rằng kết quả sẽ khác nếu cậu tin vào chính mình hơn. Nắm lấy cơ hội ngàn vàng này, Yoichi tham gia Blue Lock nhằm mục đích xóa tan những nghi ngờ bên trong bản thân và theo đuổi nguyện vọng to lớn của mình – trở thành tiền đạo vĩ đại nhất thế giới và đưa Nhật Bản đến vinh quang World Cup. Dàn diễn viên – Kazuki Ura: Yoichi Isagi – Tasuku Kaito: Meguru Bachira – Yuuki Ono: Rensuke Kunigami – Souma Saitou: Hyouma Chigiri – Anime do Studio: 8bit (Hoshiai no Sora) thực hiện, được Tetsuaki Watanabe làm đạo diễn và Sawako Takagi làm Giám đốc nghệ thuật, Tsutomu Hirano là nhà sản xuất. Đội ngũ sản xuất – Đạo diễn: Tetsuaki Watanabe – Trợ lý đạo diễn: Shunsuke Ishikawa – Kịch bản: Taku Kishimoto – Giám sát nội dung: Muneyuki Kaneshiro – Cố vấn sáng tạo: Yutaka Uemura – Thiết kế nhân vật chính: Yuu Shindou – Thiết kế nhân vật: Kenji Tanabe , Kento Toya – Giám đốc hoạt hình: Yuu Shindou, Kenji Tanabe, Kento Toya – Giám đốc hành động: Hisashi Toujima – Đạo diễn hành động: Hiromi Sakamoto – Hiệu ứng đặc biệt: Akane – Thiết kế màu sắc: Sakura Komatsu – Giám đốc nghệ thuật: Sawako Takagi – Ảnh nền: Studio Wyeth – Đạo diễn hình ảnh: Yasuhiro Asagi – Nhiếp ảnh: Chiptune – Đạo diễn 3DCG: Norimitsu Hirosawa – 3DCG: Aura Studio – Ý tưởng hình ảnh: Toshiyuki Yamashita – Xử lý hiệu ứng đặc biệt: Toshiyuki Yamashita, Rina Mitsuzumi – Đồ họa màn hình 2DCG: Yasukazu Asano – Biên tập: Mai Hasegawa – Đạo diễn âm thanh: Fumiyuki Gou – Sản xuất âm thanh: Quảng cáo Bit Grooove – Âm nhạc: Jun Murayama Kaneshiro và Nomura bắt đầu đăng loạt manga bóng đá trên Tạp chí Weekly Shounen vào tháng 8 năm 2018. Kodansha đã xuất bản tập thứ 14 vào ngày 17 tháng 5, tập thứ 15 dự kiến xuất bản ngày 17 tháng 8. Blue Lock đã bán ra được tổng cộng 4,5 triệu bản. Blue Lock đã giành được Giải thưởng Kodansha Manga lần thứ 45 vào tháng 5. Manga cũng đứng đầu hạng mục Thể thao trong ấn bản thứ 15 của Truyện tranh do các cửa hàng sách Nhật Bản đề xuất. >> Xem teaser của phim tại ĐÂY * Nguồn: myanimelist.net * Người dịch: Minh Thanh

Truyện tranh có ý nghĩa như thế nào với bạn? Đối với một số người, nó là “sự phóng đại về mặt cảm xúc” (những ai thường xuyên xem anime/manga chắc sẽ hiểu khái niệm này), với một số khác thì nó lại gợi lên những kỷ niệm thông qua các chuyển động trong phim hoạt hình. Những người đã thổi hồn vào các bộ anime không ai khác chính là những họa sĩ với tài năng tuyệt vời. Bài viết này sẽ giới thiệu 11 họa sĩ mà bạn có thể noi gương để học tập theo trên con đường sự nghiệp. 1/ Viorie Rose Benjamin, hay được biết đến với nghệ danh Viorie, là  họa sĩ đã sáng lập ra một tài khoản mạng xã hội với đông đảo fan hâm mộ. Với hơn 150.000 người theo dõi trên Instagram, chắc chắn rằng phong cách vẽ và biểu cảm, màu sắc của các nhân vật mà cô ấy tạo nên   sẽ không làm bạn thất vọng. Rose Benjamin cho biết: “ Tôi tự học và nghiên cứu mọi thứ thông qua các tác phẩm hội họa của các họa sĩ mà tôi yêu thích trên mạng, đa phần là những người vẽ anime/hoạt hình”. 2/ Toni Infante “Tôi đã mê đắm manga và anime từ những năm 90” – Toni Infante cho biết. Anh là người đã tạo ra nhiều tác phẩm bao gồm hình minh họa và ảnh bìa cho các “ông chủ” lớn như: Warner Bros, Marvel va Apple. Nói về những nguồn cảm hứng, anh cho biết bộ phim hoạt hình Dragon Ball có ý nghĩa rất lớn đối với anh. Bên cạnh đó, phong cách vẽ của Akira Toriyama cũng cuốn hút Toni, là động lực giúp anh cố gắng học tập bằng cách sao chép những pose (dáng) từ các nhân vật của Akira Toriyama. 3/ Linnea Kataja Họa sĩ Linnea Kataja đến từ New York, cô bắt đầu theo đuổi sự nghiệp vẽ minh họa manga kể từ khi tốt nghiệp từ trường Nghệ thuật. Với sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông, cô đã chia sẻ những tác phẩm của mình đến các fan hâm mộ (hiện cô có hơn 60.000 người theo dõi). Truyện của cô, A Maid Story, đã giành được giải thưởng trong cuộc thi Comic Grand Pix năm 2019. Cô nói: “Tôi bị thu hút vào việc đọc manga vì sự dễ thương cũng như thế giới đầy màu sắc cùng các nhân vật hư cấu trong đó.” 4/ Laia López Là họa sĩ minh họa người Tây Ban Nha, cô phát triển phong cách nghệ thuật của riêng mình từ khi theo học ngành Mỹ thuật tại Đại học Barcelone. Ngoài việc được truyền cảm hứng từ các họa sĩ yêu thích, các bộ phim anime và tác phẩm hoạt hình của Disney cũng là động lực của Laia. Cô nói rằng: “Tôi là một fan hâm mộ lớn của các manga shoujo, và tôi rất thích cách các nhân vật thể hiện cảm xúc và tính cách chỉ thông qua các biểu cảm được vẽ trên trang giấy.” 5/ B.c.N.y Như nhiều họa sĩ truyện tranh khác, họa sĩ người Đài Loan Han Yuan Yu – được biết đến với cái tên B.c.N.y – đã theo đuổi loại hình nghệ thuật này khi xem anime và manga lúc còn nhỏ. Anh minh họa nhân vật cho các công ty game và cung cấp các tác phẩm cho các hội nghị truyện tranh lớn ở Đài Loan. Tác phẩm của anh cũng được trưng bày trong các viện bảo tàng và phòng trưng bày trên khắp thế giới. 6/ Mina Petrovic Petrovic sinh ra ở Serbia, làm việc ở Studio Mistiqarts. Là một người đam mê manga, cô điều hành một ngôi trường dạy về manga và đã xuất bản một cuốn sách đồng chủ đề: Manga Crash Course (Khóa học manga vỡ lòng). Cô thường vẽ lại các nhân vật nổi tiếng theo phong cách manga. Tác phẩm (hình bên trên) được lấy cảm hứng từ Alice in Wonderland, nhưng được vẽ lại với phong cách manga. 7/ Alexa Pásztor Mặc dù làm việc với tư cách là một nhà thiết kế đồ họa, song Pásztor vẫn luôn dành niềm đam mê cho vẽ minh họa và truyện tranh, cô luôn khao khát  một ngày nào đó có thể tạo ra thu nhập bằng chính công việc này. Trong lúc rảnh rỗi, cô tham gia sáng tạo nghệ thuật với bút danh Lüleiya, Pásztor đã tham gia vào khá nhiều dự án về sách nghệ thuật và tuyển tập truyện tranh. Cô luôn đề cao phong cách nghệ thuật độc đáo của riêng mình, được gọi là “sự pha trộn giữa chủ nghĩa bán thực và manga”. 8/ Timothy Kong Timothy Kong là một họa sĩ độc lập, tự học hoàn toàn  và sống ở Anh Quốc. Anh kết hợp niềm đam mê của mình với manga phương Đông và phong cách hội họa Old Master. Anh từng làm việc tự do với tư cách là một họa sĩ vẽ game và thiết kế đồ họa, hiện anh vẫn đang giữ nguyên công việc vẽ tranh minh họa freelance đó với toàn thời gian làm tại nhà. 9/ Laica Chrose Chrose là một họa sĩ có triển vọng rất cao. Cô sinh ra ở Brazil và học thiết kế ở Tokyo, hiện cô đang làm việc tại Hongkong. Chrose  chuyên sử dụng các phương tiện kỹ thuật số cho công việc cũng như các dự án cá nhân như vẽ manga. 10/ Jessica Prando Prando đã yêu thích thể loại kỳ ảo – giả tưởng từ khi cô còn nhỏ. Cô chia sẻ: “Nghệ thuật là một chút ma thuật… chỉ cần cầm bút chì lên và làm phép! Đó là phương châm sống của tôi”. Cô học thiết kế đồ họa trước khi tự học vẽ sơn dầu và vẽ lại các

Cuộc thi D-Open mùa 2 với chủ đề Viet Nam Frelection – Việt Nam Phản Chiếu đã kết thúc sau gần 2 tháng tranh tài. Trong đêm Gala trao giải trực tuyến tối qua (14/8), tên của các thí sinh xuất sắc nhất đã được xướng lên. Một lần nữa chúc mừng các thí sinh có tên trên bảng vàng. Như chia sẻ của Ban Giám Khảo trong Gala, các tác phẩm dự thi D-Open năm nay chưa có tính đột phá cũng như còn thiếu vài yếu tố để cấu thành tác phẩm toàn vẹn, nên BGK đã quyết định D-Open mùa 2 không có giải thưởng Toàn Năng. Tuy nhiên, số lượng giải thưởng trong nhiều hạng mục đã tăng và có thêm giải phát sinh là giải Cảm Tình. Chúc mừng tất cả chúng ta đã đi qua một cuộc thi D-Open 2021 với thật nhiều cảm xúc, sự nỗ lực, quyết tâm và cả những thiếu sót. BTC tin rằng mỗi cuộc thi là cơ hội để chúng ta hoàn thiện mình hơn. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng D-Open. >> Xem lại Gala trao giải tại ĐÂY Hẹn D-Open mùa 3 nhé. (Comic Media Academy)

Hà Nội là kiến trúc cổ kính? Hà Nội là những món ngon? Hà Nội là các di sản văn hóa? Hà Nội không vội được đâu. Hay Hà Nội là… Dù lớn lên nơi đây, đã từng sinh sống, hoặc chưa từng đặt chân tới thủ đô, mời bạn cùng điền vào chỗ chấm với những câu chuyện và ý tưởng sáng tạo của riêng bạn. Hà Nội là gì trong mỗi chúng ta? Đại dịch COVID-19 có thể hạn chế việc di chuyển của chúng ta nhưng không thể ngăn dòng chảy sáng tạo. Cuộc thi vẽ “Hà Nội là…” đón chào những ý tưởng độc đáo từ cộng đồng nghệ sĩ thị giác thuộc nhiều loại hình như hội hoạ, minh hoạ, thiết kế, v.v. Các tác phẩm dự thi có thể tự do thể hiện một Hà Nội phía sau lăng kính nghệ thuật và cảm xúc riêng của mỗi tác giả. Đây sẽ là một sân chơi thúc đẩy nhiều ý tưởng độc đáo, bất ngờ mà giàu trí tưởng tượng về Hà Nội, nhằm quảng bá Hà Nội như Kinh đô Sáng tạo cũng như kết nối khán giả đại chúng với thế hệ nghệ sĩ trẻ. #Hanoila #HanoiRethink  Đối tượng tham gia Các cá nhân là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, không phân biệt độ tuổi, trình độ giáo dục và giới tính. Thời gian tổ chức 06/08/2021: Bắt đầu nhận bài dự thi 20 – 27/08/2021 (dự kiến): 2 online workshop sáng tạo 09/09/2021: Hạn chốt nhận bài dự thi 10 – 17/09/2021: BGK chấm điểm bài thi 20/09/2021: Công bố kết quả chính thức Hội đồng giám khảo Giám khảo: Hoạ sĩ Tú Na Giám khảo: Hoạ sĩ Xuân Lam  Giám khảo: Hoạ sĩ Kawako Giang Nguyễn  Giám khảo: Hoạ sĩ Noh-a Giám khảo: Hoạ sĩ X.Lan  Cố vấn BGK: Họa sĩ Nguyễn Thành Phong Thành viên danh dự: Đại diện UNESCO Việt Nam  Thành viên danh dự: Đại diện UN-Habitat Việt Nam  Thành viên danh dự: Đại diện Đại diện Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam (VICAS) Cơ cấu giải thưởng 01 giải Nhất: 10 triệu tiền mặt, 1 artprint và 1 set postcards in tác phẩm đạt giải 04 giải Nhì, mỗi giải: 5 triệu tiền mặt, 1 artprint và 1 set postcards in tác phẩm đạt giải 24 Tác Phẩm Nổi Bật, mỗi giải: 1 triệu tiền mặt, 1 artprint và 1 set postcards in tác phẩm đạt giải 01 giải Bình Chọn: 2 triệu tiền mặt, 1 artprint và 1 set postcards in tác phẩm đạt giải Thể lệ dự thi và hình thức nộp tác phẩm Các bạn bấm vào xem chi tiết tại:  Hà Nội là… Cuộc thi vẽ minh họa ‘’Hà Nội là…’’ thuộc dự án Hà Nội Rethink do UNESCO, UN-Habitat và UNIDO với sự hỗ trợ của Tập Đoàn SOVICO khởi xướng nhằm hỗ trợ thành phố Hà Nội thực hiện tầm nhìn chiến lược trở thành Thành phố Sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế, sử dụng di sản văn hóa cùng với sự tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam – là yếu tố thiết yếu cho việc đổi mới, sáng tạo và thay đổi. Cuộc thi được đồng hành tổ chức bởi UNESCO, UN-Habitat, và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) với sự đồng hành của nhóm Vietnam Local Artist Group (VLAG)

Khi không thể chụp ảnh, chúng ta có thể vẽ Khi lật giở tạp chí, tìm kiếm phim trên Netflix, xem Instagram hay khi lựa chọn bất kỳ trò giải trí thích hợp trong giai đoạn dịch bệnh này, thì chắc chắn bạn sẽ lướt qua không ít những tác phẩm vẽ minh hoạ từ đơn giản đến phức tạp. Vẽ minh họa không phải là một lĩnh vực mới trong marketing và thiết kế, mà trên thực tế, nó đã xuất hiện từ lâu. Trước khi dịch bệnh xảy ra, vẽ minh hoạ đã nhận được nhiều sự quan tâm và tìm hiểu của cộng đồng thiết kế. Nhưng đứng trước đại dịch và những tháng ngày phong toả kéo dài, các vị Giám đốc nghệ thuật nhận thấy bản thân ngày càng phụ thuộc vào người hoạ sĩ minh hoạ và những loại hình sáng tạo độc lập (chỉ cần một cá nhân thực hiện) hơn là những shoot ảnh cần đến các công tác hậu kỳ phức tạp. Vì vậy, có thể nói rằng vẽ minh hoạ là một trong nhiều xu hướng bị tác động bởi dịch bệnh, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Giám đốc nghệ thuật của tạp chí New York – Stevie Remsberg cho rằng giai đoạn này là minh chứng của việc chuyển đổi từ chụp ảnh thực tế sang vẽ minh hoạ. Khi không thể thực hiện những buổi chụp hình ở phim trường, vẽ minh hoạ là một cách thay thế. Remsberg nói rằng “Nếu không thể chụp ảnh, làm cách nào để bạn truyền tải câu chuyện mà vẫn thu hút người xem? Dẫu biết rằng có cả một kho tàng ảnh miễn phí có sẵn mà mọi người đều có thể sử dụng, nhưng tôi muốn sở hữu những tấm ảnh của riêng mình”. Chuyên mục Grub Street Diet của tạp chí New York là một trong những ví dụ điển hình cho việc chuyển đổi từ ảnh chụp sang vẽ minh hoạ. Các tác phẩm minh họa đều mang thông điệp nhất định. Nội dung chính miêu tả lại chế độ ăn uống mỗi tuần của một cá nhân nổi bật hoặc một người nổi tiếng. Biên tập Megan Paetzhold từng sử dụng hình ảnh thực tế được chụp trong những nhà hàng để minh hoạ cho các bài viết thuộc chuyên mục này. Tuy nhiên vào cuối tháng 3, cô đã triển khai sử dụng tranh minh hoạ và đã duy trì hình thức này cho đến hiện tại. Hơn cả những lợi ích thực tế, Remsberg cũng nhận thấy vẽ minh hoạ là một cách để chia sẻ những cái nhìn khác nhau về câu chuyện muốn truyền tải. “Vẽ minh họa giúp chúng ta tiếp cận những độc giả đồng quan điểm hoặc quan tâm đến đối tượng trong bức vẽ dễ dàng hơn”. Remsberge cũng nhắc đến chuyên mục Hola Papi mới ra mắt của tạp chí The Cut, được minh hoạ bởi Pedro Nekoi, như một ví dụ cho thấy nghệ thuật giúp nhân đôi giá trị câu chuyện. Dường như những bức vẽ sáng tạo có nội dung đã trở thành một điều tất yếu khi chúng ta chia sẻ các câu chuyện lên mạng xã hội. Nhận biết được điều đó nhưng trước khi dịch bệnh bùng phát, đội ngũ của Remsberge vẫn chưa có kế hoạch phát triển xu hướng này trên các nền tảng mạng, mặc dù bản thân cũng hi vọng mình có thể tập trung vào nó sớm nhất có thể. Cô cũng bày tỏ mình đã luôn muốn thực hiện nhiều tác phẩm minh hoạ hơn cho tạp chí New York ở cả mảng báo mạng và báo giấy. Và tình hình dịch bệnh như hiện nay đã cho cô cơ hội để thực hiện chúng. Hiện tại, ngân sách cho các khoản cộng tác và thu mua tác phẩm minh hoạ từ đội ngũ bên ngoài đang không ngừng gia tăng. Các biên tập viên “cũng đang đẩy mạnh nhu cầu sử dụng tranh minh hoạ. Tôi không nghĩ rằng nguyên do là vì dịch bệnh, mà vì họ đang thấy được những giá trị thật sự mà vẽ minh họa đem lại”. Đối với Martina Ibanez – Baldor, nhà thiết kế và giám đốc nghệ thuật của Los Angeles Times, minh hoạ luôn là một phần trong công việc của cô. Nhưng hơn một năm trở lại đây, vẽ minh họa bắt đầu chuyển sang những hướng phát triển mới. Chuyên mục Food mà Ibanez-Baldor đang phụ trách trước đó đã được hồi sinh vào năm 2019 bởi biên tập tờ Lucky Peach, Peter Meehan. Ngay cả khi Meehan từ chức vào mùa hè, thì phong cách mang hơi hướng vẽ minh hoạ của ông, đặc biệt trên những bìa tạp chí giấy, vẫn gây ảnh hưởng tới hình ảnh hiện tại của Food. Tháng 2 vừa qua, chỉ một vài tuần trước khi thành phố Los Angeles phong toả, tạp chí kịp thời ra mắt chuyên mục Plans (đi kèm với một tài khoản Instagram riêng) đã thu hút đọc giả bằng nhiều hình ảnh minh hoạ, meme và truyện tranh đầy tính sáng tạo. Ibanez-Baldor nói rằng vì nhu cầu xem những nội dung về phong cách sống ngày càng tăng, những nhà thiết kế bắt đầu quan tâm hơn tới những câu chuyện và dự án có chiều sâu. Cô tiết lộ: “Chúng tôi đang làm việc với các biên tập viên và nhà báo song song với tự sản xuất những nội dung của riêng mình”. Năm vừa rồi, cô thiết kế ấn phẩm đầu tiên cho LA Times, nói về kỷ niệm 50 năm diễn ra cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam (Chicano Moratorium), theo sau đó là ba tác phẩm có chủ đề hữu ích với bạn đọc trong đợt dịch này: thực vật, nấu ăn và hướng dẫn dành cho những ai lần

Nhật Bản nổi tiếng với danh lam, thắng cảnh đẹp tuyệt vời, những phong tục đặc trưng, người dân vô cùng lịch sự và hiếu khách. Nhưng bạn có biết rằng bạn cũng có thể “góp mặt” vào những bộ anime nổi tiếng của Nhật Bản không? Sau mùa dịch  chắc chắn sẽ có rất nhiều người “ngứa chân”, muốn được đi đây đó. Vậy hãy thử ghé thăm các địa điểm trong anime có thật ngoài đời dưới đây nhé! 1/ Trường Tiểu học Toyosato (K – On!) K – On! có lẽ là một trong những bộ anime thuộc thể loại “CGDCT” (Cute Girls Doing Cute Things: nôm na là những cô gái đáng yêu làm những điều dễ thương) nổi tiếng nhất. Cho đến nay, K – On! vẫn là một tác phẩm đình đám sau gần một thập kỷ ra mắt. Phần lớn bộ phim diễn ra tại ngôi trường hư cấu Sakuragaoka – một trong những địa điểm tạo nên nét riêng cho anime này bên cạnh Câu lạc bộ Âm nhạc. Trường Trung học Sakuragaoka dựa trên kiến trúc của một trường học có thật ngoài đời, trường Tiểu học Toyosato, nằm ở thị trấn Toyosato, Nhật Bản. Nơi này cách Tokyo khoảng 4 giờ đi tàu, nếu có dịp, các bạn hãy chuẩn bị những bộ đồng phục học sinh và lên đường, hóa thân thành các nhân vật trong K – On! nhé. 2/ Yakushima (Princess Mononoke – Công chúa Mononoke) Chắc hẳn các bạn đã không còn xa lạ với bộ phim Princess Mononoke – Công chúa Mononoke của Studio Ghibli. Nếu bạn đã từng đắm chìm vào những cảnh đẹp trong bộ phim thì chắc chắn đảo Yakushima đầy thơ mộng sẽ không làm bạn thất vọng. Đảo Yakushima là một nơi thanh bình, và được các du khách mô tả là “đẹp như tranh vẽ”. Đảo đã  truyền cảm hứng cho những cảnh trong Công chúa Mononoke. Bạn chỉ có thể đến Yakushima bằng đường hàng không hoặc đường thủy (đi phà, tàu…) từ thành phố Kagoshima. Khi đặt chân lên hòn đảo, hãy khám phá những khu rừng nguyên sinh, những bãi biển vắng lặng và những ngọn núi hùng vĩ. Bạn có thể tham khảo các từ khóa như “Công viên Quốc gia Yakushima” hay “Tour du lịch Yakushima” nhé! 3/ Shirakawa – go (Higurashi no Naku Koro ni) Bộ siêu phẩm kinh dị Higurashi no Naku Koro ni  chắc hẳn đã từng làm bạn rùng mình khiếp sợ. Cho những ai chưa biết  Higurashi no Naku Koro ni kể về cậu thiếu niên Keiichi Maebara, người chuyển đến sinh sống tại ngôi làng nông thôn Hinamizawa, tưởng chừng  cậu sẽ có một cuộc sống tươi đẹp và yên bình thì vô số rắc rối lại ập lên người cậu. Một câu chuyện bí ẩn, đáng sợ về vụ giết người xoay quanh lễ hội Watanagashi hàng năm của làng. Nhưng đừng vội lo lắng, ngôi làng Shirakawa đáng sợ trong anime lại là một nơi rất tuyệt vời ngoài đời thực. Nhờ phong cách kiến trúc đặc biệt (Gassho Zukuri – Bàn Tay Cầu Nguyện), nơi này đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Khi đến nơi, bạn hãy ghé thăm đền Shirakawa Hachiman được xây dựng trong khoảng từ năm 708 – 715, là nơi lễ hội Doboroku diễn ra vào tháng 10 hàng năm. Người dân thậm chí còn xây riêng một khu vực cho các tín đồ phim kinh dị và anime có thể để lại những ghi chú, lời khen của mình về ngôi làng. 4/ Azabu Hikawa Shrine (Sailor Moon – Thủy thủ Mặt Trăng) Chắc hẳn có rất nhiều khán giả thuộc nằm lòng bộ anime Sailor Moon – Thủy thủ Mặt Trăng đúng không nào? Vì vậy điểm dừng chân tiếp theo chính là Tokyo, nơi các bạn nên đến ít nhất một lần trong đời. Những ngôi đền chính là điểm nổi bật tại Tokyo, fan anime chắc cũng không còn xa lạ với những ngôi đền này, vì trên thực tế, các ngôi đền trong anime lấy cảm hứng từ nhiều ngôi đền ngoài đời thật. Sailor Moon cũng không ngoại lệ. Trong Sailor Moon, đền thờ Azabu Hikawa xuất hiện cùng với Rei Hino (Thủy thủ Sao Hỏa), đóng vai trò là người canh giữ đền thờ. Ngôi đền ngoài đời được bao quanh bởi cây cối và chỉ cách ga xe lửa Azabu – Juban tầm mười phút đi bộ. Một điều hay ho nữa là tác giả Naoko Takeuchi của Sailor Moon cũng sống trong khu dân cư gần đó. 5/ Yotsuya (Kimi no Na Wa – Your Name) Cuối cùng không thể bỏ qua tác phẩm đình đám Your Name. Ở cảnh cuối, cũng chính là cảnh tạo nên điểm nhấn của phim, hai nhân vật chính Mitsuha và Taki cuối cùng cũng gặp được nhau trên hành lang cầu thang tưởng như rất bình thường nhưng bây giờ địa điểm này lại cực kỳ nổi tiếng. Những bậc thang này nằm cách ga xe lửa Yotsuya vỏn vẹn 10 phút, gần ngôi đền Suga. Nếu các bạn  đặt chân đến đây, hãy chụp thật nhiều ảnh. Thời gian tuyệt vời nhất là lúc hoàng hôn vừa lên! Nguồn: animenewsandfacts.com Người dịch: Minh Thanh

Coraline (2009) là bộ phim hoạt hình kinh dị, giả tưởng được làm từ kỹ thuật stop-motion. Bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Neil Gaiman. Vào thời gian bộ phim được phát hành, Coraline đã trở thành một trong những bộ phim stop-motion có doanh thu cao nhất, chỉ sau The Curse of The Wererabbit (2005) và Chicken Run (2000). Coraline đã đạt các giải thưởng liên quan đến mảng hoạt hình như: Thiết kế nhân vật xuất sắc nhất; Âm nhạc xuất sắc nhất; Nhân vật nữ hoạt hình xuất sắc nhất. Với chừng đó lời khen và đánh giá từ giới phê bình, Coraline đã trở thành bộ phim dành cho trẻ em nhưng lại chứa yếu tố khá đáng sợ. Nhưng đây không phải là bộ phim duy nhất đạt được sự thành công đó. 10/ Corpse Bride (2005) – Cô dâu ma Sự kết hợp giữa phong cách đặc trưng của Tim Burton cùng bầu không khí ma quái và cốt chuyện ly kỳ, khán giả dễ dàng nhận ra nhiều điểm tương đồng giữa Coraline và Corpse Bride. Coprse Bride là bộ phim hoạt hình thứ ba trong sự nghiệp của Tim Burton. Câu chuyện xoay quanh một chú rể, người cưới nhầm cô gái đã “chết”. Tương tự Coraline, các nhân vật mang nét sáng tạo tuyệt vời, độ hài hước vừa đủ để mang đến cho khán giả sự thích thú, bên cạnh đó là nỗi sợ bởi những khung hình tăm tối. Đồng thời, Coprse Bride cũng là một vở nhạc kịch, chính vì vậy mà nó đã mang lại sự siêu thực cho bộ phim, kết hợp giữa nhẹ nhàng, chậm rãi và kinh hãi, đáng sợ. 9/ Beetlejuice (1988) – Nước ép bọ Một phim khác của Tim Burton, nhưng không phải hoạt hình hay stop-motion mà là phim người thật hẳn hoi. Beetlejuice kể câu chuyện dưới góc nhìn của một cặp vợ chồng đã chết và ám chính ngôi nhà mà họ từng sống. Thực tế, bộ phim nghiêng về yếu tố hài kịch nhiều hơn là một tác phẩm kinh dị. Được đánh giá là có đầu tư và sáng tạo tốt, bộ phim cho khán giả thấy một cặp đôi khi đã chết sẽ “sống” hạnh phúc như thế nào. 8/ James And The Giant Peach (1996) – James và quả đào khổng lồ Bộ phim được chỉ đạo bởi đạo diễn của Coraline, Henry Selick. Câu chuyện dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên ra mắt năm 1961, xoay quanh một cậu bé bị thu nhỏ bằng với kích thước của một con côn trùng, và từ đó cuộc phiêu lưu của cậu cùng những sinh vật nhỏ bé bắt đầu. 7/ Edward Scissorhands (1990) – Edward Tay kéo Edwar Scissorhands cũng giống như Beetlejuice, là một bộ phim do người thật đóng. Tuy chất hài  đã được lãng mạn hóa trong phim này, song phim vẫn có một số đoạn khá hài hước. Mặc dù tạo hình của Edward có hơi đáng sợ đối với một đứa trẻ, nhưng nhân vật này lại là một anh chàng khá dễ thương và có cái nhìn hồn nhiên, ngây thơ về thế giới xung quanh. 6/ Monster House (2006) – Ngôi nhà quái vật Dù phim không thuộc thể loại stop-motion, Monster House vẫn xứng đáng là một trong những bộ phim hoạt hình kinh dị xuất sắc. Phim vừa hài hước, vừa kinh dị, xoay quanh một khu phố bị ám bởi một ngôi nhà trong mùa lễ Halloween. Bộ phim của đạo diễn Gil Kenan được sánh ngang với những kiệt tác của Tim Burton. Monster House là một bộ phim đề cao sự phiêu lưu nhưng lại theo chiều hướng khá ma quái, kỳ dị. 5/ Lemony Snicket’s A Series Of Unfortunate Events (2004) – Chuỗi sự kiện xui xẻo của Lemony Snicket Đây là bộ phim chuyển thể từ ba cuốn sách cùng tên. Một bộ phim hài đen tối kể về câu chuyện của những đứa trẻ mồ côi, bất hạnh và cuộc đấu tranh giữa chúng với Bá tước Olaf. Bộ phim đã giành được giải thưởng cho hạng mục “Trang điểm đẹp nhất” và được đạo diễn bởi Brad Silberling. 4/ Nine (2009) – Số 9 huyền thoại Bộ phim hoạt hình khoa học viễn tưởng này được đạo diễn bởi Shane Acker, dựa trên bộ phim ngắn trước đó của ông. Câu chuyện diễn ra vào thời kỳ đen tối năm 1930, khi tất cả nhân loại đã bị xóa sổ bởi những người máy vô hồn. Một nhà khoa học đã chế tạo ra chín con robot với tạo hình là những con búp bê, chứa đựng các phần linh hồn của mình nhằm cứu rỗi thế giới. Tuy có sự sáng tạo và tạo hình đẹp mắt, nhưng bộ phim nhận phải khá nhiều ý kiến trái chiều về việc “nội dung không có chiều sâu”. Song,  Nine vẫn được đề cao là bộ phim sánh ngang với những kiệt tác của Hayao Miyazaki. 3/ The Nightmare Before Christmas (1993) – Ác mộng trước Giáng Sinh Một bộ phim stop-motion khác đến từ đạo diễn Tim Burton, The Nightmare Before Christmas là hiện thân của sự sáng tạo về việc kết hợp hai ngày lễ Giáng Sinh và Halloween. Nội dung câu chuyện theo chân Vua Halloween – Jack, trong chuyến du ngoạn đêm Giáng Sinh. Ông quyết định đảm nhận vai trò của Ông già Noel và gây ra vô số hỗn loạn cho cả hai thế giới, thế giới Giáng Sinh và thế giới loài người. 2/ Frankenweenle (2012) – Chú chó Frankenstein Là bộ phim hoạt hình hài hước – kinh dị theo phong cách stop-motion của Tim Burton. Giống như Nine, bộ phim cũng dựa trên bộ phim ngắn cùng tên trước đó. Câu chuyện kể về một cậu bé đã cố gắng hồi sinh chú chó

Trước sự biến chuyển khó lường của đại dịch Covid-19, hầu hết mọi người đều phải tự cách ly tại nhà để bảo vệ bản thân cũng như những người khác. Việc ở nhà trong thời gian dài rất dễ gây  buồn chán, vì vậy  hãy cùng CMA điểm qua một số bộ anime thú vị để bạn giải tỏa căng thẳng trong những ngày dịch nhé! 7/ Sing “Yesterday” for Me Sing “Yesterday” for Me là bộ anime dựa trên manga cùng tên do Studio Doga Kobo sản xuất. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc sống của ba người bị mắc kẹt trong  những hối tiếc về quá khứ. Rikuo Uozumi là một trong ba nhân vật chính của bộ anime, Rikuo là một người bình thường, tốt nghiệp Đại học và có một công việc bán thời gian như bao người khác. Anh bị kìm hãm bởi những quá khứ đau buồn của bản thân, làm anh không thể sống như người bình thường được. Anh gặp Haru Nonoka, nữ chính của phim. Cô làm việc tại Mill Hall và không khác gì anh, cô cũng hoang mang về quãng đời còn lại của mình. Shinako Morinome là một người bạn học của Rikuo, đồng thời cũng là cô gái trong mộng của Rikuo. Cô làm giáo viên của một trường trung học, như nội dung, Shinako cũng gặp rắc rối với những hối hận trong quá khứ, khiến cô không thể sống một cách tích cực. Cả ba nhân vật đều có sự phát triển tâm lý một cách rõ rệt và mạnh mẽ, đó chính là mấu chốt làm cho bộ anime này nổi tiếng. Toàn bộ câu chuyện đưa chúng ta đến những thăng trầm trong cuộc sống, và hầu hết chúng ta đều có thể nhận thấy một chút bản thân mình trong đó. Ngoài ra cách vẽ, thiết kế nhân vật của bộ anime cũng rất đẹp mắt. Hiện Sing “Yesterday” for Me đang có 12 tập và được phát sóng trên Netflix. 6/ Dr. Stone Dr. Stone là bộ anime dựa trên manga cùng tên do Studio TMS Entertainment sản xuất. Nội dung câu chuyện xoay quanh sự kết thúc của nền văn minh nhân loại khi bỗng dưng mọi thứ đều biến thành đá chỉ trong một ngày. Senku Ishigami là nhân vật chính của anime. Cậu là  thiên tài trong mọi lĩnh vực khoa học. Khi Senku thức dậy sau vài triệu năm kể từ khi tận thế xảy ra, số mệnh đã định đoạt cậu là người duy nhất có thể đưa nền văn minh nhân loại trở lại một lần nữa nhờ tài năng xuất chúng và kiến thức sẵn có của mình. Senku được sự trợ giúp từ những người bạn là Taiju Oki và Yuzuriha Ogawa.  Tuy nhiên, trong quá trình hồi sinh nhân loại cậu luôn bị một người ngăn cản – Tsukasa Shishio. Anime có phong cách vẽ được đánh giá cao và một cốt truyện tuyệt vời. Dr. Stone hiện đang có hai mùa với tổng 35 tập. 5/ TONIKAWA: Over The Moon For You TONIKAWA: Over The Moon For You được sản xuất bởi Studio Seven Arcs. Anime xoay quanh cuộc sống của một cặp đôi mới cưới với những tình huống dở khóc, dở cười mà họ phải đối mặt trong đời sống thường ngày. Nasa Yuzaki nam chính của anime. Anh không may bị bắt nạt từ thuở thơ ấu do cái tên mà người ta cho là “kỳ lạ”, nhưng anh không để tâm đến điều đó. Vào một ngày, anh được cứu bởi Tsukasa Tsukuyomi, nhân vật nữ chính. Nasa bị thu hút bởi vẻ đẹp của Tsukasa và hỏi xem liệu cô có muốn cùng mình hẹn hò  không. Và rồi anh nhận được một câu trả lời vô cùng dí dỏm và kỳ lạ, cô đưa ra điều kiện là anh phải cưới cô nếu anh muốn được chấp nhận hẹn hò. Chính vì điều đó, cuộc sống hôn nhân giữa Nasa cùng người vợ đáng yêu Tsukasa bắt đầu. Cả anime thực sự mang lại cho người xem một cảm giác rất ấm lòng và vui vẻ. TONIKAWA: Over The Moon For You hiện mới ra mắt được  một mùa, với 12 tập. 4/ The God of High School Chắc hẳn nhiều khán giả không còn xa lạ với bộ anime đình đám của Studio MAPPA này. The God of High School xoay quanh việc các võ sĩ với những mục tiêu, võ thuật khác nhau chiến đấu trên võ đài để cạnh tranh “phần thưởng” dành riêng cho họ. Mori Jin là nhân vật chính của anime. Mori là một võ sĩ Taekwondo mạnh mẽ. Cậu tham gia giải đấu nhằm tìm lại người ông đã mất tích của mình. Câu chuyện bắt đầu khi Mori kết bạn với Daewi Han và Mira Yoo, và tương tự như Mori cả hai đều rất giỏi võ thuật. The God of High School gồm 13 tập, phần 2 rất có thể sẽ được ra mắt trong thời gian tới. 3/ Classroom Of Elite Classroom Of Elite  dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, được sản xuất bởi Studio Lerche. Anime xoay quanh cuộc sống của những học sinh trung học khi họ phải đối mặt với những âm mưu ẩn giấu đằng sau ngôi trường. Kiyotaka Ayanokoji  nhân vật chính của anime, chỉ là một học sinh khối D (ngôi trường phân từng cấp học theo khối A – B – C – D…). Ayanokoji tuy trông có vẻ giống như bao người bình thường khác nhưng cậu lại có một khả năng hơn người. Cậu làm bạn với nữ chính Suzune Horikita. Cô là người có tư tưởng chống đối xã hội và chỉ biết nghĩ cho bản thân. Horikita luôn muốn học ở khối A. Toàn bộ anime được đánh giá là bí ẩn và ly kỳ, ngoài ra, nhờ độ “cool ngầu”

Mieruko – chan chính thức ra mắt trailer mới và dự kiến phát hành vào tháng mười sắp tới. Đoạn trailer cũng hé lộ các nhân vật/diễn viên lồng tiếng cho bộ anime được chuyển thể từ truyện tranh này. >> Xem trailer: Tại đây Cụ thể: Một ngày, Miko đột nhiên nhìn thấy những sinh vật kỳ dị – thứ mà những người bình thường không thể thấy được. Tuy nhiên, phản ứng của Miko không phải là chạy hay la hét ầm ĩ, mà là phớt lờ và làm ngơ, vờ như những sinh vật này không hề tồn tại. Liệu cô có thể giữ cái đầu lạnh, khuôn mặt “giả vờ” và tiếp tục cuộc sống hàng ngày trong bao lâu khi xung quanh toàn là những con quái vật kỳ dị? Sora Amamiya trong vai Miko Yotsuya, cũng sẽ là người hát bài OP ”Mienai Kara ne!?” cho “Mieruko – chan”. Ngoài Takahiro Majima và Shitaro Matsushima lần lượt giữ vai trò trợ lý đạo diễn và trợ lý chỉ đạo, Kana Utatane soạn nhạc, còn có một số nhân vật góp mặt vào khâu  sản xuất  như: -Thiết kế nhân vật phụ: Kyoko Kametani, Futoshi Chikkyo, Tin -Thiết kế quái vật: Makoto Uno (High School DxD), Yasuhiro Moriki, Futoshi Chikkyo, Katsuzo Hirata, Hiroya Iijima, Hiroyasu Oda từ Studio Mogana -Giám đốc phim: Masahide Yanagisawa, Hideki Hashimoto, Katsuzo Hirata, Kyoko Kametani, Yuka Takashina -Biên tập viên: Ayako Tan -Họa sĩ màu sắc: Ritsuko Utagawa -Thiết kế visual: Midori Iwasawa, Shin Watanabe -Giám đốc nghệ thuật: Ayano Okamoto -Đạo diễn hình ảnh:  Hyo Mok Yang -Sản xuất âm nhạc: Kadokawa -Đạo diễn âm thanh: Fumiyuki Go -Hiệu ứng âm thanh: Maki Takuma -Sản xuất âm thanh: Magic Capsule Bộ anime dự kiến sẽ xuất hiện trên các kênh Tokyo MX, BS NTV, AT – X… Nguồn: animenewsnetwork.com Người dịch: Minh Thanh

Tài khoản Twitter chính thức của tạp chí Weekly Shonen Jump thông báo rằng manga Jujutsu Kaisen của họa sĩ truyện tranh Gege Akutami sẽ tiếp tục ra số mới nhất vào ngày 2 tháng 8 sắp tới sau khoảng thời gian tác giả nghỉ bệnh. Trước đó, Akutami cho biết Jujutsu Kaisen sẽ gián đoạn khoảng 1 tháng và đảm bảo với người hâm mộ rằng tình trạng sức khỏe của anh vẫn hoàn toàn ổn. Cho những bạn chưa biết, Jujutsu Kaisen là một trong những manga/anime tuyệt vời của studio MAPPA. Nội dung câu chuyện gói gọn trong một thế giới, nơi mà con người chung sống với những loài quỷ cổ xưa. Nhân vật chính của mạch truyện, Itadori Yuji, một học sinh trung học bình thường, nhưng lại có một sức khỏe thể chất trời ban. Cậu  dành  hầu hết thời gian vừa để chăm lo cho người ông mắc bệnh nặng vừa để học hành. Tất cả các câu lạc bộ thể thao đều muốn có được Itadori nhưng trái ngược với mong muốn của họ, cậu đam mê và đắm chìm vào câu lạc bộ Huyền Bí trong trường. Một ngày nọ, quản lý của câu lạc bộ – một cô gái mọt sách, đã tình cờ tìm ra ngón tay của con quỷ cổ xưa Sukuna, họ rất phấn khích với phát hiện này, nhưng cả hai đều không  biết được những chuyện sẽ xảy ra sau khi họ gỡ phong ấn trên ngón tay đó. Hiện manga đã phát hành hơn 50 triệu bản. Anime Jujutsu Kaisen đã khởi chiếu từ ngày 2 tháng 10 năm ngoái (hiện đang có 24 tập). Sắp tới sẽ có một MOVIE dành riêng cho một nhân vật trong anime có tên Jujutsu Kaisen 0 the Movie, tiền truyện của Jujutsu Kaisen. Nguồn: animenewsnetwork.com Người dịch: Minh Thanh

Cùng xem tác phẩm sau 15 buổi học của lớp Digital Painting Online chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) tại CMA nè các bạn ơi! Thật vui mừng khi thấy các bạn thu hoạch được những hành trang cần thiết cho mình sau 15 buổi học, dù có xuất phát điểm, độ tuổi và kinh nghiệm vẽ khác nhau. Không chỉ cung cấp các kiến thức cơ bản, khóa học còn giúp các bạn cải thiện và nâng cao kỹ năng vẽ trên máy, đặc biệt là thông qua phần sửa bài siêu kỹ của Giáo viên. >> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Online Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) tại Đây (Comic Media Academy – CMA)

Bài sáng tác Digital Painting của Đậu Hồng Quân , học viên Khóa 11, hệ Kỹ thuật viên. Bài sáng tác đúc kết quá trình rèn luyện kỹ năng trong mùa Covid của học viên. Tác giả: Đậu Hồng Quân Học viên hệ Kỹ thuật viên Khóa 11 Ngành: Họa sĩ Hoạt hình Chủ đề: Covid – 19 Giai đoạn thực hiện: Học kỳ 2

Portfolio ấn tượng là một yếu tố giúp bạn có thể nhận được việc làm. Nhưng hiện nay có rất nhiều portfolio được đầu tư hoàn hảo đang cạnh tranh ngoài kia, thật khó để portfolio của bạn có thể trở nên nổi bật. Việc tạo ra một nơi “trưng bày” trực tuyến các tác phẩm của bản thân đòi hỏi rất nhiều công sức và sự tỉ mỉ. 17 thiết kế portfolio dưới đây đến từ các nhà thiết kế tự do và studio chuyên về lĩnh vực này. Tất cả chúng đều rất “khác biệt” và nổi bật vì những lý do khác nhau: hoạt ảnh đầy tinh tế, tính thẩm mỹ kỳ lạ hay trải nghiệm người dùng thú vị. Những portfolio này đều cho thấy tư duy đổi mới và sự tinh tế luôn đi song song với nhau và chúng có tác động tích cực đến sự quan tâm của khách hàng tiềm năng. 1/ Studio Feixen Studio Feixen là studio thiết kế có trụ sở tại Thụy Sĩ. Họ đã tạo ra phong cách riêng với châm ngôn “ít hơn là nhiều hơn” (less is more) cho các thiết kế portfolio và điều này thực sự rất hiệu quả. Thông thường,  tôi sẽ khuyên bạn nên xem có chọn lọc, nhưng tôi rất thích sự phối hợp về màu sắc và tầm ảnh hưởng của các dự án  trên trang web này. Các dự án được chia thành các mục khác nhau và  tất cả đều được sắp xếp một cách  trật tự 2/ RoAndCo Được thành lập bởi giám đốc sáng tạo Roanne Adams, RoAndCo có trụ sở tại NYC chuyên cung cấp các phương pháp thiết kế, xây dựng thương hiệu và định hướng sáng tạo cho các nhóm khách hàng, chủ yếu về thời trang, làm đẹp, công nghệ và phong cách sống. Danh mục của RoAndCo là một trải nghiệm phù hợp với đặc tính công việc của studio. Các dự án được trình bày theo kiểu gần giống như tạp chí, cho phép người xem lướt qua các hình ảnh được chia đôi trên màn hình, các bản trình chiếu hoạt hình và video toàn màn hình. Đây là một thiết kế portfolio rất đáng xem, cho dù bạn lướt web trên máy tính hay thiết bị di động thì cũng có thể mở trang web của RoAndCo để tham khảo. 3/ Robin Mastromarino Nhà thiết kế giao diện Robin Mastromarino có trụ sở tại Paris sử dụng một số hoạt ảnh có giao diện gọn gàng để sắp xếp  mọi thứ  trông thật “fresh” trên trang web của mình. Robin Mastromarino dùng hiệu ứng “lăn bánh” cho trang web, khi chúng ta dùng thanh kéo di chuyển, trang web tựa như một bánh xe sẽ lăn tới nội dung  chúng ta muốn xem. 4/ Active Theory Vào trang web của Active Theory giống như bạn đang ghé thăm một thế giới hoàn toàn mới lạ. Trang web sử dụng sự trầm lắng, mang phong cách cyberpunk xuyên suốt và điều này mang lại hiệu quả tuyệt vời. Từ hoạt ảnh trang chủ với các hiệu ứng do con trỏ kích hoạt, đến trang giới thiệu ba chiều, tất cả kết hợp với nhau để tạo thành một khối gắn kết. Studio luôn sắp xếp các dự án một cách gọn gàng. Mỗi hình ảnh động toàn màn hình được phủ bằng một đoạn giới thiệu ngắn và mỗi liên kết đều liên quan đến thông tin khác, bao gồm các nghiên cứu  chi tiết được lưu trữ trên media. 5/ Velvet Spectrum Velvet Spectrum là biệt danh của nghệ sĩ hình ảnh và nhà thiết kế Luke Choice. Anh ấy sắp xếp mọi thứ đơn giản trên trang chủ của mình bằng cách dựng các hình thu nhỏ đầy màu sắc rực rỡ. Nền đen giữ cho mọi thứ sạch sẽ và giúp tác phẩm nổi bật. Nó tạo nên một danh mục thiết kế đơn giản nhưng đầy hiệu quả. 6/ Locomotive Thiết kế portfolio ấn tượng này đến từ Locomotive, một studio có trụ sở tại Quebec, Canada. Studio chuyên tạo ra những trải nghiệm kỹ thuật số, chủ nào – tớ nấy, cho nên portfolio đại diện của Locomotive cũng luôn nổi bật. Hình ảnh động vui nhộn, có tính giải trí làm cho toàn bộ trang web trở nên sống động. Có vẻ như sự tích cực và nỗ lực đã được dồn vào từng khía cạnh của trang web: menu bánh hamburger cho đến những hình ảnh động đầy bất ngờ trên trang Giới thiệu. Những điều bất ngờ nho nhỏ này giúp thu hút sự chú ý của người xem trong khi họ lướt web, đây là một ví dụ hoàn hảo về việc sử dụng hiệu quả hoạt ảnh mà không phô trương hoặc gây mất tập trung. 7/ Studio Thomas Được đặt theo tên của hai giám đốc sáng tạo, Thomas Austin và Thomas Coombes, Studio Thomas là một studio ở Đông London. Portfolio của họ là một ví dụ tuyệt vời về thiết kế web Brutalist với nhiều  thẩm mỹ. Các dự án được trình bày gọn gàng với hình ảnh rõ ràng và mô hình khung dây. Trang web phản ánh hoàn hảo thái độ tìm tòi và thử nghiệm mới lạ của studio, vì thế slogan của studio là “Thiết kế cho các thương hiệu đầy táo bạo”. 8/ Buzzworthy Studio Được mô tả là một studio kỹ thuật số có cá tính mạnh ở Brooklyn, Buzzworthy Studio đã tìm ra nhiều cách để phát huy điều đó, và trang web portfolio của học đã làm được. Kiểu chữ in đậm và hình ảnh động kết hợp giúp thu hút sự chú ý, với con mắt thẩm mỹ đảm bảo người xem sẽ quan tâm  các dự án của Buzzworthy. 9/ Xavier Cussó Trang web portfolio tuyệt đẹp này dành cho nhà thiết kế Xavier Cussó, có

Sau đây là hướng dẫn từng bước cách vẽ thân, tập trung vào từng vùng trên cơ thể người. Học cách vẽ thân sẽ tạo ra nền tảng lâu dài cho sự nghiệp vẽ của bạn. Phần thân là phần cốt lõi của cơ thể, một tư thế sẽ thể hiện rất nhiều ý tưởng, cử chỉ nếu được vẽ thành thạo. Phần thân có lẽ là một trong những điểm dừng đầu tiên của bạn khi quan tâm tới hình họa, bởi vì nó rất cần thiết  trong việc hiểu tỷ lệ cơ thể. 1/ Nghiên cứu hoạt động của thân trên Thân là phần cốt lõi vì nó chiếm một tỷ lệ lớn trong khối lượng của cơ thể, và có sự tương tác giữa ngực và hông. Có rất nhiều chuyển động ở phần thân như nghiêng sang trái hoặc phải, uốn cong về phía trước và phía sau. Hãy bắt đầu bằng cách mô tả lại những chuyển động này. 2/ Chú ý cách nghiêng của phần thân Vai và hông có thể di chuyển cùng lúc, dẫn đến một bên của thân bị nén lại, trong khi bên kia duỗi ra. Cố gắng tìm liên kết của vai hoặc xương đòn và  xương chậu – những đường này thể hiện sự nghiêng của các bộ phận như ngực và xương chậu. Bên nào kéo chúng lại với nhau và bên nào kéo chúng ra xa nhau? Hãy thử cầm bút lên theo chiều ngang và so sánh với góc của vai và hông. 3/ Sử dụng các điểm mốc (landmarks): Các hình thức của thân Đánh dấu những vị trí trên cơ thể mà chúng ta khó có thể nhìn thấy, đặc biệt là những phần bên dưới da, như khung xương. Trên thân, chúng ta có các điểm mốc được tạo bởi xương đòn, lồng ngực – xương sườn thứ 10 – và mào chậu của hông ở mặt trước. Ở mặt sau, chúng ta có xương sống và xương cùng. Lồng ngực và khung chậu là những bộ phận có cấu trúc lớn, cứng trong khung xương mà thân được xây dựng dựa trên đó. Sử dụng các mốc này để đơn giản hóa chúng. 4/ Sử dụng các điểm mốc: Tỷ lệ của thân Ngoài các mốc xương, chúng ta còn có các điểm mốc giúp điều hướng tỷ lệ. Thông thường, một đầu trở xuống từ gốc cằm là vị trí của nhũ hoa, rốn và cơ quan sinh dục thì dài hơn một đầu. Điều này có thể thay đổi một chút tùy theo các cá nhân, đặc biệt là những người nặng hơn, nhưng nói chung đó là một cách hữu ích để kiểm tra tỷ lệ của thân. Thông thường, phần thân chỉ kết thúc quá nửa cơ thể, tùy thuộc vào chiều dài chân của mỗi người. 5/ Chú ý nhịp điệu của thân Phần thân có một vài động tác  giúp chúng ta mô tả lại hình dạng của cơ thể, bằng cách uốn cong để phù hợp với cơ bắp và da thịt khi cơ thể di chuyển. Ở mặt trước, phác thảo một đường cong từ mỗi nách qua ngực, một cặp hai bên của bụng giao với mốc xương sườn thứ mười và một đường chính giữa những đường này giúp mô tả thể tích của lồng ngực. Ở mặt sau, vẽ một đường thẳng ở giữa – theo vết lõm của cột sống – và phác thảo một đường cong chạy dưới xương bả vai. 6/ Nghiên cứu các cơ phía trước Có ba cơ lớn mô tả hầu hết phần thân: cơ ngực, cơ bụng và cơ xiên. Cơ ngực gắn giữa cánh tay và ngực, sẽ phẳng lại khi ta nâng tay lên. Bụng nằm giữa lồng ngực và xương chậu. Khi cơ thể uốn cong về phía trước hoặc phía sau, chúng sẽ kéo căng hoặc nén lại. Cơ xiên hoạt động tương tự như cơ bụng, nhưng ở hai bên; chúng hoạt động khi uốn cong hoặc xoay người sang một bên, tạo ra một lực nén, trong khi phía đối diện duỗi ra. 7/ Nghiên cứu cơ lưng Cơ “hình thang” (trapezius) là một cơ lớn ở lưng chạy từ cổ và vai, giữa xương bả vai đến đáy lồng ngực. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến bề mặt cơ thể, đặc biệt là xung quanh vai. Cơ latissimus là một cơ quan trọng khác ở lưng, gắn từ cánh tay đến trung tâm của lưng và xương cùng, bao phủ một vùng lớn. Và nó không phải lúc nào cũng rõ ràng để có thể nhìn thấy. 8/ Nghiên cứu vùng dưới cánh tay Phần dưới cánh tay hay còn gọi là nách thường không được chú trọng  vì độ phức tạp của nó, mặc dù khu vực này rất quan trọng trong việc mô tả thể tích của thân.  9/ Tìm hiểu phần ngực Ngực là điểm dùng để phân biệt  người mẫu nam và nữ. Mặc dù ngực là một đặc điểm nằm trên bề mặt, chúng vẫn chịu ảnh hưởng của các bộ phận khác bên dưới da. Một vấn đề phổ biến là chúng ta thường vẽ ngực không được chân thực và có phần “cứng” hơn thực tế. Chúng bị trọng lực kéo xuống và có xu hướng phẳng hơn ở  phần trên, trong khi phần dưới tròn hơn. Lưu ý rằng hai bầu ngực luôn vừa vặn với thể tích căng tròn của ngực và được ngăn cách bởi một khe hở nhỏ. 10/ Chú ý đến vùng thắt lưng Thắt lưng cũng là một khu vực giúp phân định  khác biệt giữa hai giới, ở đây nam giới có nhiều cơ và mỡ hơn, trong khi nữ giới có xu hướng eo hẹp hơn. Khi vẽ thắt lưng, hãy chú ý đến vị trí của rốn so với đỉnh của hông. 11/ Quan sát các khớp lồng với nhau

Hãy cùng tạo ra những khuôn mặt nhân vật manga hấp dẫn với 17 mẹo dưới đây. Khuôn mặt nhân vật là một phần quan trọng trong việc vẽ manga. Tôi đã mua rất nhiều sách hướng dẫn tạo phong cách nghệ thuật của riêng mình và nhận ra rằng các phương pháp vẽ này cũng tương tự như phong cách vẽ truyện tranh phương Tây (Comic). Về cơ bản, bạn sẽ sử dụng bút chì để vẽ các hình dạng đầu và sau đó thêm các đường nét để chỉ ra vị trí mắt và tâm điểm của khuôn mặt. Khi bản phác thảo được hoàn thành, dùng bút mực để hoàn thành nhân vật cho rõ ràng hơn. 1/ Thiết lập Dành một vài phút để cài đặt cấu hình của các công cụ vẽ. Ví dụ: máy tính bảng có Pen Pressure thì bút vẽ nên cài chế độ mặc định ở mức tối đa. Khi vẽ bạn sẽ phải ấn mạnh bút xuống bề mặt của máy tính bảng để đạt được công suất tối đa. Việc vẽ với các cài đặt Pressure and Threshold (Áp suất và Ngưỡng tối đa) có thể dẫn đến các “đường dao động”. Bằng cách điều chỉnh Ngưỡng áp suất và giảm Ngưỡng đầu ra tối đa xuống khoảng 60% của Áp suất, bạn có thể tạo các đường nét (ở đây là cài đặt Pressure làm sao cho 2 đầu của nét không cùng một độ lớn mà nhỏ dần đi) mà không cần lo lắng về việc tất cả các nét đều giống nhau. 2/ Sử dụng mũi tên để đánh dấu các đặc điểm chính trên khuôn mặt Sau khi vẽ đầu (hình 1), tôi quyết định hướng nhân vật đang xoay mặt. Hãy quan sát phần đầu như một dạng 3D, vẽ một đường ngang uốn cong dọc theo bề mặt. Khi vẽ đường này, nên lưu ý xem đầu nghiêng theo hướng lên hay xuống, quay sang trái hay phải. Để sửa hướng của đầu, vẽ một mũi tên hướng lên trên (hình 2). Điều này giúp xác định vị trí sống mũi. Khi đã xác định được vị trí quan trọng này của khuôn mặt thì bạn có thể nhanh chóng vẽ và phác thảo theo đường chính giữa khuôn mặt, mắt, lông mày, miệng và cằm (hình 3). 3/ Sử dụng các phương pháp vẽ để phác thảo đầu Tôi vẽ các bản phác thảo bằng nét lớn thay vì nét mảnh. Sử dụng một brush lớn với khoảng 60 đến 80% opacity để vẽ. Tiếp theo, sử dụng giá trị tối hơn,  phác thảo phần đầu và vẽ các đặc điểm chính. Tôi vẽ biểu cảm của miệng và mắt bằng cách chọn tông màu xám. Cuối cùng, chỉnh sửa lại tóc để có “sự cảm nhận” về hình dạng của nó, tô các đường nét để đạt được hình dạng mà mình muốn. 4/ Ghi chép các biểu cảm trong bản phác thảo Các đặc điểm biểu cảm chính của khuôn mặt con người bao gồm miệng, lông mày và mắt. Khi vẽ một nhân vật  có cảm xúc cụ thể, trước tiên, hãy vẽ nguệch ngoạc  về biểu cảm mà bạn có trong đầu. Sau khi bản phác thảo này hoàn thành, hãy cố gắng chọn ra một số cơ quan nhất định trên khuôn mặt để thể hiện biểu cảm. Miệng có mở không? Có nghiến răng không? Biểu hiện của lông mày trông như thế nào? 5/ Vẽ các khối hình (shape) Đây là một số dạng khối hình. Vẽ một đường ngang qua các hình  này sẽ tạo cảm giác về chiều sâu cho đối tượng, biến nó thành dạng 3D. Sau khi phác thảo thiết kế, hãy nghĩ về chúng dưới dạng các hình khối để có thể tô bóng cho phù hợp với hướng ánh sáng trong bố cục. Đây là cách thực hành tốt khi vẽ các đầu có hình dạng khác nhau. 6/ Tỷ lệ đầu nên chính xác Các nhân vật trong manga thường có những đặc điểm phóng đại như mắt to và mũi nhỏ, nhưng tôi  cảm thấy rằng hình dạng của hộp sọ vẫn phải phù hợp với size của hộp sọ người. Trên đây là hình vẽ đơn giản một hộp sọ, với bộ não và xương mặt cân đối với nhau. So sánh đầu người thường với đầu nhân vật manga và bạn có thể thấy rằng tỷ lệ khá giống nhau. Tai vẫn nằm trên nửa dọc của vỏ não, trong khi đường chân mày nằm trên nửa ngang của vỏ não. 7/ Vẽ răng Răng là một trong những thứ mà tôi thực sự thích vẽ và tôi thường không vẽ những chiếc răng thẳng một cách hoàn hảo. Một số nhân vật manga hoặc anime có những chiếc răng nanh nhỏ trông khá kỳ lạ, mang lại cảm giác dễ thương. Tôi kết hợp sự dễ thương này vào một số nhân vật của mình, tôi  thường vẽ những chiếc răng khấp khểnh, một số chiếc răng mọc lệch về phía sau và những chiếc răng nanh đẩy ra phía trước. 8/ Sử dụng điểm sáng và phủ bóng trên mũi Phần sống mũi của khuôn mặt luôn là một đường dốc và phần nhô ra sẽ ít rõ ràng hơn đối với nhân vật theo phong cách manga. Thay vì vẽ một đường cứng để chỉ sống mũi, tôi sử dụng bóng hoặc highlight với một cạnh sắc nét dọc theo sống mũi 9/ Tạo phần đầu nghiêng Hãy thử hình dung độ nghiêng đầu. Sử dụng hình tròn và hình hộp, có thể hình dung đầu nghiêng sẽ như thế nào khi nhìn từ bên cạnh. Tôi vẽ các đường thẳng đứng kéo dài từ các đặc điểm chính như cằm, tâm não, tai và đỉnh đầu. Điều này cho phép tôi nhìn thấy những gì mình cần vẽ khi thử vẽ

Học cách dựng mô hình môi trường 3D trước khi làm nó trở nên sống động hơn bằng Photoshop. Mục đích của bài viết này là hướng dẫn bạn tạo ra một nơi tuyệt vời từ trí tưởng tượng của mình. Có thể là một căn phòng ấm cúng, một ngôi đền bí ẩn hoặc một quán cà phê. Tôi thích làm việc trên mô hình 3D mà mình đã lập ra trong 3ds Max và chiếu sáng qua Unreal Engine 4 (UE4). Nếu bạn muốn hiện thực hóa các ý tưởng của mình, việc có một cơ sở đã được mô hình hóa sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. 1/ Lập bố cục cho tranh của bạn Khi bắt đầu vẽ một bức tranh, tôi luôn tạo sẵn một ý tưởng sơ bộ về nó. Sau đó là bắt đầu phác thảo. Tôi chưa quan tâm ngay đến phối cảnh, vì mô hình 3D sẽ làm thay điều đó. Tôi chỉ sử dụng brush tròn cứng của Photoshop để vẽ màu và lên nét. 2/ Thử nghiệm bằng 3D 3D là một nguồn tài nguyên tuyệt vời và hiệu quả. Tôi tạo các mô hình cơ bản như đá, cây cối và thuyền trong 3ds Max, sau đó thiết lập chúng trong Unreal Engine 4. Bên trong UE4 tôi chỉ dùng Skylight để điều khiển màu bóng và DirectionalLight, hoạt động như “mặt trời”. Tất cả các mô hình đều có chất liệu màu xám trơn ngoại trừ nước, chất liệu này có màu xanh lam trong suốt để  người xem có thể nhìn thấy vật thể dưới nước. 3/ Xem xét các thành phần Bây giờ tôi bắt đầu thử nghiệm với bố cục và ánh sáng, bằng cách di chuyển các đối tượng xung quanh và thay đổi tỷ lệ của chúng, xoay “mặt trời” cho đến khi cảm thấy phù hợp. Tôi tăng tỷ lệ lên rất nhiều để khung cảnh có cảm giác gần gũi hơn, đồng thời cũng thay đổi bố cục. 4/ Phác thảo trên mô hình 3D Môi trường 3D của tôi đến giai đoạn này đã hoàn chỉnh và hoạt động như một cơ sở tham chiếu tuyệt vời cho bức tranh. Tuy nhiên, nó nhìn vẫn còn khá đơn giản và chưa có trọng tâm, vì vậy, tôi  trở lại Photoshop, bắt đầu vẽ chi tiết hơn. Sử dụng brush tròn cứng tương tự như cho bản phác thảo ban đầu  và bắt đầu việc phác thảo cây cối, đạo cụ và các chi tiết trong cảnh. 5/ Sử dụng các giá trị màu sắc Cơ sở 3D cung cấp một khởi đầu tốt cho các giá trị của bức tranh. Tuy nhiên, có một số khu vực có thể cải thiện tốt hơn. Tôi không tập trung nhiều vào việc vẽ làm sao cho hình ảnh chính xác về mặt vật lý mà thay vào đó  “bẻ cong” thực tế để cải thiện ánh sáng và nâng cao chất lượng. Trên một layer mới với brush tròn lớn,  tôi chọn màu từ nền 3D và vẽ các vùng ánh sáng mới, các vùng bóng và tối của nền. 6/ Lên màu Khi tô thường hơi khó lên màu như ý chúng ta muốn nên tôi luôn chuẩn bị nhiều hình ảnh để tham khảo. Tạo thêm một layer mới và chỉnh sửa các giá trị màu bằng brush tròn cứng với Hue Jitter. Tôi vẽ với opacity thấp để các giá trị cũ vẫn hiển thị bên dưới, và tô qua loa một số màu cho các vật liệu khác nhau như đá, nước và thực vật. Giai đoạn này màu sắc vẫn khá đơn giản và bão hòa. 7/ Thử lên màu các layer Nhiều màu sắc trong tranh của tôi có đôi khi đến từ “tai nạn bất ngờ” như lúc tôi thử tô các màu khác nhau trên nhiều layer và chế độ layer (chẳng hạn như Screen, Exclusion và Lighten) thay vì tô chính xác màu như đã dự định. Tôi bắt đầu thêm các layer mới bên dưới các layer màu hiện  có và tô các khối màu với Hue Jitter để xem nó trông như thế nào. Tôi cũng thêm các lớp màu mới bên trên và  sắp xếp chúng lại. 8/ Điều chỉnh lại các giá trị bằng các layer khác nhau Việc tô màu quá nhiều khiến chúng ta mất đi giá trị ban đầu của bức tranh, vì vậy tôi lấy layer 3D với các giá trị đã có trước đó, sao chép nó và sau đó đưa nó lên trên cùng các layer. Tiếp theo, tôi thử với các chế độ layer khác nhau, tôi chọn Vivid Light. Điều chỉnh màu sắc của layer giá trị để nó trông ấm hơn bằng cách vào Image > Adjustments > Hue/Saturation. 9/ Thống nhất các màu với nhau Ở bước này tôi đã sửa xong các giá trị, tạo một layer mới và thêm một gradient đơn giản bằng công cụ Gradient. Gradient bao gồm hai màu tương đối giống nhau, chẳng hạn như cam và vàng hoặc xanh lá cây và xanh lam. Thử nhiều chế độ Layer khác nhau và thay đổi Opacity và Hue (sử dụng phương pháp ở bước 8) của layer, cho đến khi cảm thấy ổn nhất. 10/ Vẽ tranh Bây giờ tôi bắt đầu quá trình vẽ tả thực. Sử dụng công cụ Polygonal Lasso, chọn các khu vực vừa và lớn để tô trước, chẳng hạn như bề mặt đá. Sử dụng lại brush cứng Round, và  tôi thường bật Hue Jitter để dễ thay đổi màu sắc. Bật và tắt layer 3D để dễ xem xét vị trí của ánh sáng và bóng tối khi tô. 11/ Vẽ các chi tiết Khi đã tô màu xong các khu vực lớn, tôi bắt đầu vẽ chi tiết hơn. Ở giai đoạn này, tôi bắt đầu từ vẽ dưới nước, chỉ vẽ trước

Hãy cùng tìm hiểu cách trở thành một Character Designer (người thiết kế nhân vật) với những mẹo sau đây. Ai nói ước mơ thì không thể thành hiện thực? Nếu bạn từng tự hỏi làm thế nào để trở thành một Character Designer thì câu chuyện của Brittany Myers sẽ khiến bạn phải chú ý. Năm 2018, Myers bắt đầu công việc thiết kế nhân vật tại Netflix Animation cho bộ phim Over the Moon. Over the Moon là bộ phim hoạt hình được đạo diễn bởi nghệ sĩ yêu thích của Myers, họa sĩ minh họa và hoạt hình, Glen Keane – người đã khiến Myers phấn đấu trở thành một nhà thiết kế nhân vật khi còn bé. Over the Moon kể về câu chuyện của một cô gái tuổi teen xây một con tàu tên lửa để có thể gặp  nữ thần trên mặt trăng. Myers đã thiết kế cho nhân vật chính của phim: Fei Fei, 13 tuổi. 1/ Quan sát những người xung quanh Khi Myers 14, cha cô có quen biết một người bạn đã từng làm việc tại Disney.  Cha của Myers đã gửi cho người này tác phẩm của cô. Mặc dù Myers vẫn cần phải học hỏi nhiều điều để hoàn thiện kĩ thuật của mình, nhưng người nghệ sĩ tin rằng Myers sẽ phát triển rất tốt thông qua  việc học tập và thực hành. Myers chia sẻ rằng bạn có thể học cách kể chuyện trực quan bằng cách quan sát mọi người. Cô thích đến quán cà phê để quan sát hoạt động của mọi người. Myers đã theo học tại Học viện Nghệ thuật California (CalArts), nơi có các vũ công và trẻ em theo học làm người mẫu. Thử thách cô tự đưa ra cho bản thân là “ghi lại” những chuyển động của người mẫu và vũ công trong một bản vẽ tĩnh. “Nó buộc bạn phải tập trung vào các giác quan hơn.” Myers nói. Myers sử dụng tư thế, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể để truyền tải cảm xúc. Cô thường vẽ cho các nhân vật của mình một đối tượng để tương tác hoặc một hành động để làm. Ngay cả đường nét và hình dạng của nhân vật cũng nói lên điều gì đó về họ. “Luyện tập vẽ lại mọi khoảnh khắc và vẽ làm sao cho hình mẫu thật chân thực.” 2/ Thử nhiều phương hướng với thiết kế của bạn Myers đã thử nhiều thiết kế cho Fei Fei sau khi tự đặt câu hỏi: ” Cần tạo ra phong cách phim như thế nào?” Myers chọn ra những khoảnh khắc nhỏ trong kịch bản Over the Moon và minh họa lại chúng. Cô không chỉ vẽ những tư thế tĩnh  mà còn vẽ Fei Fei đang đạp xe hoặc ôm chú thỏ cưng của mình. Myers muốn những hình ảnh này trông thật năng động để gợi lên đặc điểm  nổi bật của nhân vật Fei Fei. 3/ Thể hiện cá tính qua nét vẽ   Myers đã “đặt” Fei Fei cùng với bố mẹ cô bé trong cùng một bối cảnh. Myers cho biết: “Đó là một cách hay để xem các nhân vật tương tác với nhau như thế nào.” Người cha được tạo ra từ các hình  góc cạnh vì tính cách của ông thể hiện tính khoa học và sự thật. Người mẹ có tính cách tương tự Fei Fei – cô ấy cũng tin vào nữ thần trên mặt trăng – vì vậy mà hình dạng của cô ấy tròn hơn, trông tự do hơn. 4/ Xây dựng đa dạng nhân vật   Myers đã làm việc cho nhiều dự án khác nhau trong đó có Spider-Man: Into the Spider-Verse, phim hoạt hình đã đoạt giải Oscar, và công việc chủ yếu của cô là vẽ các nhân vật quần chúng. ” Công việc này thực sự rất thú vị bởi vì những nhân vật quần chúng thường không bị soi mói nhiều. Bạn phải thiết kế rất nhiều kiểu người với các kiểu cơ thể, giới tính, chủng tộc khác nhau. 5/ Xây dựng một portfolio online vững chắc   Myers đã đăng các tác phẩm fan-art nhân vật Ariel trong The Little Mermaid lên các trang mạng xã hội về lĩnh vực liên quan. Keane đã nhìn thấy nó (“Thật kì diệu, tôi không biết làm sao mà anh ấy thấy được chúng” – cô nói) và đề nghị cô làm việc cho ông. Điều tương tự cũng xảy ra với Sony, đó là lý do tại sao Myers nhấn mạnh tầm quan trọng của một portfolio được đầu tư. Bạn nên lên mạng  tìm kiếm các portfolio của những nghệ sĩ mà bạn quan tâm, và quan sát cách trình bày và những gì họ thể hiện trong portfolio. Portfolio  thể hiện bạn là một chuyên gia về một lĩnh vực hay một người biết nhiều thứ. Myers nói rằng bạn sẽ dễ tìm việc hơn nếu bạn có thể làm một chút mỗi thứ: phát triển hình ảnh, môi trường, bảng phân cảnh (storyboard). Tuy nhiên, Myers luôn xem mình là một chuyên gia – một nhà thiết kế nhân vật có cá tính riêng – nên đó là cách cô ấy thể hiện bản thân trong portfolio của mình. Nếu bạn định chuyên sâu về một thứ thì bạn nên thực sự giỏi về nó. 6/ Thể hiện kĩ năng bản thân   Myers nói rằng hiện nay rất ít tuyển dụng công việc liên quan đến thiết kế nhân vật, cho nên sự cạnh tranh là rất cao. Đây là lý do tại sao bạn cần nghiên cứu portfolio của các họa sĩ  cùng lĩnh vực – những người mà bạn đang cạnh tranh. Bạn nên làm cho portfolio của mình đa dạng bằng việc thêm vào nhiều tác phẩm, dù  đã hoàn thành hay chưa. Khi làm việc, các Character Designer phải

Truyện tranh Nhật Bản (Manga) có sự phát triển vượt bậc trong vài chục năm qua, là nét văn hóa đặc sắc của đất nước Mặt trời mọc. Nó đã trở thành niềm cảm hứng cho nhiều độc giả trên toàn thế giới nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành họa sĩ truyện tranh. Nắm bắt nhu cầu của các bạn trẻ Việt Nam, một cơ sở đào tạo chuyên sâu ngành Họa sĩ truyện tranh đã được sáng lập: Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Vào tháng 8/2014, Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam – Comic Media Academy (CMA) đi vào hoạt động, trở thành cơ sở duy nhất đào tạo chuyên sâu Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh, Hoạt hình và Digital Painting tại Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên vững lý luận, dày kinh nghiệm cùng việc áp dụng mô hình phòng học tương tác trực tiếp trên bảng vẽ điện tử công nghệ, đến nay, Viện CMA đã mở hơn 158 lớp học, đào tạo hơn 2.046 học viên. Vừa qua, Kilala đã may mắn có cơ hội trao đổi với Viện trưởng của CMA – Thạc sĩ, họa sĩ Lê Thắng, lắng nghe những chia sẻ của anh về mô hình đào tạo, những hoạt động của Viện CMA cũng như về nghề họa sĩ truyện tranh. Q: Chào anh Lê Thắng! Được biết, Viện CMA là đơn vị tiên phong đào tạo chuyên sâu Họa sĩ kể chuyện chuyên ngành Truyện tranh, Hoạt hình và Digital Painting tại Việt Nam. Anh có thể chia sẻ việc thành lập CMA xuất phát từ đâu không? A: Thời điểm đấy, hẳn ai cũng nhận ra hiện trạng quá thiếu nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sáng tạo nước nhà trước sự phát triển của Manga và hoạt hình Nhật tại Việt Nam. Dù có những doanh nghiệp, cá nhân sản xuất ra tác phẩm chất lượng cao, nhưng nhìn chung vẫn thiếu giải pháp toàn diện từ nghiên cứu thị trường, đến hợp tác đào tạo giữa doanh nghiệp và tổ chức cùng chung mục tiêu. Hơn nữa, chúng ta vẫn có rất ít nơi đào tạo bài bản và có hệ thống từ lý luận đến thực tiễn cho ngành công nghiệp sáng tạo – một ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong và ngoài nước. Đó là lý do thôi thúc chúng tôi thành lập Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam. Q: Là một mô hình mới tại Việt Nam, ở giai đoạn đầu thành lập, CMA có gặp nhiều khó khăn không? Đâu là thử thách cam go nhất và Viện đã làm gì để vượt qua? A: Việc là đơn vị tiên phong trong các ngành học mới tại Việt Nam, CMA không thể tránh khỏi những khó khăn từ nhiều phía. Có thể nêu ra một số ví dụ như sự hoài nghi của dư luận về các ngành học mới; các định kiến và quan điểm mơ hồ của xã hội về truyện tranh, hoạt hình…; sự quan tâm, hỗ trợ của cơ chế, chính sách cho các nhóm ngành này còn hạn chế; sự thiếu thốn các nguồn cơ sở, tài liệu nghiên cứu, học tập phục vụ cho quá trình giảng dạy; nguồn giảng viên có chuyên môn chuyên ngành chưa nhiều… Riêng thử thách cam go mà CMA đã, đang và sẽ luôn phải đối đầu, đó là nỗ lực làm sáng tỏ bản chất thật sự của các ngành nghề này (từ góc độ sáng tạo, kinh doanh, tổ chức sản xuất…) để lồng ghép vào chương trình đào tạo. Q: Trong chương trình “Giá trị thật” do kênh HTV7 thực hiện vào tháng 10/2014, truyện tranh Việt Nam chỉ chiếm 1% thị trường truyện tranh trong nước. Điều này đồng nghĩa trẻ em Việt Nam tiếp xúc 99% truyện tranh nước ngoài, trong đó, Manga chiếm ưu thế hơn cả. Là đơn vị đào tạo họa sĩ truyện tranh, CMA nhận định đâu là những khó khăn trong việc sản xuất truyện tranh mà Việt Nam đang gặp phải? A: Trong nhiều khó khăn cản trở sự đi lên của truyện tranh Việt Nam hiện nay, theo góc nhìn của CMA, khó khăn lớn nhất đó là yếu tố con người, cụ thể hơn là cách nhìn nhận về nghề hay thái độ nghề nghiệp của đội ngũ làm nghề. Cần phải khẳng định Việt Nam không thiếu những tài năng về chuyên môn, nhưng việc thiếu đi những tìm hiểu căn cơ về bản chất của nghề nghiệp ở giai đoạn xuất phát điểm dẫn đến những hệ quả phía sau, có thể là nóng vội, thiếu nhẫn nại, mất phương hướng, thiếu khả năng tương tác nhóm… Để truyện tranh Việt Nam có thể đi đường dài, đường xa, CMA cho rằng nên tham khảo bài học từ câu chuyện “nếu anh có 8 tiếng để chặt một cái cây, hãy dành 7 tiếng cho việc mài rìu”. Q: Để trở thành họa sĩ truyện tranh, có lẽ năng khiếu nghệ thuật là điều không thể thiếu. Nhưng trong điều kiện tuyển sinh của CMA, học viên không cần thi tuyển đầu vào. Vì sao CMA lại đưa ra tiêu chí tuyển sinh này? A: Trong phạm vi của ngành truyện tranh, ý niệm “tài năng” hay “năng khiếu nghệ thuật” rất dễ bị hiểu theo nghĩa hẹp là “vẽ đẹp”. Trên thực tế, đúng là một bộ truyện tranh không thể thiếu những nhân sự có liên quan đến việc tạo hình nói chung (phân cảnh, phác hình, lọc nét, lên hiệu ứng, tô màu, thiết kế, dàn trang…). Tuy nhiên, một tác phẩm truyện tranh thực thụ cần nhiều hơn thế, với các vai trò không kém phần quan trọng từ những vị trí khác, thậm chí là “không biết vẽ, vẽ không đẹp” như: quản lý nhóm, ý tưởng

8/ Hãy thả lỏng và tìm ra “dòng chảy” Điều này tương tự như bước 6 nếu bạn muốn thực hiện động tác tạo dáng cho con vật. Động vật di chuyển rất nhiều vì vậy bạn cần nhanh chóng nắm bắt được bản chất của tư thế. Nếu bạn đang vẽ một con hổ hoặc sư tử, bạn cần phải thực hiện vẽ các dáng cho con vật và đừng lo lắng về các đường kẻ sọc và râu ria của chúng. Thay vào đó, hãy tìm đường nét của hành động và nhịp điệu cho tư thế của nó. 9/ Tạo bóng Những điều cơ bản để vẽ một con vật không khác gì vẽ một nhân vật. Bạn luôn muốn tư thế của chúng được rõ ràng và ngắn gọn nhất có thể. Nếu  bóng  bạn vẽ không rõ ràng thì người xem sẽ khó lòng hiểu được bản vẽ. Dù bạn đang vẽ một con voi, một con gấu hay bất kỳ con vật nào khác thì đều như vậy cả. 10/ Sử dụng các hình dạng chồng chéo để tạo chiều sâu Sau khi bạn  tả được các hình dạng khác nhau của con vật mình chọn, hãy thử chồng chúng lên. Điều này sẽ mang lại cho hình ảnh của bạn cảm giác về chiều sâu và không gian trong khung hình. Việc chồng lên nhau từng hình dạng một cách thích hợp sẽ mang lại cho bản vẽ của bạn cảm giác thực tế và sinh động hơn. 11/ Tạo thêm hành động và sự kịch tính Động vật là sinh vật sống và chúng sẽ luôn có sự chuyển động. Bạn nên tả điều này trong bản vẽ của mình. Mặc dù không có gì sai khi vẽ một bức chân dung động vật, nhưng tôi thấy rằng hình ảnh động vật đang hoạt động hay làm gì đó luôn nhận được phản hồi tích cực hơn và có nhiều tác động hơn. Hãy chịu khó rèn luyện để phát triển khả năng tạo cảm giác kịch tính và sinh động cho tranh của bạn. 12/ Chú ý đến ánh sáng và bóng tối Việc sử dụng hợp lý ánh sáng và bóng tối trong tranh có thể giúp nâng cao cảm giác kịch tính mà chúng ta đã thảo luận ở bước 11. Tôi thường xuyên đẩy hoặc phóng đại ánh sáng tự nhiên để nâng cao cảm giác đó. Nếu được sử dụng đúng cách, một “cú bóng đổ” mạnh mẽ có thể cải thiện sâu sắc tâm trạng của bức tranh cũng như mang lại cảm giác về thời gian và địa điểm cho nó. 13/ Hãy vẽ những hình dạng lớn trước Một sai lầm điển hình mà tôi thấy các họa sĩ mắc phải là họ dễ bị cuốn vào các chi tiết ngay lập tức. Hãy vẽ những hình lớn trước. Ví dụ, nếu bạn đang vẽ một con voi, hãy vẽ “hình hạt đậu” lớn để tạo cơ thể, tiếp theo là hình tam giác hoặc hình nêm của đầu. Sắp xếp đúng vị trí của chúng và phần còn lại sẽ nhanh chóng kết hợp với nhau. 14/ Thể hiện cảm xúc và tính cách Cho dù vẽ một con vật thực tế hay hoạt hình, hãy cố gắng đưa nhiều tính cách vào tranh nhất có thể. Một chút cường điệu hoặc nhấn mạnh sẽ tạo thêm sự ấn tượng  cho bức tranh của bạn. 15/ Hãy chọn lọc khi vẽ  lông động vật Không cần phải quá chi tiết ở đây. Bạn không cần vẽ từng sợi lông trên thân con vật. Thay vào đó, hãy vẽ vào những điểm chính để gợi tả  chúng. Những nơi mà cơ thể uốn cong là những điểm tuyệt vời để tô điểm cho phần lông. Nguồn: creativebloq.com Người dịch: Minh Thanh

Vẽ động vật là một phần không thể thiếu trong vẽ tranh minh họa. Từ cảnh động vật hoang dã đến chân dung vật nuôi, bạn sẽ có rất nhiều khả năng phát triển sau khi thành thạo kỹ năng này. Các mẹo hướng dẫn dưới đây được chia sẻ bởi nhà làm phim hoạt hình, đạo diễn và họa sĩ vẽ động vật hoang dã nổi tiếng Aaron Blaise. Anh sẽ đưa ra các lời khuyên về cách tạo ra một tác phẩm tranh động vật tốt nhất. Kết hợp với việc tự luyện tập, việc vẽ nên “vương quốc động vật” của riêng bạn sẽ nằm trong tầm tay. 1/ Quan sát Trước khi bắt đầu vẽ, hãy dành một chút thời gian để quan sát và nghiên cứu con vật bạn muốn vẽ. Nó di chuyển như thế nào? Đang làm gì? Thường thì bạn sẽ nhận thấy điều này rất dễ dàng. Bạn có thể đoán trước nó sẽ ở đâu tiếp theo không? Ví dụ: nếu đó là một ngày nắng nóng, con vật  có thể hướng đến bóng râm. Những loại chi tiết này rất quan trọng trong việc giúp bạn nắm bắt chi tiết vì động vật thường không ngồi yên và tạo dáng cho bạn – đặc biệt là trong môi trường hoang dã! 2/ Thực hiện nghiên cứu  trước khi bạn đến nơi mà bạn định vẽ Ví dụ, trong chuyến đi đến Alaska, tôi cố gắng tìm hiểu mọi thứ về gấu xám, chuột xạ hương và nai sừng tấm trước khi đến. Tôi nghiên cứu sách để tìm hiểu về cơ bắp, khung xương và khuôn mẫu của chúng. Tôi thậm chí còn xem webcam trực tiếp của một khu vực để có thể cảm nhận môi trường ở đó. Thông tin này sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều khi bạn có ý định đến địa điểm nào đó để vẽ và tiết kiệm được rất nhiều thời gian. 3/ Chụp lại ảnh Động vật thường không ngồi yên một chỗ. Để tránh điều này, tôi chụp lại ảnh của con vật mà tôi định vẽ. Thay vì nhìn chằm chằm vào con vật trong suốt thời gian tôi vẽ, tôi sẽ nhìn lướt qua con vật và nhanh chóng quay trở lại trang giấy vẽ của mình. Bằng cách này, “hình ảnh cuối cùng” của con vật còn đọng lại trong đầu tôi kết hợp với nghiên cứu của tôi về giải phẫu học, tôi có thể vẽ chính xác lại con vật. 4/ Chia cơ thể thành nhiều phần Đây là một phương pháp mà tôi đã thực hiện trong nhiều năm. Hầu hết các loài động vật bốn chân có thể được chia thành các khu vực chính: đầu, cổ, chân trước, vai, thân, chân sau, hông, và cuối cùng là đuôi. Điều này nghe có vẻ chỉ là một sự quan sát khá bình thường, nhưng khi bạn phân tích con vật theo cách này, bạn có thể chồng lớp lên các khu vực đó theo bất kỳ hướng nào trong không gian. 5/ Hiểu về giải phẫu so sánh cơ bản Mọi người thường hỏi làm sao tôi biết được tất cả những chi tiết về những con vật mà tôi vẽ? Câu trả lời là: “Tôi không biết!” Nhưng tôi biết giải phẫu học so sánh. Hầu hết các loài động vật, đặc biệt là động vật có vú, có  các bộ phận giống nhau – chỉ khác nhau về khoảng cách. Và điều này cũng đúng với con người. 6/ Xem tỷ lệ Bây giờ bạn đã hiểu rằng hầu hết các loài động vật đều có xương và nhóm cơ giống như con người, chỉ là khác nhau với tỷ lệ và cách vẽ. Vấn đề này chủ yếu là do luyện tập và sự lặp đi lặp lại. Nhưng một khi bạn bắt đầu hiểu được khoảng cách và tỷ lệ phù hợp, bạn có thể vẽ đối tượng của mình ở bất kỳ tư thế hoặc góc độ nào. 7/ Sử dụng mực vẽ đen trắng trên giấy midtone Cách làm cho bản vẽ đầu sư tử bằng mực và bút chì trở nên sống động: a) Tạo một bản phác thảo thô Đầu tiên hãy vẽ một bản phác thảo thô bằng bút chì và nhớ lại tất cả các mẹo bạn đã xem ở trên. Hãy thả lỏng  ở giai đoạn này. Điều  đó mang lại cho bạn sự năng động trong công việc. Việc tinh chỉnh hình ảnh sẽ được thực hiện trong các bước sau. b) Thêm bóng vào bản vẽ Tiếp theo, sử dụng bút lông hoặc bút bi để tô vùng tối. Sử dụng mực không thấm nước ở đây trong trường hợp bạn muốn thêm màu nước hoặc rửa sau đó. Cố gắng làm việc theo một hướng nhất quán để không làm lem mực. c) Sử dụng mực trắng để làm nổi bật Bây giờ sử dụng bút màu trắng (tôi thích nhất dùng bút Sakura Gelly Roll) và thêm các điểm nhấn và điểm nổi bật. Bởi vì bạn bắt đầu với tông màu trung bình chứ không phải tông màu trắng, bạn có thể làm nhẹ hơn hoặc làm cho nó nổi lên. (Còn tiếp) Nguồn: creativebloq.com Người dịch: Minh Thanh

After Effects CC – phần mềm hoạt hình, đồ họa chuyển động và 3D của Adobe, nghe có vẻ là một chương trình phức tạp, nhưng khi bạn nắm được các khái niệm cơ bản, bạn sẽ có thể tạo một loạt các kiểu hoạt hình thông qua phần mềm này. Bài viết này sẽ giới thiệu  một số mẹo cơ bản để tạo hoạt ảnh  trong After Effects. Và sau khi đọc xong nếu bạn có hứng thú thì có thể tìm hiểu các hướng dẫn After Effects khác dành cho người mới bắt đầu, bán chuyên và chuyên nghiệp để biết thêm các mẹo thiết thực và cảm hứng thiết kế. 1/ Nhập tệp từ Photoshop After Effects cho phép bạn kết hợp các tệp Photoshop vào các “thành phần” của mình (comp). Khi bạn nhập các tệp này vào một dự án (project), các layers sẽ giữ nguyên chất lượng riêng của chúng – chỉ cần kéo một tệp vào comp và nó sẽ xuất hiện trên dòng thời gian hoạt ảnh. 2/ Sử dụng keyframes Nhấp vào hình tam giác bên cạnh Chuyển đổi (Transform) sẽ hiển thị Vị trí, Tỷ lệ, Xoay (Position, Scale, Rotation),… Mỗi công cụ  là một keyframe – một vị trí trên dòng thời gian đánh dấu sự bắt đầu hoặc kết thúc của quá trình chuyển đổi. Để thêm keyframe, hãy chọn điểm bạn muốn thay đổi và nhấp vào chuyển tiếp trên dòng thời gian. Ví dụ, có thể thay đổi từ keyframe này sang keyframe khác bằng cách kéo nó dọc theo comp. Khi bạn phát hoạt ảnh, nó sẽ di chuyển theo đường dẫn bạn đã tạo. 3/ Làm mượt quá trình chuyển đổi bằng cách sử dụng nới lỏng (easing) Việc làm dịu có thể giúp cho quá trình chuyển đổi giữa các keyframe trông ít bị giật hơn bằng cách tăng tốc hoặc làm chậm hoạt ảnh một cách tự nhiên. Tìm menu Hỗ trợ keyframe (Keyframe Assistant) trong Hoạt ảnh (Animation) để kết hợp nới lỏng (easing). Easy Ease sẽ thực hiện những chuyển đổi như tên của nó bằng cách nới lỏng phần tử trên cả hai mặt của keyframe. 4/ Điều chỉnh các điểm Đồng bộ hóa những thay đổi của một layer với sự chuyển đổi của một layer khác. Ví dụ, bánh xe ô tô sẽ là layer con của thân xe (layer chính). Trong trường hợp này, mỗi khi ô tô di chuyển, quay hoặc điều chỉnh tốc độ, bánh xe sẽ đi cùng với nó. Để gán mối quan hệ cha/con (một thuật ngữ trong IT, khiến cho các layer hay class có mối quan hệ với nhau, khi layer chính (cha) chuyển động đến một lệnh nào đó, layer phụ (con) cũng sẽ hoạt động theo), trước tiên hãy đảm bảo rằng các điểm của bạn được căn chỉnh chính xác. Hãy nghĩ về nó giống như khung xương – các khớp là gì? Khi một cái gì đó quay, nó sẽ xoay từ đâu? Kéo điểm để thay đổi vị trí của nó. 5/ Kết nối các phần tử Nhấp vào phần tử con (hình xoắn ốc) và kéo biểu tượng đến phần tử gốc của nó. Khi các điểm này được xác định, hãy chọn phần tử con mà bạn muốn và nhấp vào biểu tượng hình xoắn ốc trong phần gốc. Sau đó, kéo nó vào phần tử chính và thả ra – cả hai hiện đã được kết nối và bất kỳ thay đổi nào bạn thực hiện sẽ ảnh hưởng đến cả hai phần của phần tử mới. 6/ Thêm chuyển động Công cụ Con rối (Puppet) giúp thêm chuyển động một cách tự nhiên cho hình ảnh. Ví dụ, một con rắn có thể lắc đầu trong khi đuôi lắc lư, tất cả chỉ với việc đặt một vài chiếc “đinh ghim”. Đầu tiên, nhấp vào hình tam giác bên cạnh các hiệu ứng và chọn con rối (puppet). Ở đó, bạn sẽ thấy Mesh 1. Nhấp vào hình tam giác bên cạnh nó để hiển thị menu Deform. Giờ đây, bạn sẽ có thể nhấp vào các khu vực mà bạn muốn thêm Ghim con rối (Puppet pins) – bạn có thể thử nghiệm điều này cho đến khi đạt được hiệu ứng mà bạn đang mong muốn. Khi bạn đã hoàn tất việc đặt các ghim, hãy nhấp vào chuyển tiếp trên dòng thời gian và sử dụng thuộc tính Chuyển đổi để kéo dài hoặc làm biến dạng từng ghim riêng lẻ. Đối tượng đã được ghim sẽ di chuyển ngay lập tức. 7/ Xuất hình ảnh động của bạn Khi bạn đã hài lòng với hoạt ảnh của mình, hãy xuất nó ra. Để xuất hoạt ảnh thành phim, hãy chuyển đến Tệp> Xuất> Thêm vào hàng đợi kết xuất (File > Export > Add to render queue). Nguồn: creativebloq.com Người dịch: Minh Thanh

Một video hoạt hình 2D đẹp không chỉ thu hút khán giả mà còn thúc đẩy tối đa lợi nhuận và thể hiện hai khía cạnh quan trọng:  – Đội ngũ thực hiện là một nhóm các chuyên gia sáng tạo và giàu kinh nghiệm, luôn tập trung vào kết quả cuối cùng.  – Một quy trình hoạt ảnh toàn diện để tạo ra các video tốt. Cho dù bạn đang lên kế hoạch tự xây dựng  video hoạt hình  hay đang tìm thuê một công ty trong lĩnh vực này để tạo video quảng bá thương hiệu của mình, thì trong bài viết này chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về quy trình tạo nên một video hoạt hình. Quy trình dựng hoạt hình là gì? Để tìm hiểu về quy trình làm video hoạt hình, trước tiên bạn cần hiểu khái niệm video hoạt hình là gì. Hoạt hình 2D liên quan đến việc sử dụng các đối tượng và nhân vật hai chiều như một phương tiện truyền đạt thông điệp và tường thuật câu chuyện. Là việc tạo ra sự chuyển động bằng cách sử dụng chiều rộng và chiều cao của hình ảnh tĩnh trong không gian 2D. Quá trình làm video hoạt hình thông thường sẽ bao gồm tạo nhân vật, background và storyboard (phân cảnh). Các chuyên gia như các nhà thiết kế và người làm video hoạt hình thường sử dụng phần mềm như Photoshop, Adobe After Effects và Illustrator để tạo video hoạt hình. Vậy làm thế nào để tạo ra một video hoạt hình 2D có sức ảnh hưởng? Các bước của quy trình làm hoạt hình tùy thuộc vào từng công ty sản xuất. Họ có thể chia các bước thành các phần chi tiết hoặc đưa ra các danh mục rộng hơn. Cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng chỉ là một trong những lý do khiến các nhà tiếp thị ngày càng quan tâm đến vấn đề dùng video hoạt hình. Các chuyên gia đang tận dụng video hoạt hình 2D để phát triển doanh nghiệp của họ bằng cách phục vụ khán giả trên mạng xã hội, làm cho trang web của họ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn đối với khách hàng,… Quy trình của mỗi video hoạt hình sẽ khác nhau, dựa trên yêu cầu cụ thể của khách hàng, mong muốn của họ và tính cấp thiết của dự án. Tuy nhiên, đây là bảy bước chính của quá trình làm hoạt hình. 1/ Nghiên cứu Để video có sức ảnh hưởng thì video cần đáp ứng được nhu cầu và  mục tiêu mà khách hàng hướng tới. Để làm được điều này cần hoàn thành hai nhiệm vụ chính:  – Thu thập thông tin từ khách hàng càng nhiều càng tốt.  – Tìm hiểu bất cứ điều gì bạn có thể về mong muốn của khách hàng. Đảm bảo rằng bạn trao đổi rõ ràng với khách hàng về kỳ vọng và tầm nhìn của họ. Việc gửi một bảng câu hỏi hoặc một bản tóm tắt  để khách hàng có thể điền vào sẽ luôn hữu dụng. Nó giúp bạn thu thập các thông tin chi tiết như mục đích, trọng tâm, điểm nổi bật trong video, thông điệp,…. Tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh đang làm gì, nội dung video mà khách hàng muốn khán giả của họ xem và sự mong đợi từ khách hàng của bạn. 2/ Lên concept và kịch bản Thu nhập và nghiên cứu thông tin là một bước có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả. Concept và kịch bản của video giống như nền tảng của nó và cần phải chú trọng. Bạn có thể nảy ra ý tưởng cho video theo hướng nhân vật, khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, cuộc trò chuyện hoặc có thể mang tính khái niệm. Trọng tâm là tập hợp một phương pháp tiếp cận sáng tạo cho phép khách hàng đạt được các mục tiêu đã định trước. Sau khi  nhận được  sự đồng ý từ khách hàng về concept video, tiếp theo là lên ý tưởng cho kịch bản. Đây là bước mà bạn  định hướng cho video. Một số mẹo cần lưu ý khi viết kịch bản video:  – Thời lượng từ 1 đến 2 phút.  – Tránh truyền đạt thông tin phức tạp, dài dòng vì nó làm mất đi trải nghiệm hình ảnh mà bạn đang muốn tạo ra.  – Đảm bảo câu chuyện đi  theo một hướng  nhất quán 3/ Storyboard Sau khi đã xong phần kịch bản, đã đến lúc kết nối các hình ảnh với kịch bản bằng cách tạo ra một storyboard (phân cảnh) chi tiết cho video. Storyboard là “kịch bản trực quan” của video. Nó cho biết từng cảnh video hoặc câu chuyện sẽ xảy ra như thế nào bằng cách truyền đạt bởi hình ảnh, đối tượng và hành động. Nó có thể là bản phác thảo được vẽ bằng tay hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần mềm như Storyboarder and Plot để vẽ storyboard. Storyboard sẽ định hướng cho thiết kế, diễn viên lồng tiếng và người làm hoạt hình. Nó giúp họ thiết kế background và nhân vật, xác định cao độ và vị trí dừng trong kịch bản và tạo chuyển tiếp trong hoạt ảnh. 4/ Lồng tiếng Tìm giọng nói phù hợp để làm cho câu chuyện của bạn có xúc cảm hơn. Tùy thuộc vào  câu chuyện đang kể, bạn cần tìm một  diễn viên lồng tiếng phù hợp. Nếu bạn đang kể câu chuyện về một công ty hoặc những người sáng lập công ty, bạn có thể mời một trong số họ góp giọng vào video để tạo cảm giác cá nhân hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn  kể một câu chuyện mà người xem có thể chia sẻ, thì diễn viên lồng tiếng là lựa chọn

Sau nhiều năm vắng bóng, Ishida Sui đã trở lại Shonen Jump với serie hoàn toàn mới: Choujin X CẢNH BÁO: Bài viết tiết lộ nội dung của Choujin X, nếu bạn chưa trải nghiệm, hãy xem ngay Chương 1 được sản xuất bởi Ishida Sui, Jan Cash, và Snir Aharon hiện đã có bản tiếng Anh tại Viz Media và Manga Plus. Sau khi hoàn thành câu chuyện của Tokyo Ghoul, Ishida Sui đã kiệt sức và căng thẳng vì quỹ thời gian hạn hẹp và áp lực đến từ dư luận trong khoảng thời gian sáng tác manga này. Kết quả là anh mất dần tình yêu dành cho manga. Tokyo Ghoul đã khiến Ishida gần như đánh mất  bản thân mình. Choujin X, manga mới nhất của Ishida sẽ thay đổi điều đó. Loạt series Shonen Jump sẽ được phát hành có lẽ không thường xuyên lắm vì theo như dự định của Ishida, anh ấy sẽ dành thời gian để viết câu chuyện mà anh ấy muốn thực hiện. Đây là những gì mà ngay chương đầu tiên đã cung cấp cho độc giả. Vào một ngày như mọi ngày, một cô gái trẻ từ vùng nông thôn đang trên chuyến bay đến cuộc thi trồng rau, cô trò chuyện cùng một người phụ nữ lớn tuổi đi chung chuyến bay. Mọi chuyện trở nên tồi tệ khi một người đàn ông ngồi phía đối diện đột nhiên cư xử kỳ lạ. Khói bắt đầu bốc ra từ những đầu ngón tay của ông ta và khi ông ta hất tay ra sau, mọi người ngồi sau lưng ông ta bỗng bốc cháy. Đây chính là việc làm của thứ gọi là Choujin. Máy bay chìm trong biển lửa nhưng đáng ngạc nhiên là không có thương vong nào. Sau vụ tai nạn kinh hoàng 200 người trên chuyến bay đó đã sống sót. Tiếp đó, chương truyện giới thiệu hai nhân vật chính: Tokio Kurohara và Azuma Higashi, hai học sinh trung học thường xuyên bắt tay nhau chống lại bọn tội phạm. Azuma thường là người đầu tiên lao vào cuộc chiến ngay khi thấy sự bất công trong khi Tokio chỉ đứng nhìn. Cuộc sống bình dị của họ thay đổi nhanh chóng sau khi Azuma đánh gãy tay một tên côn đồ Johnny Kiyoshi Takeyama. Tìm cách trả thù, tên côn đồ này nhận huyết thanh – thứ mang lại cho hắn ta sức mạnh giống như Mr. Fantastic (cơ thể dẻo dai và có thể kéo dài ra) từ một nhân vật bí ẩn và biến thành Flexi Choujin. Johnny Kiyoshi Takeyama đánh bay Azuma và với cơn khát máu tột độ, hắn đã giết chết hai người bạn của mình bằng cách siết chặt họ cho đến khi đầu họ nổ tung. Tokio trốn thoát cùng Azuma và mặc cho Tokio thúc giục chạy thật nhanh, Azuma nhìn chằm chằm vào hai ống huyết thanh trên mặt đất, cái cùng loại với huyết thanh Johnny đã sử dụng để trở thành Choujin. Azuma quyết định mình phải sống sót và cho dù có phải trở thành Choujin, cậu cũng sẽ làm. Sợ rằng mình sẽ bị bỏ lại phía sau, Tokio đồng ý. Chương truyện kết thúc với việc Tokio biến thành một Bestial Choujin mạnh mẽ, hoàn chỉnh với một chiếc mặt nạ  khá phức tạp, và dễ dàng chế ngự Johnny. Nhưng Azuma thì đã biến mất. Tác phẩm của Ishida vẫn luôn đẹp với những lớp shading đặc trưng. Mặc dù thế giới Choujin X chưa được hoàn chỉnh hoàn toàn, nhưng nó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều kế hoạch mở rộng  sau này. Từ “Choujin” được dùng để chỉ một siêu nhân hay siêu anh hùng. Khi tin tức về việc Ishida viết một bộ manga mới được công bố, Ishida đã  tiết lộ rằng tác phẩm mới nhất của anh được lấy cảm hứng từ Ubermensch của Nietzsche, trong đó Nietzsche cho rằng có một loại trạng thái mà con người có thể vượt qua chính họ và có thể tạo ra số phận của bản thân, không bị điều khiển bởi bất kì xã hội hay luật lệ nào. Có vài điểm tương đồng đáng chú ý giữa Choujin X và Tokyo Ghoul chính là việc Tokio đeo mặt nạ Choujin gợi cho ta nhớ đến hình dạng kakuja của Kaneki. Tính biểu tượng của Ishida là  khía cạnh được đánh giá cao nhất trong mangaTokyo Ghoul và anh cũng sử dụng rất tốt biểu tượng “hoa và động vật” trong Choujin X. Bồ công anh trôi đi khi hai người bạn lựa chọn trở thành Choujin. Loài hoa này thường không được ưa chuộng vì chúng được coi là cỏ dại nhưng mọi người, đặc biệt là trẻ em luôn thích thổi những cánh hoa bồ công anh và tin rằng điều này có thể thực hiện điều ước. Và có lẽ đó là lý do tại sao Tokio lựa chọn trở thành Choujin cùng với Azuma – ước muốn của cậu là dù cho có chuyện gì xảy ra, cậu và Azuma vẫn là bạn bè. Những bông hoa bồ công anh  còn song hành cùng với hình ảnh chim kền kền. Đầu chương, Tokio được so sánh với một con kền kền, loài chim bay vòng quanh nơi những kẻ săn mồi kiếm ăn, chờ cơ hội để sà vào ăn thức ăn thừa của chúng. Chúng không phải là những sinh vật tốt để nói lên bản chất của Tokio và cậu ghét sự so sánh, Tokio muốn được công nhận như là một con sư tử – như Azuma. Azuma là người thay đổi suy nghĩ đó, nói với Tokio rằng kền kền có thể bay cao hơn bất kỳ loài chim nào khác, có nghĩa là Tokio cũng có thể bay cao hơn giới hạn của chính cậu. Những ô truyện này chứa những khoảnh khắc

Trước khi chuyển chế độ Online thì thầy trò CMA cũng kịp hoàn thành vài môn học nho nhỏ mà có võ, như môn Color script của các bạn Họa sĩ kể chuyện. Môn học này là sự tổng hợp kiến thức và kỹ năng cơ bản của các chuyên môn: tạo hình, kịch bản, màu sắc và thuyết trình để giúp học viên thiết lập quy trình xây dựng và quản lý yếu tố cảm xúc/ tâm trạng cho câu chuyện thông qua bố cục và màu sắc. Trước khi đến với môn học này, học viên phải hoàn thành khá nhiều môn cơ bản, đặc biệt là môn Beat board. Một mô học vô cùng cần thiết với các bạn Họa sĩ kể chuyện luôn! Comic Media Academy

Kết thúc khóa học, từ xuất phát điểm chưa có khái niệm gì về kịch bản, các bạn Biên kịch cơ bản K18 đã làm nức lòng thầy cô và khách mời khi chiêu đãi một thực đơn pitching “ngon lành cành đào” vừa đa dạng thể loại-đề tài, vừa chất lượng. Tham gia trọn vẹn 2 buổi pitching của lớp, chị Diệp Phương, sản xuất của CJHK rất thích ý tưởng của các bạn và đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của một số dự án. Từ góc độ của nhà sản xuất, chị Phương đã đưa ra nhiều góp ý hữu ích giúp các bạn học viên có những định hướng phát triển kịch bản đáp ứng nhu cầu thị trường thực tế. Được tiếp cận nhà sản xuất trong buổi pitching chính là một cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi và tiến xa hơn trên con đường trở thành biên kịch chuyên nghiệp. Và bạn có thể chạm tới cơ hội ấy từ khóa học của CMA . Cám ơn các bạn học viên đã nỗ lực học tập trong khóa học, CMA luôn tin tưởng và chờ đợi ngày được gặp lại các bạn, tại credit tên biên kịch trong một tác phẩm phim ảnh gần nhất. Comic Media Academy (CMA)

BẠN ƠI! CUỘC THI DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG YÊU THÍCH DIGITAL PAINTING ĐÃ TRỞ LẠI!!! Tổ chức lần đầu vào năm 2020, D-Open đã tạo ra một sân chơi được cộng đồng Digital Painting cổ vũ, yêu thích. Mùa 2 trở lại, D-Open hứa hẹn mang đến nhiều điều bất ngờ thú vị cho các họa sĩ trẻ thể hiện tài năng, bày tỏ cá tính. 1/ CHỦ ĐỀ CUỘC THI Với chủ đề “𝑽𝑰𝑬𝑻𝑵𝑨𝑴 𝑹𝑬𝑭𝑳𝑬𝑪𝑻𝑰𝑶𝑵 – 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 𝑷𝒉𝒂̉𝒏 𝑪𝒉𝒊𝒆̂́𝒖”, D-Open mong muốn được nhìn thấy hình ảnh của đất nước, con người, phong cách, văn hóa,… mang đậm dấu ấn Việt sẽ được “phản chiếu” qua đôi mắt của các họa sĩ trẻ. Mỗi đôi mắt là một tấm gương và mỗi tấm gương đều “phản chiếu” tâm tư, tình cảm, ước mơ của người họa sĩ với quê hương mình. Những giá trị cũ – mới sẽ tách biệt hay song hành, tương hỗ hay loại trừ để tạo nên một Việt Nam vững chãi, mạnh mẽ và nhiều sức sống? Mời các họa sĩ trẻ cùng D-Open góp những sắc màu để tạo nên một màn trình diễn đầy ấn tượng, bùng nổ, đầy niềm tự hào dân tộc để tôn vinh những giá trị và vẻ đẹp của Việt Nam. 2/ THỂ LỆ THAM DỰ Đối tượng dự thi: Thanh thiếu niên đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 30 (tính đến năm 2021). Hình thức dự thi:  – Thi theo hình thức cá nhân, không giới hạn số lượng tác phẩm dự thi.  – Tác phẩm được trình bày dưới các hình thức thể hiện: Art work (tranh đơn hoặc tranh bộ) Illustration (tranh đơn hoặc tranh bộ) Motion-Art (tranh động) Tác phẩm dự thi có định dạng: – File JPG, PNG có độ phân giải trên 150 pdi với hình thức Tranh đơn và Tranh bộ. – File video MP4 chất lượng cao, thời lượng tối thiểu 5 giây đối với thể loại Tranh động (Motion-Art). Tác phẩm dự thi vui lòng gửi về link: https://forms.gle/za9EangPCj7ThxWP9 Tác phẩm dự thi được đăng tải tại fanpage chính thức của D-Open và được chấm vòng sơ khảo để chọn ra top 30 tác phẩm vào chung kết. Top 30 tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được tham gia Gala triển lãm và trao giải tại Tp. Hồ Chí Minh (chi phí in ấn do BTC tài trợ). Yêu cầu đối với tác phẩm dự thi: – Không mang các yếu tố cổ xúy cho các tệ nạn xã hội hay kích động bạo lực, chiến tranh. – Các tác phẩm dự thi phải là tác phẩm có nội dung nguyên bản, không sao chép từ các tác phẩm khác. – Các tác phẩm dự thi đều chưa được công bố trên các phương tiện truyền thông và chưa từng tham gia các cuộc thi nào khác. – Tác phẩm dự thi phải được thực hiện bởi chính tác giả dự thi và không vi phạm bản quyền của bên thứ ba. – Thí sinh tham gia chịu trách nhiệm về bản quyền của tác phẩm dự thi. – BTC có quyền sử dụng tác phẩm dự thi cho các hoạt động truyền thông. Các mốc thời gian của cuộc thi Nhận bài: 24/05 – 04/07/2021 Công bố danh sách top 30: 07/07/2021 Gala trao giải và triển lãm: 17/07/2021 3/ CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG Giải tuần: – 6 giải tuần do khán giả bình chọn tương ứng với 6 tuần, dành cho tác phẩm có lượt tương tác cao nhất tuần (1 react = 1 điểm, 1 share = 3 điểm) trên fanpage D-Open. – Tác phẩm thắng giải tuần sẽ được lọt vào Top 30 vòng chung kết và được xuất hiện trên cover của fanpage cuộc thi trong thời gian 1 tuần. Giải chung cuộc: 01 GIẢI TOÀN NĂNG – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 24 Pro QHD – Giá đỡ laptop Moft – Học bổng 50% các khóa học cấp tốc tại CMA 01 GIẢI CÔNG CHÚNG – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artisst 22 V2 – Giá đỡ laptop Moft – Học bổng 50% các khóa học cấp tốc tại CMA 01 GIẢI NHẤT cho hạng mục Tranh đơn – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 15.6 Pro – Giá đỡ laptop Moft – Học bổng 50% các khóa học cấp tốc tại CMA 01 GIẢI NHẤT cho hạng mục Tranh bộ – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 15.6 Pro – Giá đỡ laptop Moft – Học bổng 50% các khóa học cấp tốc tại CMA 01 GIẢI NHẤT cho hạng mục Tranh động (Motion art) – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 15.6 Pro – Giá đỡ laptop Moft – Học bổng 50% các khóa học cấp tốc tại CMA 01 GIẢI TRIỂN VỌNG – Bảng vẽ màn hình XP-Pen Artist 13.3 Pro – Giá đỡ laptop Moft – Học bổng 50% các khóa học cấp tốc tại CMA Mỗi giải thưởng đều có kỷ niệm chương của D-Open đi kèm. Ngoài ra các thí sinh lọt vào top 30 được hưởng các voucher ưu đãi hấp dẫn của Nhà sách trực tuyến Bookbuy khi mua các thiết bị điện tử của hãng XP-Pen, cùng phụ kiện Moft. ———————— D-Open Competition là cuộc thi thường niên do Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy VN (CMA) tổ chức. Là một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho cộng đồng đam mê Digital Painting trên toàn quốc thể hiện tài năng và cá tính của mình. Thông tin chi tiết về cuộc thi: https://www.facebook.com/D.Open.Competition Comic Media Academy VN (CMA)

Mô tả công việc: – Diễn hoạt nhân vật cho series hoạt hình Kỹ năng yêu cầu: – Phong cách hoạt hình, phù hợp với trẻ em. – Có kinh nghiệm làm việc và có porfolio rõ ràng. – Sử dụng thành thạo AE, biết PTS và AI là lợi thế. – Có khiếu thẩm mỹ tốt, có tính sáng tạo, có tinh thần học hỏi, cải tiến. – Có khả năng làm việc lâu dài vì công việc có đều đặn, thường xuyên. – Có thể cung cấp chỗ ở. – Số lượng: 2 – Lương: trao đổi khi phỏng vấn – Yêu cầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. – Hình thức: chính thức Làm việc tại Nhà Bè – TPHCM Porfolio và CV gửi về: mlove1201@gmail.com

Tuần sau bạn có hẹn với ai chưa? Đặt lịch hẹn đến CMA gặp gỡ tương lai của mình nhé!  – Bạn đang phân vân giữa các ngành nghề sáng tạo?  – Bạn muốn biết môi trường học tập tại CMA có thật sự phù hợp với mình? => Đăng ký ngay tại link: Tại đây Các Giảng viên chuyên ngành Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting của CMA sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của bạn về chuyện học-chuyện làm. Và có cơ hội dự thính miễn phí 1 buổi học của lớp Họa sĩ kể chuyện. —————————– CMA đang tuyển sinh chương trình 𝗛𝗢̣𝗔 𝗦𝗜̃ 𝗞𝗘̂̉ 𝗖𝗛𝗨𝗬𝗘̣̂𝗡 𝗞𝟭𝟰 ngành 𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡-𝐃𝐢𝐠𝐢𝐭𝐚𝐥 𝐩𝐚𝐢𝐧𝐭𝐢𝐧𝐠 và 𝐊𝐲̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 ngành 𝐇𝐨𝐚̣𝐭 𝐡𝐢̀𝐧𝐡. Đây là chương trình đào tạo 𝐇𝐞̣̂ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 dành cho các bạn từ 18 tuổi trở lên có đam mê với các công việc sáng tạo. Chương trình Họa sĩ kể chuyện đào tạo Step-by-step từ cơ bản đến chuyên sâu với thời gian 8 học kỳ. Chương trình Kỹ thuật viên đào tạo trong 14 tháng. Miễn thi năng khiếu đầu vào. Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT trở lên. Khai giảng: tháng 5 & tháng 10 hàng năm. Comic Media Academy

Học từ thực tế – Ứng dụng vào thực tế. Đây là một môn học vô cùng đặc sắc và thú vị mà bạn chỉ có thể tìm thấy trong chương trình đào tạo của CMA. Social Research sẽ phục vụ cho việc sáng tác tác phẩm chuyên ngành Truyện tranh-Hoạt hình-Digital painting, thông qua việc đặt vấn đề, quan sát thực nghiệm, lấy dữ liệu (bằng hình ký họa, hình chụp, bài phỏng vấn, clip…) về các đề tài đời sống và xã hội. Điều này sẽ giúp các bạn học viên biết cách khai thác nguồn chất liệu phong phú từ thực tế và đưa vào các tác phẩm của mình, chứ không chỉ dừng lại ở nguồn tư liệu trên mạng và sách báo. —————————– CMA đang tuyển sinh chương trình HỌA SĨ KỂ CHUYỆN K14 ngành Truyện Tranh – Digital Painting và Kỹ thuật viên ngành Hoạt Hình. Đây là chương trình đào tạo Hệ chuyên nghiệp dành cho các bạn từ 18 tuổi trở lên có đam mê với các công việc sáng tạo. Chương trình Họa sĩ kể chuyện đào tạo Step-by-step từ cơ bản đến chuyên sâu với thời gian 8 học kỳ. Chương trình Kỹ thuật viên đào tạo trong 14 tháng. Miễn thi năng khiếu đầu vào. Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT trở lên. Khai giảng: tháng 5 & tháng 10 hàng năm. Xem thêm thông tin chi tiết: Tại đây Comic Media Academy

Bạn muốn trở thành một họa sĩ giỏi? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những cách để cải thiện kĩ năng vẽ Digital (vẽ tranh trên máy tính hoặc bảng vẽ điện tử) chỉ với những bước đơn giản nhất. Cải thiện kĩ năng vẽ luôn là điều tiên quyết đối những họa sĩ vẽ minh họa, vẽ tranh Digital… Giống như những nhà sáng tạo nghệ thuật khác, họa sĩ Digital chuyên nghiệp cũng phải học hỏi rất nhiều. Và để tránh sự đình trệ và tụt hậu, với tư cách là một người làm công việc sáng tạo, bạn phải tự thúc đẩy và thử thách bản thân thật nhiều. Điều này không chỉ đơn thuần là học thêm kĩ thuật sử dụng phần mềm hay tìm những “phần cứng” như bút vẽ, bảng vẽ hay máy tính bảng. Không quan trọng những công cụ bạn có là tuyệt vời hay bình thường, trình độ của bạn được cải thiện thông qua việc làm mới mình và điều chỉnh những kỹ thuật cốt lõi sẽ giúp bạn có có góc nhìn tốt hơn trong việc vẽ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào 6 cách cải thiện trình độ của bạn với sự kết hợp của những bài hướng dẫn, mọi thứ từ kĩ năng vẽ chân dung cho đến thiết kế nhân vật. HÃY PHÁC HỌA THƯỜNG XUYÊN Không quan trọng việc bạn dùng bút và giấy hay bảng vẽ. Luyện tập phác họa thường xuyên là một điều cần thiết để duy trì và phát triển kĩ năng của bạn. Họa sĩ người Mỹ – Terryl Whitlach, người được biết đến với những tác phẩm thiết kế cho Lucasfilm, nói rằng: “Trở thành một họa sĩ giỏi và giỏi hơn rất quan trọng, và để có được nền tảng từ trải nghiệm, hãy làm rối tung mọi thứ lên, thử lại và thử lại lần nữa để rồi phát triển được kĩ năng. Đôi lúc mọi thứ diễn ra không đúng như dự định, nhưng đó chính là quá trình để chúng ta thoát ra khỏi “vùng an toàn”, và trở nên tốt hơn.” Phác họa thường xuyên có thể giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng mà bình thường bạn khó  nghĩ tới được. Họa sĩ Kì ảo (Fantasy: Kì ảo – Một thể loại nghệ thuật) Tony Diterlizzi nói: “Tôi thường xuyên phác họa những ý tưởng ngẫu nhiên mà tôi nảy ra khi đang thả lỏng tâm trí. Trí tưởng tượng của tôi cho phép tôi phác họa ra những ý tưởng không bình thường, thứ mà sau này tôi biến thành những bức tranh minh họa hoàn chỉnh.” LUYỆN TẬP VẼ NGƯỜI Vẽ người – sự sao chép chính xác hình dáng người từ nhiều góc độ, nét và tư thế khác nhau – là một kĩ năng cốt lõi của tất cả họa sĩ, và luôn mang tính giá trị cao trong công việc. Cách tốt nhất để học những điều cơ bản là tham gia những lớp học vẽ. Nhưng cũng có những cuốn sách mà bạn có thể tham khảo, sau đây là một số đầu sách có lẽ bạn sẽ cần: – Figure Drawing của họa sĩ Steve Huston: Cuốn sách cung cấp đầy đủ từ nhập môn cho tới bài học – Human Drawing của Daniela Brambilla: Cuốn sách ít tập trung vào  lý thuyết mà  khuyến khích sự luyện tập, rèn dũa PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẼ CHÂN DUNG Vẽ chân dung, dù chúng ta họa ra từ thực hay trí tưởng tượng, là một kĩ năng cơ bản mà mọi họa sĩ đều muốn thành thạo. Bạn sẽ học cách dựng bản phác họa của chân dung cơ bản, rồi sau đó đi sâu vào cách phát triển tranh của bạn sao cho chúng trông “thật” hơn. TRAU DỒI KĨ NĂNG VẼ ĐỘNG VẬT Vẽ động vật cũng là một cách rất đáng giá để bạn nâng cao trình độ vẽ tranh của mình. Luyện tập quan sát động vật và vẽ lại sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều. PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VẼ NHÂN VẬT Để cải thiện kĩ năng vẽ nhân vật phần lớn nhờ vào  sự luyện tập chăm chỉ không ngừng nghỉ và một phần từ cảm hứng. Nhưng vẫn có một số gợi ý hữu dụng từ những họa sĩ chuyên nghiệp. Một trong những cuốn sách  bạn có thể tham khảo là The Silver Way: Techniques, Tips and Tutorials for Effective Character Design của Stephen Silver, người làm việc cho show hoạt hình truyền hình “Kim Possible”, và điều hành Silver Drawing Academy. Một số kĩ thuật như “phác họa trí nhớ”, “cảm giác mù (blind feeling)” và “ném lên trang giấy (throwing up on page)”, những phương pháp này có thể giúp bạn nâng trình độ vẽ nhân vật lên một tầm cao mới. Và còn rất nhiều lời khuyên thú vị từ việc thiết kế nhân vật mà bạn có thể nghiên cứu. HIỂU ĐƯỢC CÁCH BỐ TRÍ Dù bạn đang theo đuổi loại hình nghệ thuật nào thì sắp xếp bố cục hợp lí chính là chìa khóa. Nếu bạn đang phải chật vật với bố cục, vậy thì  quyển sách Cẩm nang Người thiết kế của Golden Ratio và cuốn sổ cầm tay Làm thế nào để sử dụng quy luật của góc nhìn thứ ba trong nghệ thuật rất hữu dụng với bạn đấy. Nguồn: Creative Bloq Dịch: Minh Thanh

Điều này thật sự cần nhiều thời gian để cải thiện. Việc kiên nhẫn và luyện tập hàng ngày sẽ giúp bạn thành thạo kĩ năng vẽ nhân vật hoạt hình. Vào những ngày đầu tiên tại studio Walt Disney, khi đang tham gia làm việc cho các bộ phim như: “Vua Sư Tử”, “Hoa Mộc Lan” hay “Anh Em Gấu”, chúng tôi đã phải làm việc và xử lý hàng trăm sự đa dạng của thiết kế nhân vật. Bởi vì những bộ phim kể trên đều được vẽ tay, sẽ không khó để hình dung việc những thiết kế thiếu chỉn chu ấy sẽ trông như thế nào khi lên phim. Dù sao thì, sau sự ra đời của những tác phẩm hoạt hình như “Câu Chuyện Đồ Chơi” và các tác phẩm khác, việc thiết kế  nhân vật theo hình thức vẽ tay truyền thống càng khó khăn hơn đối với các họa sĩ, bởi theo họ thời đại vẽ tay đang dần không còn chỗ đứng trong ngành công nghiệp làm phim hoạt hình. Một trong những phát hiện lớn nhất của tôi khi bắt tay vào công việc vẽ tranh kỹ thuật số là tôi có khả năng tự tạo ra một hình ảnh dựa trên một bộ phim có sẵn. Tôi có thể thay đổi và truyền tải kết cấu theo ý muốn, gam màu và độ sáng – tất cả chỉ trong một hình ảnh. Điều này mang giá trị thật sự lớn nếu muốn trình bày ý tưởng với các nhà sản xuất phim, giám đốc nghệ thuật và đoàn làm phim. 1/ Vẽ những phác họa thô Hãy phác họa những bức tranh với tông nền xám chủ đạo, điều này giúp dễ quan sát các sắc độ màu hơn (chẳng hạn như sáng và tối). Tạo thêm một layer trên nền xám và đặt tên nó là “Bản phác họa thô”. Tiếp đó,  tôi vẽ một cách cẩu thả để phác họa. Đẩy nhanh  mọi ý tưởng và có thể chính sửa lại những ý tưởng bất cứ khi nào muốn. Kiểm tra tỉ lệ và khoảng cách của nhân vật với phong cảnh xung quanh. 2/ Hoàn thiện bản phác thảo Giảm opacity của phần phác họa thô xuống khoảng 30% và tạo thêm một layer mới có tên là “Hoàn thành phác thảo”. Bây giờ thì xác định và vẽ các chi tiết của nhân vật – ví dụ như có nếp nhăn hay mũi cao. Ở giai đoạn này rất quan trọng, vì bản vẽ bây giờ đóng một vai trò là bản thiết kế chính cho phần còn lại của quá trình kết xuất. Phác thảo tốt là bước đầu tiên để có những bức tranh hoàn hảo. 3/ Tô màu nền nhân vật Thuật ngữ “Local colour” được sử dụng để miêu tả những bức vẽ có chủ thể được tô màu nền nhưng không có mảng sáng hay bóng đổ. Bạn hãy tạo thêm một layer ngay dưới layer vẽ và đặt nó là “Màu nền”. Lần này, tôi sử dụng cọ lớn và đủ tự nhiên. Tô màu xanh lá làm chủ đạo. Tiếp đến, thêm các màu sắc khác nhau để tạo thêm sự đa dạng. Giai đoạn này hãy thật nhanh chóng và không cần quá rõ ràng. Đây là nền tảng cho việc lên màu sắc ở những bước tiếp theo. 4/ Tạo layer vẽ bóng đổ Tạo một layer mới đặt trên các layer khác, đặt tên là “Bóng” và đặt chế độ Blend thành Multiply. Điều này giúp bạn dễ quan sát màu nền nhân vật qua layer “Bóng”. Chọn một màu lạnh phù hợp với màu nền và bắt đầu tạo bóng. Để làm điều này thật chính xác, bạn nên học cách quan sát từ những bài học và cuộc sống đời thật. Ở đây  tôi  chỉ “lướt” nhanh qua nhưng cũng phải thật tỉ mỉ. 5/ Vẽ hướng sáng Tiếp theo, tạo thêm một layer để trên đầu và đặt tên là “Hướng sáng”. Quan trọng là phải nhớ sắc độ màu ở giai đoạn này. Sử dụng một màu trung tính lạnh cho phần bóng, nhưng ấm hơn và sáng hơn với các điểm sáng. Tô ở những vùng có nhiều nguồn sáng chiếu vào nhân vật, sử dụng màu xanh lá cây kết hợp với màu vàng nhẹ. 6/ Ánh sáng phản chiếu Trong vùng tối, ánh sáng sẽ phản chiếu lại từ các vùng được chiếu sáng và tạo ra ánh sáng phản chiếu. Tạo một layer dưới layer “Hướng sáng” và đặt tên là “Ánh sáng phản chiếu”, sau đó chọn một màu ấm hơn và sáng hơn một chút so với màu bóng xung quanh. Sự tỉ mỉ chính là mấu chốt: Nếu bạn muốn điều chỉnh một chút các giá trị (value), hãy tưởng tượng nguồn sáng đang được phản chiếu và hình thức hóa nó. 7/ Tận dụng các highlight Tạo ra một layer trên cùng và đặt nó là “Highlights”. Giờ thì đã đến lúc chỉnh sửa lại vùng sáng. Vào công cụ chọn màu, lấy một số màu sáng đồng màu với hướng sáng và chỉnh nó sáng hơn để thêm highlight. Vẽ vào các khu vực cần thêm điểm sáng và để ý tới ánh sáng viền, đẩy mảng tối sâu hơn. 8/ Tô nền (Ở đây tôi chọn mùa thu) Tiếp theo, tạo một layer bên dưới tất cả các layer và đặt tên là “Nền”. Sử dụng một cái cọ bình thường, tô nhanh một số màu sắc mùa thu để bổ sung cho màu xanh của nhân vật. Ở bước này chủ yếu quẹt nhanh một cách trừu tượng và sử dụng các sắc độ tối để đảm bảo nhân vật không bị kém nổi bật. Sau đó vào Filter > Blur > Gaussian Blur và đặt độ mờ ở 25 pixel. 9/ Thêm họa tiết Ở đây  tôi chọn kết cấu

Công ty POPS cần tuyển HOẠ SĨ TRUYỆN TRANH FREELANCE cho dự án truyện tranh quảng cáo cho nhãn hàng. – Hình thức: Freelance – Số lượng: 2 (1 hoạ sĩ sketch & line + 1 hoạ sĩ tô màu) Công việc cụ thể: – Hoạ sĩ sketch & line: Nhận storyboard có sẵn và chuyển thành bản sketch & line hoàn chỉnh. Định hướng màu sắc cho tác phẩm. – Hoạ sĩ tô màu: Nhận bản line và tô màu hoàn chỉnh theo định hướng có sẵn. Khối lượng công việc: – Số lượng: 5 chương, mỗi chương 24 trang truyện (trung bình 100 – 120 khung). – Thời gian: 10 ngày làm việc / chương (bao gồm sketch & line + màu) – Thời làm việc: Đầu tháng 06/2021 đến tháng 10/2021 – Máy móc: Tự trang bị Yêu cầu: Hoạ sĩ sketch & line: – Có kinh nghiệm vẽ truyện tranh. – Vững về biểu cảm mặt và biểu cảm cơ thể. – Style tương tự truyện “Anh trai tôi là Khủng Long” (Link: https://bit.ly/3vqV0aY) – Chịu được áp lực về thời gian. – Tinh thần trách nhiệm cao. Hoạ sĩ tô màu: – Có kinh nghiệm tô màu truyện tranh. – Biết cách thể hiện biểu cảm và không khí tình huống bằng màu sắc. – Biết cách sử dụng các hiệu ứng trong truyện tranh. – Chịu được áp lực về thời gian. – Tinh thần trách nhiệm cao. Lương: – Đủ khá khẩm để bù đắp những tổn thất thất tinh thần vì chạy deadline căng thẳng. – Thanh toán định kỳ hàng tháng theo tốc độ giao sản phẩm. Liên hệ: – Gửi Portfolio về địa chỉ email: recruitment@popsww.com – Tiêu đề ghi rõ: Họ tên – Hoạ sĩ sketch & line / Hoạ sĩ tô màu Trân trọng.

Sau 11 năm phát hành, bộ manga đình đám “Attack on Titan” đã đi đến hồi kết. Sau đây là toàn bộ nội dung và giải thích chương cuối cùng của series. (Cảnh báo SPOILER) Số phận của Eren Ở chương cuối cùng, Mikasa, Armin, Levi và những chiến binh Titan còn lại đã chiến đấu với Eren và “con rết phát sáng”, thứ đã triệu hồi tất cả cựu chiến binh Titan, ẩn náu trong xương sống của Titan Thủy Tổ. Sau khi chui vào  miệng Titan của Eren nhờ sự trợ giúp của binh trưởng Levi, Mikasa chặt đầu Eren và hôn tạm biệt cậu, lần đầu cũng như lần cuối cùng. Tập truyện đã cho thấy chính điều đó đã thực sự giết chết Eren. Dưới màn sương bụi, Mikasa ôm đầu Eren và đi đến chỗ Armin, người đang khóc nức nở, thương tiếc cho  sự mất mát của Eren và Mikasa. Sau đấy Mikasa ôm phần thi thể còn lại của Eren rời khỏi chiến trường, cô biết rằng tổ chức một đám tang cho người gần như vừa hủy diệt cả thế giới là điều không được phép. Giống như tên của tập truyện, chương cuối cùng đã mở ra một khung cảnh mới – ba năm sau, tại nơi Eren được chôn cất, ngay dưới gốc cây cậu thường ngủ khi còn bé. Mikasa nói với cậu rằng những người đồng đội cũ đang đến thăm họ, Armin, Reiner, Jean, Connie, Annie và Pieck, cùng với Levi, Gabi, Falco, Onyankopon. Một cách đầy thương tiếc,cô bày tỏ nỗi lòng, mong muốn một lần nữa được gặp cậu. Điều kì diệu đã xảy ra, chiếc khăn choàng cổ Eren đã tặng cô năm xưa bỗng dưng quấn quanh cổ cô. Một bất ngờ khác, một chú chim xuất hiện ngay trước mặt cô và quấn chiếc khăn lại. Cô cười nhìn chú chim bay đi và không quên nói “Cám ơn cậu vì đã choàng chiếc khăn này cho tớ, Eren.” Một lúc sau đó, một chú chim giống hệt bay ngang Armin và những người khác đang ở trên boong tàu khởi hành đến đảo Paradis. Đội Trinh Sát dùng đôi cánh chim như một dấu hiệu, thứ được nhìn thấy xuyên suốt series, và đó cũng là một biểu tượng mà Eren mong mỏi từ lâu: sự tự do. Hồi kết của những Titan Ý định cuối cùng của Eren là loại bỏ sự tồn tại của Titan khỏi thế giới. Cuộc trò chuyện của cậu và Armin thông qua Con Đường ở đầu tập truyện đã làm sáng tỏ điều này. “Cậu ta đã làm điều đó vì toàn bộ lợi ích của thần dân Ymir.” – Armin nói, ám chỉ Eren quyết định dùng Rung Chấn để giết 80% nhân loại. Khi Armin hỏi liệu thực sự Eren có cần phải đẩy mọi thứ đến mức đó không, Eren đã cho Armin thấy một vùng đất rực cháy. Theo cậu, “sức mạnh của các Titan vẫn tiếp tục tồn tại vì Ymir đã phục tùng Vua Fritz trong 2000 năm qua.” Bất chấp sự bạo hành từ nhà Vua đã gây ra với ngôi làng và gia đình cô, thậm chí với chính cô, cô vẫn đem lòng yêu hắn. Chính sự ràng buộc này đã khiến cô dính chặt với hắn và gia tộc hắn trong suốt hai thiên niên kỷ. Eren nói rằng cậu thực sự không hiểu Ymir muốn gì, nhưng cậu biết rằng cô muốn được tự do, chờ đợi ngần ấy thời gian để có người đến “giải thoát cô khỏi xiềng xích của tình yêu.” Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đều nghĩ rằng người có thể giải thoát cho Ymir là Eren khi cậu nhận được toàn bộ sức mạnh Titan Thủy Tổ từ cô. Nhưng thực chất không phải vậy, Eren nói với Armin rằng người có thể giải thoát cho Ymir chỉ có Mikasa mà thôi. Đó là lý do tại sao Ymir mỉm cười với Mikasa ở cuối chương 138 khi Mikasa giết Eren. Bằng cách nào đó, Mikasa đã giải phóng cô, và có lẽ chỉ Ymir mới là người hiểu rõ điều đó. Sau cuộc trò chuyện này, Eren đã xóa trí nhớ của Armin, cho đến khi trận chiến thực sự kết thúc, Armin mới nhớ lại tất cả. Cái chết của Eren và sự giải thoát của Ymir đã làm thay đổi tất cả, biến những Titan trở lại thành người bình thường. Nhớ lại sự hi sinh của Eren qua Con Đường, những đồng đội của cậu rất biết ơn vì cuối cùng đã được giải thoát khỏi lời nguyền Titan, nhưng sau tất cả, Marley vẫn nghi ngờ bọn họ. Hậu quả của cuộc chiến giữa Thiên Đàng và Trần Gian Ba năm kể từ sự kiện Rung Chấn. Mặc dù những Titan không còn, nhưng người dân trên đảo Paradis vẫn lo sợ cả thế giới sẽ trả thù. Eldia thiết lập một chế độ quân đội dưới ngọn cờ của Jeagerist. Trong một bức thư gửi cho Armin, Nữ hoàng Historia, hiện là mẹ của một bé gái ba tuổi, viết rằng: “Nếu chúng ta thắng, chúng ta sống. Nếu chúng ta thua, chúng ta chết. Nếu chúng ta không thể chiến đấu, chúng ta không thể thắng. Phải chiến đấu, chiến đấu cho đến cùng. Cuộc chiến này sẽ không kết thúc cho đến khi hoặc là Edia hoặc là thế giới biến mất. Đó là những gì Eren đã nói, và cậu ấy cũng có thể đã đúng. Dù vậy, cậu ấy đã chọn để lại thế giới này. Một thế giới mà chúng ta đang sống, thế giới không có Titan.” Armin, Reinar, Annie, Jean, Connie và Pieck mang theo hy vọng trở lại Đảo – sau khi đã giết chết Eren, vị Thánh của dân Paradis – để ký một hiệp ước hòa bình với tư

Hãy cùng theo dõi mẹo vẽ người từ những chuyên gia để nâng cao khả năng hội họa của bản thân nhé! Vẽ người là một kỹ năng nền tảng của họa sĩ, nhưng để đạt đến trình độ cao là một điều không hề dễ. Bài đọc sau đây sẽ cho các bạn xem qua quá trình vẽ và đưa ra một số lời khuyên giúp bạn thành thục kĩ năng này. Mục đích chính của bài viết nhằm giúp các bạn vẽ mẫu nữ tốt hơn. Mặc dù nắm được kiến thức về tỉ lệ cơ thể người là rất quan trọng, nhưng hãy nhớ đây chỉ là một bài hướng dẫn tham khảo. Để thành thục nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của riêng bạn và nhớ rằng bạn sẽ không thể nào vẽ thành thạo được nếu chỉ phụ thuộc vào mẫu cao 8 đầu người. Để đạt được điều đó, bạn cần phải biết được rằng mình đang vẽ gì, cử chỉ, tư thế hay tính chất uyển chuyển của mẫu phải phù hợp ra sao. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung vào phần cử chỉ, tranh vẽ của chúng ta sẽ không thể nào hoàn chỉnh được. Để tránh điều đó, bạn cần phải học và luyện tập nhằm có được một nền tảng vững chắc về cấu trúc cơ thể, tuy nhiên việc tập trung quá nhiều vào cấu trúc có thể làm cho tranh bị cứng nét. Đó là lí do vì sao chúng ta phải học cách cân bằng hai điều đó thông qua bài viết này. Link Youtube (xem TẠI ĐÂY)  Ở đường link trên, bạn có thể xem qua một trong những video hướng dẫn vẽ chuyên sâu, nơi các bạn có thể tham khảo rõ ràng hơn sau khi đọc xong bài viết. Và để học cách vẽ mẫu nữ theo từng bước nhỏ, hãy đọc kĩ bài viết bên dưới nhé! Nào, hãy chuẩn bị bút chì và tinh thần cầu tiến tốt nhất. Chúng ta sẽ bắt đầu học cách vẽ mẫu nữ. 1/ Hãy bắt đầu vẽ các khối đơn giản trước Bắt đầu nâng cao sự tỉ mỉ và chú ý  các chi tiết trong bức vẽ. Hãy sử dụng một mẫu than nhỏ rồi phác thảo tranh. Tiếp đến, vẽ khối tỉ lệ cơ bản, phác họa lên hết những yêu cầu/ý muốn của bức tranh, điều này là tối quan trọng nếu bạn đang chép tranh từ một tranh mẫu. 2/ Vẽ thêm nét Từ việc vẽ các khối hình cơ bản như trên, bạn có thể dễ dàng vẽ các đường nét phức tạp hơn từ những khối đó. Đầu tiên vẽ khuôn mặt đánh từ khối nhỏ bên trong một khối lớn. Đây là hai trong số các quy luật vẽ: Vẽ từ lớn đến nhỏ và từ đơn giản đến tinh vi hơn. Hãy lưu ý khi vẽ các động tác cầm nắm,ưu tiên sử dụng nhịp điệu của cánh tay thay vì chỉ dùng lực cổ tay để vẽ. Điều này giúp  bạn vẽ tốt hơn những đường dài trên trang giấy. 3/ Vẽ đường cong rõ hơn Để vẽ một bàn chân một cách chân thật nhất người vẽ cần thể hiện rõ  mắt cá chân. Hãy dùng những dạng khối cơ bản để làm cho chân  trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời thể hiện rõ các đường khối cong để bức tranh thêm sinh động. 4/ Bắt đầu lên tông màu bằng than Ở giai đoạn này, bạn nên thường xuyên quan sát bức tranh từ xa để kiểm tra thử xem có lỗi sai và kết cấu đã vững chắc chưa. Bắt đầu phủ lên tông màu bằng than vẽ. Hãy nhớ  mục tiêu  là trình bày lại từ mẫu tham khảo. Nếu chúng ta cố gắng đến mức hoàn hảo như một bản sao, tranh vẽ của chúng ta không thể nào hoàn chỉnh được, nó sẽ bị “cứng nhắc”, như thuật ngữ của một số họa sĩ. 5/ Trộn tông màu thành hình dạng hoàn chỉnh Từ những giai đoạn trên, chúng ta sẽ bắt đầu tạo nên phong cách riêng của mình. Hãy dùng khăn giấy, trộn tông màu từ lớp than thành dạng hoàn chỉnh hơn, giai đoạn này cũng thích hợp cho những bạn lỡ vẽ sai ở giai đoạn trước vì khi trộn tông màu bằng khăn giấy sẽ làm mờ bức tranh đi, cho bạn một cơ hội thứ hai để vẽ lại chi tiết bạn muốn. 6/ Thêm sắc độ màu lên cử chỉ của mẫu Ở phần này, điều chỉnh các phần nhỏ của cấu trúc cơ thể và thêm sắc độ. Giai đoạn vẽ này thường kéo khá nhanh, chỉ trong vài phút, nhưng nếu bạn đầu tư tập trung hơn khoảng một giờ, sẽ khá là đáng đấy. Bây giờ bạn có thể thêm thắt phong cảnh, chi tiết cho tranh vẽ rồi. 7/ Nhớ rằng, nếu thấy nó sai sai, thì nó sai thật đấy! Sử dụng cách đẩy bóng để làm cho các cử chỉ trông thật hơn, hãy nhớ nếu bạn quên đánh bóng phần xiphoid (xương nhỏ dưới vòm nhọn của lồng ngực) sẽ khiến bức tranh trông kì quặc. Và nó đã phạm vào một trong những quy tắc vẽ: Nếu cảm thấy nó sai, thì nó sai, ngay cả khi trông có vẻ đúng! 8/ Sử dụng giấy để không bị lem chì Sử dụng một mảnh giấy vừa đủ che tay bạn khi vẽ, như vậy khi đã tô sắc độ xong, bạn sẽ không làm bức tranh bị lem. Mẹo này giữ cho tranh của bạn không bị thay đổi “sắc độ” cũng như bị lem chì. Lưu ý là phải dùng mọi lúc để tránh những điều đáng tiếc xảy ra với bức tranh khi vô tình để bàn tay dính chì của bạn phá hỏng nó. 9/ Dùng

Không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn và khán giả, siêu phẩm Soul của hãng Pixar đã giành tượng vàng cho giải Phim Hoạt hình xuất sắc nhất (Animated feature film), tại lễ trao giải Oscar lần thứ 93, được tổ chức song song tại nhà hát Dolby và nhà ga Union Station, cũng ở Los Angeles. Bộ phim nói về The Great Before, một thế giới nơi linh hồn của chúng ta được tạo ra trước khi chúng rơi xuống Trái đất và tìm thấy cơ thể con người, mang lại triết lý sâu sắc cho trẻ em, đồng thời cũng chia sẻ những bài học cuộc sống với người lớn. Mang giá trị nhân văn cao cả, Soul không đơn thuần là bộ phim hoạt hình giải trí mà còn có khả năng đánh thức niềm yêu đời mãnh liệt nơi những “người lớn” đang cảm thấy hoang mang trước cuộc sống hiện đại. Tại Oscar năm nay, Soul còn sở hữu tượng vàng thứ hai cho Nhạc phim xuất sắc nhất. Theo The Telegraph, Soul là phim hoạt hình đầu tiên được đề cử cho hạng mục Nhạc phim xuất sắc nhất trong 10 năm trở lại đây, kể từ sau How to Train Your Dragon. Hạng mục Phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất (Animated short film) đã được trao cho phim If Anything Happens I Love You của đạo diễn Will McCormack và Michael Govier. Bộ phim là câu chuyện cảm động về một hành trình vượt qua những tổn thương để lại bởi một sự kiện bi thảm khiến họ mất đi người con và làm gia đình họ thay đổi mãi mãi. Cre: tuoitre

Cám ơn các bạn cựu học viên đã trở về Viện tham gia chương trình “Bàn tròn gặp gỡ”. Là những người trực tiếp trải nghiệm quá trình học tập tại CMA và có được công việc phù hợp chuyên môn sau khi ra trường, các bạn cựu học viên đã tận tình chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích về Chuyện học-Chuyện làm đến các bạn học viên đang học cũng như các bạn đang quan tâm đến ngành nghề này, từ chương trình đào tạo đến việc ứng tuyển và làm nghề. Buổi gặp mặt phần nào đã giải đáp cho các bạn tân học viên hiểu rõ hơn về ngành mà các bạn đang muốn theo học, hiểu hơn về thị trường việc làm cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn có thể xem lại video live stream của chương trình: Tại đây Và đừng ngại đặt câu hỏi, trao đổi với CMA các vấn đề bạn đang băn khoăn khi tiếp cận con đường này nhé. ——- CMA đang tuyển sinh chương trình HỌA SĨ KỂ CHUYỆN K14  ngành 𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡-𝐃𝐢𝐠𝐢𝐭𝐚𝐥 𝐩𝐚𝐢𝐧𝐭𝐢𝐧𝐠 và 𝐊𝐲̃ 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 ngành 𝐇𝐨𝐚̣𝐭 𝐡𝐢̀𝐧𝐡. Đây là chương trình đào tạo CHUYÊN NGHIỆP dành cho các bạn từ 18 tuổi trở lên có đam mê với các công việc sáng tạo. Chương trình Họa sĩ kể chuyện đào tạo Step-by-step từ cơ bản đến chuyên sâu với thời gian 8 học kỳ. Chương trình Kỹ thuật viên đào tạo trong 14 tháng. Miễn thi năng khiếu đầu vào. Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT trở lên. Khai giảng: tháng 5 & tháng 10 hàng năm. Xem thêm thông tin về chương trình HỌA SĨ KỂ CHUYỆN: Tại đây Comic Media Academy

Quyền lực mềm – một cách để một quốc gia gây ảnh hưởng tới công chúng cũng như giá trị và quan điểm quốc tế – đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc tranh đua ảnh hưởng giữa các quốc gia. Đối với Nhật Bản, văn hóa anime xuất hiện rất đúng lúc với chỗ đứng và tầm ảnh hưởng của riêng mình lên toàn thế giới. “Rẽ màn đêm Tokyo với những ánh đèn neon hắt bóng trên đường, một băng đảng đua xe máy lao đi thật nhanh rồi dừng lại bên một chiếc hố đen khổng lồ được tạo ra sau một vụ nổ hạt nhân lớn. Chiếc hố thực sự quá khủng khiếp, tràn ra ngoài khuôn tranh và thấm đẫm cả trang truyện…” – Đây là phần mở đầu của cuốn truyện tranh manga giả tưởng nổi tiếng “Akira” (và sau này được chuyển thể thành hoạt hình anime) được họa sĩ người Nhật Katsuhiro Otomo cho ra mắt vào năm 1982. Các tác phẩm của Katsuhiro sau này cũng trở nên khá nổi tiếng tại thị trường Mỹ. “Người Mỹ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì tương tự như thế này trước đây”, Susan Napier, giáo sư chuyên ngành Nhật Bản học tại Đại học Tufts chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “”Akira” là một câu chuyện hậu tận thế đáng kinh ngạc với chiều sâu tâm lý được thể hiện ấn tượng qua thế giới hình ảnh. Bộ phim đã vượt qua những giới hạn mà truyện tranh Mỹ thời đó vẫn chưa dám.” So sánh với thế giới của những DC Comics và Marvel, “Akira” cho thấy sự khác biệt và độc đáo. Câu chuyện kể về thủ lĩnh Shotaro Kaneda của băng đảng “biker” bất chấp mọi hiểm nguy để giải cứu bạn mình khỏi một chương trình bí mật của chính phủ chuyên thực hiện những bài kiểm định với trẻ em có siêu năng lực ngoại cảm. Năm 1988, Otomo phát hành “Akira” dưới dạng một bộ phim hoạt hình anime. Đây được xem là một bộ phim hết sức chi tiết và phức tạp đến nỗi các nhà làm phim phải mất nhiều năm vẽ tay từng cảnh một nhằm mang lại một câu chuyện sống động nhất có thể, bên cạnh đó thì nó vẫn được xem là một tác phẩm kinh điển hết sức đình đám và đi đầu cho làn sóng du nhập truyện tranh manga và phim hoạt hình anime tới nền văn hóa phương Tây. Với sự phong phú trong khai thác các thể loại, từ hành động, tình dục, khoa học giả tưởng cho tới lãng mạn, manga và anime phù hợp với mọi lứa tuổi và thị hiếu của khán giả. Những sản phẩm tạo được dấu ấn thương mại như Pokemon, Dragon Ball Z đã mở ra một hình ảnh đất nước Nhật Bản mới mẻ cho toàn thế giới. “Trong mắt người phương Tây, hình ảnh về xứ sở Phù Tang (từ năm 1980 cho tới năm 1990) mang hai thái cực: một nước Nhật phong kiến tập quyền được khắc họa thông qua các bộ phim Samurai với những ninja và kiếm sĩ; và một nước Nhật với sự vươn lên thần kì, mang tới thế giới bên ngoài những sản phẩm chất lượng như Walkman, Toyota,” Kaichiro Morikawa, một chuyên gia về phim hoạt hình anime tại Đại học Meiji, Tokyo cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Sự phổ biến của các bộ truyện tranh manga, hoạt hình anime, trò chơi điện tử Nhật Bản đã giúp truyền tải hình ảnh đất nước – con người Nhật Bản nhân văn, và gần gũi hơn bao hết.” Sau 7 năm tăng trưởng liên tục, ngành công nghiệp hoạt hình anime tại Nhật Bản đã lập kỷ lục mới trong doanh thu, vào năm 2017 ngành công nghiệp này đạt 2,15 nghìn tỷ Yên (tương đương 19,8 tỷ USD) mà phần lớn xuất phát từ nhu cầu của khán giả nước ngoài. Việc xuất khẩu các series phim hoạt hình và phim điện ảnh thông qua các thương vụ cho các đại gia trực tuyến như Netflix hay Amazon đã giúp tăng gấp ba lần doanh thu kể từ năm 2014. Và những con số này vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Một đất nước của văn hóa thị giác và những thước phim hoạt hình anime sơ khai Nhật Bản vốn là quốc gia với nghệ thuật hình ảnh phát triển, cả về sự đa dạng và cầu kỳ, tỉ mẩn trong các tác phẩm. Người nghệ sĩ khắc gỗ nổi tiếng Katsushika Hokusai là một trong những nghệ sĩ tiên phong sử dụng thuật ngữ manga (trong tuyển tập “Hokusai Manga” ra mắt vào năm 1814) khi đề cập tới những bản phác thảo các hiện tượng siêu nhiên hay những thứ đơn giản. Manga như chúng ta biết ngày nay xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 trong các trang truyện dài kì trên các tờ báo và tạp chí tại Nhật Bản. Anime xuất hiện vào khoảng đầu những năm 1900 khi các nghệ sĩ người Nhật Bản như Oten Shimokawa thử nghiệm sản xuất những đoạn film hoạt hình ngắn. Tuy nhiên lúc bấy giờ, sản xuất phim hoạt hình rõ ràng rất tốn kém và các tác phẩm làm tại Nhật Bản bị cái bóng quá lớn của Disney lấn át. (Một trong những anime đầu tiên được làm ra vào năm 1917) Trong thế chiến thứ II, anime bắt đầu phát triển khi chính phủ quân đội Nhật Bản yêu cầu các nhà sản xuất phim hoạt hình tạo ra các đoạn phim tuyên truyền để gây ảnh hưởng tới đám đông. Kể từ đó, dù Nhật Bản đã thất bại sau chiến tranh, các ngành công nghiệp manga hay anime vẫn bắt đầu tăng tốc. Đến năm 1952, “cổ thụ” Osamu Tezuka cho ra đời tác

Bất chấp những cơn mưa bất chợt đầu mùa, khán phòng CMA vào tối thứ 7 vừa qua vẫn lấp đầy sự ấm áp và rộn ràng với chủ đề được rất nhiều bạn quan tâm của Open talk kỳ 2: Bán kịch bản: Dễ hay khó? Khác với những talkshow thông thường, anh Châu Quang Phước không dành quá nhiều thời gian để trình bày vấn đề hay quan điểm của mình, mà anh chọn làm người dẫn dắt và kết nối, gợi lên rất nhiều câu hỏi thú vị để các bạn cùng cho ý kiến và thảo luận. Thật vui khi Open talk kỳ 2 có sự tham gia của rất nhiều bạn yêu thích lĩnh vực phim ảnh biên kịch, đặc biệt là các bạn và đang làm việc trong lĩnh vực này. Từ trải nghiệm của bản thân, các bạn cùng anh Phước đưa ra rất nhiều gợi ý và lời khuyên hữu ích cho các bạn trẻ muốn bước chân vào con đường này:  – Tập thói quen xem phim, cả phim hay và phim chưa hay  – Tham gia các hội thảo, sự kiện điện ảnh quy tụ nhiều người làm trong lĩnh vực chuyên môn.  – Kiên trì nỗ lực, chọn cách phù hợp để tự giới thiệu bản thân và liên hệ với các nhà sản xuất  – Tham gia các cuộc thi biên kịch  – Tham gia các khóa học biên kịch để có một kịch bản thật chất lượng  – Đặc biệt, bạn phải sẵn sàng đối mặt với những rủi ro của nghề nghiệp, như bị “vay mượn” ý tưởng, khó khăn tài chính, những trăn trở khi theo đuổi đề tài… Càng về sau, càng nhiều vấn đề được gợi mở khiến bầu không khí càng trở nên sôi nổi. Chương trình kết thúc trễ hơn dự kiến gần 30 phút nhưng vẫn còn khá nhiều lưu luyến nơi các bạn tham gia. Bán kịch bản, dễ hay khó, còn phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó bạn là một yếu tố cực kỳ quan trọng, và hãy nhớ để kịch bản dễ bán, trước tiên bạn cần có một ý tưởng tốt và một kịch bản hay. CMA chân thành cám ơn anh Châu Quang Phước và các bạn đã dành thời gian đến tham gia Open talk. Hẹn gặp lại các bạn trong Open talk kỳ 3 của CMA. ——- OPEN TALK là buổi học mở của khóa Biên kịch tại CMA qua hình thức thảo luận, đối thoại với các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất trong ngành để chia sẻ về các vấn đề làm nghề. Chương trình dành cho các bạn học viên đã và đang theo học các lớp Biên kịch tại CMA và các bạn yêu thích nghề biên kịch. Comic Media Academy

Sân chơi chào hè siêu siêu thú vị dành cho các họa sĩ nhí từ 8-14 tuổi của CMA đã trở lại rồi đây! Trái đất màu xanh Nhà của chúng mình Muốn nhà đẹp xinh Cùng nhau bảo vệ! Bé ơi, Trái Đất của chúng mình đẹp biết bao nhiêu, nào là rừng cây xanh ngát, sóng biển rì rào, bầu trời với bồng bềnh mây trắng! Đó còn là ngôi nhà chung của biết bao nhiêu loài sinh vật nữa! Bé có muốn bảo vệ ngôi nhà của chúng mình không? Hãy tưởng tượng bé trở thành hiệp sĩ với sức mạnh siêu phàm bảo vệ Trái Đất. Bé sẽ bảo vệ chú cún yêu, đàn khủng long, khu rừng hay bầu khí quyển? Chà! Nhiều thứ muốn bảo vệ quá đi mất! Các bé ơi, hãy mau mau vẽ một bức tranh về hành trình bảo vệ Trái Đất của mình để tham gia Ngày Hội Vẽ Tương Lai lần 3 nhé! Cuộc thi bao gồm 2 Vòng: VÒNG 1: XIN CHÀO Thời hạn nhận bài thi: 3/5 – 15/5/2021  Hình thức dự thi: – Tranh màu, khổ A4/A3 – Chủ đề: 𝗛𝗶𝗲̣̂𝗽 𝗦𝗶̃ 𝗧𝗿𝗮́𝗶 Đ𝗮̂́𝘁 – Bức tranh phải có bối cảnh là Trái Đất trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, có ít nhất 2 nhân vật kèm lời thoại. – Là tác phẩm sáng tác mới, chưa được đăng lên báo, tạp chí và đạt giải ở các cuộc thi khác. – Bài dự thi phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Họ tên thí sinh, tên bức tranh, ngày sinh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email và facebook bố/mẹ.  Cách thức gửi bài dự thi:   1/ Gửi tác phẩm trực tiếp: Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam 164 Nguyễn Đình Chính, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM  2/ Gửi tác phẩm online:  https://forms.gle/CaUvjTABcbvqtqtn7 Sẽ có 20 tác phẩm xuất sắc nhất được vào vòng Kết Nối bao gồm: 19 tranh đẹp nhất do BGK chấm và 1 tranh có lượt tương tác cao nhất trên Fanpage CMA. Trong trường hợp tranh có lượt tương tác cao nhất đồng thời là tranh do BGK lựa chọn thì BTC sẽ xét đến tranh có lượt tương tác cao thứ hai. VÒNG 2: KẾT NỐI Thời gian: 9h – 11h, ngày 29/5/2021 Hình thức: Workshop vẽ truyện tranh 20 bé có tranh xuất sắc nhất ở vòng Xin Chào được chia làm 5 đội, 5 HLV là các giảng viên tại CMA sẽ hướng dẫn các bé lên ý tưởng và vẽ hoàn chỉnh một truyện tranh 4 khung đơn giản theo chủ đề của cuộc thi. Địa điểm: Đường Sách Nguyễn Văn Bình – Q.1, TP. Hồ Chí Minh CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG Vòng Xin Chào: ● Giải Hoạ Sĩ Triệu Like – Dành cho tranh dự thi có lượt tương tác cao nhất trên Fanpage CMA. Lượt like và share hợp lệ chỉ tính trên tranh được đăng tải tại Fanpage CMA. Share phải ở chế độ công khai (1 like = 1 điểm; 1 share = 2 điểm). – Tranh có lượt tương tác cao nhất sẽ được đặc cách vào vòng Kết Nối. ● 20 tranh dự thi xuất sắc nhất được tham gia Workshop vẽ truyện tranh tại đường sách Nguyễn Văn Bình Vòng Kết Nối: ● 3 giải đồng đội do BGK bình chọn: + Giải nhóm hoạ sĩ Toàn Năng – 3.000.000 VND + Giải nhóm hoạ sĩ Thông Thái – 2.000.000 VND + Giải nhóm hoạ sĩ Ánh Sáng – 2.000.000 VND ● 5 giải cá nhân xuất sắc đến từ mỗi đội do BGK bình chọn: 5 suất học bổng toàn phần (trị giá 5.050.000 đồng) cho khoá học Vẽ Truyện Tranh/ Manga/ Comic căn bản tại CMA. ●Học bổng trị giá 1.000.000 đồng khoá học Vẽ Truyện Tranh/ Manga/ Comic căn bản tại CMA cho các thí sinh còn lại. Chờ gì nữa, vẽ ngay thôi các bé ơi! Comic Media Academy

Học ở CMA không bao giờ có mùa xuân thư thả, là được ngồi yên tại chỗ để vẽ, lúc nào thầy cô cũng bắt ra ngoài vẽ, đi thực tế vẽ, quan sát vẽ, ngắm nhìn nhau vẽ. Nhất là những môn ký họa dáng động như Posing sketch thì việc vẽ nhiều và quan sát nhiều lại càng cần thiết hơn. Tuy khó nhưng rất vui và đây là môn học siêu cần thiết cho các bạn học Truyện tranh-Hoạt hình-Digital painting, giúp bạn thiết kế được các dáng điệu thu hút hơn và thuyết phục hơn cho nhân vật. Comic Media Academy

Hôm nay Google đã mừng kỷ niệm 151 năm thành lập Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan với một Doodle hoạt hình gồm 18 tác phẩm nghệ thuật từ bộ sưu tập khổng lồ của bảo tàng. Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan thường được gọi tắt là The Met – là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất ở Mỹ, với hơn 2 triệu hiện vật có niên đại 5.000 năm. The Met có 17 phòng ban riêng biệt, bao gồm các hiện vật nghệ thuật cổ đại có từ khắp nơi trên thế giới, nhạc cụ, trang phục, vũ khí cổ và áo giáp, cùng những vật dụng khác. Trong viện bảo tàng có các bộ sưu tập rất quý hiếm về nghệ thuật Ai Cập cổ đại và phương Đông cổ, nghệ thuật châu Âu gồm các kiệt tác của Titian, Georges de La Tour, Rembrandt, Monet, Van Gogh… và những báu vật khác thuộc Hy Lạp cổ đại, La Mã, nghệ thuật Hồi giáo Trung cổ, đặc biệt là hội họa châu Âu thế kỷ 20. Với Doodle ngày 13.4, Google đã tạo ra một dải các cổ vật từ bộ sưu tập của bảo tàng The Met, bao gồm một tác phẩm điêu khắc một vũ công Trung Quốc từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên; một tác phẩm điêu khắc bằng đất nung thế kỷ 13 có hình người ngồi từ vùng đồng bằng Nội Niger của Mali ngày nay; tranh kỳ lân nghỉ trong vườn (1495–1505) từ Unicorn Tapestries… Trong số các cổ vật của bảo tàng được Google Doodle giới thiệu cũng bao gồm một bức chân dung Comtesse de la Châtre của Elisabeth Louise Vigée Le Brun, từ năm 1789; một cây đàn Italia được trang trí từ khoảng năm 1800; một chiếc váy Lakota/Teton Sioux đính cườm cầu kỳ được làm vào khoảng năm 1870; và chân dung tự họa của Samuel Joseph Brown Jr. vào khoảng năm 1941. Từ doodle này, các bạn có thể truy cập đến trang web của The Met được liên kết sẵn để khám phá thêm rất nhiều thông tin thú vị, bao gồm các cuộc triển lãm online và các kiến thức về mỹ thuật. https://www.metmuseum.org/ Cre: laodong

Buổi gặp mặt cựu học viên CMA lần đầu tiên được tổ chức không chỉ tạo sự kết nối giữa Viện, các cựu học viên, các học viên đang theo học cùng tân học viên mà còn là buổi sẻ chia những trải nghiệm trong quãng thời gian học chuyên ngành cho đến khi đi làm ở môi trường công việc đòi hỏi sự sáng tạo. Buổi gặp mặt phần nào đó sẽ giải đáp cho các bạn tân học viên hiểu rõ hơn về ngành mà các bạn đang muốn theo học, hiểu hơn về thị trường việc làm cũng như yêu cầu của nhà tuyển dụng. Các bạn đang theo học các chuyên ngành ở Viện cũng như các bạn đang ấp ủ ước mơ bước vào ngành công nghiệp sáng tạo này thì đừng bỏ qua cơ hội “gặp gỡ” và đặt câu hỏi với các anh chị cựu học viên CMA! Chương trình sẽ ưu tiên trao đổi các câu hỏi được gửi về trước. >> Đặt câu hỏi: Tại đây Và đặt lịch đón xem livestream tại fanpage Comic Media Academy vào thứ 7 tuần sau nha. Comic Media Academy (CMA)

Để kịch bản của mình tiếp cận được nhà đầu tư, đến gần hơn với khán giả luôn là trăn trở của các bạn muốn đi theo nghề biên kịch. OPEN TALK kỳ 2 của CMA với chủ đề “BÁN KỊCH BẢN – DỄ HAY KHÓ?” sẽ gợi mở cho bạn những câu trả lời. Buổi chia sẻ với phần dẫn dắt của anh Châu Quang Phước sẽ đưa đến cái nhìn tổng quan về thị trường điện ảnh Việt hiện nay và giới thiệu đến bạn các hình thức tiếp cận, giới thiệu kịch bản với các nhà đầu tư, nhà sản xuất, đạo diễn. Bạn cũng được tìm hiểu về đời sống của một kịch bản, sẽ trải qua những giai đoạn nào trong quá trình “biến hình” từ kịch bản trên giấy thành một bộ phim hoàn chỉnh và đặc biệt, những thử thách nào đang chờ đón người làm nghề biên kịch trên bước đường chinh phục. Diễn giả: Chuyên viên truyền thông điện ảnh CHÂU QUANG PHƯỚC. Anh Châu Quang Phước được biết đến như một chuyên gia, một cây bút lâu năm viết về mảng kinh doanh phim, đặc biệt liên quan đến các vấn đề về truyền thông, thị trường, thị phần, các con số đầu tư – doanh thu… của phim chiếu rạp. Anh tham gia với vai trò cố vấn cho bộ phận truyền thông, sản xuất của khá nhiều phim Việt. Anh từng công tác tại BHD (công ty truyền thông, phân phối, hợp tác sản xuất các chương trình truyền hình và điện ảnh)  – Thời gian: 19:00 – 21:00 ngày 17/4/2021 (thứ bảy)  – Địa điểm: Comic Media Academy Vietnam, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM  – Số lượng chỗ ngồi: 30 chỗ Mời bạn đăng ký tại link: Tại đây  OPEN TALK là buổi học mở của khóa Biên kịch tại CMA qua hình thức thảo luận, đối thoại với các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất trong ngành để chia sẻ về các vấn đề làm nghề. Chương trình dành cho các bạn học viên đã và đang theo học các lớp Biên kịch tại CMA và các bạn yêu thích nghề biên kịch. Comic Media Academy (CMA)

Tác phẩm tranh minh họa các trò chơi tuổi thơ do bạn Nguyễn Huỳnh Huyền Linh, học viên lớp Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) Khóa 05 thực hiện. Để xem thêm thông tin về khóa học Illustration (Vẽ minh họa) tại CMA: Tại đây Comic Media Academy

Với những thể hiện thuyết phục trong hồ sơ ứng tuyển và vấn đáp, Hoàng Ly đã trở thành học viên mới nhất được trao tặng học bổng cho các bạn tân học viên Họa sĩ kể chuyện của CMA. “Đây là món quà lớn mà em được nhận, đã hỗ trợ em rất nhiều trên con đường học tập. Tuy chưa làm được gì to lớn, nhưng em vẫn rất hài lòng với những cố gắng của mình trong quá trình học vừa qua, vẫn cảm được món quà mình nhận, con đường mình chọn là rất trọn vẹn. Những quỹ học bổng luôn mang nhiều giá trị của sự công nhận và khích lệ, nên em cũng mong điều này sẽ được lan tỏa đến nhiều bạn xứng đáng. Tin tưởng rằng nếu các bạn thực lòng muốn học, muốn làm, muốn đi đến đâu hay cần được hỗ trợ – “chắp cánh”; bằng sự chân thành chia sẻ thì mong bạn cũng sẽ được nhận lại sự sẻ chia. Môi trường học ở Viện rất hợp với em, chương trình học đi từ cái nền rất kỹ và chắc. Thầy cô không những xịn về chuyên môn mà còn lợi hại về cách truyền tải kiến thức, rất dễ nắm bắt, rất mới và rất tinh tế khi cài cắm những giá trị khác trong từng bài học. Thỉnh thoảng thấy học trò còn “phèn” quá, sợ tụi em nản kèo thế là thầy cô ra sức truyền cảm hứng bằng 7-7-49 câu chuyện động viên nghị lực các kiểu để mấy đứa có tinh thần để tiếp tục, làm em thấy thương và quý ghê luôn.” Chương trình học bổng cho các bạn tân học viên ngành Truyện Tranh – Digital Painting – Hoạt Hình với giá trị cao nhất lên đến 100% học phí toàn khóa học giúp các bạn vững bước trên hành trình của mình. Chương trình Học Bổng dành Cho Tân Học Viên của khóa Họa Sĩ Kể Chuyện K14 vẫn đang nhận hồ sơ đến hết ngày 20.04.2021 Truy cập website của CMA để biết thêm chi tiết bạn nhé https://cmavn.org/chinh-sach-hoc-bong/ Comic Media Academy

Project requirements: • Experiences with Moho software (12 or 13) • Experiences with animation and principles of animation Project: • Animation as freelancer with provided rigged characters and scene posing – with Moho 13 • TV series style • Project schedule – 8 to 9 month – starting in May 2021 • Payment by second animation Ứng tuyển qua email: thomas_voigt@convoianimation.com

Hành trình của lớp Biên kịch nâng cao đã chính thức cập bến, với thật nhiều niềm vui và kiến thức mới đã được gửi trao. Là một khóa học quy tụ rất nhiều gương mặt kỳ cựu từ học viên đến những bạn đang làm công việc biên kịch, biên tập chuyên nghiệp, nên không chỉ học từ thầy cô, các bạn còn học từ bạn bè và đặc biệt, học từ chính bản thân mình khi tự “vỡ” ra từ những điểm chưa hoàn thiện. Chân thành cám ơn thầy cô và các bạn đã cùng CMA đi qua khóa Biên kịch nâng cao 04. Với những hành trang mới trên con đường biên kịch này, chúc các bạn có thêm nhiều động lực để thành công hơn trong công việc. Mong sớm gặp lại các bạn với những kịch bản mới. Sài Gòn, tháng 3/2021. Với nhiều thương mến Comic Media Academy

Bạn là người có thể học các kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính một cách dễ dàng, và đặc biệt, bạn có khả năng sáng tạo tốt. Từ việc lơ đãng trong giờ học, vẽ vời vào lề vở đến tự mày mò các phần mềm để giải trí, thỏa mãn thú vui, bạn luôn tìm ra cách để vận dụng các kỹ năng độc đáo của mình vào đời sống thường ngày. Nhưng thật không may, bạn không thể tìm thấy một công việc phù hợp với bạn, công việc cho phép bạn khám phá hết khả năng của mình. Bạn mong muốn có một công việc có thể kết hợp khả năng công nghệ và óc sáng tạo, nhưng cho đến giờ vẫn chưa tìm được. Thiết kế hoạt hình là công việc đặc thù sử dụng công nghệ thiết kế và khả năng sáng tạo để tạo mọi thứ, từ hiệu ứng đặc biệt trong phim ảnh cho đến trò chơi điện tử, phim hoạt hình. Hãy để chúng tôi phân tích các thông tin cơ bản về công việc này, và xem liệu rằng nó có phù hợp với bạn hay không nhé! Thiết kế hoạt hình là gì? Thiết kế hoạt hình là nghệ thuật tạo ra các hiệu ứng đặc biệt và thiết kế cho các hình thức truyền thông khác nhau, bao gồm trò chơi điện tử, phim ảnh và thậm chí các bài đăng trên mạng xã hội. Cục Thống kê Lao Động Mỹ (Bureau of Labor Statistic – BLS) chia sẻ rằng hầu hết các Animator (Họa sĩ diễn hoạt hoạt hình) luôn chọn một chuyên ngành để tập trung, chẳng hạn như tạo ra các chương trình truyền hình hoặc trò chơi hoạt hình, tạo hình ảnh CGI, thiết kế  background hay những hiệu ứng đặc biệt. Phần lớn công việc của những Animator được thực hiện bằng phần mềm máy tính chuyên dụng và một số thậm chí còn sử dụng code lập trình để thiết kế. Thiết kế hoạt hình chắc chắn yêu cầu một số kỹ thuật cao, nhưng cũng có rất nhiều vị trí công việc để bạn rèn luyện khả năng sáng tạo và kỹ thuật của mình. Một số Animator sẽ vẽ những thiết kế của họ trước khi chuyển chúng sang định dạng kỹ thuật số, trong khi những người khác sử dụng mô hình (models) để trực quan hóa (visualize) chuyển động của một hoạt ảnh cụ thể. Vậy các Animator sẽ làm gì? Có thể nhiều bạn đoán rằng các Animator thường làm việc tùy vào  công việc được giao, nơi làm việc và chuyên môn của họ. Nhà thiết kế kiêm họa  sĩ đồ họa chuyển động – Crissy Bogusz – có thể chứng minh cho sự đa dạng trong công việc của một Animator bằng những video hoạt hình trên kênh Snapchat của cô: “Tôi thiết kế và tạo hoạt ảnh, cũng như chỉnh sửa video, typography, xử lý  âm thanh và quản lý đội ngũ những thiết kế freelance.” Nhưng đó chỉ là một phần nhiệm vụ của những Animator. Bộ Lao động Hoa Kỳ cũng tiết lộ sự đa dạng của các công việc hiện tại trong lĩnh vực đầy sáng tạo và độc đáo này. Sau đây là một vài công việc bạn có thể gặp khi là một Animator: 1. Tạo các bảng phân cảnh thể hiện flow (sự mượt mà) của hoạt ảnh 2. Sử dụng model để mô phỏng hành động của các nhân vật 3. Tham gia thiết kế các chiến dịch truyền thông 4. Tạo hình ảnh 2D và 3D bằng phần mềm chuyên dụng Sự nghiệp của mỗi  Animator có thể khác nhau tùy vào sở thích từng người, nhưng vẫn có một khía cạnh nhất quán: Đó là tầm quan trọng của teamwork hay còn gọi là tinh thần đồng đội. BLS chia sẻ rằng các Animator thường làm việc trong một nhóm mà mỗi người chịu trách nhiệm khác nhau trước khi tất cả được “ghép” lại thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Đây chính là một thách thức đối với các dự án lớn, điều này làm cho giao tiếp giữa các đồng đội trở nên rất quan trọng. Các Animator thường làm việc ở đâu? Khi nghĩ đến các hiệu ứng đặc biệt, thế giới phép thuật hay máy móc, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là phim ảnh và trò chơi điện tử, nhưng làm việc ở Hollywood chỉ là số ít so với số nhiều môi trường làm việc của lĩnh vực thiết kế hoạt hình. “Hầu hết các công ty có nhu cầu ngày càng tăng cao đối với  hoạt động tiếp thị và quảng cáo trên mạng xã hội của họ. Hoạt hình đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp hiện đại nào”, Bogusz nhận định. Những Animator là một phần cần thiết của hầu hết mọi ngành công nghiệp trong thời đại kĩ thuật số hiện nay. BLS báo cáo rằng các ngành công nghiệp từ lĩnh vực xuất bản phần mềm đến các công ty quảng cáo và PR đang ra sức tuyển dụng các Animator. Ngoài ra còn có một bộ phận lớn các Animator làm việc như một freelancer – khoảng 59%, theo BLS. Những Animator này thường đáp ứng đúng thời hạn deadline trong khi vẫn giữ lịch trình làm việc linh hoạt và thường làm việc từ xa. Mức lương trung bình mà Animator kiếm được? Với các chuyên gia Animator làm việc từ khắp mọi nơi, từ các xưởng thiết kế khổng lồ của Hollywood đến các doanh nghiệp nhỏ tự hoạt động, không có gì ngạc nhiên khi có một loạt các mức lương được báo cáo khác nhau. Theo BLS, mức lương trung bình cho các Animator vào năm 2017 là 70.530 USD. Trong thống kê, khoảng 10% người có thu nhập cao

Tiếp nối thành công từ lần hợp tác trước, các thầy cô của Viện Truyện tranh Hoạt hình (CMA) đã có mặt tại Ngày Hội Nghề Nghiệp lần thứ 5 – Career Fair 2021 của trường Wellspring Saigon để giới thiệu đến các em học sinh các ngành nghề mà CMA đang đào tạo. Bên cạnh việc được giải đáp các thắc mắc về nghề nghiệp liên quan đến các ngành Truyện tranh-Hoạt hình-Digital painting, các em còn được trực tiếp trải nghiệm trên bảng vẽ màn hình. Do số lượng khá đông nên rất nhiều bạn phải chờ một lúc mới đến lượt nhưng bạn nào cũng hào hứng với những công việc tuy quen mà lạ này. Không chỉ quan tâm tìm hiểu, rất nhiều bạn đã sớm xác định mục tiêu cho mình khi đặt ra rất nhiều câu hỏi nghiêm túc cho việc hướng nghiệp của bản thân khiến các thầy cô vừa vui vừa bất ngờ không ít. Cám ơn BTC và trường Wellspring Saigon đã kết nối CMA với các em học sinh, hy vọng các em sẽ có thêm thông tin để định hướng cho nghề nghiệp của mình. Hẹn gặp lại các em vào một ngày không xa nhé! Career Fair là ngày hội nghề nghiệp có quy mô lớn nhất cũng như chất lượng nhất tại Wellspring, quy tụ hơn 30 tổ chức, đơn vị có uy tín tại rất nhiều lĩnh vực bao gồm những ngành nghề triển vọng và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các em học sinh. Các hình ảnh khác về Ngày Hội Nghề Nghiệp 2021 do CMA ghi nhận: Comic Media Academy (CMA)

Lớp Vẽ Manga/Comic thiếu niên (Khóa 25) khai giảng rộn ràng!!!  Được tặng họa cụ cực xịn gồm sổ vẽ và bộ bút đi line siêu tiện dụng. Đi học vừa có bạn, vừa được học vẽ thật vui với thầy cô, đặc biệt là không tốn chi phí họa cụ. Đến với khóa học, các bé được hướng dẫn các kiến thức về mỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao về đường nét, màu sắc, bố cục, mảng hình. Cung cấp cho các bé kỹ năng tạo hình nhân vật từ những hình vẽ cơ bản. Giúp các bé thiết kế nhân vật theo tỷ lệ mong muốn và được hướng dẫn kể chuyện hiệu quả bằng hình ảnh. Không chỉ được học vẽ, các bé còn được học cách tư duy, sáng tác để tự mình sáng tạo nên các nhân vật và những trang truyện không thể dễ thương hơn! Cuối tuần của bé thật vui tươi và bổ ích. >> Tìm hiểu khóa Vẽ Manga/Comic thiếu niên: Tại đây Comic Media Academy

Hãy thử tượng tưởng sẽ thỏa mãn biết bao khi dùng sự sáng tạo của mình để làm công việc trong mơ và tạo ra những bộ phim hoạt hình, những hiệu ứng đặc biệt hay đồ họa. Và còn gì thích hơn việc vừa được thỏa sức sáng tạo lại vừa được trả tiền. Tất cả những điều trên đây sẽ khiến bạn tự hỏi bản thân cần những kỹ năng gì để có thể trở thành một Animator (Họa sĩ diễn hoạt hoạt hình). Bạn muốn biết liệu bạn sẽ cần những gì để thành công trong công việc cho phép bạn kết hợp giữa niềm đam mê những thủ thuật công nghệ với sự sáng tạo của bản thân? Làm việc trong lĩnh vực hoạt hình có thể trông khá “đáng sợ” từ bên ngoài, nhưng bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng trong công việc đầy sáng tạo này, những kỹ năng của bạn sẽ được đánh giá rất cao. Chúng tôi đã nói chuyện với một chuyên gia hoạt hình và lập ra một danh sách các kỹ năng cần thiết mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Những kỹ năng, kỹ thuật giúp bạn thành công trong lĩnh vực Animation Người làm phim hoạt hình sử dụng công nghệ để mang góc nhìn sáng tạo của mình vào đời sống, phát triển các hiệu ứng đặc biệt, hình ảnh trực quan được sử dụng trong phim, quảng cáo, hoạt hình, mạng xã hội và hơn thế nữa. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà tuyển dụng đều đang tìm kiếm những Animator thành thạo kỹ năng, kỹ thuật sử dụng công nghệ để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Vậy những Animator nên tập trung vào những kỹ thuật nào? Để giúp trả lời cho điều đó, chúng tôi đã sử dụng công cụ phân tích real-time các tin tuyển dụng để xác định 10 trong số các kỹ thuật mà các nhà tuyển dụng mong muốn nhất ở những ứng viên:  – Adobe Photoshop  – Adobe InDesign  – Thiết kế đồ họa  – Adobe Illustrator  – Adobe Acrobat  – Adobe After Effects  – Kinh nghiệm sử dụng Wireframe  – Thiết kế tương tác  – Đồ họa chuyển động  – Tạo mẫu Như bạn có thể thấy, có rất nhiều  phần mềm giúp cho hoạt hình trở nên sống động hơn. Biết các phần mềm là điều nên có, nhưng suy cho cùng phần mềm chỉ là  công cụ – hãy nghĩ  theo cách này, ví dụ như bạn biết mọi cách để vận hành một chiếc cưa bàn, thì điều đó không đồng nghĩa với việc bạn có thể  tạo ra những đồ nội thất tuyệt vời. Bạn vẫn cần khả năng lập kế hoạch và thiết kế . Đó là lí do tại sao những thứ cơ bản như kiến thức về nguyên tắc thiết kế, cách tạo sự hấp dẫn cho bối cảnh và những điều mà bạn học được lại quan trọng đến như vậy. Những kỹ năng mềm thiết yếu để thành công trong lĩnh vực Animation Lĩnh vực  này  phụ thuộc vào các phần mềm chuyên dụng để tạo ra những hoạt ảnh tuyệt đẹp, nhưng việc tìm kiếm thành công đối với một Animator thì kỹ thuật thôi là chưa đủ. Những người làm phim hoạt hình giỏi nhất là những người có khả năng kết hợp thủ thuật công nghệ họ có với các kỹ năng mềm quan trọng để đưa những bộ phim hoạt hình của họ lên một tầm cao mới. Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này thông qua cuộc nói chuyện với Crissy Bogusz – một nhà thiết kế đồ họa chuyển động, cô có hàng triệu người xem hoạt ảnh hàng ngày trên Snapchat Discover của Vogue về những kỹ năng mềm giúp một Animator có thể nổi bật  giữa  đám đông Sự sáng tạo Chắc chắn không có gì lạ khi sự sáng tạo xuất hiện đầu tiên trong danh sách. Có những kỹ thuật sẽ không giúp bạn tiến xa hơn nếu bạn không có góc nhìn sáng tạo: “Bất kỳ bộ phim hoạt hình nào cũng có thể bị chìm giữa biển kỹ thuật đầy máy móc, nhưng sự sáng tạo có thể khiến tác phẩm của bạn khác biệt so với những nhà làm phim hoạt hình khác ” – Crissy Bogusz Ngoài việc học hỏi, lấy cảm hứng từ những tác phẩm của người khác và phát triển thành phong cách hoạt hình của riêng bản thân. Bogusz cho rằng: ”Hãy tập trung vào phong cách của cá nhân bạn và khiến nó trở nên sinh động hơn”. Cô đề nghị những người mới bắt đầu nên đặc biệt chú ý vào việc học bố cục, bảng màu và typography. Truyền tải cảm xúc Giống như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào, một phần công việc của Animator là kết nối người xem thông qua những thiết kế và hiệu ứng của họ. Bogusz nói: ”Phản ứng của khán giả đối với tác phẩm của bạn sẽ là điều khiến họ nhớ đến nó”. Mục đích của việc này là để gợi lên một cảm xúc cụ thể, cho dù đó là cảm giác hồi hộp thót tim trong một bộ phim hành động bom tấn hay sự phấn khích mỗi khi xem quảng cáo của một thương hiệu cho ra sản phẩm mới. Mặc dù sự rõ ràng của hình ảnh là mối quan tâm hàng đầu của những Animator, họ vẫn cần phải suy nghĩ thấu đáo khi muốn truyền tải cảm xúc vào những tác phẩm để đạt được mục đích cuối cùng. Bogusz nói thêm: ”Ngay cả âm thanh được thêm vào một thiết kế tĩnh cũng sẽ tạo ra cảm xúc và phản ứng bên trong khán giả”. Kỹ năng tổ chức Những Animator là những người thường hoạt động teamwork, sắp xếp nhiều

Basic Painting thuộc nhóm môn học cơ bản trong chương trình đào tạo Họa sĩ kể chuyện các bạn học viên sẽ được tiếp cận từ những học kỳ đầu. Không chỉ giúp học viên hiểu về sắc độ, hòa sắc, tâm lý màu, môn Basic Painting còn cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản để thể hiện các đặc tính về màu sắc, sáng tối, chất liệu của vật mẫu. Đây cũng là môn các bạn sẽ được thực hành vẽ tĩnh vật xuyên suốt thời gian học với nhiều chủ đề khác nhau. Một số bạn khi tiếp cận môn này khá e ngại do vốn chỉ quen vẽ trắng đen, nhưng hãy yên tâm vì đây là môn học rất thú vị và Giảng viên luôn nhiệt tình hỗ trợ bạn mọi lúc. Lời khuyên khi học môn Basic Painting là nhớ ăn sáng đầy đủ trước khi vào học nhé, vì vẽ nhiều mẫu hấp dẫn lắm, không kiềm chế là ăn mất mẫu trước khi xong bài luôn. Comic Media Academy

Những ngày tháng ba nắng đỏ, phòng chiếu cả nước nóng lên vì sự thành công của phim Bố Già thì CMA cũng có một niềm vui rực rỡ khi anh Hồ Thúc An, học viên Biên kịch tại CMA là một trong những biên kịch của phim. “Lần đầu tiên mình biết đến nghề Biên kịch là khi tham gia talkshow “Từ truyện đến phim” do CMA tổ chức năm 2016. Sau khi thử sức và đạt giải 3 ở cuộc thi Nhà Biên Kịch Tài Năng CGV 2017, mình đã trở lại CMA học hai khóa biên kịch cơ bản và nâng cao vào năm 2018. Đây là khóa học có giáo trình khoa học, rõ ràng, đi từ cơ bản đến nâng cao giúp học viên dễ tiếp thu, có kiến thức căn bản vững vàng, có tư duy phản biện, làm việc nhóm. Đội ngũ giảng viên đa dạng, có kinh nghiệm thực tế và khả năng sư phạm giúp học viên suy nghĩ đa chiều, tránh cực đoan. Khóa học đã tạo được môi trường tương tác giữa giảng viên với học viên, giữa học viên các khóa giúp học viên được sống trong một cộng đồng làm nghề… Sau khi học xong thì các kiến thức, kỹ năng biên kịch học từ CMA mình vẫn vận dụng thường xuyên lúc làm nghề, đây thật sự là một cái gốc vững chắc để mình học hỏi và tiếp thu thêm từ nhiều nguồn khác mà không bị hoang mang.” Trước Bố Già, anh còn được ghi nhận bằng Giải ba cuộc thi “Nhà biên kịch tài năng 2017” do CGV tổ chức và là đồng biên kịch của phim truyền hình Tiệm Ăn Dì Ghẻ, được phát sóng vào khung giờ vàng trên VTV3 năm 2019. Sau mỗi khóa Biên kịch, được thấy các bạn học viên có cơ hội làm nghề, được trưởng thành, được ghi nhận và thành công trong công việc là một niềm hạnh phúc to lớn với CMA. Tuy chỉ có thời lượng khoảng 3 tháng mỗi cấp độ, nhưng khóa học Biên kịch tại CMA tự tin mang đến cho học viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất. Hãy yên tâm học tập và nỗ lực hết mình bạn nhé. >> Xem thêm khóa học Biên Kịch tại CMA: Tại đây Comic Media Academy

Viện Truyện Tranh Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy thông báo tuyển sinh các chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện với 2 chuyên ngành Digital Painting & Truyện Tranh và Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D – Short Animation niên khóa 2021 – 2022 & 2021 – 2023 HỆ CHUYÊN NGHIỆP (HOẠ SĨ KỂ CHUYỆN & KỸ THUẬT VIÊN) STT Chuyên ngành Hình thức tuyển sinh Thời gian đào tạo Học phí 1 Hoạ sĩ Truyện tranh chuyên nghiệp Xét tuyển (không thi) 8 học kỳ 18.000.000 (*)/kỳ (Chuyên ngành: Truyện Tranh & Digital Painting) 22.000.000/kỳ (Hoạt Hình) 2 Hoạ sĩ Digital Painting chuyên nghiệp 8 học kỳ 3 Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D – Short Animation 1 học kỳ căn bản + 3 học kỳ chuyên ngành (*) Mức học phí áp dụng cho Học kỳ 1 và có dao động trong các học kỳ sau dựa trên nội dung môn học và chính sách học bổng. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) trở lên có thể tham gia xét tuyển. Chương trình Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D – Short Animation : Không yêu cầu tốt nghiệp THPT Chính sách học bổng Học viên mới khi tham gia theo học khoá chuyên nghiệp tại Viện Truyện tranh & Hoạt hình được tài trợ gói học bổng lên đến 100% dựa trên bài đánh giá năng lực của từng cá nhân. Vui lòng xem chi tiết tại đây Học viên đang theo học từ HK4 trở đi có quá trình học tập nghiêm túc, có năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp tốt sẽ được đề xuất gói Học bổng Bảo trợ tài năng bao gồm 50% học phí trong 4 học kỳ cuối và một đề xuất cộng tác tại Viện ít nhất 2 năm sau khi tốt nghiệp. Bằng cấp Sau khi hoàn thành khoá học, học viên được cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học Hệ Chuyên Nghiệp/Kỹ Thuật Viên, đủ điều kiện để tham gia làm việc tại các doanh nghiệp. Hồ sơ xét tuyển chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện 01 Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương. 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Viện. 02 Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THPT trở lên (photo công chứng). 01 Học bạ/Bảng điểm THPT trở lên (photo công chứng). 01 CMND hoặc Giấy khai sinh (photo công chứng). 01 Giấy khám sức khoẻ 03 Hình 4×6 Hồ sơ xét tuyển chương trình Kỹ Thuật Viên Hoat Hình 2D – Short Animation  01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Viện. 01 Sơ yếu lý lịch  01 Bản photocopy Chứng Minh Nhân Dân hoặc Căn Cước Công Dân 01 Ảnh 4 x 6 Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển và khai giảng Đợt 1: 22/02/2021 – 15/05/2021 Đợt 2: 01/06/2021 – 18/10/2021 *Viện nhận hồ sơ đăng ký và xét tuyển hàng tháng. ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ XÉT TUYỂN VÀ NHẬP HỌC Cơ sở Pasteur 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028)3820.9066 Cơ sở Phú Nhuận 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Hotline: 0902 738 806 – (028) 39977271 Email: cmavn.org@gmail.com Website: https://cmavn.org Facebook: f/cmavn

Là đơn vị tiên phong đào tạo chuyên nghiệp ngành 𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡-𝐇𝐨𝐚̣𝐭 𝐡𝐢̀𝐧𝐡-𝐃𝐢𝐠𝐢𝐭𝐚𝐥 𝐩𝐚𝐢𝐧𝐭𝐢𝐧𝐠 tại Việt Nam, CMA tự hào là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác trong và ngoài nước, bao gồm cả những thị trường có nền công nghiệp truyện tranh-hoạt hình phát triển mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản. Rất nhiều học viên của CMA đã trở thành nhân viên của các đơn vị này từ những lần đối tác đến thăm trường và xem tác phẩm. Với chương trình đào tạo toàn diện từ cơ bản đến nâng cao, định hướng ứng dụng và đề cao phương pháp làm việc, học viên 𝐇𝐨̣𝐚 𝐬𝐢̃ 𝐤𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 tại CMA được trang bị đầy đủ kỹ năng để đáp ứng yêu cầu tại các công ty chuyên ngành hoặc với tư cách họa sĩ cá nhân. Bên cạnh đó, CMA còn có riêng chuyên trang việc làm để kết nối các đơn vị tuyển dụng với học viên, xem chi tiết: Tại đây Chỉ cần bạn học thật tốt, việc làm cứ để CMA lo! Comic Media Academy

Đến thăm và làm việc tại CMA vào sáng 17/03 vừa qua là các anh chị quản lý của DENTSU MCGARRYBOWEN (Ban tổ chức VJCF): Mr. Hiroki Ito (CEO), Ms. Miho Sakuragi (Business Solution Director), Ms. Mariko Matsumoto (Account Manager). Tại buổi làm việc, sau khi trao đổi về định hướng hợp tác trong chương trình VJCF năm 2021, các anh chị đã cùng thầy Lê Thắng và thầy Quang Bảo tham quan các phòng học tại CMA, trực tiếp quan sát cách thức học tập và xem tác phẩm của các bạn. VJCF là Lễ hội truyện tranh và hoạt hình Việt Nam-Nhật Bản lớn nhất tại Việt Nam, vừa được tổ chức lần đầu vào năm 2020 với mục tiêu thúc đẩy trao đổi, giao lưu giữa hai nền văn hóa Việt Nam-Nhật Bản, và góp phần đưa truyện tranh Việt phát triển đúng tiềm năng. Tiếp nối thành công của năm trước, VJCF sẽ trở lại với quy mô hoành tráng và đặc sắc hơn trong năm 2021. Cùng chờ đón những thông tin mới hấp dẫn về chương trình nhé. Comic Media Academy

Những chiếc bảng đen vẫn thường là nơi để kiến thức được viết lên, nhưng ngoài tác dụng trên thì tấm bảng này khi rơi vào tay những con người yêu vẽ thì nó không khác gì khung tranh đang chờ được phủ lên. Ở Nhật, các học sinh vẫn thường hay dùng tấm bảng đen của lớp để biến nó thành các tác phẩm của mình chỉ với những gam màu cơ bản của các viên phấn, những tác phẩm này có tên không chính thức là “Nghệ thuật vẽ phấn học đường Nhật Bản “. Cre : TAIHEN

Thời gian: từ 19/03-05/05/2021 Thú cưng, du lịch, linh hồn, lỗ giun, siêu anh hùng Đây là 5 từ khóa không liên quan. Hãy chọn 3 từ trong 5 từ khóa này, kết nối chúng lại thành một câu chuyện ngắn rồi vẽ thành 1 bộ truyện tranh 4 khung tranh. Không hạn chế phong cách hay nội dung câu chuyện. Hãy dùng trí tưởng tượng và thể hiện khả năng sáng tạo của bạn! Xem chi tiết cuộc thi tại: Tại đây

Ambition là một công ty Nhật Bản có trụ sở ở thành phố Tokyo, đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong mảng Game Mobile. Là một Công ty đa quốc gia có chi nhánh tại nhiều nơi trên thế giới: – Trụ sở chính : TOKYO, Nhật Bản – Chi nhánh: OKINAWA, Nhật Bản – Ambition China ở Thượng Hải – Ambition Việt Nam tại Tp.HCM – Ambition Việt Nam tại Hà Nội Dự kiến sẽ triển khai thêm chi nhánh mới ở Mỹ. Với chiến lược phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, công ty hiện nay đang cần bổ sung cấp thiết nguồn nhân lực để có thể tiếp tục tạo ra những đột phá mới trong năm 2021. 1. Vị trí tuyển dụng: Tầng 4, Tòa nhà ACM, 96 Cao Thắng, P. 4, Quận 3, HCM. 2. Địa điểm làm việc: Anime Manga Artist (bao gồm vẽ Chibi) 3. Số lượng tuyển dụng: 20 người 4. Thời gian làm việc: Thứ 2 ~ Thứ 6 (9:00 ~ 18:00, nghỉ trưa 1h30p) 5. Chế độ phúc lợi: – Tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định nhà nước. – Tăng lương thưởng hàng năm. – Trợ cấp: Ăn trưa, xăng xe, tiền gửi xe. – Chế độ cho ngày sinh nhật, các event về tiệc giao lưu, tiệc cuối năm, lễ tết…. – Thiết bị làm việc hiện đại, môi trường năng động, chuyên nghiệp, thoải mái, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp… – Hỗ trợ khám sức khỏe định kì hàng năm. – Trang phục tự do. – Được làm việc trong môi trường Nhật Bản chuyên nghiệp    

Hai tác phẩm truyện tranh Comic Strip do bạn Thạch Thị Hồng Hương – học viên Khóa 01 lớp vẽ Comic Strip thực hiện với nội dung vừa hài hước vừa gần gũi. Sau 8 buổi học, khóa vẽ Comic Strip kết thúc bằng buổi tổng kết bế giảng diễn ra vào ngày 1/3 vừa qua. Tuy có hơi trống vắng sau đợt nghỉ tết nhưng qua các tác phẩm cuối khóa, tin rằng các học viên đã có khoảng thời gian học tập vui vẻ và hiệu quả. Comic Media Academy

‘High-Rise Invasion’ là một series anime chuyển thể từ bộ manga ‘Tenkuu Shinpan’, mang đậm chất kinh dị – tâm lý và sinh tồn. Series xoay quanh một cô nữ sinh trung học Yuri Honjo (lồng tiếng bởi Suzie Yeung), đột nhiên thấy mình bị mắc kẹt giữa một thế giới đầy rẫy những tòa nhà chọc trời, được liên kết với nhau bằng những cây cầu gỗ. Không có cách nào để tiếp cận mặt đất cũng như những tên ‘Mặt nạ’ nguy hiểm lang thang khắp nơi. Những tên ‘Mặt nạ’ hay còn được gọi là Maskers, chúng không quan tâm đến việc giết người nhưng phải đảm bảo nạn nhân của chúng đủ tuyệt vọng để tự sát. Đây là một trò chơi kì lạ mà những người như Yuri và anh trai cô – Rika bị buộc phải tham gia, nhưng còn ẩn số phía sau những Maskers, và liệu phải làm như thế nào họ mới có thể trốn thoát được thế giới điên rồ này? Vậy ‘High-Rise Invasion’ có đáng xem hay không? Cảnh mở đầu: Mở màn cho series là một cảnh tượng thật kinh dị và đáng nhớ. Khung cảnh hiện lên với hình ảnh một bóng đen đeo mặt nạ, trông như chiếc mặt nạ đang cười khi chủ nhân của nó đâm thanh kiếm xuyên qua đầu một người đàn ông. Hắn ta nhìn chằm chằm vào camera với đôi mắt trống rỗng trước khi xoay người và đi xuống dãy hành lang, như thể mạng người mà hắn vừa tước đoạt là một chiến tích vậy. Câu chuyện của Yuri: Chỉ mới một khoảnh khắc trước, Yuri vẫn còn đang sinh hoạt một cuộc sống thường ngày ở thế giới thực. Chớp mắt, cô nhận thấy mình đã được đưa đến một nơi hoàn toàn kỳ lạ với những tòa nhà cao tầng, chúng được nối với nhau một cách khéo léo bằng những cây cầu gỗ ọp ẹp. Trong bộ đồng phục học sinh, cô thấy rằng mình đang ở một nơi khác với thường ngày, thế giới của những tòa nhà cao ngất trời và không có cách nào để xuống được mặt đất. May mắn thay, điện thoại của cô vẫn hoạt động được. Sau khi cố gắng liên lạc nhiều lần cho bố mẹ, cô không biết phải làm gì khi bọn họ không bắt máy. Lúc anh trai của cô – Rika gọi đến, cô cảm thấy dễ chịu hơn khi biết mình không hề cô đơn ở thế giới này… Maskers đi khắp nơi trong các tòa nhà, mỗi tên đều được trang bị những thiết bị, vũ khí nguy hiểm chết người. Bọn chúng đều có một điểm chung: chiếc mặt nạ màu trắng với một nụ cười nham hiểm được khắc trên đó. Rika giải thích cho Yuri rằng họ không phải là những kẻ giết người, mặc dù vẻ bề ngoài của họ đã nói lên điều đó. Thay vì mục đích giết chóc, họ ép nạn nhân tự sát bằng cách nhảy xuống từ trên cao hoặc bằng những cách mà họ cho là ‘chấp nhận được’. Không một lí do được hé lộ vì sao họ làm vậy, nhưng những Maskers đi săn những con mồi của họ một cách man rợ như Jason trong Thứ Sáu ngày 13. Một người xuất hiện ngay sau khi Rika bảo Yuri hãy thử nhìn xung quanh, tìm kiếm tòa nhà cao nhất để anh có thể xác định vị trí của cô ấy. Ngay khi tên Masker ấy tấn công, Yuri làm rơi điện thoại trong khoảnh khắc cố né nhát chém của hắn. Tên Masker đâm xuyên chiếc điện thoại bằng thanh kiếm, Yuri chỉ còn kế chạy là thượng sách. Sự lựa chọn của cô dường như chỉ có thể là chạy và chạy, cho đến khi một viên đạn xuyên thủng chiếc mặt nạ, đúng như nghĩa đen, và một viên tiếp theo bắn thẳng vào người tên đồ tể ấy. Yuri vui mừng khi thấy vẫn còn những người ‘bình thường’ chạy đến, đặc biệt hơn họ là những sĩ quan cảnh sát. Nhưng sau tất cả thì mọi thứ chẳng hề dễ dàng với Yuri. Tên cảnh sát cấp dưới giết hại viên sĩ quan cấp trên bằng cách đẩy anh ta xuống từ mép tòa nhà và đe dọa Yuri bằng thanh kiếm của gã Masker mà họ vừa giết. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, một Masker cầm súng bắn tỉa cách đó vài tòa nhà đã bắn một phát chí mạng vào tên cảnh sát biến chất đang tấn công Yuri. Yuri trốn thoát, tin rằng người đeo mặt nạ đó đã cứu mình, ngay trước khi mà anh ta bắn một viên đạn trượt vào cô. Tên Masker cầm súng bắn tỉa đó đi mất trong khi Yuri đang cố đánh lạc hướng để chạy trốn. Nhưng rồi cũng chỉ để gặp một Masker khác trong bộ đồng phục hầu gái, cô ta đã nhảy thẳng đến chỗ Yuri và tấn công bằng vũ khí của mình. Trận chiến ngã mũ với chiến thắng nghiên về Yuri khi cô kịp thời bắn những phát đạn từ khẩu súng mà cô lấy từ viên cảnh sát trước đó. Nhưng có một ẩn số gì đó đằng sau chiếc mặt nạ này. Khi chiếc mặt nạ rơi ra, nó để lộ khuôn mặt con một con người, một con người bình thường như Yuri. Cô bắt đầu nhận ra những Maskers này thực chất không phải là những con quái vật, họ chỉ là con người như cô … và chính những chiếc mặt nạ đã điều khiển họ làm điều sai trái. Bí mật đằng sau chiếc mặt nạ là gì và tại sao những người đeo nó lên dường như đều mất đi nhận thức của chính họ? ‘High-Rise Invasion’ sẽ gợi lại cho bạn một vài sự quen

YÊN TÂM HỌC TẬP VỚI CHƯƠNG TRÌNH TRẢ GÓP HỌC PHÍ LÃI SUẤT 0% Từ tháng 3 năm 2021, CMA chính thức hợp tác cùng MPOS để mang đến cho các bạn học viên một giải pháp tài chính mới, giải quyết nỗi lo học phí khi học tập tại CMA. Liên kết và thuật tiện Chỉ cần sử dụng thẻ tín dụng được phát hành từ hệ thống các Ngân hàng lớn nhất Việt Nam đang hợp tác với chương trình, học viên sẽ được thanh toán trước học phí và chỉ cần trả góp hàng tháng với ngân hàng phát hành thẻ tín dụng với lãi suất 0%. Thao tác dễ dàng Chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng và quẹt thẻ thanh toán bạn đã hoàn tất phần thanh toán. Không phát sinh thủ tục, không cần trả trước chi phí, tiết kiệm thời gian tối đa cho học viên. Danh sách Các Ngân Hàng Tham Gia Chương Trình Trả Góp Lãi Suất  0% *** Các bạn có thể liên hệ Phòng Giáo vụ của Viện truyện tranh Hoạt hình để được tư vấn thông tin. **Chương trình có thể thu phí chuyển đổi tùy theo ngân hàng. —————————————————————- 𝗩𝗜𝗘̣̂𝗡 𝗧𝗥𝗨𝗬𝗘̣̂𝗡 𝗧𝗥𝗔𝗡𝗛 𝗛𝗢𝗔̣𝗧 𝗛𝗜̀𝗡𝗛 𝗩𝗜𝗘̣̂𝗧 𝗡𝗔𝗠 – 𝗖𝗢𝗠𝗜𝗖 𝗠𝗘𝗗𝗜𝗔 𝗔𝗖𝗔𝗗𝗘𝗠𝗬 Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận. Tp. Hồ Chí Minh 0902738806 – (028) 39977271 – (028)3820.9066 https://cmavn.org/  cmavn.org@gmail.com – daotao@cmavn.org

Theo nhà phát hành tại Việt Nam, bộ phim hoạt hình mới nhất của Disney ‘Raya và rồng thần cuối cùng’ có sự tham gia của 4 người gốc Việt bao gồm 3 diễn viên Kelly Marie Tran, Thalia Tran, Patti Harrison và biên kịch Qui Nguyen. Đây là bộ phim hoạt hình đầu tiên của Disney khai thác văn hóa Đông Nam Á, với nhân vật chính là nữ chiến binh Raya dũng cảm sống tại vùng đất giả tưởng Kumandra. Cô được cha giao nhiệm vụ tìm kiếm thần rồng cuối cùng, dùng quyền năng của rồng ngăn chặn thế lực độc ác đang lăm le xâm chiếm vương quốc. Bộ phim đã nhận được 97% cà chua tươi trên Rotten Tomatoes với những bình luận rất tích cực. Cre: tuoitre, phephim

Cùng CMA phỏng vấn nhanh các bạn học viên đầu tiên tốt nghiệp khóa học sáng tác truyện tranh Comic Strip nhé! – Hồng Hương: ban đầu chưa học thì em thấy khó lắm nhưng học xong biết cách làm rồi thì thấy vẽ Comic Strip dễ hơn rất nhiều! – Minh Trang: em đã biết vẽ trước đây, nhưng khóa học này đã giúp em biết cách sáng tác truyện tranh Comic Strip và tìm được phong cách riêng cho mình. – Minh Tuê: sau khóa học này em đã biết cách quản lý ý tưởng để sáng tạo nội dung tốt hơn, không còn bí ý tưởng nữa!  * Các bạn có nhận xét gì về Giáo viên không? – Trời ơi cô siêu nhiệt tình và dễ thương đó ạ.  * Các bạn có góp ý gì cho khóa học này? – Có 12 buổi ít quá, phải chi CMA tăng thời lượng học lên! Buổi cuối cùng có hơi trống vắng sau đợt nghỉ tết nhưng qua các bài tập đã làm, tin rằng các học viên đã có khoảng thời gian học tập vui vẻ và hiệu quả, Hy vọng các bạn đều cảm thấy hài lòng và sớm có thêm nhiều tác phẩm cho riêng mình nha. Cảm ơn các bạn học viên đầu tiên của lớp Comic Strip đã tham gia khóa học tại CMA. Comic Media Academy 

“Soul” – tác phẩm hoạt hình mới nhất của hãng phim Pixar vừa giành chiến thắng ở hạng mục Phim Hoạt Hình Hay Nhất tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng lần thứ 78. Những bộ phim hoạt hình khác cũng được đề cử ở hạng mục này bao gồm: The Croods: A New Age (DreamWorks Animation), Onward (Pixar), Over the Moon (Netflix), Wolfwalkers (Apple TV Plus/GKIDS). Đây là kết quả xứng đáng dành cho Soul. Với câu chuyện đầy ý nghĩa của mình, Soul đã thành công cả về nghệ thuật và thương mại khi nhận được đánh giá rất cao từ các nhà phê bình, đồng thời dẫn đầu doanh thu phòng vé nhiều tuần liên tiếp. Giải Quả cầu Vàng (Golden Globe Awards) là giải thưởng hàng năm của Hiệp hội báo chí nước ngoài ở Hollywood trao cho các cống hiến xuất sắc trong ngành giải trí trên thế giới. Kết quả của giải thưởng này là tiền đề cho những giải thưởng tiếp theo ngay sau đó, đặc biệt là Oscar. (Cre ảnh: Movie Hub)

Có thu nhập từ tác phẩm truyện tranh của mình là mong đợi của tất cả các bạn vẽ truyện tranh và đặc biệt là với những bạn muốn gắn bó nghiêm túc với công viêc này. Vậy độ tuổi nào để bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ vẽ truyện tranh và nên bắt đầu thực hiện từ đâu? Được sự đồng ý của tác giả, CMA xin giới thiệu đến các bạn bài chia sẻ rất chi tiết của bạn Chi Còi về vấn đề này. Theo góc nhìn chủ quan của mình, độ tuổi thuận lợi để bắt đầu có tư duy kiếm tiền từ truyện tranh là sau 22 tuổi, khi mà nhìn chung các tác giả đã: – Trải qua ít nhất 3 cấp học phổ thông, hoặc qua 1-2 cấp học trung cấp, cao đẳng, đại học gì đó… có đủ kiến thức cơ bản về đời sống, xã hội nói chung, biết cách cư xử nơi công cộng, hoặc cư xử với những người xung quanh ở mức độ cơ bản nhất. Bởi vì khi vào nghề chính thức, bạn sẽ làm việc trực tiếp cũng như gián tiếp với nhiều bên để khai thác thương mại cho tác phẩm chứ không chỉ có mỗi việc ngồi sáng tác. Ví dụ: đăng lên mạng thì phải biết nói chuyện với độc giả như nào, khi xuất bản thì phải biết làm việc với biên tập viên ra sao, vv… – Tác giả đã có thể tự lập trong hành vi, quyết định của bản thân mà không còn phụ thuộc vào gia đình. Kiểu như “hôm nay ăn gì”, “hôm nay làm gì” thì là không còn phải đợi bố mẹ nhắc nhở, giục giã nữa. Thậm chí nhiều bạn còn đi làm thêm để có kinh nghiệm va vấp trong đời, gửi tiền về cho bố mẹ (nếu gia đình khó khăn). Còn nếu chưa tự chủ được trong hành vi hay quyết định của mình, khi sự việc không như ý muốn, có thể tác giả sẽ mang tâm lý trách móc cuộc đời tại sao lại bất công, phũ phàng, nghề sáng tác sao mà bạc bẽo, vv… Ví dụ: hồi mình 20 tuổi, mình thi thố 1 cuộc thi sáng tác truyện tranh và dành cả mùa hè để vẽ truyện, nhưng do kỹ năng chưa tốt và truyện không được giải, mình quay ra trách móc ban giám khảo không biết cách chấm điểm, không biết trân trọng “tài năng trẻ”, làm mình tuột mất giải. Việc này khiến mình hậm hực suốt mấy tháng không nguôi vì thời ấy tính mình khá hiếu thắng và cứng đầu, mãi sau này mới dần dần bớt được (tất nhiên không phải bạn nào 20 tuổi cũng “trẩu” như mình). – Tác giả có thể đã có kỹ năng kiểm soát cảm xúc trước những tình huống xảy ra sau này để giữ vững tinh thần làm việc. Ví dụ: khi bản thảo bị từ chối xuất bản thì mình nên làm gì? Khi đăng truyện lên mạng mà không có ai thèm đếm xỉa thì sao? Khi muốn vẽ được nhiều truyện mà kỹ năng hạn chế, càng vẽ càng thấy cực nhọc, mình có chán nản và bỏ nghề luôn không? – Tác giả đã chủ động tích lũy kỹ năng sáng tác khi còn ngồi trên ghế nhà trường để làm bước đệm cho sự nghiệp trong tương lai. Còn nếu tay không tấc sắt mà cứ lao ra chiến trường thì nên xác định thiệt hại cả về thể xác lẫn tinh thần là không hề nhỏ. —– Còn nếu bạn dưới 22 tuổi thì sao? Chẳng lẽ ngồi không chờ thời? Thay vào đó, nếu bạn còn đang đi học, hãy tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi (ngoài việc học, việc chạy nhảy, các sinh hoạt khác) để: + Chăm chỉ vẽ truyện nâng cao kỹ năng mà chưa cần quá đặt nặng vấn đề rằng liệu mình có kiếm được tiền không. Ví dụ: 3 năm cấp 3 mà vẽ được 200 trang truyện là quá ngon, 4-5 năm đại học vẽ được 300 trang truyện thì lại càng tốt. Bởi vì những trang truyện này sẽ đóng vai trò là “portfolio” làm nền tảng giúp bạn bước chân vào nghề chính thức sau này nếu bạn có ý định. Thử tưởng tượng giữa một rừng tác giả mới, ai mà sở hữu một số lượng lớn truyện (với chất lượng đủ tốt) để show cho thiên hạ xem thì có khi sẽ dễ lọt vào mắt xanh của những nơi muốn hợp tác với tác giả truyện tranh hơn. Còn bạn nào chỉ cần vẽ 20 trang truyện trong lần đầu tiên đã viral toàn cõi Facebook thì lại quá tốt (mà số này thường không nhiều lắm đâu). + Chịu khó theo dõi những người đi trước qua các tài khoản mạng xã hội để xem người ta làm gì mỗi ngày, tư tưởng làm việc ra sao, mình có học hỏi gì từ họ được không? + Chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu học tập trên Google, Youtube mỗi ngày. + Nếu bạn có điều kiện thì đăng ký đi học các lớp vẽ truyện tranh để được hướng dẫn tận tình. Việc chuẩn bị trước như vậy là để khi bạn đủ tuổi “xổ lồng” thì dễ dàng xung trận, bắt kịp cơ hội hơn là ngồi không, chẳng chịu “rèn binh luyện tướng” gì cả, trong khi các bạn khác chăm chỉ tích lũy kiến thức, kỹ năng hơn thì cho dù các bạn có bằng tuổi nhau đi chăng nữa, việc họ vẫn phát triển hơn bạn là điều hiển nhiên. —– Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách kiếm tiền từ truyện tranh thì mình xin gợi ý một số cách: 1/ Đi làm phụ tá cho các tác giả lâu

◆ Chủ đề: Vẽ miền đất ấy vào 50 năm sau Cuộc thi do Finbest tổ chức. Đây là công ty có trụ sở tại Nhật Bản, được sáng lập với mục tiêu tạo ra nền tảng giúp các nghệ sĩ trong ngành sáng tạo và khách hàng trên khắp thế giới kết nối với nhau một cách tự do mà không gặp bất kỳ rào cản nào! Thật thú vị khi chúng ta cảm nhận được sự thay đổi về cảnh vật và cuộc sống quanh mình ở một mốc thời gian nào đó trong cuộc đời. Lần này, Findbest lựa chọn chủ đề vẽ phong cảnh của miền đất bạn yêu mến ở 50 năm sau, mỗi bức tranh dự thi sẽ được xem như một món quà kỉ niệm gởi tặng các bạn của 50 năm sau này. ◆ Tổng quan Từ đầu năm 2020, dịch bệnh Corona đã khiến cuộc sống chúng ta có nhiều thay đổi. Bên cạnh những tác động tiêu cực, thì rất nhiều những ý tưởng mới được sinh ra cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ. Như vậy, quê hương và miền đất mà chúng ta yêu mến sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai? Hãy tưởng tượng để vẽ nên khung cảnh quê hương hoặc miền đất bạn yêu mến thuộc bất cứ nơi nào ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc , Việt Nam vào 50 năm sau. Để dự thi, bạn có thể tự do chọn lựa bất cứ phong cách vẽ nào mà mình ưa thích. * Yêu cầu tranh: ・ Cấu trúc tranh bao gồm khung cảnh + nhân vật hoặc chỉ có khung cảnh (lấy khung cảnh làm chủ đạo) * Tranh chỉ có nhân vật thôi thì sẽ không hợp lệ * Chúng tôi hoan nghênh bạn vẽ hai bức tranh so sánh khung cảnh hiện tại và cảnh 50 năm sau. * Bạn có thể vẽ bằng cách tham khảo hình ảnh được đăng trên trang web của cuộc thi. * Không giới hạn quốc gia dự thi * Thông qua cuộc thi, bạn và tác phẩm của bạn có cơ hội đồng hành cùng nhà tổ chức trong các dự án sắp tới. ——————– ◆ Lịch trình Thời gian nộp tranh: 08/02/2021 (Thứ 2) – Ngày 11/04/2021 (Chủ nhật) Thời gian chấm tranh từ ngày 11 đến 25 tháng 4 năm 2021 Dự kiến thời gian công bố kết quả: Ngày 11 tháng 5 năm 2021 ——————– ◆ Hình thức tranh Nếu vẽ máy ・ Định dạng file là PSD/ PNG/ JPG (kích thước tệp: trong vòng 30MB trở xuống) ・ Kích thước : Ngang: 4000pix x Dọc: 3000pix ・ Độ phân giải 350dpi trở lên Nếu vẽ truyền thống: hãy scan màu thật rõ và úp lên bằng file ảnh thông thường. Nộp tác phẩm qua : https://findbest.jp/#/score/list?competition_id=2 * Khi đăng kí tài khoản, bạn hãy tải tranh đã vẽ của mình vào hồ sơ tranh cá nhân, đó sẽ là portfolio để bạn ứng tuyển job vẽ tranh trên Findbest. Sau khi được xác thực tài khoản thì vào phần Thông tin cuộc thi -> chọn Đăng kí tham gia để tải tranh dự thi nhé! ◆Mỗi thí sinh được đăng tối đa 5 tranh dự thi ◆ Giải thưởng ※ Phong cách anime: ・ Giải nhất (1 người): 150.000 yên (Khoảng hơn 32 triệu VND) ・ Giải nhì (1 người): 80.000 yên (Khoảng hơn 17 triệu VND) ・ Giải ba (1 người): 50.000 yên (Khoảng hơn 11 triệu VND) ・ Giải thưởng được yêu thích (5 người): 10.000 yên / người (Khoảng hơn 2 triệu VND) * Giải được yêu thích sẽ được trao cho 5 người nhận được nhiều lượt “thích” tranh nhất. Thí sinh có cùng số lượt thích bằng nhau thì sẽ được quay số ngẫu nhiên để được chọn ※ Phong cách khác: ・ Giải nhất (1 người): 150.000 yên (Khoảng hơn 32 triệu VND) ・ Giải nhì (1 người): 80.000 yên (Khoảng hơn 17 triệu VND) ・ Giải ba (1 người): 50.000 yên (Khoảng hơn 11 triệu VND) ・ Giải thưởng được yêu thích (5 người): 10.000 yên / người (Khoảng hơn 2 triệu VND) * Giải được yêu thích sẽ được trao cho 5 người nhận được nhiều lượt “thích” tranh nhất. Thí sinh có cùng số lượt thích bằng nhau thì sẽ được quay số ngẫu nhiên để chọn ◆ Chú ý: ◆ Hãy đăng kí và xem chi tiết cuộc thi tại website FindBest (https://findbest.jp/#/score/list?competition_id=2)

Các bạn yêu mến sách của Nhà Xuất Bản Trẻ thân mến. Vậy là ngôi nhà Trẻ của chúng ta đã sắp bước vào sinh nhật lần thứ 40 tuổi của mình. Nếu nói về độ tuổi đời người, thì 40 có thể là “trung niên”, nhưng với độ tuổi của một nhà xuất bản, thì 40 vẫn còn “trẻ” chán phải không nào? Nhân dịp sinh nhật tròn 40 năm của mình, Trẻ phát động cuộc thi lớn thiết kế bookmark phiên bản kỷ niệm, với giải thưởng vô cùng hấp dẫn cho các bạn đây! Bookmark gì đây ta? Bookmark kỷ niệm 40 năm nhà Trẻ, các bạn có thể tự do lựa chọn chủ đề cho mình, miễn là phải là sách do NXB Trẻ phát hành. Chủ đề Bạn A yêu thích phù thủy, có thể chọn vẽ bộ bookmark Harry Potter, bạn B thích ma cà rồng có thể chọn vẽ bộ Chạng Vạng, bạn C hâm mộ văn chương chú Nguyễn Nhật Ánh, có thể vẽ bookmark minh họa cho các tựa sách của chú (từ Chuyện xứ Lang Biang đến Mắt Biếc, Hạ Đỏ, Đi qua hoa cúc, Cô gái đến từ hôm qua…) Những ai yêu thích văn của chị Nguyễn Ngọc Tư, thì trời ơi bao nhiêu là tác phẩm cho các bạn lựa chọn. Hoặc còn vô vàn các tựa sách khác mà các bạn đều có thể lấy làm chủ đề sáng tác, tham khảo trong đây nhé: >> Website NXB Trẻ: www.nxbtre.com.vn Hình thức thể hiện:  – Hình thức bookmark không hạn chế, có thể là hình vẽ, đồ họa, thiết kế đồ họa, đồ họa dựa trên hình ảnh. Có thể (không bắt buộc) chứa các câu trích dẫn (quote) hay của tác phẩm.   – Không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, luật pháp.  – Thuận tiện cho việc in ấn trên giấy.  – Quy cách tác phẩm: ngang 5cm – cao 20cm (chấp nhận mọi định dạng đồ họa, hình ảnh phải đạt độ phân giải 300dpi).  – Có logo của NXB Trẻ trên bookmark  – Tác giả chịu trách nhiệm về bản quyền. Bài dự thi không được vi phạm bản quyền dưới bất cứ hình thức nào. Số lượng Người dự thi có thể thiết kế lẻ (1 bookmark duy nhất), hoặc theo bộ từ 3 – 5 bookmarks ghép lại, hoặc theo chủ đề sáng tạo tùy chọn. Chẳng hạn: các bạn có thể thiết kế 1 bộ bookmark 4 tấm, khi ghép lại sẽ tạo nên 1 bức tranh hoàn hảo nè! Tiêu chí chấm giải Sáng tạo – Sâu sắc – Xinh đẹp Giải thưởng  Giải nhất (1 giải): 4 triệu  Giải nhì (1 giải): 2 triệu  Giải ba (1 giải): 1 triệu  Ba giải khuyến khích: phiếu mua sách trị giá 500 ngàn Khi nào? Thời gian bắt đầu cuộc thi: 25/2/2021 Thời gian kết thúc nhận bài: 24/3/2021 Trao giải dự kiến tháng 4/2021 Ai được tham gia? 1/ Tất cả những người yêu thích thiết kế, họa sĩ, nhà thiết kế chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, sinh viên khoa thiết kế, đồ họa, sinh viên mỹ thuật… là công dân Việt Nam lẫn người Việt Nam ở nước ngoài. 2/ Mỗi người được tham dự nhiều bài dự thi khác nhau. 3/ CB-CNV NXB Trẻ không được gửi tác phẩm dự thi. Một vài lưu ý khác Thiết kế dự thi gửi về địa chỉ email: balong@nxbtre.com.vn hoặc gửi theo đường bưu điện: Phòng truyền thông NXB Trẻ 161B – Lý Chính Thắng, Quận 3 – TP.HCM. Ngoài bì thư xin đề “Dự thi bookmark”. NXB Trẻ có toàn quyền sử dụng tất cả bài dự thi vào mọi mục đích truyền thông, quảng bá trên mọi phương tiện hoặc in ấn sách. Kết quả giải thưởng do NXB Trẻ quyết định và đó là quyết định cuối cùng. >> Xem thêm thông tin cuộc thi: Tại đây

Một trong hai nghệ sĩ thiết kế nhân vật và artwork cho video game tiêu biểu nhất tại Nhật Bản, nếu Yoshitaka Amano gắn liền với series Final Fantasy, thì Kojima Ayami được biết đến nhiều nhất cùng với series Castlevania. Là một trong số ít họa sĩ tự đào tạo, nhưng Kojima Ayami lại định hình cho mình một phong cách và bút pháp hội họa vô cùng có một không hai. Castlevania là dòng game hành động phiêu lưu mang đậm chất Trung cổ, với bối cảnh là lâu đài của bá tước Dracula và xoay quanh cuộc chiến của dòng họ Belmont với vị vua ma cà rồng xuyên suốt mười thế kỷ từ thế kỷ XI đến XXI. Do đó, không khó để thấy rõ yếu tố ảnh hưởng từ nghệ thuật Gothic và tân Cổ điển (Neoclassicism) tới Kojima Ayami, từ cách tạo hình nhân vật hào hoa, phục trang tinh tế, hậu cảnh u ám cho tới chủ đề nghệ thuật giàu phúng dụ. Một ảnh hưởng khác tới cô là niềm yêu thích phim kinh dị, giải phẫu học và… truyện tranh shounen. Về phương diện kỹ thuật, phong cách hội họa độc đáo của Kojima Ayami bắt nguồn từ việc ưa thích sử dụng màu acrylic gouache, vốn là một chất liệu phổ biến được nhiều họa sĩ Nhật Bản sử dụng nói chung, bởi nó hội tụ ưu điểm của hai loại màu acrylic lẫn gouache, ở màu mịn và độ che phủ tốt, đồng thời có thể vẽ trên mọi bề mặt với tốc độ khô nhanh. Ban đầu khi còn đi học và mới đam mê hội họa, Ayami xuất phát từ màu nước và màu chì bất chấp chưa hề có bất kỳ kiến thức gì về màu sắc, nhưng sau một quá trình thử và sai lâu dài, cô đã tìm đến acrylic gouache. Ngoài ra, cô còn vận dụng kết hợp nhiều chất liệu khác như keo tạo hình (molding paste), sáp màu conté crayon, mực Tàu, dung môi gloss polymer. Quá trình thực hiện một tác phẩm của mình, Ayami cho biết, cô thường bắt đầu phác họa bằng sáp conté hoặc pastel, sau đó đổ bóng thêm bằng conté và mực Tàu. Phối cảnh chiều sâu và những chi tiết của hậu cảnh thường được bổ sung bằng cách loang keo tạo hình bằng dao trộn màu, đem đến hiệu ứng ba chiều. Kế đến là màu cơ bản được tạo ra bởi acrylic được pha loãng. Sau khi màu sắc chủ đạo đã hiện lên, họa sĩ dùng ngón tay để day màu nhằm tạo hiệu ứng ánh sáng. Cuối cùng, tác phẩm được hoàn thiện bằng sơn màu kim loại và phủ bằng gloss polymer. Chủ đề chính của Santa Lilio Sangre (2010), một cuốn art book dày 200 trang của Kojima Ayami, dường như bắt nguồn từ nhị nguyên luận (dualism) và thuyết hai bản thể (hay hai thực chất/substance), của tôn giáo. Cụ thể hơn, đó là phạm trù song trùng nhị nguyên: giữa hai bản thể linh hồn ma và thần trong triết lý âm dương Trung Hoa cổ đại, giữa nephesh và ruach trong Do Thái giáo, giữa Angra Mainyu (quỷ dữ) và Spenta Mainyu (Thánh linh) trong tín ngưỡng Ba Tư, giữa pneuma và psyche ở triết học Hy Lạp, giữa hình tượng thiên thần-Chúa và quỷ dữ-Satan trong quy điển Kitô giáo phương Tây. Và phạm trù tương phản mà Ayami lựa chọn, là giữa ánh sáng và bóng tối, được biểu kiến thông qua màu sắc, đổ bóng và ảnh tượng thiên thần lẫn quỷ dữ được đẩy lên cực độ. Những họa phẩm của Ayami là sự đan quyện của nhiều thuộc tính phối ngẫu độc đáo: giữa đường nét diễm lệ của hội họa cổ điển, đặc biệt là Gothic, và biểu đạt hình tượng mang thần thái đặc trưng shounen của Nhật Bản; giữa quy điển mang màu sắc tôn giáo Tây phương và âm hưởng liêu trai cổ phong Á Đông. Nói khác, phong cách của Kojima Ayami chính là sự hòa hợp của những biến điệu bất hòa (harmony of dissonance). (Cre: Phạm Minh Quân, group Mê Tranh)

Một trong những lỗi thường gặp của biên kịch mới vào nghề đó là không xác định được nhân vật chính của câu chuyện, hoặc có quá nhiều nhân vật trong câu chuyện. Điều này không chỉ khiến khán giả gặp khó khăn trong việc ghi nhớ câu chuyện, mà còn khiến ngay cả biên kịch bối rối và bộ phim trở nên lan man. Vì vậy, xác lập tuyến nhân vật trước khi bắt tay vào viết kịch bản phim là công đoạn hết sức quan trọng. Và cho dù phim của bạn là đơn tuyến hay đa tuyến, có một hay nhiều hơn một nhân vật chính thì cũng luôn có 4 tuyến nhân vật quan trọng sau: 1.TUYẾN NHÂN VẬT CHÍNH (NGƯỜI HÙNG – HERO) Tuyến nhân vật người hùng không nhất định phải là vị anh hùng cứu thế trong câu chuyện, nhưng đó là nhân vật thúc đẩy câu chuyện tiến về phía trước. Nói cách khác, đây là tuyến nhân vật chính, và sau đó mọi xung đột, mâu thuẫn, thất bại, chiến thắng,… phải được xây dựng dựa trên mục tiêu, ước muốn của tuyến nhân vật này. 2.TUYẾN NHÂN VẬT ĐỐI THỦ (PHẢN DIỆN – NEMESIS) Đây là nhân vật sẽ cản bước người hùng trên con đường đạt được mục tiêu. Nhân vật đối thủ thường là người xấu, nhưng đôi lúc chỉ là những người có tư tưởng đối lập, một đối thủ cạnh tranh, hoặc thậm chí là một người tốt, nhưng bằng một cách nào đó luôn ngăn trở nhân vật chính. Tuyến nhân vật đối thủ có vai trò rất lớn trong việc quyết định sự hấp dẫn, kịch tính của bộ phim. Thông thường, tuyến đối thủ thường có sức mạnh lớn hơn hoặc bằng tuyến anh hùng, điều này tạo sự thúc đẩy cho anh hùng phát triển, đồng thời tạo nên sự thu hút cho câu chuyện phim. Một lưu ý khác đó là nhân vật đối thủ phải là hữu hình và là một nhân vật cụ thể, cho dù đối với khán giả, họ chỉ biết đó là “tên cướp”, “kẻ giết người”,… nhưng biên kịch cần phải hình dung thật rõ ràng hình ảnh của nhân vật đối thủ, từ đó xác lập hành động, xung đột phù hợp với nhân vật đã xây dựng. 3.TUYẾN NHÂN VẬT ĐỒNG ĐỘI (NHÂN VẬT PHẢN CHIẾU – REFLECTION) Đồng đội là những nhân vật hỗ trợ cho nhân vật chính đạt được mục tiêu của mình, người đó có thể giúp nhân vật chính bằng những hành động cụ thể như: cùng chiến đấu, cùng giải mã bí ẩn, cùng kề vai sát cánh,… để đạt được mục tiêu; song, đó cũng có thể là một người bạn để trò chuyện, giúp nhân vật chính nhìn nhận những tổn thương trong quá khứ, đối mặt những mâu thuẫn bên trong, từ đó sẵn sàng thay đổi. Tuyến đồng đội thường khá dễ xây dựng, nhưng cũng dễ để trở nên nhàm chán. Hãy đặt thêm câu hỏi như: Họ có quá khứ như thế nào? Mối quan hệ khắng khít với nhân vật chính là gì? Ngoài là đồng đội, họ có phải là người thân? Người yêu? Bạn bè? Hay thậm chí từng là kẻ thù của nhau? 4.TUYẾN NHÂN VẬT TÌNH CẢM (NGƯỜI YÊU – ROMANCE) Cần lưu ý rằng, một nhân vật được xếp vào tuyến nhân vật tình cảm khi mục tiêu của nhân vật chính là có được tình yêu của ai đó chứ không phải bất kì nhân vật nào phát sinh mối quan hệ lãng mạn với nhân vật chính đều được gắn mác lãng mạn. Pepper Potts và Tony Stark trong Iron Man có mối quan hệ tình cảm, trong Pepper Potts là nhân vật đồng đội, vì bộ phim không hề nói đến việc Tony Stark đang cố gắng có được tình yêu của cô ấy. Tuyến nhân vật tình cảm khá thú vị, vì luôn vừa hỗ trợ, lại vừa gây khó khăn cho nhân vật chính. Thông thường, họ sẽ có những mâu thuẫn với nhân vật chính đến mức không thể dung hoà, những rồi sẽ cùng trải qua hành trình phát triển, thay đổi với nhân vật chính, cuối cùng quay lại cùng nhân vật chính chia sẻ một mục tiêu. Trong số ít trường hợp, tuyến nhân vật tình cảm đến cuối cùng sẽ rời xa nhân vật chính, nhưng khán giả cần được thuyết phục và đồng cảm bởi sự ra đi này. Lạc An

Sách Tranh dân gian Việt Nam sưu tầm và nghiên cứu (NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM tái bản lần một, năm 2021) giới thiệu một phần bộ sưu tập gồm hơn 400 bức tranh dân gian. Đây là những tác phẩm được Maurice Durand sưu tầm từ năm 1940 ở Hà Nội, kèm theo đó là những nghiên cứu, phân tích, bình chú của ông. Theo nhóm biên soạn cuốn sách (Marcus Durand – con trai Maurice Durand – và Philippe Papin), đây là bộ sưu tập quan trọng bậc nhất (xét khía cạnh toàn diện) còn được lưu giữ tính đến thời điểm này. Trong bộ sưu tập tranh này, chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu gắn liền sinh hoạt nông nghiệp của người nông dân. Chủ đề trong bộ sưu tập tranh rất đa dạng và phong phú, phản ánh nhiều mặt của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. Một trong những chủ đề tiêu biểu của bộ tranh đó là “Cuộc sống thường nhật & nhịp độ thiên nhiên”. Ở chủ đề này, bạn đọc sẽ bắt gặp hình ảnh con trâu gắn liền sinh hoạt nông nghiệp của người nông dân ở nông thôn. Một số tranh trong bộ sưu tập: Nguồn: zing.vn

Biên kịch không phải là một cỗ máy sáng tạo ý tưởng vô tận, không ai sinh ra đã có khả năng tạo ra các ý tưởng không ngừng nghĩ. Một biên kịch luôn cần làm mới mình mỗi ngày, sử dụng những kĩ thuật tạo cảm hứng để giúp mình trở thành một người sáng tạo tuyệt vời. 1/ MƠ MỘNG Để trở nên mơ mộng, bạn phải tập thả lỏng, để cho tâm trí của mình trôi đi. Hãy cố đặt ra những câu hỏi như: Nếu có sức mạnh của siêu nhân, bạn sẽ làm gì? Nếu có thể quay ngược thời gian, bạn sẽ ở đâu? Nếu có thể đóng băng thời gian, bạn sẽ gây ra những hậu quả gì? Nếu bạn là nhân vật chính trong bộ phim yêu thích của mình, bạn nhất định phải làm điều gì? Hãy đặt ra những câu hỏi vô lý nhất, điên khùng nhất, và sau đó tập mơ mộng về câu trả lời của mình. Hãy thoải mái mơ mộng rồi từ từ tìm cách hợp lý hoá chúng. Tập tưởng tượng mỗi ngày sẽ giúp bạn trở trên linh hoạt hơn trong việc triển khai các ý tưởng. 2/ SÁCH Biên kịch thường tìm đến tiểu thuyết hoặc truyện, nhưng tại sao không phải là sách khoa học vũ trụ hay lịch sử? Hãy nghĩ về lịch sử, về không gian, về những điều huyền bí,… Thử chạm vào tất cả những quyển sách về các đề tài mà bạn chưa bao giờ đụng tới. Chúng không chỉ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn, mà còn giúp bạn mở rộng phạm vi đề tài cho các kịch bản phim của mình. Một câu chuyện tình của những phi hành gia? Một bức thư đến từ tương lai thông qua hố đen vũ trụ? Những câu chuyện ở lớp học của những chính trị gia?… Sách sẽ giúp bạn nảy ra những ý tưởng mà trước đây bạn chưa từng nghĩ tới. 3/ HỢP TÁC Hai cái đầu thường sẽ tốt hơn một. Hãy tìm một nhà văn, hoạ sĩ, hay một nhà làm phim có trí sáng tạo cao và kết hợp các ý tưởng. Nếu đồng đội của bạn là một biên kịch, hãy viết một kịch bản cùng nhau. Nếu đồng đội của bạn là một hoạ sĩ, hãy nhờ họ vẽ phác hoạ các cảnh. Nếu đồng đội của bạn là một nhà làm phim hãy quay lại một số cảnh từ kịch bản của bạn. Sự hợp tác đôi lúc có thể dẫn đến những tranh cãi, song nó cũng giúp bạn điều tiết lại cái tôi, học cách lắng nghe và trở nên sáng tạo hơn bằng cách học hỏi những điểm hay từ đồng đội của mình. Comic Media Academy

Manga, manhwa, và manhua giống nhau phải không? Không. Sau đây là bài so sánh ba loại truyện tranh Châu Á. Trong những năm gần đây, sự phổ biến rộng rãi của manga trên toàn thế giới đã dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng đối với manhwa và manhua. Manga, manhwa, và manhua nhìn giống nhau, và nói chung, chúng giống nhau về mặt hình ảnh và cách trình bày, dẫn đến vô tình phân loại truyện tranh này có nguồn gốc Nhật Bản. Tuy nhiên, giữa chúng có một số điểm khác biệt tuy tinh tế nhưng quan trọng. Lịch sử manga, manhwa, và manhua Thuật ngữ “manga” và “manhwa” thực chất bắt nguồn từ từ Trung Quốc “manhua”, có nghĩa là “những bức vẽ ngẫu hứng.” Ban đầu, những thuật ngữ này được sử dụng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc, là thuật ngữ chung cho tất cả truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa, bất kể của nước nào. Hiện nay, độc giả quốc tế sử dụng thuật ngữ này này để chỉ truyện tranh đến từ quốc gia cụ thể: manga là truyện tranh Nhật, manhwa là truyện tranh Hàn Quốc, và manhua là truyện tranh Trung Quốc. Người sáng tác truyện tranh Châu Á cũng có tên gọi cụ thể: người sáng tác manga là “mangaka”, người sáng tác manhwa là “manhwaga”, và người sáng tác manhua là “manhuajia”. Cùng với từ nguyên, mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến truyện tranh của nhau. Tại Nhật Bản vào giữa thế kỷ 20, Tezuka Osamu, tác giả của Astro Boy, được nhiều người biết đến là cha đẻ của manga. Tuy nhiên, các học giả tin rằng manga ra đời vào khoảng thế kỷ 12 – 13 qua việc xuất bản tuyển tập tranh vẽ động vật Chōjū-giga của nhiều họa sĩ. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng (1945 – 1952), binh lính Mỹ mang theo truyện tranh Âu Mỹ đến Nhật Bản, và điều này ảnh hưởng đến sự sáng tạo, cũng như phong cách nghệ thuật của mangaka. Nhu cầu đọc manga là rất lớn, do sự gia tăng số lượng độc giả trong những năm 1950 – 1960, và không bao lâu sau, manga trở thành hiện tượng toàn cầu bắt đầu từ cuối thập niên 80 cho đến nay. Manhwa có lịch sử phát triển riêng. Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên (1910 – 1945), binh lính Nhật mang văn hóa và ngôn ngữ của họ vào xã hội Triều Tiên, bao gồm cả việc du nhập manga. Vào những năm 1930 – 1950, manhwa được sử dụng làm công cụ tuyên truyền chiến tranh và áp đặt hệ tư tưởng chính trị lên người dân. Manhwa trở nên phổ biến trong những năm 1950 – 1960, nhưng giảm sút vào giữa những năm 1960 do bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Tuy nhiên, manhwa phổ biến trở lại khi Hàn Quốc khai trương website đăng tải manhwa kỹ thuật số, hay còn gọi là webtoon, chẳng hạn như Daum Webtoon (2003) và Naver Webtoon (2004). Sau đó, vào năm 2014, Naver Webtoon ra mắt toàn cầu với tên gọi LINE Webtoon. Manhua là truyện tranh đến từ Trung Quốc, Đài Loan, và Hồng Kông. Manhua được cho là ra đời từ đầu thế kỷ 20 cùng với sự xuất hiện của kỹ thuật in thạch bản. Một số manhua mang đậm màu sắc chính trị với những câu chuyện về Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông. Tuy nhiên, sau cách mạng Trung Quốc năm 1949, luật kiểm duyệt nghiêm ngặt dẫn đến việc manhua gặp khó khăn trong xuất bản hợp pháp ở nước ngoài. Tuy nhiên, manhuajia bắt đầu tự xuất bản tác phẩm của mình trên mạng xã hội và nền tảng webcomic như QQ Comic và Vcomic. Đối tượng độc giả Truyện tranh Châu Á chứa đựng nội dung thu hút đối tượng độc giả đã định, thường dựa theo độ tuổi và giới tính. Ở Nhật bản, manga shonen dành cho độc giả nam, xoay quanh câu chuyện phiêu lưu hành động kịch tính như My Hero Academia và Naruto. Manga shoujo dành cho độc giả nữ, chủ yếu là câu chuyện về cô gái phép thuật như Cardcaptor Sakura, và mối tình lãng mạn, rắc rối như Fruits Basket. Manga seinen và josei thiên về nội dung người lớn. Tương tự, manhwa và manhua có truyện tranh dành cho đối tượng độc giả cụ thể. Ở Nhật Bản, các chương truyện được phát hành trên tạp chí hàng tuần hoặc hai tuần một lần như Shonen Jump. Nếu một bộ manga được nhiều người yêu thích, nó sẽ được xuất bản dưới dạng tankōbon. Đối với manhwa và manhua kỹ thuật số, các chương truyện được tải lên hàng tuần trên nền tảng webtoon. Nội dung và hướng đọc Nội dung truyện tranh Châu Á phản ánh các giá trị văn hóa. Manga có nhiều câu chuyện giả tưởng và siêu nhiên về shinigami – thần chết – như Bleach và Death Note. Manhwa thường có cốt truyện gắn liền với văn hóa làm đẹp của người Hàn Quốc như True Beauty, còn manhua thiên về chủ đề võ hiệp. Manhua tuy chứa cốt truyện hấp dẫn, nhưng bị chỉ trích là thiếu câu chuyện mạch lạc, mặc dù điều này không khiến bạn từ bỏ ý định đọc qua một lần cho biết. Manga và manhua được đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, manhwa giống truyện tranh Âu Mỹ ở chỗ đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Truyện tranh kỹ thuật số có hướng đọc từ trên xuống, cho phép cuộn vô hạn (infinite scrolling). Manga in có những hạn chế khi miêu tả chuyển động trong artwork. Tuy nhiên, trong manhwa và manhua kỹ thuật số, bố cục dọc và tính

Từ “Heta” có thể hiểu là thiếu kỹ năng, vẽ xấu, nhưng bù lại thì tác giả lại có ý tưởng hay và tính hài hước cao. Và khi đó, truyền thông đánh giá cao tính hài hước nên đã bỏ qua những kỹ thuật vẽ xấu này. Vì sự phát triển của trào lưu này mà về sau, người ta còn không rõ liệu kỹ thuật vẽ của người đó có “dởm” thật không. Không ai rõ thuật ngữ này cũng như phong cách này bắt nguồn từ đâu, họ chỉ biết khi nó nổi lên là một trào lưu xã hội. Theo họa sĩ minh họa Yamafuji Shoji, ông nói rằng bản thân đã nghe thấy từ “Heta-uma” được sử dụng vào những thập niên 70 trong các cuộc triển lãm tranh. Ông nhớ lại rằng mình đã bị cuốn hút bởi những bức tranh “xấu xí” như vậy ở buổi triễn lãm hồi đó và cho rằng từ khóa này sẽ rất được quan tâm trong tương lai. Đến thập niên 80, khi các họa sĩ minh họa đang ăn nên làm ra, Teruhiko Yumura đã trở thành cái tên số 1 trong thể loại này. Các tác phẩm của ông thường xuyên được đăng trên tạp chí và dùng làm bìa các album ca nhạc. Theo sau là các họa sĩ Yosuke Kawamura và Emiko Shimoda. Chưa kể, các nhà làm anime bấy giờ cũng không bỏ qua trào lưu như Kazuhiro Watanabe, Yoshikazu Ebisu, Takashi Nemoto, Jun Miura, Shiriagari Kotobuki,… Từ các cuộc triển lãm nhỏ, Heta-uma bắt đầu được các họa sĩ đưa vào các phòng tranh lớn, đặt ngang hàng với các họa sĩ chuyên nghiệp. Tới mức cộng đồng nghệ thuật phải thừa nhận đây là một trường phái riêng, không phải là một hiện tượng nhất thời nữa. Đến năm 2019, Heta-uma được công nhận chính thức và các cuộc triển lãm lớn mở ra để tôn vinh các nghệ sĩ năm xưa. Bên cạnh đó, các họa sĩ cũng trích dẫn Henri Rousseau là họa sĩ khai sinh Heta-uma ở phương Tây. Phong cách của Rousseau vốn không được đào tạo bài bản nhưng lại có một sức hấp dẫn độc đáo tạo ra một phản ứng hóa học giữa lối vẽ xấu và góc nhìn nghệ thuật xuất sắc của ông. Với lối vẽ không được chỉn chu kết hợp cùng sự hài hước, Heta-uma được áp dụng vào việc vẽ châm biếm trên các tạp chí và các chiến dịch quảng cáo vô cùng hiệu quả tại Nhật.  * Nguồn: Hà Thu Hương – Group Mê Tranh, dẫn nguồn từ A mess needs to be cleaned.  * Ảnh: Internet và Pinterest

Cuộc đấu giá online những bức tranh minh họa trong “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” được tổ chức từ 9h30 ngày 30/1 tới 20h ngày 31/1 đã nhận được sự quan tâm của giới yêu nghệ thuật. 13 bức minh họa cho sách Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được đấu giá trên sàn trực tuyến Artopia. Đây là những minh họa được in trong ấn bản S80 (chỉ làm 80 bản giới hạn) Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp bản kỷ niệm 70 năm ngày sinh tác giả. Hoạt động này do công ty sách Đông A và Artopia thực hiện. Tác phẩm đấu giá là minh họa cho những truyện ngắn đặc sắc trong đời văn Nguyễn Huy Thiệp như: Không có vua, Chảy đi sông ơi, Những người thợ xẻ, Tướng về hưu, Thương nhớ đồng quê, Huyền thoại phố phường, Kiếm sắc, Thiên văn, Những người muôn năm cũ, Những tiếng lòng líu la líu lo, Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, Đưa sáo sang sông, Quan âm chỉ lộ. Tác giả minh họa đều là những họa sĩ tên tuổi của mỹ thuật đương thời như Thành Chương, Đào Hải Phong, Nguyễn Thanh Bình, Lê Thiết Cương, Trần Trọng Vũ, Hoàng Phượng Vỹ, Trịnh Lữ, Đỗ Hoàng Tường, Đặng Tiến, Lê Thanh Thư, Quách Đông Phương, Đặng Xuân Hòa, Võ Tá Hùng. Nhiều người yêu hội họa, người chơi sách, nhà sưu tầm đã tham gia phiên đấu gia online. Kết quả, toàn phiên đấu thu được 363,8 triệu đồng. Trong đó, bức đắt nhất là tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Bình minh họa truyện ngắn Chảy đi sông ơi. Tranh được nhà sưu tầm Nguyễn Ngọc Hoài Nam mua với giá 99 triệu đồng.  Một số tác phẩm trong cuộc đấu giá: Nguồn: zing.vn, Đông A Gallery

I/ THỂ LỆ Hãy thiết kế phiên bản Avatar của chính mình, đặt trong bối cảnh của thế giới nghệ thuật bằng công cụ kĩ thuật số. Sau khi gửi tác phẩm dự thi trên DeviantArt, tranh của bạn sẽ được đánh giá bởi các họa sĩ nổi tiếng và có cơ hội giành những phần quà siêu khủng! Thí sinh lựa chọn hạng mục: 1/ Overall Skill: Dành cho toàn thể digital artist, độ tuổi 13+. 2/ Rising Stars: Dành cho học sinh, sinh viên, độ tuổi 13+ (Yêu cầu cung cấp ảnh chụp thẻ học sinh/sinh viên khi nộp bài dự thi). Thí sinh được phép chia sẻ bài dự thi công khai kèm theo hashtag: #ArtistAvatarChallenge >>> Tham dự: Tại đây II/ GIẢI THƯỞNG Hạng mục Overall Skill gồm 03 giải Nhất, Nhì, Ba với phần thưởng tiền mặt lần lượt là 3.000 USD (gần 70 triệu VND tiền mặt), 2.000 USD (46 triệu VND) và 1.000 USD (23 triệu VND), kèm theo tất cả các lợi ích sau:  – 01 Wacom One (trị giá 399 USD)  – 01 buổi review portfolio với thành viên Ban Giám khảo (BGK)  – 01 năm DeviantArt Core Pro Membership  – 8.000 điểm DeviantArt Hạng mục Rising Stars gồm 06 Giải Rising Stars Winners với các phần thưởng:  – 750 USD (hơn 17 triệu VND) tiền mặt  – 01 Wacom Intuos Pro M (trị giá 379 USD)  – 01 buổi review portfolio với thành viên BGK  – 01 năm DeviantArt Core+ Membership  – 6.000 điểm DeviantArt III/ BAN GIÁM KHẢO: Có sự góp mặt của các artist nổi tiếng thế giới đang giảng dạy tại 3dsense:  * Stanley “Artgerm” Lau, Co-founder của Imaginary Friends Studios, Illustrator, Designer, Concept Artist, Creative Director  * Derrick Song, Program Director tại 3dsense Media School, Former Art Director tại Zealot Digital (Softworld), đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tại Ksatria và KOEI, và là artist của các tựa game đình đám như Dynasty Warrior, Lone Wolf, Xenjo Online và FateHunter.  * Kai “Ukitakumuki” Lim, Co-founder của Imaginary Friends Studios, Concept Designer, Illustrator  * Kendrick “Kunkka” Lim, Co-founder của Imaginary Friends Studios, Concept Designer, Illustrator, chủ nhân của loạt màn hình chờ mãn nhãn trong Dota2, chủ nhân tên nhân vật Kunkka trong game. IV/ THỜI GIAN NHẬN BÀI DỰ THI Từ 03h00 ngày 02/02 đến 03h00 ngày 01/03/2021. >>> Thông tin chi tiết về cuộc thi: Tại đây

Các tác phẩm do 2 học viên của lớp Vẽ Digital Paintning thiếu niên Khóa 17: Châu Xuân Lan và Hoàng Thảo Nguyên thực hiện. Ngoài những kiến thức về hội hoạ, sau 22 buổi học các học viên còn được trải nghiệm quy trình sáng tác như một hoạ sĩ vẽ Digital Painting tại CMA. Và thành quả đạt được sau khóa học chính là các bạn đã tự sáng tác cho mình những bức vẽ kỹ thuật số sinh động, đầy màu sắc và đầy chất riêng. >> Tìm hiểu thêm khóa học Vẽ Digital Painting thiếu niên: Tại đây Comic Media Academy    

Đồ án do bạn Trương Sỹ Tài, học viên lớp Illustration Khóa 04 thực hiện. Tất cả các nhân vật trong đồ án của Tài đều là quỷ và đó là lý do tại sao sừng là một phần chính trong thiết kế. Màu xanh nhạt được sử dụng làm màu chủ đạo nhằm thể hiện sự lạnh lùng và khắc nghiệt của quỷ dữ. Về nội dung, cốt truyện xoay quanh hành trình chiến đấu của nhân vật chính – Ciel khi cậu bị săn đuổi bởi những con quỷ khác sau khi bị buộc tội đã gây ra cái chết của cha mình. >> Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa): Tại đây Comic Media Academy  

Đồ án thiết kế nhân vật do bạn Nguyễn Hữu Thịnh, học viên lớp Digital Painting – chuyên đề Character Design K05 thực hiện. Sau thời gian học tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên cùng quá trình tự rèn luyện, Thịnh đã tự thiết kế được bộ 3 nhân vật cho tác phẩm đồ án của riêng mình. Thông qua đồ án, Thịnh đã cho thấy sự tỉ mỉ của mình bằng kịch bản xây dựng nhân vật rất chi tiết và đầy tính sáng tạo. >> Tìm hiểu thêm khóa học Character Design (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy

Đồ án Thiết kế nhân vật của bạn Trần Lan Phương Khánh, học viên khóa Digital painting chuyên đề Character Design K05. Sau 3 tháng học tập, Khánh đã thiết kế được bộ nhân vật cho tác phẩm đang ấp ủ của mình. Đồ án của Khánh đã nhận được rất nhiều lời khen và phản hồi tích cực của các thầy cô, không chỉ ở phần tạo hình mà còn ở phần xây dựng thế giới của nhân vật. Sản phẩm chất lượng này là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của Khánh. Chúc ước mơ trở thành Họa sĩ truyện tranh của Phương Khánh sẽ sớm trở thành hiện thực. >> Tìm hiểu thêm khóa học Character Design (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy

Manhwa ngày càng được ưu thích trong những năm gần đây khi fan nước ngoài so sánh nó với manga. Manhwa là truyện tranh Hàn Quốc, thường đọc từ trên xuống và in màu – mặc dù cũng có dạng in trắng đen. Mặc dù thể loại isekai – có nghĩa là “thế giới khác” trong tiếng Nhật – thường gắn liền với truyện tranh Nhật Bản, nhưng điều đó không có nghĩa không thể đưa nó vào truyện tranh nước ngoài. Năm 2021 đánh dấu làn gió mới trong truyện tranh nhiều nước, và manhwa không phải là ngoại lệ. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh 10 manhwa isekai bạn không nên bỏ qua trong năm 2021, từ I Refuse The Duke đến When The Evil Girl Loves. 10. I Refuse The Duke Aidan Dalton là một thiếu nữ, nhưng giấu không cho Công tước Felix Berkeley biết sự thật này. Cô quyết định kết hôn với anh ta, nhưng khi chết đi, cô đầu thai thành người khác, nhà quý tộc Gloria. Lúc này mang thân xác của người khác, song vẫn lưu giữ ký ức của Aidan, cô lại quyết kết hôn với Felix, bất chấp việc anh có đính ước với kiếp trước của cô. 9. Beware The Villainess! Sau khi gặp tai nạn, một sinh viên đại học được chuyển sinh sang thế giới khác với tên gọi Melissa Foddebrat, nhân vật nữ phản diện trong tác phẩm. Thay vì thay đổi thái độ, cô quyết định nắm lấy ý định xấu xa của Melissa, thỏa sức làm điều mình muốn trong thế giới này. Từ vạch ra kế hoạch xấu xa đến việc có người cầu hôn, Melissa sẽ tận hưởng trọn vẹn cuộc sống mới của mình. 8. When The Evil Girl Loves Sau khi được đưa vào tiểu thuyết với vai công chúa ốm yếu, xấu xa, cô gái quyết định chữa bệnh và sống cuộc sống trái ngược với ý định ban đầu. Cô gặp gỡ từng nhân vật yêu thích trong tiểu thuyết, sống cuộc sống tràn ngập tiếng cười thay vì nỗi buồn. 7. I Became The Villain’s Mother Nữ công tước Roselia Chade là nhân vật trong tiểu thuyết, đang lọt vào tầm ngắm của người con riêng xấu xa Einspanner Chade. Sau khi được triệu tập bên trong cuốn sách này, cô quyết định nuôi dạy cậu bé để cậu không trở thành kẻ xấu như miêu tả trong tiểu thuyết. Công tước luôn tìm cách đầu độc, ám hại con trai mình, khiến Roselia có nghĩa vụ phải bảo vệ cậu khỏi nguy hiểm, cũng như ngăn chặn cậu nảy sinh ý định giết mẹ kế. 6. I Stole The Male Lead’s First Night Khi cô sinh viên đại học nhận ra mình là nhân vật phụ mang tên Ripley trong tiểu thuyết lãng mạn, cô quyết định tận hưởng câu chuyện bên lề, trải nghiệm cuộc sống trong thân phận nhân vật của mình. Hoặc ít nhất đó là điều cô làm cho đến khi thức dậy trên giường của Zeronis, không có manh mối gì về việc cô làm thế nào đến được đó. Giờ đây Ripley làm tất cả những gì có thể để tránh rơi vào bẫy của anh ta, nhưng tất cả sớm tan thành mây khói khi cô thấy mình phải lòng anh ta. 5. How To Divorce The Male Lead Lee Sian tỉnh dậy, nhớ lại tiền kiếp của mình, cũng như những gì xảy ra với nhân vật Juliana Auburn. Cô hóa thân vào vai không làm gì khác ngoài việc coi thường chồng và sẽ bị giết ở đầu tiểu thuyết. Để tránh bi kịch, cô quyết định ly hôn ngay từ đầu, nhưng rõ ràng chồng cô bị ám ảnh nhiều hơn cô nghĩ. 4. The Villian Discovered My Identity Seo Yuri qua đời vì tai nạn xe hơi, tái sinh trong tiểu thuyết có tựa đề The Song of the Moon với vai người chị song sinh, Selena, của nhân vật phụ. Tuy nhiên, nhân vật này có cái kết khủng khiếp, nên cô quyết định thế chỗ em trai, Celestine, đã bỏ nhà đi. Cô gia nhập biệt đội hiệp sĩ, nhanh chóng bị thái tử độc ác, Ignis, phát hiện, phải tìm mọi cách để tránh cái kết bi thảm. 3. The Lady I Served Became A Young Master Khi Sua tái sinh trong tiểu thuyết yêu thích với vai nhân vật Blair, cô tin mình có nhiệm vụ giúp đỡ nữ chính, Chloe, vượt qua thử thách. Phiên bản sách có Blair và Chloe tạo thành tình bạn khăng khít. Tuy nhiên, phiên bản Chloe hóa ra khác một trời một vực so với tiểu thuyết, cho đến khi một người có ngoại hình giống Chloe xuất hiện trong nhà cô, khiến cô loay hoay tìm câu trả lời xem người này là ai trong tiểu thuyết. 2. Circle Zero’s Otherworldly Hero Business: Re Circle Zero’s Otherworldly Hero Business: Re kể về số phận của một anh chàng kiêu ngạo bị sát hại và tái sinh thành nữ quý tộc Paril. Mặc dù cao quý, nhưng hóa ra vì giới tính của mình, cô bị coi thường. Tuy nhiên, Paril không để điều đó cản trở cô trở thành doanh nhân ở kiếp trước, và cô quyết định giành lại cuộc sống giàu có, thành đạt trong thế giới mới. 1. The Goal Is To Become A Gold Spoon, So I Need To Be Completely Invulnerable The Goal Is To Become A Gold Spoon, So I Need To Be Completely Invulnerable gợi nhớ đến My Next Life As A Villainess: All Routes Lead To Doom! Sau khi bị chị gái đẩy xuống cầu thang, nữ chính Adriana lấy lại ký ức – cô được đầu thai làm em gái, định mệnh chết vì ngộ độc khi bước sang tuổi 17. Để tránh điều này, cô quyết định cư xử đúng mực với

2020, học Online là một giải pháp. 2021, học Online có thể là một sự lựa chọn. Nếu bạn muốn tham gia các khóa học của CMA nhưng bị hạn chế việc tham gia các lớp trực tiếp theo địa điểm và thời gian tổ chức. Nếu bạn chỉ cần được rèn luyện và bổ sung kiến thức cho một môn học cụ thể. Trang web học Online của CMA đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, cập nhật để mang đến bạn các khóa học chất lượng nhất với chi phí hợp lý. Đây sẽ là nơi cung cấp thông tin và tổ chức thường xuyên các khóa học Online của CMA mà bạn có thể học bất cứ khi nào đều được. Cùng chờ đón các thông tin mới nhất để trở thành những học viên đầu tiên trải nghiệm hệ thống này bạn nhé! CMA đã sẵn sàng cùng bạn đi qua khó khăn và chinh phục tri thức. Dù bạn ở nơi đâu. >> Ghé thăm trang web học Online ngay: Tại đây

Bạn đã bao giờ xem artwork cho video game ưa thích, rồi thầm nghĩ, “Ước gì mình cũng vẽ được như vậy!” nhưng đắn đo chưa biết bắt đầu từ đâu. Siêu sao minh họa game, Esben Lash Rasmussen tại Riot Games, chia sẻ những điều bạn cần biết để trở thành họa sĩ minh họa game. Giống như bao người, Esben thích vẽ những thứ như Dragon Ball Z và Teenage Mutant Ninja Turtles. Khi còn nhỏ, anh được truyền cảm hứng từ hai người bạn cùng lớp vẽ rất giỏi, và cố gắng vẽ giỏi như họ. Trong suốt thời niên thiếu, bạn bè anh đều từ bỏ đam mê hội họa, riêng anh vẫn tiếp tục theo đuổi. Sau khi tham gia trại hè phát triển game và lấy bằng cử nhân tại Animation Workshop (Đan Mạch), anh làm việc cho Atomhawk, Sixmorevodka, Artwoork, rồi cuối cùng đầu quân cho Riot Games ở Los Angeles. Trong bài phỏng vấn dưới đây, anh đưa ra lời khuyên sâu sắc, thiết thực về cách sáng tạo tác phẩm có giá trị và diện mạo của công việc này. Những lời khuyên về cách tạo nét riêng cho tác phẩm có thể khiến bạn ngạc nhiên! Nhà tuyển dụng muốn thấy gì? Quá trình phỏng vấn như thế nào? Thông thường, nếu họ phỏng vấn bạn, đó là do họ đã thích tác phẩm của bạn. Thường có bài kiểm tra, và họ muốn xem bạn giao tiếp ra sao, có chấp nhận làm việc theo nhóm hay không, và bạn tiếp nhận phản hồi như thế nào. Anh cần thể hiện gì trong portfolio? Nó phụ thuộc vào công ty và loại công việc bạn muốn. Bạn sẽ được tuyển vào làm đúng theo những gì bạn đưa vào portfolio. Tôi sẽ xem xét những gì công ty đang làm, cho thấy mình có thể đi theo phong cách của họ, hiểu rõ vũ trụ của họ, song vẫn mang cái mới mẻ đến bàn làm việc. Do trước đây từng làm một số việc cho Riot Games, nên tôi hiểu rõ sản phẩm, chất lượng, phong cách của họ. Tôi luôn tập trung vào minh họa, vì đó là điều tôi thích, và tôi có khuynh hướng kể chuyện bằng hình ảnh. Một ngày làm việc điển hình như thế nào? Ở Riot, tôi thường đi làm từ 10 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều. Chúng tôi gặp nhau, thảo luận về những việc đang cố gắng hoàn thành, cảm xúc của người xem, và những gì cần truyền tải trong hình ảnh. Bạn thường có ảnh hưởng tới điều bạn muốn, nhưng đây là quá trình hợp tác. Tôi khá thân thiết với đồng nghiệp bất kể họ làm nghề gì. Tôi thích làm việc với nhiều họa sĩ ở Riot, vì không có gì giá trị hơn việc xem người khác làm việc ra sao, giải quyết vấn đề như thế nào. Người trong dây chuyền sản xuất thường mắc phải sai lầm gì, làm sao để tránh? Tôi nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải là cố gắng tạo ra thứ gì đó “hay ho”, nhưng rút cuộc chung chung, nhạt nhẽo. Bạn cần có khả năng chuyển tải chủ đề một cách rõ ràng, và lý do tại sao nó hấp dẫn người xem. Tay nghề mang tính kỷ thuật, nhưng truyền đạt ý tưởng mới là quan trọng. Nghệ thuật là ngôn ngữ, và bạn cần cô đọng nó sao cho đơn giản, rõ ràng nhất. Có bí quyết nào để trở nên nổi bật hay không? Mỗi khi nảy ra ý tưởng, bạn cần tìm cách xoay lật nó. Lấy kinh nghiệm bản thân và những điều mình thật sự quan tâm ra áp dụng vào công việc. Cảm xúc từ cuộc sống sẽ mách bảo bạn về những chọn lựa sáng tạo, và những gì bạn muốn có đánh trúng tâm lý người xem hay không. Việc này tuy mạo hiểm, song góp phần đem lại nét cá tính riêng. Sau đây là mẹo giúp làm cho mọi thứ trở nên thú vị: Làm ngược lại. Mỗi khi có ý tưởng, bạn cần tìm cách xoay lật nó. Ví dụ, bạn nghĩ ra câu chuyện đại loại như sư tử ăn thịt bướm, thì cố gắng lật lại thành bướm ăn thịt sư tử. Bạn lập tức có ngay tiền đề hấp dẫn hơn. Từ đó, bạn có thể xây dựng câu chuyện thật sự lôi cuốn. Bạn sẽ trở nên nổi bật nhờ mạnh dạn làm điều khác biệt. Họa sĩ minh họa game cần thực hiện việc gì? Theo tôi, vẽ minh họa là khó nhất trong vẽ 2D, vì bạn cần nắm vững mọi thứ. Phối cảnh, thiết kế, diễn xuất, màu sắc, diễn họa, quay phim, ống kính camera,… Học kiểm soát nhiều khía cạnh của hình vẽ, cân bằng chúng thành hình ảnh chân thực quả là một thử thách. Tìm kiếm và kể lại khoảnh khắc đắt giá trong câu chuyện vừa đáng sợ, vừa thật sự thú vị. Nguồn: clipstudio  Biên dịch: V.Toàn

Trong kỉ nguyên của mạng xã hội, các chiến dịch Marketing và quảng cáo đều đề cao “Content is King”, nhưng liệu chỉ về phần “chữ” mà phần vẽ minh hoạ không bắt mắt thì đã đủ gây chú ý và tạo hiệu ứng lan truyền đến cộng đồng? Hình ảnh giúp truyền tải thông tin tốt hơn chữ Xã hội hiện đại đòi hỏi phải truyền đạt thông tin không chỉ chính xác, mà còn phải nhanh và hiệu quả. Một bảng quảng cáo bằng hình ảnh sẽ thu hút hơn một bảng thông tin đầy chữ. Một content đỉnh được truyền tải thông qua hình thức minh hoạ sẽ ấn tượng hơn nhiều lần. Một câu chuyện tranh với những nhân vật vui nhộn luôn giành được nhiều sự quan tâm hơn một bảng tin, cho dù cả hai có cùng một nội dung. Khoa học đã chứng minh rằng, trong cùng một khoảng thời gian, não người có khả năng ghi nhớ thông tin về mặt hình ảnh tốt hơn chữ. Vì vậy, vẽ minh hoạ tỏ ra hiệu quả hơn trong việc truyền tải nội dung hơn là “chữ” đơn thuần. Vẽ minh hoạ càng lúc càng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống Nếu như trước đây, hoạ sĩ vẽ minh hoạ chỉ tìm được cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực minh hoạ sách, hoặc các ấn phẩm in ấn,… thì giờ đây, với các hình thức xuất bản online cùng sự phát triển mạnh mẽ của ngành digital marketing, quảng cáo, điện ảnh,… Hoạ sĩ vẽ minh hoạ có thể dễ dàng làm việc trong các lĩnh vực như: Game, truyện tranh online, minh hoạ sản phẩm, quảng cáo,… Đặc biệt, trong lĩnh vực quảng cáo, vẽ minh hoạ trở thành một hình thức truyền tải thông tin vô cùng hiệu quả. Minh chứng cho điều này là những trang fanpage với lượng follow cao như Thỏ Bảy Màu, Chấm Comics, Én,… tỏ ra hiệu quả hơn hẳn phương pháp truyền thống trong việc đăng tải các post quảng cáo dưới hình thức truyện tranh. Chiến lược truyền thông sản phẩm mới của các công ty lớn như Bitis, Nike cũng tìm đến các hoạ sĩ minh hoạ để tìm điểm khác biệt và thu hút. Chưa bao giờ, nghề vẽ minh hoạ trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những bạn trẻ muốn theo đuổi một công việc sáng tạo như hiện nay. Hoạ sĩ vẽ minh hoạ – Cơ hội đi liền với thách thức Tuy vậy, để có lợi thế cạnh tranh, bạn không chỉ cần vẽ giỏi, mà còn cần là một người năng động, cập nhật kịp thời xu hướng của thời đại. Ở kỉ nguyên 4.0, các tranh minh hoạ xuất hiện với tần số dày đặc trên các thiết bị số, đòi hỏi bạn phải trang bị cho mình kĩ năng vẽ trên máy (digital painting), bởi digital painting không chỉ giúp bạn vẽ dễ dàng hơn, mà còn giúp bạn vẽ nhanh hơn, hiệu quả hơn. >> Xem thêm: 4 lý do để học Digital Painting Những cuốn sách có tranh minh hoạ ấn tượng năm 2020 Phân biệt Digital Painting và Graphic Design (Comic Media Academy)

Khi nói đến những nghề cần sự sáng tạo, thông thường ta nghĩ ngay đến các nghề như nhà thơ – nhà văn, thiết kế, họa sĩ. Tuy nhiên, dù yêu cầu công việc không hề đơn giản nhưng những ngành nghề này lại có những lúc không được đánh giá cao vì lương chỉ ‘ba đồng ba cọc’. Thế nhưng, với sự phát triển của các nền tảng công nghệ cũng như nhu cầu cuộc sống ngày một được nâng cao, các ngành nghề sáng tạo trở thành trào lưu trong những năm gần đây và có xu hướng đánh bật các ngành truyền thống. Hơn thế nữa, tác động của dịch COVID-19 có thể được xem như chất xúc tác để chuyển đổi số mới trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử, công nghệ thông tin hoặc sáng tạo nội dung trên nền tảng số.  Cùng Comic Media Academy điểm qua một số ngành sáng tạo cực hot hiện nay nhé! Hoạ sĩ thiết kế 2D/3D Không phải ngẫu nhiên mà ngành thiết kế 2D/3D được cả thế giới gọi là “ngành của thời đại”, bởi rõ ràng, nó hội tụ đủ trong mình tất cả những thú vị và hấp dẫn của thời đại mới. Thế giới hoạt hình 2D/3D cho phép thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Những hình dung mỹ thuật độc đáo nhất, khác người nhất thông qua những thao tác trên máy đều có thể trở thành những nhân vật, những kiến trúc sống động như thật. Vô hình chung, những người làm 2D/3D đã trở thành những nghệ sĩ đích thực trong chính nghề nghiệp của mình. Thành công kích thích ý tưởng, ý tưởng kích thích sáng tạo, cứ thế, cứ thế, những người làm hoạt hình 2D/3D càng gắn bó với lĩnh vực này thì càng cảm thấy đam mê. Một trong những ưu điểm của nhóm ngành này là mức lương vô cùng hấp dẫn. Khi đã nắm vững các công cụ, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao trên 10 triệu cho ngành hoạt hình 2D/3D. Và cá biệt với các tập đoàn lớn, bạn sẽ có lương tính bằng ngàn đô khi đã có trong người số vốn kinh nghiệm dày đặc. Hoạ sĩ vẽ minh hoạ Đây là lựa chọn thú vị với giới trẻ bởi bạn sẽ được thoải mái tự do, ít ràng buộc. Chỉ cần bạn có chút hài hước, sức sáng tạo phong phú và trình kể chuyện qua vẽ. Hoặc nếu bạn thích đọc sách thì có thể thành một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh minh hoạ bìa. Hiện nay, lượng sách xuất bản luôn tăng. Vậy nên bạn sẽ không khó để tìm việc trong các nhà in, xuất bản. Ngoài ra, hoạ sĩ minh hoạ là một ngành nghề mà bạn không bao giờ thiếu ‘đất dụng võ’ khi truyền thông nội dung kèm hình ảnh sáng tạo đang là xu hướng hiện nay. Ngoài minh hoạ sách, bạn còn có thể cống hiến cho lĩnh vực quảng cáo và truyền thông khi nhu cầu hình ảnh sáng tạo đã vượt lên cả các thiết kế thông thường. Hình ảnh yêu cầu phải có độ nhận diện cao và mang tính cá nhân hoá. Các hoạ sĩ minh hoạ có thể làm tốt các điều này, thậm chí hơn cả các nhà thiết kế đồ hoạ. Hoạ sĩ thiết kế game Theo các thông số báo cáo, Việt Nam xét về mặt toàn diện hiện đang giữ vị trí thị trường game online lớn nhất trong 3 quốc gia Đông Nam Á. Thị trường game online tại Việt Nam là một miếng bánh “béo bở” và đang được đổ dồn sự đầu tư từ các hãng game lớn. Họ ký kết hợp đồng đặt hàng với các công ty tại Việt Nam ngày càng nhiều. Vấn đề ở đây là nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế dù thu nhập mang lại cực khủng. Mức lương trung bình của một game designer ở mức Junior là 23 triệu đồng đến 35 triệu đồng. Thiết kế game hiện đang là một nghề rất hot và luôn “khát” nhân tài. Giới trẻ phần lớn đều thích chơi game. Chính vì lẽ đó mà thị trường game ngày càng phát triển rực rỡ, các công ty game mọc lên như nấm. Và họ luôn có nhu cầu tuyển về nhiều nhân tài cho công ty. Nếu bạn thực sự có năng lực và đam mê với nghề thì chắc chắn sẽ có nhiều công ty game muốn chiêu mộ bạn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng có quá nhiều cơ hội mở ra trước mắt bạn, bạn chẳng bao giờ lo thất nghiệp cả. Comic Media Academy – Chắp cánh ước mơ sáng tạo Thành lập vào tháng 8/2014, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) là cơ sở duy nhất đào tạo chuyên sâu Họa sĩ kể chuyện chuyên ngành truyện tranh, hoạt hình và Digital Painting tại Việt Nam. Với đội ngũ giảng viên vững lý luận, dày kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại, Viện tự tin với vị trí tiên phong mang đến những giải pháp giáo dục sáng tạo, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sáng tạo, một ngành nghề mũi nhọn đang được ưu tiên phát triển trong và ngoài nước. Năm 2021, Comic Media Academy tuyển sinh khoá chuyên nghiệp các chuyên ngành Truyện tranh, Digital painting và Hoạt hình 2D/3D. Với hình thức xét tuyển, CMA tuyển sinh các đối tượng tốt nghiệp THPT trở lên và nhập học vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Yêu thích và đam mê sáng tạo, các bạn hãy cùng CMA tham khảo ngay 3 chuyên ngành cực hot tại đây nhé. >> Xem thêm: Các vị trí công việc trong ngành Hoạt hình

Đồ án Thiết kế nhân vật của bạn Ngô Kiều Xuân, học viên trẻ tuổi nhất của khóa Digital painting chuyên đề Character Design K05. Kiều Xuân là một trong những học viên thân quen đã gắn bó với CMA từ khóa học Manga Comic, Digital painitng thiếu nhi đến lớp Webtoon, gần như bạn đã trải nghiệm gần hết các khóa học vẽ tại CMA! Đến với khóa học Character Design, Kiều Xuân đã thể hiện được sự trưởng thành của mình qua bài đồ án thiết kế nhân vật cho game rất chất lượng. >> Tìm hiểu thêm khóa học Character Design (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy  

Itaewon Class một trong những bộ phim gây sốt khắp Châu Á trong năm 2019 và đã nhận được rất nhiều sự chú ý ngay khi ra mắt. Bên cạnh dàn diễn viên trẻ đẹp tài năng thì sức hút của Itaewon Class còn nằm ở nội dung hấp dẫn, được chuyển thể từ bộ webtoon cùng tên của tác giả Jo Gwang Jin. Tác phẩm này đã tích lũy hơn 220 triệu lượt xem và được đánh giá mức “siêu điểm” 9,9 trên các trang xem webtoon của Hàn Quốc. Trước thành công của Iteawon Class thì hàng loạt bộ phim chuyển thể từ webtoon cũng đã tạo được tiếng vang lớn như “Thư ký Kim sao thế”. Với thành công từ việc chuyển thể tác phẩm truyện tranh, các nhà làm phim đang tiếp tục đẩy mạnh xu hướng này, có thể kể đến: “Ssanggap Pocha”, “Welcome”, “Memorist”, “Backstreet Rookie”,“True Beauty”, “Rugal”, “Sweet Home”… Các tác phẩm được khai thác có đề tài đa dạng và nội dung hấp dẫn, thu hút một lượng lớn fan hâm mộ. Xu hướng này cũng dự báo sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của thể loại truyện tranh webtoon. Đây là một trong những ví dụ sinh động nhất cho “chiếc đuôi dài” của ngành công nghiệp sáng tạo, khi tác phẩm được phát triển ở các định dạng và hình thức khác nhau, trở thành cơ hội giúp các tác giả truyện tranh webtoon có thêm thu nhập và danh tiếng. (Nguồn trích dẫn thông tin: kpopmap)

Dường như chủ đề về học đường, “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” luôn là nguồn cảm hứng bất tận để sáng tác, và trong bài bế giảng của lớp Vẽ Manga/Comic (chương trình Nâng Cao) Khóa 23 cũng không ngoại lệ. Dù ý tưởng không quá mới mẻ nhưng với sự sáng tạo các học viên của lớp Vẽ Manga/Comic Khóa 23 đã phát triển những câu chuyện nhỏ, những hoạt động thường nhật của các cô, cậu học trò tinh nghịch và tự tạo nên tác phẩm truyện tranh mang cá tính của riêng mình. Dưới đây là các mẩu truyện tranh của hai học viên: Võ Gia Anh và Nguyễn Phan Bảo Châu. Cùng xem để cảm nhận sự sáng tạo và đáng yêu của các học viên nhé!  * “Sunflower lover” – Tác phẩm của học viên Võ Gia Anh:  * “Bí ẩn học sinh giỏi” – Tác phẩm của học viên Nguyễn Phan Bảo Châu >> Tìm hiểu thêm khóa học Vẽ Manga/Comic: Tại đây (Comic Media Academy)

Phần mềm vẽ dễ sử dụng ngay cả với người mới bắt đầu! Bài viết này đề cập những ưu điểm và tính năng của phần mềm vẽ nhằm trấn an những ai đang tính chuyển sang vẽ máy. Bạn có lẽ nghĩ rằng học vẽ minh họa và truyện tranh sẽ mất nhiều thời gian, nhưng phần mềm vẽ là khởi đầu tốt đẹp cho việc học vẽ minh họa. Phần mềm vẽ được coi là công cụ sáng tạo nghệ thuật trên máy tính. Loại phần mềm này cho phép người mới bắt đầu bước chân dễ dàng vào thế giới hội họa. Những điều bạn có thể làm với phần mềm vẽ Vẽ máy là vẽ bằng bảng vẽ điện tử (hoặc mouse) và phần mềm vẽ trên máy tính. Phần này trình bày những ưu điểm của vẽ máy. (1) Dễ chỉnh sửa Đây là ưu điểm chính của vẽ máy! Tiến trình vẽ máy diễn ra như sau: phác thảo hình thu nhỏ > phác thảo thô > vẽ nháp > đi nét > đổ màu > làm sạch. Khả năng vẽ lại/chỉnh sửa dễ dàng là cần thiết để nâng cao hiệu quả của các bước thực hiện. Người mới bắt đầu có xu hướng vẽ đi vẽ lại nhiều lần, nhưng trong môi trường kỹ thuật số, bạn sẽ không làm hỏng giấy hoặc bày bừa bàn làm việc. Bạn có thể hoàn tác nếu lỡ tay đi sai nét hoặc đổ màu không đúng chỗ. Sau khi đi nét xong, bạn cũng có thể vẽ lại mắt để tạo biểu cảm khác trên khuôn mặt, chẳng hạn như nháy mắt. Bạn dễ dàng thay đổi bố cục tổng thể sau đó bằng vẽ máy. (2) Không cần tốn tiền cho đồ dùng nghệ thuật Nếu muốn vẽ minh họa hay truyện tranh theo cách truyền thống, bạn cần chuẩn bị nhiều thứ như bút chì, tẩy, bút mực, giấy, mực, screentone, thuốc màu,… Đây đa phần là hàng tiêu dùng, nghĩa là bạn phải mua lại sau khi sử dụng hết. Ngược lại, đối với vẽ máy, chi phí ban đầu tuy tốn kém, nhưng đổi lại, bạn hiếm khi cần thay mới. Vật dụng duy nhất bạn phải mua nhiều lần có lẽ là ngòi bút. Do đó, về lâu dài sẽ rất tiết kiệm chi phí. Bạn có thể vẽ thoái mái vì không lo lãng phí giấy mỗi khi mắc sai sót. (3) Chuẩn bị và thu dọn dễ dàng Đối với vẽ tay, trước khi bắt tay vào vẽ, bạn cần chuẩn bị những vật dụng như thuốc màu, cọ vẽ, khung vẽ,… Khi vẽ xong, bạn cần rửa cọ, cất khung vẽ, lau mực thừa,… Đối với vẽ tranh sơn dầu, sơn sẽ bắn khắp nơi; do đó, bạn cần trải tấm lót sàn trước khi làm việc, rồi dọn dẹp chúng khi xong xuôi, hơi mất thời gian. Sơn cũng sẽ làm bẩn quần áo, nên bạn phải mặc quần áo dính bẩn. Một số người phải vất vả tẩy vết bẩn cứng đầu trên tay. Với vẽ máy, bạn bật máy tính, khởi động phần mềm, rồi vẽ ngay. Thu dọn dễ dàng – chỉ cần lưu dữ liệu và tắt máy tính. Bàn làm việc và quần áo vẫn sạch sẽ. (4) Xử lý hình ảnh để tăng thêm sức hấp dẫn Với vẽ máy, chỉnh sửa tác phẩm là chuyển dễ như trở bàn tay, chẳng hạn như chỉnh sáng tối. Một số người thích xử lý hình ảnh kỹ thuật số. Đây cũng là lợi thế đáng kể của vẽ máy. Hơn nữa, screentone sẽ giúp bạn vẽ dễ dàng nhân vật trong trang phục lộng lẫy. Vật liệu background hữu ích cho những ai không quen vẽ background. Với công cụ này, bạn có thể vẽ nhanh hơn so với công cụ truyền thống. (5) Vẽ can dễ dàng hơn Vẽ can ám chỉ mô phỏng hình ảnh hoặc ảnh chụp. Vẽ can giúp bạn học vẽ tranh minh họa, chẳng hạn như vẽ can sao chép đường nét bức tranh tòa nhà phức tạp. Cẩn thận với bản quyền. Vẽ can truyền thống sử dụng giấy can, nhưng phương pháp này không thích hợp cho vẽ can bộ phận chi tiết, hoặc bạn không thể vẽ can chính xác ảnh gốc. Trong vẽ máy, bạn tạo lớp mới phía trên, rồi bắt đầu vẽ can. Hơn nữa, bạn có thể điều chỉnh độ đục của ảnh gốc. Ưu điểm của vẽ tay Phần này giới thiệu những ưu điểm chỉ có trong vẽ tay. Tìm hiểu ưu điểm của vẽ tay và vẽ máy trước khi bắt đầu vẽ máy sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nhanh hơn. (1) Không cần máy tính hoặc phần mềm cụ thể Bạn không thể vẽ máy nếu như không có trang thiết bị như máy tính hoặc bảng vẽ. Máy tính khó mang theo bên mình, nhưng giấy bút thì dễ để vẽ tranh mọi lúc mọi nơi. (2) Hình ảnh không đột nhiên “bốc hơi” Hình ảnh kỹ thuật số là dữ liệu. Nếu bạn mất dữ liệu, hình ảnh cũng mất theo. Thật đáng sợ khi máy tính bị treo, khiến không lưu được dữ liệu, nhưng tình huống xấu nhất là khi bạn mất sạch dữ liệu nếu ổ cứng chứa dữ liệu chẳng may bị hỏng. Ngược lại, với vẽ tay, bản phác thảo sẽ không giữa chừng biến mất. Màu sắc hoặc chất lượng tuy suy giảm, nhưng khả năng “bốc hơi sạch sẽ” rất khó xảy ra, và bạn cũng không dễ gì mất nhiều hình ảnh cùng một lúc. (3) Thể hiện đường nét, màu sắc, hoặc kết cấu độc đáo Ưu điểm lớn nhất của vẽ tay nằm ở đây. Nó được gọi là “cảm giác vẽ tay.” Đối với vẽ máy, đường nét thường giống nhau hoặc đồng nhất. Trái lại, vẽ tay

Sau thời gian học tập chuyên đề Webtoon tại studio của họa sĩ Hong Duk Hwa, các Họa sĩ truyện tranh tương lai của lớp Họa sĩ kể chuyện K9 đã có buổi báo cáo workshop ấm cúng và đầy niềm vui tại Viện. Tại buổi làm việc, thầy Hong cùng thầy Lê Thắng, Viện phó Viện Truyện tranh Hoạt hình và các thầy cô trong ngành Truyện tranh đã dành cho các bạn những lời nhận xét hữu ích về chuyên môn. Đặc biệt, buổi báo cáo chuyên đề Webtoon đánh dấu lần đầu tiên có học viên tham gia báo cáo online cùng các bạn khác. Nhận xét về quá trình làm việc, thầy Hong rất ấn tượng về sự tiến bộ của các bạn và đặc biệt đánh giá cao sự nỗ lực, chăm chỉ của các học viên để hoàn thành 1 tác phẩm hoàn chỉnh chỉ trong 3 tuần. Về phía các bạn học viên, tuy gặp một số khó khăn trong quá trình làm việc, do đã quen với cách sáng tác truyện tranh truyền thống và hạn chế về ngôn ngữ giao tiếp với thầy, nhưng các bạn đều cho rằng thông qua thời gian học tập về chuyên đề Webtoon là một cơ hội tốt giúp các bạn tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp để học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng. Comic Media Academy

Lại thêm một lớp Manga/Comic thiếu nhi nữa kết thúc. Lần này là lớp level Nâng Cao Khóa 22. Qua lớp Manga/Comic Nâng Cao, “trình” vẽ của các học viên đã  có những tiến bộ và trưởng thành. Sau 22 buổi học, các bạn đã tự sáng tác cho mình một truyện tranh (nhiều khung có bìa) hoàn chỉnh. Có bạn sử dụng nội dung học đường gần gũi, đáng yêu, có bạn lại tự tạo nên vùng đất thần thoại của riêng mình. Dù nguồn ý tưởng là khác nhau nhưng điểm chung của các bài cuối khóa  lớp Manga/Comic Nâng Cao Khóa 22 chính là sự chỉnh chủ, tỉ mỉ trong từng nét vẽ cùng sự sáng tạo, độc đáo trong nội dung. Cùng ngắm tác phẩm cuối khóa của 2 học viên: Nguyễn Từ Duyên An và Tạ Quốc Anh Thư để xem thành quả sau khóa học Manga/Comic Nâng Cao như thế nào nhé!  * “Chuyện học trò” – Tác phẩm của học viên Nguyễn Từ Duyên An  * “My lord” – Tác phẩm của học viên Tạ Quốc Anh Thư >> Tìm hiểu thêm về khóa học Vẽ Manga/Comic thiếu nhi: Tại đây Comic Media Academy    

Các Họa sĩ truyện tranh tương lai của lớp Họa sĩ kể chuyện K9 tham gia Workshop chuyên đề Sáng tác Webtoon tại văn phòng của Họa sĩ Hong Duk Hwa (Hàn Quốc). Đặc biệt hơn, văn phòng này còn là nơi làm việc và trau dồi kỹ năng của các bạn cựu học viên CMA yêu thích thể loại truyện tranh này. Workshop là chương trình hợp tác mới của CMA và họa sĩ Hong Duk Hwa sau lớp Trải nghiệm Webtoon do trung tâm Seajong tổ chức, giúp học viên có thêm những kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong lĩnh vực này. Học với chuyên gia đến từ đất nước đã khai sinh ra thể loại truyện tranh này sẽ giúp các bạn cải thiện rất nhiều kỹ năng để đến gần hơn với sự chuyên nghiệp. Cùng chờ đón tác phẩm truyện tranh Webtoon của các bạn trong buổi báo cáo chiều mai nhé! Comic Media Academy (CMA)

ART street (MediBang) tổ chức Cuộc thi vẽ tranh minh họa toàn cầu JUMP lần thứ 4 dành cho những ai đam mê vẽ nhân vật anime/manga giả tưởng tăm tối Jujutsu Kaisen do Gege Akutami sáng tác, hiện rất được yêu thích trên Weekly Shonen Jump. Nhân vật chính Itadori Yuji chiến đấu với “Lời nguyền” sinh ra từ cảm xúc tiêu cực của con người. Hiện tại đã có 13 tập trên Jump Comics. Bạn tìm đọc Jujutsu Kaisen trên MANGA Plus! Vẽ nhân vật anime/manga Jujutsu Kaisen, rồi tham gia cuộc thi! Sáng tác theo phong cách nghệ thuật nào cũng được, và gởi tác phẩm dự thi với số lượng tùy thích. Chia sẻ tác phẩm dự thi trên phương tiện truyền thông xã hội để tăng lượt view và like! Nếu chưa có trong tay ứng dụng vẽ kỹ thuật số, bạn download JUMP PAINT tại đây. JUMP PAINT là ứng dụng vẽ truyện tranh MIỄN PHÍ của JUMP. Sử dụng JUMP PAINT để biến ước mơ làm mangaka thành hiện thực! Có phiên bản dành cho Windows, Mac, iOS, và Android. Sáng tác bằng JUMP PAINT, thêm “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen”! Tham gia trong 3 bước đơn giản 1. Vẽ fanart 2. Đánh dấu vào ô chọn kế bên banner 3. Nộp tác phẩm dự thi cho ART street Thời gian: Từ 29/12/2020 đến 31/03/2021 Thể lệ -Tác phẩm dự thi phải có định dạng JPG, PNG, PSD, MDP, kích thước dưới 30 MB, độ phân giải tối thiểu 300 DPI. -Fanart giới hạn trong chủ đề “Jujutsu Kaisen.” -Áp dụng cho cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. -Có thể gởi nhiều tác phẩm dự thi. -Không chấp nhận tác phẩm dự thi từng đoạt giải trong cuộc thi khác ngoại trừ ART street. -Không ăn cắp hoặc sao chép tác phẩm tham gia cuộc thi khác ngoài ART street. -Tác phẩm chứa đựng yếu tố tình dục, bạo lực sẽ không đủ điều kiện tham gia cuộc thi. -Nghiêm cấm gởi tác phẩm dự thi cho mục đích thương mại. -Xin vui lòng giữ dữ liệu gốc trong thời gian từ lúc bắt đầu đăng ký dự thi đến khi công bố kết quả. -Bạn có thể gởi tác phẩm trước đây đã đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội. Và trong thời gian dự thi, bạn cũng có thể đăng tải tác phẩm trên phương tiện truyền thông xã hội. -Sau khi kết thúc thời hạn đăng ký, bạn có thể nhận thông báo từ info-contests@medibang.com gởi đến địa chỉ email đã đăng ký trong tài khoản MediBang của bạn. Nếu bạn không hồi âm trong thời hạn trả lời, tác phẩm dự thi của bạn có thể bị loại. Xin vui lòng kiểm tra email và xác lập email. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ email đã đăng ký tại đây. Điều này không có nghĩa mọi thí sinh sẽ nhận email từ info-contests@medibang.com sau thời hạn đăng ký. -Ban tổ chức sẽ không giải đáp thắc mắc trên info-contests@medibang.com. Cách thức đăng ký Đăng ký từ trang web https://medibang.com/contest/4thjumpillust/ 1. Đăng ký hoặc đăng nhập ART street. 2. Truy cập https://medibang.com/auth/noSession/ 3. Chọn tác phẩm, upload nó, rồi nhấn “Submit & Publish” Sử dụng tác phẩm đã gởi đến ART street 1. Chọn “illustrations” từ “Your submissions” 2. Chọn tác phẩm, rồi nhấn “Details” 3. Nhấn “Edit” 4. Thêm banner “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen” từ “Apply for a Contest” 5. Sau khi kiểm tra cửa sổ cảnh báo, nhấn “Enter”, rồi nhấp “Save & Publish” Đăng ký từ MediBang Paint Android 1. Chọn “Enter the contest” bên dưới mục “Submit Work” 2. Tìm kiếm cuộc thi, “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen”, rồi nhấp “ENTER” 3. Chọn tác phẩm dự thi, rồi nhấn “ENTER” iPhone 1. Chọn “Contest” bên dưới mục “Submit Work” 2. Tìm kiếm cuộc thi, “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen”, rồi nhấp “ENTER” 3. Chọn tác phẩm dự thi, rồi nhấp “Enter Contest” iPad 1. Chọn “Contest” bên dưới mục “OTHER” 2. Tìm kiếm cuộc thi, “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen”, rồi nhấp “ENTER” 3. Chọn tác phẩm dự thi, rồi nhấp “Enter Contest” Mac/Windows 1. Chọn “Apply for the Contest” bên dưới mục “Submit Work” 2. Tìm kiếm cuộc thi, “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen”, rồi nhấp “Apply” 3. Chọn tác phẩm dự thi, rồi nhấp “Apply” Gởi tác phẩm dự thi từ JUMP PAINT 1. Đăng ký hoặc đăng nhập JUMP PAINT 2. Sau khi hoàn thành tác phẩm, nhấp “Contest Info” để xem chi tiết về “4th JUMP’s Universal Illustration Contest Theme: Jujutsu Kaisen” 3. Truy cập https://medibang.com/auth/noSession/ 4. Chọn tác phẩm, upload nó, rồi nhấn “Submit & Publish” Giải thưởng -Giải đặc biệt (tối đa 01): 100.000 yên Nhật kèm tặng phẩm -Giải chiến thắng bình chọn (tối đa 03): 10.000 yên Nhật kèm tặng phẩm *Số lượng người chiến thắng của mỗi giải thưởng có thể tăng hoặc giảm tùy theo quyết định của ban giám khảo.  Nhận giải Tiền thưởng sẽ chuyển vào tài khoản MediBang bạn đã đăng ký. Bạn phải đăng ký tài khoản PayPal để nhận giải. (Bên nhận sẽ chịu phí chuyển tiền.) Tặng phẩm sẽ được gởi qua đường bưu điện. Chúng tôi sẽ gởi đến địa chỉ bạn đã đăng ký trong tài khoản MediBang email yêu cầu cung cấp thông tin như địa chỉ và tên người nhận. Lưu ý: Thí sinh không thể chỉnh sửa/xóa bài dự thi sau khi kết thúc thời hạn đăng ký. Nguồn: MediBang Biên dịch: V.Toàn

Những quyển truyện tranh huyền thoại như Doraemon, Nữ Hoàng Ai Cập, Đường Dẫn Đến Khung Thành,… đã trở thành một phần trong kí ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. Chúng ta lớn lên bằng những trang truyện, và cũng chính những hình vẽ đó đã trở thành niềm đam mê và mục tiêu nghề nghiệp tương lai của không ít bạn trẻ. 1/ Vẽ truyện tranh – nghề tiềm năng nhưng chưa được quan tâm đúng mức Ở Việt Nam, hoạ sĩ truyện tranh vẫn là một cụm từ xa lạ, vì vậy để theo đuổi công việc này, các bạn trẻ vẫn còn gặp nhiều trở ngại: cơ sở đào tạo còn hạn chế, thiếu sự ủng hộ của gia đình, thiếu sự công nhận của xã hội. Mặc dù những năm gần đây, thị trường Việt Nam nổi lên những bộ truyện đặc sắc như: Long Thần Tướng, Bad Luck, Địa Ngục Môn,… Song, các tác giả đều đa phần là tự học. Nhu cầu ngày một tăng cao thế nhưng hiện tại truyện tranh vẫn chưa thể vượt lên các ngành truyền thống khác nên khá bất lợi trên chặng đường tuyển sinh khi các lời khuyên hướng nghiệp chưa được triển khai triệt để. Bên cạnh đó, hiện vẫn chưa có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp nào về ngành nghề này đã phần nào hạn chế các bạn trẻ theo đuổi đam mê. 2/ Tự học vẽ truyện tranh là một hành trình rất dài Tự học dĩ nhiên là hoàn toàn khả thi nếu bạn có đam mê và niềm tin, song đó là một hành trình rất dài vì bạn sẽ phải tự mò mẫm và hệ thống tất cả mọi thứ. Trong thời đại mà mọi thứ phát triển như vũ bão, chúng ta không chỉ cần đi đúng hướng, đi đường dài, mà còn cần phải đi thật nhanh. Chưa kể, tự học thành tài đòi hỏi bạn phải thật sự có năng khiếu để có thể phát triển năng lực nhanh nhất và không bị nản giữa chừng. Còn gì tuyệt hơn nếu được tham gia một chương trình đào tạo bài bản để bảo đảm bạn luôn đi đúng hướng và có một lộ trình sự nghiệp rõ ràng. 3/ Học vẽ truyện tranh bài bản ở đâu? Học vẽ truyện tranh hiện nay đang là đề tài được nhiều bạn trẻ quan tâm. Khác với hình thức mỹ thuật truyền thống, truyện tranh là một chuyên ngành thuộc mỹ thuật ứng dụng, trẻ trung và không ngừng thay đổi. Chương trình đào tạo của ngành này vì vậy phải luôn năng động, cập nhật kịp thời xu hướng phát triển của thời đại. Được thành lập từ năm 2015, viện Comic Media Academy –  CMA là đơn vị tiên phong đào tạo hoạ sĩ truyện tranh một cách bài bản và chuyên nghiệp. Trong hơn 5 năm hoạt động, Viện đã đào tạo nên những hoạ sĩ truyện tranh đầu tiên với tay nghề cao và linh hoạt. Với chương trình đa dạng bao gồm các khoá dài hạn, ngắn hạn, online, offline,… CMA là điểm đến đáng tin cậy cho nhiều bạn trẻ đam mê bộ môn đầy nghệ thuật và sáng tạo này. Xem thêm: >> Làm cách nào để trở thành một mangaka >> Tips: Những điều cần biết về phân khung truyện tranh Comic Media Aademy (CMA)

Thổi sức sống vào thiết kế 2D bằng những công cụ hoạt hình ấn tượng dưới đây Công cụ hoạt hình là trợ thủ đắc lực cho họa sĩ kỹ thuật số, nhà phát triển game hay thiết kế nhân vật. Thật không gì tuyệt vời hơn khi thấy hình ảnh tĩnh được diễn hoạt sống động. Cho dù đấy chỉ là hoạt ảnh đơn giản hay phim hoạt hình dài, việc thêm chuyển động vào hình ảnh sẽ mang lại chiều kích mới mẻ, thú vị cho chúng. Tuy nhiên, bước ra khỏi vùng an toàn của hình ảnh tĩnh để dấn thân vào thế giới hoạt hình kỹ thuật số không phải là chuyện dễ. Có quá nhiều thứ để học, quá nhiều công cụ để chọn lựa. Bạn bắt đầu từ đâu? Trong bài tổng hợp này, bạn sẽ khám phá một số công cụ lý tưởng cho làm game, làm phim hoạt hình 2D, từ pixel art đến đồ họa vector. Vậy bạn còn chờ đợi gì nữa mà không bắt đầu ngay nào! 1. OpenToonz Giá: Miễn phí Muốn giỏi như Studio Ghibli? Chúng tôi không hứa điều đó, nhưng ít nhất chúng tôi có thể kết nối bạn với công cụ được họ sử dụng và tùy chỉnh để làm phim hoạt hình như Spirited Away và Howl’s Moving Castle. Ghibli bắt đầu đưa Toonz vào sử dụng trong quá trình sản xuất Princess Mononoke, và vào năm 2016, công cụ nguồn mở mạnh mẽ này được đổi tên thành OpenToonz (có phiên bản thương mại Toonz Premium nếu bạn trả tiền). Nó tích hợp đầy đủ công cụ bạn cần, từ công cụ vẽ đến hiệu ứng, scripting, tweening,… Tính năng mới thường xuyên được bổ sung. Phiên bản mới nhất, 1.4, được phát hành cho Mac và Windows, bổ sung thêm khung mới stop-motion hỗ trợ camera Canon DSLR, và còn nhiều nữa. Bên cạnh OpenToonz, còn có phiên bản nguồn mở Morevna Edition dành cho Linux, trang bị tính năng thêm phối cảnh vào môi trường, chọn màu nâng cao, cọ vẽ MyPaint, timeline ngang. Nếu bạn không biết nên đồng hành với phiên bản OpenToonz nào, chúng tôi khuyên bạn chọn phiên bản này – vì tài liệu cho OpenToonz chỉ viết bằng tiếng Nhật. 2. Piskel Giá: Miễn phí Piskel là công cụ tạo ảnh động và pixel art trực tuyến, dễ sử dụng, không cần đăng ký. Tuy nhiên, nếu quan tâm đến việc tạo thư viện, dù công khai hay riêng tư, bạn có thể đăng nhập bằng tài khoản Google của mình. Piskel cho phép bạn xem trước trong quá trình tạo ảnh. Bạn có tùy chọn nhập file PNG, JPG, BMP, GIF, hoặc .piskel, định dạng độc quyền của Piskel. Về phía xuất, bạn có tùy chọn cho file GIF, PNG, hoặc zip với mỗi khung hình được diễn họa dưới dạng PNG. Đây là công cụ trực tuyến, nhưng có bản download cho Windows, Mac, và Linux. 3. Aseprite Giá: 14,99 USD (có bản dùng thử) Aseprite là công cụ hoạt hình và pixel art tuyệt vời. Nó có mọi thứ bạn muốn từ nhà phát hành lớn, bao gồm hỗ trợ layer, onion skin, chế độ playback, điều khiển kênh alpha, chế độ tô bóng, và cọ vẽ tùy chỉnh. Giống như Piskel, bạn có thể nhập xuất nhiều định dạng file khác nhau như PNG và GIF. 4. Spine Giá: 69 – 299 USD (có bản dùng thử) Vượt ra khỏi phạm vi pixel art, Spine cho phép bạn diễn hoạt artwork có sẵn. Spine không có công cụ vẽ tranh minh họa, nhưng vì là công cụ hoạt hình mạnh mẽ, nên đáng xem qua. Spine cung cấp cho bạn tất cả công cụ cần thiết để diễn hoạt nhân vật, bao gồm cả công cụ dope sheet và Free-Form Deformation (FFD). Dope sheet cho xem chi tiết nơi bạn có thể chỉnh sửa timing trên timeline. Với công cụ FFD, bạn có thể biến đổi các đỉnh lưới và làm biến dạng hình ảnh. 5. Pencil2D Giá: Miễn phí Ứng dụng hoạt hình và vẽ 2D đa nền tảng, hiệu quả trong việc thổi sức sống vào hoạt hình vẽ tay. Nhờ thiết kế gọn nhẹ, Pencil2D cho phép bạn tập trung vào tác phẩm, không phải giao diện. Nó hỗ trợ raster và vector, có tùy chọn nhập xuất nhiều định dạng file khác nhau. 6. FlipBook Giá: 19,99 – 249 USD (có bản dùng thử) FlipBook cũng là ứng viên sáng giá như Pencil2D nếu bạn đang tìm kiếm ứng dụng làm phim hoạt hình 2D truyền thống. FlipBook cho phép bạn vẽ, scan hình, nhập background, phim,… Bạn cũng có thể lồng tiếng. Khi hoàn tất, bạn xuất ảnh tĩnh hoặc phim hoạt hình. 7. Synfig Studio Giá: Miễn phí Synfig Studio là công cụ hoạt hình 2D nguồn mở, đa nền tảng, mạnh mẽ. Mặc dù phức tạp hơn hầu hết ứng dụng đồ họa khác, song Synfig cho bạn kiểm soát mọi khía cạnh hoạt hình, cung cấp công cụ quen thuộc như cọ vẽ, tô màu, tạo mặt nạ, lớp,… 8. Moho Debut và Moho Pro Giá: 69,99 – 399,99 USD Moho là chương trình làm phim hoạt hình 2D dựa trên vector dành cho người mới bắt đầu (Debut) và dân chuyên nghiệp (Pro). Cả hai đều chứa nhiều nhân vật và nội dung tạo sẵn hầu giúp khơi dậy trí tưởng tượng của bạn. Với phiên bản Debut, bạn điều chỉnh tỷ lệ cơ thể và các thành phần 2D định sẵn thông qua wizard nhân vật. Hoặc bạn có thể nhập hình ảnh của mình và áp dụng tùy chọn autotrace. Phiên bản Pro có tính năng hỗ trợ FBX, làm mờ chuyển động,… 9. TVPaint Animation Giá: 590 – 1.250 USD (có bản dùng thử) Chuyển sang bộ công cụ “chuyên nghiệp” hơn, TVPaint cho phép bạn diễn họa trọn

Cùng với sự phát triển của mạng Internet, truyện tranh Webtoon đang phát triển vô cùng mạnh mẽ ở Hàn Quốc và vươn ra thị trường thế giới. Sự ảnh hưởng của Webtoon thậm chí còn tác động đến các cường quốc truyện tranh như Nhật Bản hay Mỹ, tạo nên xu hướng sáng tác mới của thời đại. Nhu cầu sản xuất truyện tranh Webtoon tăng dẫn đến nhu cầu về nhân lực Sự phát triển thần tốc của Webtoon trong những năm gần đây đã làm sản sinh ra nhu cầu về nhân lực tương đối lớn, và Việt Nam được xem là một trong những thị trường nhân lực tiềm năng. Ngoài các công ty truyện tranh đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, trong nước dần xuất hiện các doanh nghiệp sản xuất Webtoon nội địa, cuộc đua nhân sự chưa bao giờ trở nên gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên việc tìm được hoạ sĩ Webtoon chất lượng cao chưa bao giờ là một bài toán dễ dàng. Hầu hết các doanh nghiệp thừa nhận, phải tốn khá nhiều thời gian để đào tạo lại hoạ sĩ để phù hợp với loại hình sáng tác truyện tranh mới vốn còn lạ lẫm ở Việt Nam. Học vẽ truyện tranh Webtoon để đón đầu cơ hội Được đánh giá là một nghề nghiệp có tiềm năng trong thời đại hiện nay, hoạ sĩ trẻ hiện nay cần đón đầu cơ hội để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Khác với truyện tranh truyền thống, truyện tranh Webtoon được đăng trên các nền tảng trên mạng với những tiêu chuẩn, thông số riêng và hầu như được sáng tác hoàn toàn trên máy tính. Vì vậy, hoạ sĩ Webtoon phải không ngừng làm mới mình, rèn luyện kĩ năng, cập nhật các phần mềm và phương thức sáng tác mới nhất. Kĩ năng càng tốt, càng có nhiều lợi thế cạnh tranh. Học vẽ truyện tranh Webtoon ở đâu? Cùng với nhu cầu của thị trường lao động, các khoá học đào tạo hoạ sĩ chuyên vẽ Webtoon dần được quan tâm. Các bạn trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm các khoá học sáng tác Webtoon từ ngắn hạn đến dài hạn tại các trung tâm và viện đào tạo, từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh riêng cho mình. Với kinh nghiệm hơn 5 năm đào tạo hoạ sĩ truyện tranh, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình CMA tự tin là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo hoạ sĩ Webtoon ở Việt Nam. Với chương trình học cô đọng, tập trung, bao gồm cả khoá Offline và Online, CMA là một địa điểm tham khảo uy tín cho những bạn trẻ có niềm đam mê với loại hình sáng tác đầy tính sáng tạo này. >> Xem thêm: Hoạ sĩ Webtoon – Nghề hot trong thời đại công nghệ số Bí kíp trở thành hoạ sĩ Webtoon chuyên nghiệp Webtoon Online – Chưa bao giờ học Webtoon lại dễ dàng như thế (Comic Media Academy)

Tết đã đuổi tới nơi rồi các bạn ơi, còn ngần ngại gì mà không giành chút thời gian kiếm tí ‘lộc xuân’ từ CMA vào ngày 21.01.2021 sắp tới. Minigame do CMA tổ chức có gì hot mà phải mong chờ vậy ta?  – Cực vui, cực nhắng, cực dễ tham gia  – Quà thì lại cực xịn  – Đặc biệt không giới hạn đối tượng tham gia Chuyện là vậy đó, like fanpage của CMA: Comic Media Academy VN ngay hôm nay để cùng chờ đón Minigame. Tất cả thông tin sẽ được ‘bóc tem’ vào ngày 21.01. Tham gia càng sớm thì khả năng ẵm lộc càng cao. Bí mật rồi sẽ được bật mí các bạn nhé! Comic Media Academy

Buổi bế giảng Khóa 05 của lớp Digital Painting cấp tốc, chuyên đề Thiết kế nhân vật – Character Design đã khép lại rực rỡ với các đồ án chỉn chu và xịn xò của các bạn học viên. Đồ án của các bạn rất đa dạng với nhiều phong cách và hướng ứng dụng, vừa có game vừa có truyện tranh. Dù ở loại hình tác phẩm nào, các bạn cũng thực hiện rất tốt cả phần thể hiện hình ảnh và xây dựng thế giới của nhân vật. Nhận xét về lớp Character Design Khóa 05, các thầy cô đều đánh giá cao sự tiến bộ của các bạn sau 3 tháng học tập nghiêm túc, tất cả các kỹ năng đều được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Chúc mừng các bạn đã hoàn thành khóa học Character Design với những tác phẩm chất lượng và nhiều tiềm năng để phát triển thêm. Cám ơn các bạn đã lựa chọn CMA trên con đường học tập. Sáng tạo nhân vật của riêng bạn chỉ sau 3 tháng, tại sao không? Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học chuyên đề Character Design: Tại đây Comic Media Academy

Trời Sài Gòn lành lạnh nhưng lớp học tại CMA thì ấm áp vì có sự tham gia của các bạn học viên. Ngày 11/01/2021, hai khóa học đầu tiên trong năm 2021 đã chính thức khai giảng. Lớp nào cũng vui với sự góp mặt của các bạn học viên ở nhiều độ tuổi và làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì cùng đam mê mà gặp gỡ. Biên kịch nâng cao là khóa học chuyên sâu về Biên kịch được CMA thiết kế với các nội dung về cấu trúc và xây dựng kịch bản chi tiết. Chương trình học được xây dựng thành nhiều học phần với sự hướng dẫn của các Giảng viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Lớp vẽ truyện tranh Comic strip với 100% thời lượng học và thực hành trên máy được CMA trang bị sẵn sẽ hướng dẫn bạn tất cả quy trình sáng tác Comic strip từ ý tưởng đến thể hiện thành tranh vẽ. Hân hoan chào các bạn học viên và cảm ơn các bạn đã dành sự tin tưởng cho CMA trên con đường học tập. Hành trình của Lớp Biên kịch nâng cao K04 và lớp Vẽ truyện tranh Comic Strip K01 đã chính thức bắt đầu. Chúc các bạn sẽ có thời gian học tập và những trải nghiệm vui vẻ đáng nhớ. >> Tìm hiểu thêm các khóa học của CMA: Tại đây Comic Media Academy (CMA)

Không chỉ làm cho thầy cô bất ngờ về số lượng học viên hoàn thành bài cuối khóa lớp Vẽ minh họa trên máy tính – Digital Painting chuyên đề Illustration, mà các học viên Khóa 04 còn khiến các thầy cô tự hào về chất lượng bài và sự đầu tư nghiêm túc của các bạn trong quá trình làm việc. Mời các bạn cùng CMA ngắm lại một số hình ảnh của buổi bế giảng nhé! >> Xem đồ án của lớp Illustration và các khóa học khác tại: Thư viện Đồ Án >> Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề Illustration được đăng tải: Tại đây Comic Media Academy

Không chỉ được thay đổi không gian học tập, các học viên khóa Họa sĩ kể chuyện còn được ký họa các hiện vật lịch sử đặc sắc, các buổi học ngoại khóa còn giúp các bạn tìm hiểu thêm rất nhiều kiến thức bổ ích để làm tư liệu cho việc sáng tác sau này. Chương trình học Họa sĩ kể chuyện của CMA đề cao tính ứng dụng và luôn khuyến khích học viên trực tiếp quan sát xã hội, tìm kiếm thông tin ngoài internet nên các buổi học ngoại khóa và thực tế là hoạt động không bao giờ thiếu tại CMA. Comic Media Academy

Tác phẩm do bạn Nguyễn Ngọc Thủy Tiên (học viên lớp Illustration Khóa 04) thực hiện. Trong đồ án cuối khóa, Thủy Tiên đã minh họa lại cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất (diễn ra vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19). Ban đầu nước Anh là xuất phát điểm của cuộc cách mạng công nghiệp sau đó được lan tỏa ra các nước Châu Âu. Đây chính là sự kiện làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Các phát minh tân tiến được ra đời (máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, tàu thủy, xe lửa,…). Bên cạnh đó kéo theo vấn nạn lạm dụng lao động trẻ em cũng ngày một tăng. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa): Tại đây Comic Media Academy

Lớp Webtoon Online ban đầu được CMA ra mắt để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn học viên trong thời gian cách ly vì ảnh hưởng dịch Covid-19. Đây là lớp học vẽ truyện tranh Webtoon Online trong 3 tháng với sự hướng dẫn trực tiếp của Giáo viên trong từng buổi học, thay vì học với video ghi hình sẵn. Các thầy cô sẽ thị phạm và sửa bài cho học viên ngay trong buổi học bằng tính năng chia sẻ màn hình. Thời điểm chiêu sinh khóa học, CMA khá hồi hộp về sự đón nhận của các bạn với hình thức học tập này, đội ngũ Giáo viên và tập thể CMA đã thử rất nhiều lần trên hệ thống để đảm bảo kỹ thuật và hiệu quả giảng dạy. Sau rất nhiều nỗ lực của CMA cùng với sự ủng hộ và cố gắng của các bạn học viên, lớp Webtoon Online không chỉ mở đến khóa thứ 2, thứ 3 mà còn mở thêm khóa nâng cao Level 2, tạo điều kiện học tập cho rất nhiều bạn trẻ đam mê trong và ngoài nước. Có bạn ở tận Hà Nội chỉ mới 12 tuổi, có bạn ở tận nước Úc phải canh thức đến 1h sáng để tham gia lớp. Nhưng dù ở đâu, các bạn đều nỗ lực học tập và hoàn thành thật tốt khóa học của mình, đó là điều hạnh phúc nhất với tập thể Giáo viên của CMA. Mời bạn xem đồ án của các bạn học viên lớp Webtoon Online Level 2:  * Đồ án Calvanda của bạn Nguyễn Hồng Phát Anh: http://webtoon.cmavn.org/…/calvanda-khoi-nguon-eim-cleyr  * Đồ án Mộng Vân của bạn Dương Thục My: http://webtoon.cmavn.org/story/3197/mong-van  * Đồ án Câu Chuyện Quà Tết của bạn Phạm Thu Hương: http://webtoon.cmavn.org/story/3198/cau-chuyen-qua-tet Comic Media Academy

Tác phẩm do bạn Hồ Kim Anh (học viên lớp Illustration Khóa 04) thực hiện. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam khi vận trang phục thời xưa, sự uyển chuyển của những chú bướm và sắc màu đa dạng của những đóa hoa chính là nguồn cảm hứng để Kim Anh sáng tác nên bộ tranh minh họa về những cô tiên bướm xinh đẹp. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa): Tại đây Comic Media Academy  

Tác phẩm Cuộc phiêu lưu của cún con do bạn Đoàn Minh Tuấn Kiệt (lớp Illustration Khóa 04) thực hiện. Nội dung của bộ tranh về một chú chó nhỏ vì ham chơi nên đã lạc mất chủ. Khi bị lạc sâu trong rừng, chú phải một mình vượt qua đêm tối trong cô đơn, phải tập cách tìm thức ăn và thích nghi với việc tự sinh tồn. Cuối cùng, sau bao khó khăn chú đã tìm được chủ của mình. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa): Tại đây Comic Media Academy

Năm 2020 chứng kiến loạt ấn phẩm sách với tranh minh họa chất lượng đến từ đội ngũ họa sĩ trẻ của Việt Nam. Những tác phẩm chất lượng không chỉ góp phần giúp các tác phẩm gốc đến gần hơn với bạn đọc, mà còn khẳng định thị hiếu của khán giả với thể loại này. Cơ hội nghề nghiệp với các bạn họa sĩ vì thế đã rộng mở hơn rất nhiều. Dưới đây là những cuốn sách có tranh minh họa ấn tượng trong năm 2020. 1/ Ấn tượng Hà Nội – Từ kí họa những công trình thời Pháp – Nhiều tác giả Cuốn artbook Ấn tượng Hà Nội là tác phẩm của Nhóm Kí họa đô thị Urban Sketchers Hanoi) – Nhóm tác giả được trao tặng giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội” năm 2019. Sách ghi lại câu chuyện và hình ảnh của Hà Nội qua những công trình kiến trúc thời Pháp. Sách tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo bằng nhiều chất liệu khác nhau đến từ các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ chuyên và không chuyên có chung một tình yêu với Hà Nội. Lần lượt qua những bức tranh, hình ảnh của những công trình lớn như Nhà hát Lớn, Ga Hà Nội, Phủ chủ tịch, Bưu điện Bờ hồ… và cả những công trình nhỏ như các căn biệt thự cổ kính đều hiện ra sống động trước mắt người đọc. Ấn tượng Hà Nội do Wings Books – Thương hiệu sách trẻ của NXB Kim Đồng phát hành bìa cứng, in trên chất liệu giấy dày dặn, màu sắc rõ nét và thu hút. Sách còn được in song ngữ Việt – Anh nhằm phục vụ bạn đọc Việt Nam và quốc tế, cho những ai muốn tìm hiểu thêm về một phần lịch sử phát triển của đô thị Á Đông này. 2/ Việt Nam dọc miền du ký – Lê Rin Cuốn artbook Việt Nam dọc miền du ký là hành trình khám phá mọi miền đất nước hình chữ S xinh đẹp bằng tranh vẽ của họa sĩ trẻ Lê Rin. Trong tập 1, Lê Rin đưa người đọc đến 8 vùng miền bao gồm An Giang, Cần Thơ, Hà Giang, Hội An, đảo Lý Sơn, Ninh Thuận, Phú Yên, Sa Pa để khám phá về phong cảnh, kiến trúc, ẩm thực và văn hóa tại những nơi đây. Cuốn sách có hơn 300 tranh vẽ màu nước của họa sĩ Lê Rin, tái hiện lại vẻ đẹp đất nước Việt Nam, và đặc biệt là các làng nghề truyền thống như nghề đan lọp Thới Long ở Cần Thơ, nghề đan võng gai Khánh Nhơn tại Ninh Thuận, hay nghề gốm làng Thanh Hà tại Hội An… Các minh họa của Lê Rin được vẽ lại tỉ mỉ, công phu và phản ánh chân thực nhất từng công đoạn cơ bản trong nghề. Việt Nam dọc miền du ký là món quà mà Lê Rin dành tặng cho cha mẹ, những người chưa từng có một chuyến du lịch đúng nghĩa, để cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của đất nước – con người Việt Nam qua những trang sách nghệ thuật. Cuốn sách do Thái Hà Books kết hợp với NXB Lao động phát hành theo hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm. 3/ Truyện Kiều tự kể – Tác giả: Cao Nguyệt Nguyên, Minh họa: 12 họa sĩ Truyện Kiều tự kể là cách tiếp cận mới mẻ của tác giả trẻ Cao Nguyệt Nguyên tới tác phẩm kinh điển Truyện Kiều của Nguyễn Du. Bằng cách kể lại câu chuyện của 12 nhân vật bao gồm Thúy Vân, Đạm Tiên, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Giác Duyên và Thúy Kiều, cuốn sách mang đến góc nhìn rõ hơn về cuộc đời và thân phận của họ. 12 nhân vật này được 12 họa sĩ, nhóm họa sĩ minh họa bằng những bức tranh sinh động, với góc nhìn táo bạo và hiện đại. Những nhân vật được thể hiện độc đáo, đầy biến hóa vừa trung thành với nguyên tác nhưng cũng có nét đột phá riêng. Xâu chuỗi tất cả câu chuyện tự thuật và tranh minh họa trong Truyện Kiều tự kể, người đọc có được một phiên bản Truyện Kiều bằng ngôn ngữ của nhân vật và đường nét, sắc màu. Truyện Kiều tự kể chỉ có một ấn bản bìa cứng, in trên chất giấy cao cấp, sang trọng do NXB Kim Đồng phát hành. 4/ Số đỏ – Tác giả: Vũ Trọng Phụng, Minh họa: Thành Phong Ấn bản Số đỏ xuất bản năm 2020 được in lại theo bản in của Lê Cường Editeur MCMXXXVIII (1938). Đây là bản Số đỏ đầu tiên được in đầy đủ và cũng là bản sách duy nhất được in khi tác giả Vũ Trọng Phụng còn sống. Thêm vào đó, tranh minh họa của họa sĩ Thành Phong đem đến một bản sách Số đỏ độc đáo hơn nữa. Sách gồm 20 tranh minh họa vẽ tay toàn bộ, lấy tông màu hồng làm chủ đạo, gây ấn tượng về mặt thị giác, đồng thời phù hợp với phong cách châm biếm mỉa mai của Vũ Trọng Phụng. Để dựng lại hình ảnh cách đây gần 100 năm, Thành Phong đã phải tìm hiểu rất kỹ về phục trang cũng như những thú vui giải trí, đám tang, báo chí… để tái hiện lại một cách chính xác nhất. Cuốn sách Số đỏ do Đông A và NXB Văn học phát hành, ruột sách được in 4 màu trên chất giấy cao cấp. Ngoài bản bìa cứng phổ thông, Số đỏ còn có bản giới hạn S500 với bìa da làm thủ công phục vụ bạn đọc sưu tầm sách. 5/ Dế Mèn phiêu lưu

Khóa học Biên kịch cuối cùng trong năm 2020 đã kết thúc đầy trọn vẹn trong không gian chia sẻ gần gũi và ấm cúng của những ngày cuối năm. Đây là lớp học đã mang đến cho thầy cô rất nhiều niềm vui trong quá trình giảng dạy vì sự chuyên cần và nhiệt tình của các bạn khi không vắng buổi nào, đúng 18h30 là lớp có mặt đầy đủ, và tham gia không thiếu một hoạt động nào của khóa học. Các đề tài được trình bày tại buổi bế giảng rất đa dạng và chất lượng, từ tình cảm, tâm lý đến kinh dị, trinh thám đã đưa các thầy cô và khách mời đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cám ơn các bạn đã chọn CMA để bắt đầu con đường Biên kịch. Comic Media Academy

Đâu là bí quyết giúp bộ manga đã phát hành đến chương thứ 1000, vẫn lôi cuốn người độc đến vậy? Hãy cùng phân tích cách Eiichiro Oda – tác giả bộ truyện đã làm để giữ cho One Piece luôn tươi mới nhé! Là một người hâm mộ lâu năm của One Piece, có lẽ đã rất nhiều lần bạn nhận được câu hỏi “Làm thế nào bạn có thể xem nhiều tập truyện như vậy mà không cảm thấy chán?”. Câu trả lời thực ra không quá phức tạp. Nói một cách đơn giản, Eiichiro Oda – thuyền trưởng của con tàu đã đưa chúng ta đi khắp thế giới kì thú của One Piece, tác giả biết cách giữ cho những chuyến du ngoạn của mình luôn thú vị và tươi mới ngay cả khi bộ truyện đã kéo dài 23 năm với gần 1000 chương đã được ra mắt. Câu chuyện mà One Piece hướng tới là hành trình đi tìm kho báu của băng Mũ Rơm – điều đó có nghĩa Oda hoàn toàn tự do để có thể sáng tác bao nhiêu chương truyện tuỳ thích. Sẽ có người  nghĩ rằng  Oda chỉ đang cố tình kéo dài bộ truyện để  thu nhiều lợi nhuận, nhưng sự thật không hẳn thế. Hành trình hay đích đến, những điều đó đều không phải là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của One Piece. Điểm thu hút lớn nhất chính là việc được chứng kiến băng Mũ Rơm trải qua những gian nan, thử thách và khổ nạn trong hành trình của họ và những kỳ quan của vùng biển Grand Line. Xây dựng một thế giới hư cấu tuyệt đẹp là một trong những điểm then chốt mang đến thành công cho One Piece. Nếu chú ý, bạn sẽ nhận ra mỗi địa danh mà Oda tạo nên, chúng đều có những điểm độc nhất vô nhị, không nơi nào giống nơi nào, tạo được những ấn tượng rất riêng, và đó chính là điều mà độc giả tìm kiếm ở tác phẩm.  Ví dụ địa danh đầu tiên của bộ truyện, quần đảo Alabista. Đây là một quốc gia nằm ở sa mạc khô cằn nơi dân chúng đang có sự xung đột với chính phủ vì sự thờ ơ của họ trước nạn hạn hán kéo dài. Tiếp theo là Skypiea, hòn đảo khổng lồ lơ lửng trên mây, nơi từng là một thành phố cổ đại bằng vàng kéo theo mối hận thù truyền kiếp giữa hậu duệ của những người dân vốn được sinh ra ở đây và những “người trời”, những người tin rằng Skypiea là nhà của Chúa. Sau đó trong Water 7, một thành phố đồ sộ được tạo thành từ những kênh đào và đường thuỷ nổi tiếng khắp thế giới, đồng thời là nơi có nhiều thợ đóng tàu lành nghề nhất thuộc công ty The Galley-La. Tuy nhiên, Water 7 hằng năm phải hứng chiu đợt gió mùa Aqua Lagoona, thứ làm tăng dần mực nước biển quanh hòn đảo. Kỹ năng vẽ đỉnh cao của Oda cũng là một khía cạnh không thể không kể đến. Xuyên suốt bộ manga, chưa bao giờ có sự sụt giảm về chất lượng và thực tế, phong độ của Oda ngày càng chín muồi theo thời gian. Bối cảnh trong One Piece đầy ắp những tiểu tiết và đòi hỏi tác giả phải giàu trí tưởng tượng, chẳng hạn như khi Luffy bày tỏ sự ham muốn được khám phá một nơi nào đó, độc giả có thể cảm nhận rõ ràng “sự mời gọi đầy hấp dẫn” mà những nơi đó tỏa ra. Một khi đã chứng kiến những bông hoa anh đào tuyệt đẹp trong mưa trên vùng đất Wado, người xem chắc hẳn đã đứng ngồi không yên, chờ đợi Oda đưa họ đi khám phá từng ngóc ngách của vùng đất ấy. Hoặc có thể bạn sẽ thích thú với quần đảo Sabaody, một khu rừng ngập mặn giữa biển khơi, được tạo thành từ 79 cây đước khổng lồ và một bầu trời đầy bong bóng. Nổi bật nhất có thể là dòng chảy Kcock-Up dẫn thẳng đến vùng Biển Trắng trứ danh. Mỗi thành viên của Băng Mũ Rơm đều có những mục đích của riêng họ trong khi  xuôi buồm trên những đám mây. Usopp  muốn “bơi” trên những tầng mây, Luffy và Chopper thì muốn nhún nhảy trên  mây như thể chúng là những tấm đệm lò xo, và bếp trưởng Sanji  lại cố nấu món cá đặc biệt. Chính những chi tiết nhỏ này đã giúp những địa danh trong thế giới bao la của One Piece trở nên chân thật và sinh động đến mức như vượt ra khỏi những trang truyện. Ngoài ra, dù là hồi truyện cũ nhất hay mới nhất, Oda vẫn giữ nguyên tinh thần mang những thứ mới mẻ đến cho độc giả, xây dựng những bối cảnh độc nhất cho từng quần đảo. Không chỉ đơn thuần là giới thiệu một địa danh mới, Oda còn rất khôn ngoan trong việc lồng ghép cốt truyện mới vào những địa danh này, khiến cốt truyện không hề có cảm giác gượng ép. Ví dụ như phần truyện ở Long Ring Long Land, băng Mũ Rơm đã phải tham gia vào trò chơi mang tên Davey Back Fight, một cuộc so tài giữa những hải tặc, khi họ đã tốn nhiều công sức đối đầu với băng hải tặc Foxy khét tiếng. Chắc hẳn các fan hâm mộ cũng không thể nào quên hồi truyện tại Impel Down, khi Luffy vất vả vượt qua từng tầng ngục với mong muốn giải cứu người anh trai thất lạc lâu năm, Ace, và cuối cùng bất lực nhìn người anh trai ấy ra đi trước mắt mình. Tại đảo Whole Cake, băng Mũ Rơm phải giải cứu chàng “đầu bếp háo sắc” Sanji tại

Demon Slayer đã trở thành một trong những series được khán giả đón nhận nồng nhiệt nhất trong thời gian gần đây, nhưng điều gì đã khiến bộ truyện này trở thành cơn sốt trên toàn thế giới? Nếu bạn quan tâm tới những tác phẩm anime/manga thành công đi lên từ con số 0, chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba. Sẽ không ngoa khi nói rằng series này đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp anime hai năm vừa qua. Ban đầu khi bộ manga được phát hành đã không nhận được nhiều sự quan tâm từ khán giả và giới truyền thông, nhưng kể từ khi bộ anime được ra mắt với một tập phim đặc biệt, doanh số của series này đã có những bước đột phá đáng kinh ngạc, cụ thể  hơn 100 triệu bản đã được bán ra. Bộ phim dài gần đây nhất của series mang tên Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba – Infinity Train cũng đã phá vỡ nhiều kỷ lục tại phòng vé, trở thành cái tên mới nhất trong ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản khi kiếm về hơn 100 triệu đô. Giống như nhiều bộ truyện nổi tiếng khác chắc hẳn sẽ có người thắc mắc tại sao Demon Slayer lại sở hữu lượng khán giả hùng hậu đến vậy. Bên dưới là những lí do giúp bộ truyện nhận được nhiều tình cảm và sự ủng hộ từ người hâm mộ. TẬP PHIM ĐÃ LÀM “THAY ĐỔI TẤT CẢ” Anime chính là thứ đã giúp tên tuổi của series này “bùng nổ”. Được sản xuất với phong cách hoạt hình vô cùng bắt mắt kết hợp với những phân cảnh hành động diễn ra liền mạch chỉ là một trong vô vàn những yếu tố giúp series thu hút  sự chú ý của khán giả. Demon Slayer là bộ anime đầu tiên thuộc thể loại Shounen mà Studio Ufotable sản xuất, trước đây studio này chỉ chủ yếu chuyển thể những tác phẩm light novel. Thực tế, đội ngũ sản xuất đã làm rất tốt công việc của mình, nhưng mãi đến khi tập phim thứ 19 được ra mắt, đó mới là lúc bộ anime “công phá” internet. Màu sắc và đồ hoạ trong phân cảnh Tanjiro chém vào cổ Rui, cùng mọi thứ diễn ra trước đó cho đến đoạn cao trào, đều được các nhà làm phim thực hiện xuất sắc. Khán giả có thể thấy, Tanjiro  lúc ấy đã kiệt sức do phải chiến đấu với vô số quỷ, và rồi phát hiện ra Rui, con quỷ đầu tiên của Thập Nhị Nguyệt Quỷ, đang truy sát em gái Nezuko của mình. Lúc này, trong tay Tanjiro chỉ còn lại thanh kiếm đã gãy, khiến cậu lâm vào tình thế bất lợi. Đây cũng chính là bước ngoặc của Tanjiro khi cậu đảo ngược được tình thế. Ở giây phút em gái cậu cận kề cái chết, Tanjiro đã đánh thức tuyệt kỹ Điệu nhảy Hoả thần, một bí thuật gia truyền của dòng họ Kamado, thứ từ lâu đã bị vùi lấp trong ký ức của cậu. Phân cảnh Tanjiro sử dụng kỹ thuật Hơi thở của nước chuyển đổi thành Điệu nhảy Hoả thần vô cùng lộng lẫy, khiến khán giả đứng ngồi không yên. Chính nhờ trận chiến hoành tráng này đã chứng minh rằng Tanjiro là một kẻ diệt quỷ đáng gờm, khiến chuyến phiêu lưu của cậu ngày càng được yêu thích. DEMON SLAYER NÓI VỀ SỰ LIÊN KẾT KHÔNG THỂ PHÁ VỠ CỦA GIA ĐÌNH Ngay từ đầu, Demon Slayer đã khẳng định chủ đề cốt lõi của câu chuyện chính là mối quan hệ máu mủ không thể phá vỡ giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là tình anh em giữa Tanjiro và Nezuko. Câu chuyện của Tanjiro bắt đầu khi cậu nỗ lực tìm cách giúp cô em gái Nezuko trở lại thành một người bình thường, mặc cho cả hai sẽ phải lâm vào những mối hiểm nguy, cậu vẫn quyết không rời em gái mình nửa bước. Tanjiro làm mọi cách để đảm bảo sự an toàn của Nezuko và ngược lại, họ nhất quyết không để người còn lại phải chiến đấu một mình – đó là mối quan hệ dựa trên tình yêu thương và lòng tin tưởng. Dẫu rằng gia đình của cả hai đã ra đi mãi mãi, thì điều đó chỉ góp phần giúp cho mối quan hệ của họ bề chặt hơn bao giờ hết. Ngay cả những lúc tâm trí rối loạn, Nezuko vẫn thường nghĩ về người mẹ thân thương và những đứa em đã mất của mình. Tanjiro cũng vậy, rất ít khi cậu nghĩ về cha của mình, nhưng chính những ký ức về người cha và những điệu nhảy của ông chính là thứ đã cứu sống cậu và  em gái. CỐT TRUYỆN  “THÔ RÁP VÀ CHÂN THẬT” Demon Slayer đã có thể bỏ qua phân đoạn phục hồi sức khoẻ sau những trận chiến đẫm máu của các nhân vật, thế nhưng, series lại không làm thế. Cốt truyện không hề tránh né việc các nhân vật đã phải chịu những chấn thương nghiêm trọng, và họ cần thời gian để bình phục. Có thể kể đến  trận chiến với những con quỷ Nhện, cả Tanjiro, Zenitsu và Inosuke đều phải dành nhiều tuần để dưỡng sức, bình phục chấn thương trước khi có thể tiếp tục chiến đấu. Ngoài ra, nỗi đau và sự mất mát được lột tả một cách vô cùng chân thật. Cái tên “Demon Slayer” đã nói lên tất cả bản chất của tác phẩm, rằng cốt truyện dựa trên sự khát máu của những con quỷ và con người sẽ phải đấu tranh để tiêu diệt chúng: máu sẽ đổ. Chắc chắn sẽ có người phải chết. Dẫu những cái chết trong Demon Slayer đều

Khi nghe hai từ ‘Hoạt hình’, thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn chắc hẳn là những bộ phim hoạt hình ‘huyền thoại’ như Doraemon hoặc Spirited Away. Đó chính xác là phần nghĩa nổi, thế nhưng lĩnh vực Hoạt hình lại rộng hơn bạn nghĩ rất nhiều và bao gồm tất cả khung hình chuyển động trong các quảng cáo, phim ảnh và game. Rõ ràng đây là một ngành công nghệ đang phát triển rất mạnh và có tiềm năng mạnh mẽ. Vậy ngành Hoạt hình có các vị trí công việc cụ thể nào? Cùng Comic Media Academy tìm hiểu nhé! Hoạ sĩ hoạt hình Khi theo học chuyên ngành hoạt hình, chắc hẳn rằng bạn có thể ‘kinh’ qua hầu hết các công việc của sản xuất hoạt hình bao gồm hoạ sĩ 2D/3D, hoạ sĩ stop-motion, hoạ sĩ phân cảnh, hoạ sĩ chất liệu và hoạ sĩ đánh sáng.  Khi đã nắm được lộ trình, bạn sẽ biết mình thích hợp với khâu nào và chọn cho mình một vị trí công việc hợp lý.  Hoạ sĩ diễn hoạt  Trong khâu sản xuất hoạt hình, có thể nói diễn hoạt là công đoạn rất quan trọng. Hoạ sĩ diễn hoạt tạo ra nhiều hình ảnh được gọi là khung hình, khi được sắp xếp chuỗi với nhau sẽ tạo ra ảo ảnh chuyển động – đây được gọi là hoạt ảnh.  Vị trí này thường xuất hiện nhiều trong các công ty chuyên về hoạt hình hoặc các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực game có sử dụng các hình ảnh 2D/3D. Hoạ sĩ ý niệm (Concept Artist) Các hoạ sĩ ý niệm khởi động các dự án sáng tạo bằng cách tưởng tượng và phác thảo các nhân vật và thế giới chưa tồn tại trên phim ảnh, hoạt hình, VFX, trò chơi điện tử và quảng cáo. Là một hoạ sĩ ý niệm, bạn sẽ áp dụng trí tưởng tượng và kỹ năng nghệ thuật để tạo ra hình ảnh về con người, sinh vật, địa điểm và tâm trạng. Nhìn chung, bạn sẽ cung cấp các bản phác thảo về các nhân vật và môi trường có thể trông như thế nào. Bất kỳ dự án nào liên quan đến câu chuyện bằng hình ảnh đều cần một hoạ sĩ ý niệm, vì vậy bạn có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực như hoạt hình, truyện tranh và phim. Hoạ sĩ phát triển game Đây là lĩnh vực rất được nhiều bạn trẻ quan tâm vì tính năng động và sáng tạo cực cao. Để phát triển một bộ game hoàn chỉnh, ngoài đam mê và khả năng chuyên môn, bạn cần có kỹ năng làm việc riêng và kỹ năng phối hợp nhóm thật hoàn hảo vì một sản phẩm có thể mất khá nhiều thời gian thậm chí tính bằng đơn vị năm để hoàn thành.  Có khá nhiều vị trí công việc trong một đội ngũ phát triển game bao gồm tạo và thiết kế giao diện và cách chơi của trò chơi, thiết kế và tạo hoạt ảnh cho các nhân vật và đối tượng, tạo âm thanh, lập trình, bản địa hóa, thử nghiệm, chỉnh sửa và sản xuất.  Hoạt hình là một lĩnh vực cạnh tranh nhưng cực kỳ tiềm năng khi hiện tại vẫn còn rất ít nhân lực có kỹ năng chuyên môn để ứng tuyển vào chuyên ngành này. Ngày càng nhiều công ty hoạt hình trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này, thậm chí các studio chỉ chuyên về thiết kế 2D/3D cũng đã mạnh dạn mở rộng thị trường về hoạt hình. Nếu đam mê nhóm ngành sáng tạo và muốn tham gia vào lĩnh vực hot nhất trong những năm tới đây thì ngại gì không tìm hiểu chuyên ngành Hoạt hình hôm nay tại đây nhé! Comic Media Academy

“Mỗi đạo diễn khi làm phim, luôn phải suy nghĩ mình đang làm nghệ thuật.” – Trịnh Đình Lê Minh – Tốt nghiệp khoa Đạo diễn trường Đại học Sân khấu điện ảnh T.p Hồ Chí Minh. Thạc sĩ Mỹ thuật chuyên ngành Sản xuất phim tại Đại Học Austin – Texas (Mỹ). Cựu thành viên hai trại sáng tác danh tiếng Berlin Talent và Tokyo Talent Campus dành cho các tài năng làm phim trẻ. Đạo diễn phim tài liệu, phim ngắn: Chung cư của tôi, Ngọn gió về đâu, Mùi nước mắm (The scent of fish sauce) Đạo diễn phim điện ảnh: Thưa mẹ con đi, Bằng chứng vô hình Giảng viên Khoa Thiết kế & Nghệ thuật, Điều phối chương trình Quản trị công nghệ truyền thông (ĐH Hoa Sen) Tác giả sách: Mười bí quyết hình ảnh, Khi đạo diễn trẻ già dặn Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh là một nhà làm phim không còn xa lạ với công chúng yêu điện ảnh khi liên tục để lại dấu ấn qua các tác phẩm phim tài liệu, phim ngắn và phim điện ảnh ấn tượng. Sở hữu “bộ sưu tập” phim tài liệu, phim ngắn danh giá, anh đã từng bước tạo dựng cho mình một phong cách đậm chất Trịnh Đình Lê Minh là “khai thác những điều nhỏ nhặt thường bị bỏ quên”. Đặc biệt phim “Mùi nước mắm” đã được trình chiếu tại các liên hoan phim quốc tế danh giá như BFI London, Palm Spring IFF và BiFan. Năm 2019, anh ra mắt bộ phim điện ảnh đầu tay “Thưa mẹ con đi” từ kịch bản  nhận giải thưởng “Dự án phim thương mại xuất sắc” tại Gặp gỡ mùa Thu 2017. Dưới bàn tay tài hoa của vị đạo diễn trẻ, bộ phim đã chiếm được cảm tình của đông đảo khán giả và gặt hái được doanh thu ấn tượng cùng nhiều giải thưởng các liên hoan phim quốc tế: Giải thưởng Audience Award tại liên hoan phim tại Toronto Reel 2020, Giải thưởng Jury Award for Best Narrative Feature tại Reeling 2020, Giải thưởng Audience Award trong khuôn khổ Philadelphia Asian American Film Festival, là 1 trong 5 bộ phim xuất sắc nhất LA Asian Pacific Film Festival. “Thưa mẹ con đi” còn vinh dự được đề cử tranh tài ở hạng mục Cửa sổ điện ảnh châu Á (A Window on Asian Cinema) tại LHP Busan lần thứ 24, năm 2019. Năm 2020, anh tái ngộ khán giả với bộ phim điện ảnh thứ hai “Bằng chứng vô hình” mang màu sắc thriller (giật gân, hồi hộp). Bộ phim tạo được tiếng vang và được nhiều quốc gia trên thế giới mua bản quyền phát hành. Tháng 11/2020, phim được phát hành trên nền tảng xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới Netflix, trở thành phim Việt có doanh thu bán ra thị trường quốc tế cao nhất của CJ HK Entertainment tính đến thời điểm này. Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh tâm niệm “Nghệ thuật không ở đâu xa, mà nó cũng có thể rất gần gũi và mở ra với khán giả.” Với anh, “làm phim là truyền tải câu chuyện, và truyền tải luôn cả cái nhìn của người làm phim.”  

Như bao loại hình nghệ thuật khác, để bắt đầu sáng tác một Comic Strip, bạn cần phải có những ý tưởng cho riêng mình. Nhưng để có những ý tưởng hay và thú vị không phải là điều dễ dàng, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tìm được ý tưởng hay cho Comic Strip. KỂ MỘT CÂU CHUYỆN TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN Hãy tưởng tượng một nhân vật đại diện cho bạn, đó có thể là bạn hoặc là nhân vật bạn sáng tạo ra. Nhân vật đó sẽ thay bạn kể câu chuyện về bản thân, cuộc đời và sở thích. Hãy giới thiệu bản thân, nói về bạn là ai, bạn làm gì, bạn quan tâm đến điều gì, bạn thích hay không thích điều gì, cho mọi người biết bạn đến từ đâu và cuộc sống của bạn như thế nào. Có lẽ bạn cũng sẽ muốn sử dụng các nhân vật khác trong truyện tranh của mình để giới thiệu các thành viên trong gia đình hoặc bạn thân. Trong truyện tranh của bạn, nhân vật nói chuyện hoặc suy nghĩ về những phần quan trọng trong cuộc sống, những điều mà bạn muốn chia sẻ với người khác. DU LỊCH ĐẾN NƠI BÍ ẨN Đặt niềm tin rằng bạn có thể du hành đến một vùng đất, hành tinh hoặc ngôi sao bí ẩn. Nhân vật của bạn sẽ nghĩ gì hoặc nói gì khi họ đặt chân đến nơi đó – chẳng hạn như họ kì vọng điều gì ở chuyến đi, hi vọng sẽ gặp được điều gì? Nhân vật của bạn sẽ nhìn thấy hay bắt gặp những điều kỳ lạ hoặc những sinh vật nào ở vùng đất bí ẩn này? Hãy yêu cầu nhân vật của bạn nhận xét về những gì họ nhìn thấy, bắt gặp hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện với một người, sinh vật hoặc động vật mà họ gặp. Tình huống này có thể ở dạng chào hỏi, đối thoại, truyện cười, câu hỏi hoặc để những sinh vật bí ẩn này nói về cuộc sống của nó. Để nhân vật của bạn và những sinh vật này phản ứng với nhau – ví dụ, bọn họ có thể nhận xét về ngoại hình nhau, họ có thể nói về những món ăn yêu thích hoặc phong tục của nhau. Họ cũng có thể nói về những mối quan tâm trong cuộc sống thực, chẳng hạn như sống chung với những kẻ bắt nạt, cô đơn, mất mát, những vấn đề trong tâm trí,… ĐIỀU ƯỚC TRỞ THÀNH SỰ THẬT Tưởng tượng vào một ngày, một thế lực thần tiên hiện ra và cho bạn những điều ước. Các nhân vật của bạn sẽ ước điều gì? Bạn có thể chọn một nhân vật thực hiện một điều ước. Sau đó nhân vật chính của bạn giải thích cho người khác lý do tại sao điều ước này được thực hiện và ý nghĩa của nó đối với họ. Bạn có thể yêu cầu nhân vật khác phản ứng hoặc bình luận về lựa chọn mong muốn của nhân vật chính hoặc thậm chí bày tỏ điều ước của riêng mình rằng điều đó muốn trở thành sự thật. MỘT NGÀY LÀM VIỆC Tưởng tượng bạn đang ở văn phòng. Sếp của bạn đang nói chuyện với nhân viên và bạn có quyền đọc được những suy nghĩ và giấc mơ thầm kín của đồng nghiệp khi sếp nói. Chọn một nhân vật làm sếp đang nói chuyện với dân văn phòng. Lời nói của anh ấy hoặc cô ấy là gì? Đặt khung thoại viết những suy nghĩ thầm kín của họ hoặc đặt hình ảnh tương ứng với suy nghĩ đó. Nếu muốn, bạn cũng có thể sử dụng khung thoại để yêu cầu nhân viên văn phòng đáp lại lời nói của sếp. MỘT NGÀY Ở TRƯỜNG Tưởng tượng rằng bạn đang đi học. Giáo viên của bạn đang nói chuyện với các học sinh trong lớp, và bạn có khả năng đọc được những suy nghĩ và ước mơ tiềm ẩn của mọi người. Chọn một nhân vật là giáo viên bắt chuyện với học sinh. Lời nói của giáo viên ấy là gì? Bây giờ, điều gì đang xảy ra trong đầu học sinh đó? VIẾT CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU Nếu bạn có thể kể một câu chuyện tình đẹp. Bạn sẽ kể như thế nào? MỘT CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH MỚI MẺ Nếu bạn kể lại một câu chuyện cổ tích yêu thích. Bạn sẽ thay đổi câu chuyện như thế nào? SÁNG TÁC BÀI HÁT Tưởng tượng bạn có thể viết một bài thơ hoặc hát một bài hát cho ai đó. Những điều bạn muốn nói là gì? Bạn sẽ nói chúng với ai, và họ sẽ phản ứng như thế nào? MỘT SỰ TÁI NGỘ Bỗng một ngày bạn có thể nói chuyện với người mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ gặp lại. Bạn sẽ nói điều gì với họ? Họ sẽ phản ứng như thế nào? MỘT LỜI CHÚC Tin rằng những lời nói của bạn có thể chữa lành cho mọi người. Những câu nói mà nhân vật của bạn sẽ sử dụng là gì? MỘT BỮA TIỆC VUI VẺ Nếu như bạn có thể tổ chức bữa tiệc vui vẻ nhất trên thế giới. Nó sẽ ở đâu? Bạn sẽ mời ai? Bữa tiệc của bạn có thể sẽ biến thành một thảm họa. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? THOẢ THUẬN VỚI NHỮNG KẺ BẮT NẠT Nếu như bạn có thể tự vệ hiệu quả khỏi kẻ bắt nạt hoặc những kẻ có hành vi xấu với bạn. Những bạn sẽ nói với chúng điều gì? Sự trở lại của bạn sau một thời gian sẽ khiến những kẻ từng làm bạn xấu hổ cảm thấy thế nào? TÌM KIẾM SỰ CAN

Một sáng thứ 7 đẹp trời, buổi workshop Hướng Dẫn Sáng Tạo Comic Strip do CMA tổ chức đã diễn ra vô cùng sôi nổi. Với sự hướng dẫn của họa sĩ Phan Hồng Đức (#CaCho) và biên kịch-họa sĩ Lạc An, các bạn đã được hướng dẫn qui trình sáng tác một comic strip hoàn chỉnh, từ lên ý tưởng đến thể hiện bằng tranh vẽ. Bên cạnh đó, hai khách mời còn chia sẻ kinh nghiệm làm việc qua các dự án comic strip đã thực hiện, giúp các bạn định hướng công việc với thể loại truyện tranh thú vị này. Cuối chương trình, các bạn tham dự viên đã tham gia bình chọn để trao quà cho bạn có cho tác phẩm comic strip hay nhất sau phần thực hành. Cám ơn các bạn và hai vị khách mời dễ thương đã tham gia workshop. Hẹn gặp lại các bạn tại các bạn trong các chương trình sau của CMA. Comic Media Academy

Tiếp nối Mini Talkshow đầu tiên, vào ngày 18/12 vừa qua, các học viên của CMA lại có một buổi hẹn cùng thầy Nguyễn Quang Bảo để tiếp tục câu chuyện tiếp cận các cuộc thi quốc tế. Trong lần gặp này, những hướng dẫn về thể lệ và cách thức dự thi của cuộc thi International Manga Comic School Contest đã được “show” ra cặn kẽ, các bạn cũng được chiêm ngưỡng các tác phẩm đoạt giải từ những mùa thi trước. Đặc biệt, bạn Nguyễn Thanh Triều – học viên chuyên ngành Hoạt Hình (Khóa 05), đồng thời, là người từng tham gia và được vinh danh trong cuộc thi này đã đến tham dự và có những chia sẻ bổ ích về quá trình sáng tác cũng như kinh nghiệm bạn đúc kết được trong quá trình sáng tác đứa con tinh thần của mình. Việc tham gia các cuộc thi quốc tế giúp bạn có những trải nghiệm quý giá và là cơ hội giới thiệu bản thân, có thêm động lực học tập. Tại CMA, các học viên được khuyến khích dùng tác phẩm của kỳ sáng tác hoặc các môn học để tham gia các cuộc thi và các bạn luôn được GVHD hỗ trợ trong suốt quá trình làm bài. Hy vọng buổi trò chuyện đã phần nào gỡ rối những thắc mắc của các bạn về cuộc thi và tiếp thêm động lực để các bạn tự tin khẳng định bản thân không chỉ tại cuộc thi International Manga Comic School Contest mà còn nhiều cuộc thi mang tầm vóc quốc tế khác.           Comic Media Academy

Digital Painting và Graphic Design là hai lĩnh vực mới được giới hoạ sĩ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Song, không phải ai cũng phân biệt rạch ròi được hai lĩnh vực này. Việc hiểu biết thấu đáo về chuyên môn cũng như cơ hội nghề nghiệp của Digital painting và Graphic design sẽ giúp bạn chọn đúng nghề và trở nên giàu có với đam mê của mình. Digital Painting là gì? Digital Painting là một kĩ thuật vẽ, trong đó hoạ sĩ sử dụng công nghệ (máy tính, bảng vẽ, máy tính bảng,…) như một công cụ hỗ trợ. Nói cách khác, thay vì vẽ trên giấy như truyền thống, hoạ sĩ sẽ vẽ trực tiếp trên các thiết bị digital thông qua các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Clip Paint Studio, Procreate,… Sản phẩm của Digital Painting thường là tranh minh hoạ, truyện tranh, các bảng concept nhân vật, bối cảnh, storyboard,… Graphic Design là gì? Graphic Design là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực thiết kế, trong đó hoạ sĩ kết hợp hình ảnh, chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin.  Ngôn ngữ của Graphic Design là thiết kế. Sản phẩm của Graphic Design thường là logo, trang web, các ấn phẩm bao bì, nhãn hiệu,… Phần mềm chuyên dụng thường dùng là Adobe Illustration. Một nhà thiết kế đồ hoạ có mục tiêu duy nhất là truyền đạt thông điệp đến đối tượng mục tiêu, vì vậy sản phẩm của Graphic Design thường cô đọng, súc tích và mang tính thông tin cao. Xu hướng ứng dụng của Digital Painting và Graphic Design trong những năm tới Hoạ sĩ vẽ Digital Painting có thể tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở các studio vẽ truyện tranh, hoạt hình, các nhà xuất bản, hoặc hoạt động độc lập ở cả thị trường Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, bạn có thể làm việc tại các công ty game trong khâu thiết kế nhân vật, một lĩnh vực sáng tạo đang cực kỳ hot trong những năm gần đây Một nhà thiết kế đồ hoạ cũng có thể dễ dàng trở nên giàu có khi làm việc ở các agency quảng cáo, các công ty thiết kế web, nhận diện thương hiệu, hoặc nhận các dự án thiết kế độc lập. Nếu bạn yêu thích hội hoạ và muốn sáng tạo ra những sản phẩm mang tính cá nhân, đặc biệt ứng dụng nhiều về lĩnh vực ‘vẽ’’, Digital Painting sẽ là lựa chọn hoàn hảo để phát triển tương lai. Khác với Graphic Design đã có mặt trên thị trường từ rất lâu, Digital Painting hiện nay là một ngành nghề khá khát nhân lực, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.  Digital Painting và Graphic Design đều được đánh giá là hai lĩnh vực có triển vọng phát triển cao, nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển nhanh như hiện nay, bởi con người ngày càng có nhu cầu tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và giàu tính thẩm mỹ. Không chỉ vậy, thế giới mở đã tạo ra cơ hội lớn cho các hoạ sĩ Digital Painting và các nhà thiết kế đồ hoạ hoạt động linh hoạt trên thị trường quốc tế mà không có bất kì một rào cản nào. Vì những lẽ đó, Digital Painting và Graphic Design thực sự là những lĩnh vực của tương lai mà những người trẻ đam mê hội hoạ và thiết kế cần nắm bắt. >> Xem thêm:  4 lý do để học Digital Painting Cơ hội việc làm cho các hoạ sĩ Digital Painting tại Việt Nam

Đến hẹn lại lên, chương trình Secrect Santa của các bạn học viên CMA đã trở lại và mang theo cả mùa Noel ấm áp và vui vẻ. Không chỉ có những món quà từ các Santa bí mật được đặt gọn gàng dưới cây thông mà còn có những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc do chính học viên chuẩn bị và các món ăn được các học viên mang đến liên hoan cùng nhau nữa. Niềm vui đã lan tỏa ngập tràn CMA khi chúng mình nhận những món quà được chuẩn bị rất tinh tế và không kém phần thú vị. Noel này bạn đã nhận quà chưa, nếu chưa, hãy tự tặng cho mình một khoảng thời gian thư giãn ấm áp bên gia đình và người thân nhé. CMA chúc bạn Giáng sinh an lành và hạnh phúc! Comic Media Academy

Fujiko F Fuijo, Gosho Aoyama, Oda,… là những cái tên nổi danh trong làng hoạ sĩ truyện tranh thế giới với các tác phẩm nổi tiếng: Doraemon, Yaiba, Thám tử lừng danh Conan, One Piece. Vẽ truyện tranh với họ không chỉ là niềm vui, sở thích, mà còn là nghề nghiệp được xã hội công nhận và trân trọng. Hoạ sĩ truyện tranh, nghề cũ nhưng lạ lẫm trong nước Thời kì hoàng kim của truyện tranh Mỹ từ những năm 40s và sự lan toả đến Nhật Bản vào những năm 60s là một minh chứng cho lịch sử lâu đời và thành công rực rỡ của ngành công nghiệp truyện tranh trên toàn thế giới.  Tiếp nối sự thành công đó, kỉ nguyên 4.0 tiếp tục phát triển ngành truyện tranh đa dạng hơn với các thể loại truyện tranh đọc online như Webcomic và Webtoon. Ở nhiều quốc gia, hoạ sĩ truyện tranh được công nhận là một nghề, có trường đại học đào tạo và được cấp bằng cấp theo quy định của chính phủ. Song ở Việt Nam, hoạ sĩ truyện tranh vẫn là một nghề lạ lẫm với nhiều người. Truyện tranh đang là xu hướng và được ứng dụng ngày càng nhiều Sự bùng nổ của ngành truyền thông quảng cáo trong những năm gần đây đã trở thành đầu tàu kéo nhiều ngành liên quan cùng phát triển, trong đó có truyện tranh. Khái niệm truyện tranh trở nên phổ biến hơn, gần gũi hơn, và đặc biệt thể hiện tính ứng dụng cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống như quảng cáo và giáo dục. Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp được nhiều hình ảnh truyện tranh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông như mạng xã hội với mục đích quảng bá cho một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Ngoài ra, một số khác còn được ứng dụng trong việc truyền tải thông tin nhanh chóng và dễ hiểu như các chuyển thể nội dung từ MV ca nhạc sang truyện tranh cũng là một xu hướng đang phát triển gần đây. Nghề hoạ sĩ truyện tranh ở Việt Nam dù chưa dành được nhiều sự quan tâm và đầu tư như các nước phát triển, song đã bắt đầu manh nha tìm kiếm được cơ hội phát triển cho riêng mình. Kiếm sống bằng nghề vẽ truyện tranh Trong những năm gần đây, giới hoạ sĩ chứng kiến sự ra đời của hàng loạt trang web chuyên vẽ Webcomic, Social comic. Một tín hiệu đáng mừng là những hình thức truyện tranh này không ngừng nâng cao về mặt nội dung cũng như hình ảnh; các content được thể hiện bằng hình thức truyện tranh cũng trở nên hấp dẫn hơn; trên các tờ báo lớn, chuyên mục dành riêng cho truyện tranh được xây dựng. Chưa bao giờ, hoạ sĩ truyện tranh có nhiều cơ hội để làm việc và trở nên giàu có như hiện nay. Vẽ truyện tranh đang trên hành trình trở thành một chuyên ngành chính thức được xã hội công nhận. Hoạ sĩ truyện tranh có kĩ năng tốt hoàn toàn có thể trở nên thành công và nổi tiếng với niềm đam mê của mình. Comic Media Academy

Ngày 26.12.2020, Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy (CMA) sẽ tổ chức buổi workshop Hướng Dẫn Sáng Tạo Comic Strip dành cho các bạn trẻ quan tâm đến hình thức truyền tải thông tin, câu chuyện bằng truyện tranh tại thành phố Hồ Chí Minh. Comic strip là một thể loại truyện tranh ngắn gồm những mẩu chuyện được thể hiện bằng một chuỗi tranh vẽ đơn giản. Với sự phát triển của công nghệ, comic strip dần trở nên phổ biến trên mạng xã hội và trở thành một trong những xu hướng truyền thông – marketing được ưa chuộng hiện nay.  Với những ưu điểm vượt trội về mặt tiếp cận: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lan tỏa, comic strip là một công cụ tuyệt vời giúp truyền tải thông tin trực quan và thú vị, đồng thời giúp tác giả khắc họa rõ nét phong cách và cá tính của mình. Một số fanpage comic strip nổi tiếng hiện nay có thể kể đến Tuổi Trẻ Cười, Thỏ Bảy Màu, Quỳnh Aka, Thăng Fly Comics…  Thành công từ comic strip còn giúp tác giả mở rộng cơ hội nghề nghiệp và có nguồn thu nhập hấp dẫn từ các công việc liên quan. Workshop Hướng dẫn sáng tạo comic strip với sự có mặt của hai họa sĩ trẻ từng là học viên của CMA: Phan Hồng Đức (#CaCho) đến từ báo Tuổi Trẻ Cười và Biên kịch-Họa sĩ Lạc An sẽ giúp các bạn hiểu thêm về thể loại này, và thực hành các quy trình để sáng tác một comic strip hoàn chỉnh, từ khâu tìm kiếm ý tưởng đến thể hiện bằng tranh vẽ. Workshop được tổ chức miễn phí với số lượng giới hạn trong khung thời gian 9h-11h ngày 26.12.2020 tại Viện Truyện tranh Hoạt hình, 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Các bạn tham gia cần đăng ký trước qua link hoặc số hotline 0902.738.806 Comic Media Academy

Hiện nay Comic Strip đang là một trong những xu hướng phổ biến của ngành công nghiệp sáng tạo nói chung và lĩnh vực truyền thông – Marketing nói riêng.  Với những ưu điểm vượt trội về mặt tiếp cận: ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lan tỏa, Comic Strip là một công cụ tuyệt vời khi bạn muốn truyền tải thông tin trực quan và thú vị. Comic Media Academy xin giới thiệu các bạn top 7 fanpage nổi tiếng nhất Việt Nam trong thể loại này. 1. Thỏ Bảy Màu Thỏ bảy màu là một trong những fanpage dẫn đầu làn sóng Comic Strip ở Việt Nam từ thời điểm năm 2014 cho đến nay. Với nhân vật chính là chú thỏ trắng cùng những phát ngôn cực kì khó đỡ, fanpage đã nhanh chóng đạt được sự yêu thích đông đảo của cư dân mạng. Tác giả của Thỏ Bảy Màu – Huỳnh Thái Ngọc chia sẻ, ban đầu anh chỉ đơn thuần học theo nguyện vọng của cha mẹ. Cho đến một ngày, anh cảm thấy rằng nếu thiếu vắng đam mê, công việc gì cũng trở nên thật vô vị, anh quyết định đi học vẽ và sáng tạo nên chú thỏ này để thể hiện những ý tưởng của mình trên mạng xã hội bằng những chuỗi truyện tranh. Tính tới tháng 12 năm 2020, fanpage Thỏ Bảy Màu là fanpage Comic Strip lớn nhất Việt Nam với hơn 2,5 triệu lượt thích và theo dõi. Với sự thành công của mình, Thỏ Bảy Màu là một trong những kênh thường xuyên nhận được đề nghị vẽ quảng cáo bằng Comic Strip từ các thương hiệu. Bên cạnh đó, đây cũng là fanpage chứng tỏ được sự năng động của mình khi phát triển thêm định dạng phim hoạt hình, chủ động sản xuất và hợp tác với một số thương hiệu để cho ra đời các sản phẩm thương mại rất được yêu thích như balo, mỹ phẩm, dụng cụ học tập, board game… 2. Quỳnh Aka Tiếp theo là một fanpage cũng vô cùng được yêu thích – Quỳnh Aka. Với thiết kế tạo hình đầu to, môi dày, chân lắm lông, đầu lại mọc mầm cây, đây là một nhân vật dễ dàng khiến người xem phì cười ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đối lập với tính cách có phần ngang tàng của Quỳnh là nhân vật Cải hiền lành. Tuy thường xuyên cạnh khóe nhau, đôi vợ chồng hư cấu cũng có những màn thả thính ngọt ngào tới bất ngờ. Fanpage Quỳnh AKA ra đời vào năm 2016 do Lưu Thúy Quỳnh, một sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội sáng tạo ra. Cô vẽ những Comic Strip này để ghi lại cuộc sống, những câu chuyện, kỷ niệm, suy nghĩ hàng ngày của mình. Thúy Quỳnh muốn tạo dấu ấn riêng, khác biệt với những Fanpage khác nên sáng tạo ra nhân vật Quỳnh Aka có ngoại hình khó đỡ như vậy. Tính đến tháng 12 năm 2020, fanpage Quỳnh Aka đã đạt hơn 1,8 triệu người thích, gần 2,5 triệu lượt theo dõi. Tuy sở hữu lượt tương tác cao như vậy, nhưng tác giả của Quỳnh Aka cho biết rằng cô muốn hạn chế nhận quảng cáo hết mức có thể, cô không muốn nhân vật của mình vì thế mà mất chất đi. Vì lẽ đó, cô mở rộng thương hiệu của mình theo một hướng đi khác đó là hoạt hình trên Youtube, kênh Youtube này đã đạt được 1 triệu lượt đăng kí kênh vào ngày 21 tháng 4 năm 2020. 3. Thăng Fly Comics Tại thời điểm đầu năm 2017, những hình ảnh về chú rồng ngộ nghĩnh trang trí ở Hải Phòng đã trở thành chủ đề cho một phong trào chế ảnh được cộng đồng mạng hưởng ứng vô cùng nhiệt liệt, Thăng Fly – tên thật là Bùi Đình Thăng cũng là một trong số đó, anh quyết định lấy hình tượng chú rồng “thân rồng đầu Pikachu” này làm hình tượng nhân vật cho Comic Strip của mình, anh đặt tên nhân vật này là Pika Long. Với những chuỗi tranh ngắn về chú rồng trải qua những tình huống khó đỡ trong cuộc sống và lan tỏa những thông điệp cộng đồng, Pika Long đã nhận được rất nhiều sự yêu mến của cư dân mạng. Tháng 12 năm 2020, fanpage Thăng Fly Comics đã đạt được hơn 1,3 triệu lượt thích và theo dõi. Bên cạnh nhận vẽ quảng cáo trên fanpage, Thăng Fly còn phát triển các sản phẩm như truyện tranh, áo thun, gấu bông, móc chìa khóa mang hình ảnh Pika Long và còn ấp ủ kế hoạch cho các tác phẩm của mình đổ bộ vào thị trường Nhật Bản. 4. Bà Già Kêu Ca Lấy cảm hứng từ chính bản thân tác giả, Bà Già Kêu Ca là một fanpage Comic Strip chuyên đăng tải các chuỗi truyện tranh hài hước về một cô gái hay gặp phải với những điều phiền toái trong cuộc sống. Tác giả của fanpage này là Hải Anh – một designer tốt nghiệp khoa thiết kế nội thất Đại Học Xây Dựng Hà Nội. Được biết đến như một trang “từ điển của con gái, cảm hứng cho những mẩu truyện này được cô lấy từ những vấn đề thường ngày của con gái mà cô gặp phải như tăng cân, ăn mặc, tình cảm,…. Hải Anh cho biết, nhân vật cô gái trong tác phẩm được sáng tác dựa trên con người và tính cách của cô. “Bà già kêu ca” cũng là biệt danh những người bạn thân của cô trên công ty đặt. Từ những nét vẽ nghuệch ngoạc đầu tiên, cô tạo ra một nhân vật của riêng mình, mang bản sắc riêng của “Bà già” mà các fan của cô thường gọi. Tính đến

Hình thức học Online tại CMA được phát triển phục vụ nhu cầu học tập của các học viên ở xa các cơ sở và bận rộn. Lớp học hoàn toàn được diễn ra trực tiếp dưới sự dẫn dắt của giáo viên cùng sự tương tác của các bạn học viên chứ không qua bất kì một video thu sẵn nào. Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng cá nhân và được sửa bài trực tiếp nên chất lượng luôn được đảm bảo hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên. 

Hình thức học Online tại CMA được phát triển phục vụ nhu cầu học tập của các học viên ở xa các cơ sở và bận rộn. Lớp học hoàn toàn được diễn ra trực tiếp dưới sự dẫn dắt của giáo viên cùng sự tương tác của các bạn học viên chứ không qua bất kì một video thu sẵn nào. Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng cá nhân và được sửa bài trực tiếp nên chất lượng luôn được đảm bảo hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên. 

Hình thức học vẽ Online tại CMA được phát triển phục vụ nhu cầu học tập của các học viên ở xa các cơ sở và bận rộn. Lớp học hoàn toàn được diễn ra trực tiếp dưới sự dẫn dắt của giáo viên cùng sự tương tác của các bạn học viên chứ không qua bất kì một video thu sẵn nào. Học viên sẽ được hướng dẫn cụ thể từng cá nhân và được sửa bài trực tiếp nên chất lượng luôn được đảm bảo hiệu quả và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho học viên. 

Vincent Van Gogh và câu chuyện về những tác phẩm Vincent Van Gogh (1853-1890) là một danh hoạ Hà Lan. Ông là nghệ sĩ tiên phong của trường phái biểu hiện và là người có ảnh hưởng lớn tới mỹ thuật hiện đại. Được vinh danh là thiên tài hội họa với những tác phẩm đắt giá bậc nhất thế giới nhưng ông đã sống một cuộc đời khó khăn đầy bi kịch, và chỉ được công chúng biết đến sau khi đã qua đời. Sử dụng tự họa như một cách thể nghiệm Trong suốt sự nghiệp của mình, Van Gogh đã thực hiện ít nhất 39 tác phẩm chân dung tự họa. Chỉ bằng cách vẽ gương mặt của mình, Van Gogh đã thể nghiệm nhiều phong cách và kỹ thuật khác nhau. Sự biến hóa ấy được thể hiện rất rõ trong suốt các tác phẩm tự họa của ông. Đằng sau mỗi bức tranh là một câu chuyện về cuộc đời của thiên tài hội họa, từ quyết định đi theo con đường hội họa cho tới cuộc chiến dai dẳng với căn bệnh trầm cảm. 10 năm sự nghiệp và khối lượng tác phẩm đồ sộ trị giá triệu đô Van Gogh bắt đầu vẽ tranh từ năm 27 tuổi và vẽ liên tục cho đến lúc qua đời ở tuổi 37. Trong suốt 10 năm sự nghiệp của mình, Van Gogh đã hoàn thiện hơn 2.100 bức tranh gồm 860 bức tranh sơn dầu và hơn 1300 bức vẽ, phác thảo và bản in màu nước nhưng phần nhiều trong số đó đã bị mất hoặc bị vứt đi. Chính mẹ của Van Gogh cũng đã vứt đi nhiều túi tranh của con trai. Trong số tranh của Van Gogh còn sót lại, có những tác phẩm về sau được xếp vào nhóm những bức họa đắt nhất thế giới như bức Hoa diên vĩ được bán với giá 53,9 triệu USD, Chân dung bác sỹ Gachet có giá 82,5 triệu USD. Chỉ bán được duy nhất 1 tác phẩm lúc sinh thời Nghịch lý là khi Van Gogh còn sống, không một ai biết đến ông. Gu thẩm mỹ người Paris lúc bấy giờ ưa chuộng những tác phẩm thuộc trường phái ấn tượng, đối lập với các tác phẩm của Van Gogh. Chính vì thế những bức tranh mà Van Gogh gửi về cho em trai đều không bán được. Lúc sinh thời, hai anh em Van Gogh chỉ bán được bức tranh duy nhất Red Vineyard at Arles (Vườn nho đỏ ở Arles).  Niềm say mê với màu vàng và hoa hướng dương Hoa hướng dương và màu vàng được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của Van Gogh. Một số giả thuyết cho rằng việc này là do ảnh hưởng của các căn bệnh như đục thủy tinh thế, rối loạn lưỡng cực, ảnh hưởng của thuốc điều trị, khiến ông có thị giác bất thường và bị ám ảnh màu sắc. Đam mê và không ngừng vẽ Trong suốt cuộc đời mình, dù có khó khăn thế nào, Van Gogh chưa bao giờ ngừng đam mê vẽ, ông vẽ ngay trong khoảng thời gian điều trị mặc cho khủng hoảng tinh thần và đau đớn tột cùng vì bệnh tật. Ông thậm chí đã biến một căn phòng tại bệnh viện tâm thần trở thành xưởng vẽ của mình và đã hoàn thành tới 150 tác phẩm tại đó, bao gồm kiệt tác The Starry Night (Đêm đầy sao), và bức chân dung tự họa bi kịch nhất đời mình: Self-Portrait With a Bandaged Ear (Chân dung tự họa với một bên tai bị băng bó) Cuộc đời cô đơn đầy bi kịch Gần như cả cuộc đời Van Gogh phải chung sống với sự cô độc nghèo đói và đủ loại bệnh tật: tâm thần phân liệt, rối loạn chức năng, giang mai, ngộ độc màu vẽ, động kinh và rối loạn chuyển hoá porphyrine cấp tính. Thêm vào đó, phong cách sống kham khổ, ăn uống tằn tiện để dành tiền mua đồ vẽ, làm việc quá sức, mất ngủ và nghiện rượu khiến sức khoẻ của Van Gogh càng ngày càng đi xuống. Trước khi chết, trong một lần tranh cãi với người bạn Gauguin, ông còn tự cắt một bên tai trái của mình. Những năm cuối đời, ông tự nguyện vào điều trị tại bệnh viện tâm thần Saint-Paul-de-Mausole ở Provence, Pháp sau khi bị những người dân sống gần nhà đồng loạt viết đơn kiến nghị tố là kẻ nguy hiểm với xã hội. Ông qua đời khi chỉ mới 37 tuổi. Có nhiều tranh cãi xung quanh nguyên nhân cái chết của Van Gogh nhưng nhiều thông tin cho rằng ông đã tự sát bằng súng. >> Xem thêm: Ngoài Lust for life, các bạn có thể xem thêm Loving Vincent (2017), bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới sử dụng 65.000 bức tranh sơn dầu trên vải để tạo nên chuyển động trong phim. Những bức tranh sử dụng cùng một thủ pháp của chính Van Gogh nhằm mục đích để bộ phim như được kể lại bởi chính họa sĩ tài danh. Ngoài ra, 120 bức tranh kiệt tác của Vincent Van Gogh cũng được lồng ghép vào các cảnh phim. ————– (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn)

Tác phẩm Nụ hôn (The Kiss) của Nhà điêu khắc Pháp Auguste Rodin. Đây là một trong những biểu tượng nghệ thuật nổi tiếng nhất về tình yêu và tính dục, rất được yêu thích trong lịch sử nghệ thuật thế giới. Tác phẩm này ban đầu là một phần phù điêu trong thiết kế cổng bằng đồng mang tên “Cổng địa ngục” do chính phủ Pháp đặt hàng Rodin làm cho một bảo tàng nghệ thuật. Do kế hoạch bị lùi lại, năm 1886, Rodin quyết định biến phần hoạ tiết trang trí này thành một tác phẩm độc lập. Ban đầu Rodin đặt tên cho bức tượng này là Francesca da Rimini, theo tên Francesco, nhà quý tộc nữ Italy thế kỷ 13 đã được bất tử hóa trong Thần khúc của Dante. Bà đã yêu em trai chồng mình và bị chính người chồng phát hiện. Ông ta đã giết cả hai người khi họ đọc sách cùng nhau. Trong tác phẩm điêu khắc, có thể thấy cuốn sách trên tay Paolo và đặc biệt, đôi môi của cặp tình nhân không thực sự chạm vào nhau. (Mặc dù tên tác phẩm là Nụ hôn!) Trong cuộc đời của Auguste Rodin, có tới hơn 300 phiên bản lớn nhỏ, với các chất liệu khác nhau của “The Kiss”, nhưng chỉ có ba phiên bản được làm bằng đá cẩm thạch với kích cỡ lớn hơn kích cỡ người thật: 1 bản đầu tiên hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Rodin, 1 bản làm cho chính phủ Pháp (hiện đang được đặt ở công viên Tuileries) và 1 bản làm cho Edward Perry Warren. Năm 1900, nhà sưu tầm nghệ thuật đồng tính nổi tiếng Edward Perry Warren đã trả 20.000 Franc, đặt hàng Rodin làm một phiên bản giống hệt bản gốc của “The Kiss” kèm thêm điều kiện khắc họa rõ ràng hơn phần bộ phận sinh dục của người đàn ông. Sau khi hoàn thành vào năm 1904, tác phẩm được đưa đến tư dinh của Warren tại East Sussex (Anh). Thế nhưng, do kích cỡ quá lớn không thích hợp để trưng bày, phiên bản này đã bị cất vào kho trong một thời gian dài. Năm 1914, Warren đem “The Kiss” cho Toà thị chính thị trấn Lewes mượn trưng bày. Tuy nhiên, người dân nơi đây cho rằng, những gì được miêu tả quá trần trụi, có thể châm ngòi cho những hành vi xấu và quyết định dựng rào chắn xung quanh, thậm chí còn dùng vải che phủ bức tượng. Phải đến tận năm 1953, “The Kiss” của Warren mới được hệ thống Bảo tàng Tate của Anh mua lại và trở thành một trong những hiện vật được ưa thích nhất. Trải qua hơn nửa thế kỷ, kiệt tác của Rodin lại một lần nữa gây sóng gió tại Anh khi vào năm 2003, nữ nghệ sĩ Cornelia Parker, trong cuộc triển lãm Tate Triennial đã quyết định quấn dây vài vòng quanh bức tượng. “Tôi cảm thấy, cho dù là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất của Tate, “The Kiss” quả thực có hơi nhàm chán. Tôi muốn làm sống lại những gì tác phẩm này muốn biểu hiện: Đó là các mối quan hệ có thể thực sự đau đớn, chứ không chỉ là cảm giác lãng mạn. Vì thế, sợi dây tượng trưng cho sự phức tạp trong tình yêu”, Parker giải thích về ý tưởng của mình. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng ý với bà. Bên cạnh một loạt những bài báo chê bai, một số khách tham quan bảo tàng thậm chí còn đem theo kéo xén cỏ và lén cắt đứt dây trước khi bị lực lượng an ninh phát hiện. (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn) Comic Media Academy

Tại Việt Nam, khi nghe đến sản xuất phim Hoạt hình thì rõ ràng đây còn là một lĩnh vực khá mơ hồ đối với nhiều bạn trẻ và kể cả các bậc phụ huynh. Cứ ngỡ rằng đây chỉ là một ngành nghề chỉ mạnh tại các nước phát triển như xứ sở Hollywood ở Mỹ hoặc thiên đường anime Nhật Bản; nhưng thực chất, Việt Nam lại là đất nước vô cùng tiềm năng đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành công nghiệp này đấy nhé! Đặc biệt hơn, hiện tại, không quá khó để các bạn sinh viên theo đuổi chuyên ngành Hoạt hình tốt nghiệp hoặc đang học có thể tìm thấy các studio đang tuyển dụng. Khác với những ngành học truyền thống, Hoạt hình là một ngành ‘khát’ lao động nhưng nhu cầu lại cực kỳ cao. Chính vì thế, dù chưa có nhiều cơ sở đào tạo chính quy chuyên ngành này nhưng khá nhiều bạn trẻ vẫn theo đuổi và gặt hái được nhiều thành công cho riêng mình. Ngành Hoạt hình tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh Trong những năm gần đây, hòa cùng làn sóng khởi nghiệp, ngày càng nhiều các studio hoạt hình Việt Nam dần dần “bước ra ánh sáng”. Nếu như trước đây khi nhắc đến phim hoạt hình, phần đông chỉ nghĩ đến các bộ ‘tường thành’ như Doraemon hoặc Tom & Jerry nhưng những năm gần đây hoạt hình Việt Nam cũng đã có những tác phẩm riêng của nước nhà đến từ các studio ‘nội địa’. Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng ngày càng nhiều studio tham gia vào phân khúc 2D & 3D Animations. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vốn chỉ chuyên về thiết kế đa phương tiện cũng đã nhận thấy tiềm năng và mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực này. Có thể thấy, theo nguyên lý cung cầu của kinh tế thị trường, thì rõ ràng lĩnh vực hoạt hình tại Việt Nam có chỗ đứng và có nhiều tiềm lực phát triển, và tất nhiên, vẫn đang chiếm một thị phần nhỏ. Ứng dụng của Hoạt hình và triển vọng nghề nghiệp Nếu như trước đây nhắc đến phim hoạt hình người ta thường nghĩ đó là thể loại dành cho thiếu nhi thì ngày nay nhiều người trưởng thành cũng là fan “ruột”. Nhiều bộ phim hoạt hình của thế giới ra rạp và đạt doanh thu đến hơn 1 tỉ đô la Mỹ, không thua một phim hành động, tình cảm, hay khoa học viễn tưởng hấp dẫn. Với vai trò của một nhà sản xuất phim hoạt hình, học viên sẽ tự tạo nên những hình ảnh động bằng cách “thổi” linh hồn vào nhân vật, giúp chúng có thể đi đứng, nói chuyện và hành động. Các khóa học sản xuất hoạt hình còn chỉ dẫn học viên chọn lựa chương trình phần mềm biên tập thích hợp, cách tạo hình ảnh, hiệu ứng âm thanh, và tái hiện cuộc sống trên màn ảnh. Chính vì sự năng động và sáng tạo trong học và làm, Hoạt hình đã thu hút được đông đảo bạn trẻ ‘dấn thân’ vào chuyên ngành này. Không những thế, ‘đầu ra’ rộng mở cũng là một điểm sáng khiến Hoạt hình trở thành ‘miếng mồi ngon’ trong mắt các bạn sinh viên. Bên cạnh việc sản xuất hoạt hình đơn thuần, một hoạ sĩ kể chuyện còn có thể sản xuất nội dung và hình ảnh trong lĩnh vực công nghệ game, thiết kế, quảng cáo, y học, giáo dục… Việt Nam hiện nay còn khá ít cơ sở đào tạo chuyên nghiệp chuyên ngành Hoạt hình. Hầu hết các trung tâm đều có chương trình riêng biệt và đều tạo điều kiện tốt nhất để học viên được rèn luyện các kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu và tiếp cận các công nghệ hiện đại nhất. Tại Comic Media Academy Việt Nam, chuyên ngành Hoạt hình được xây dựng độc quyền đào tạo ‘từ con số 0’ và bảo đảm học viên có đủ kiến thức và chuyên môn và kiến thức để làm việc tại các doanh nghiệp hoặc độc lập. Đặc biệt, trong quá trình học tập, các bạn học viên có cơ hội cộng tác và làm việc với hệ thống studio của Viện và kiếm thêm thu nhập. >> Xem thêm: Khoá học hoạt hình chuyên nghiệp tại CMA

Bế giảng Khóa 16 vui thiệt vui với ngập tràn những tác phẩm đáng yêu, ngộ nghĩnh thậm chí có tác phẩm đẹp vượt xa mong đợi. Lớp Vẽ Digital Painting thiếu niên (Khóa 16) là một trong những lớp đặc biệt khi là lớp ghép 2 level: Cơ bản và Nâng cao. Ấy vậy, các bạn nhỏ vẫn có sự tương tác và kết nối, hơn hết, sau 22 buổi học các bạn đã hoàn thành xuất sắc các tác phẩm tranh kỹ thuật số mang đậm cá tính của riêng mình. Tác phẩm học viên lớp Vẽ Digital Painting Thiếu Niên (Khóa 16):  * Level 1: Đáng yêu và tinh nghịch  * Level 2: “Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn người” >>> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Vẽ Digital Painting thiếu niên: Tại đây Comic Media Academy

Moses (1513-1515) là một tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của hoạ sĩ, nhà điêu khắc tài hoa thời Phục Hưng Michelangelo Buonarroti, được đặt tại nhà thờ San Pietro ở Vincoli, Rome. Xung quanh tác phẩm này có rất nhiều điều thú vị. Một giai thoại nổi tiếng cho rằng, sau khi hoàn thành xong bức tượng Moses, Michelangelo đã đập mạnh búa vào đầu gối bức tượng, kêu lên: “Sao ông không nói chuyện với tôi?”. Âu cũng bởi, bức tượng Moses giống thật quá. Bức tượng Moses còn sở hữu một điểm khá không liên quan: một cặp sừng. Nguyên nhân được cho là bản dịch Kinh Thánh từ tiếng Do Thái sang tiếng La Tinh bị sai. Từ “chói lọi” trong tiếng Do Thái có vẻ như đã bị hiểu nhầm thành “sừng” trong tiếng Ý, và thế là tượng Moses sở hữu một cặp sừng rất đẹp, nhưng chẳng liên quan gì. Bên cạnh phần tóc là chi tiết rất khó để thể hiện trong điêu khắc cũng trở nên mềm mại uyển chuyển đến khó tin thì ở phần cánh tay giữ những viên đá ghi Mười điều răn và giữ bộ râu dài bóng mượt, Michelangelo đã khắc họa tỉ mỉ phần cơ nhỏ ở cánh tay, chỉ xuất hiện khi bạn nhấc ngón út lên. Điều này thể hiện sự quan sát rất tinh tế của ông khi thực hiện tác phẩm.  (Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn)

Cùng với môn Camera technique, Kể chuyện bằng hình ảnh (Cinematography) là môn học giúp các bạn nắm bắt các kiến thức của ngôn ngữ hình ảnh để phục vụ cho việc kể chuyện, thông qua các công cụ thiết bị khác ngoài giấy và bút. Trong môn này, các bạn sẽ được học cơ bản về cỡ cảnh, ánh sáng, bố cục và khuôn hình. Qua đó biết cách kể chuyện và diễn đạt nội dung mong muốn bằng chuỗi hình ảnh. Đây là những kiến thức sẽ được liên hệ trong các môn học khác để phục vụ cho công việc sáng tạo truyện tranh, hoạt hình và digital painting. Các bạn học viên bảo, học xong môn này, tay nghề “sống ảo” cũng lên vèo vèo luôn  Comic Media Academy

Artbook này là tác phẩm phái sinh mới nhất về Truyện Kiều của tác giả Cao Nguyệt Nguyên và 12 họa sĩ. Đây là một là một nỗ lực đáng được ghi nhận có thể xem là dấu ấn khép lại năm kỷ niệm 200 năm ngày thi hào Nguyễn Du tạ thế (1820 – 2020). Cũng là một tác phẩm thể hiện sự sáng tạo đầy táo bạo của các tác giả khi tiếp cận một chủ đề quen thuộc. Trong tác phẩm này các tác giả vừa sử dụng tranh vẽ để khắc họa hình ảnh 12 nhân vật, vừa nhập vai từng nhân vật để nói lên tâm sự của mình, bao gồm: Thúy Vân, Đạm Tiên, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Giác Duyên và cuối cùng là Thúy Kiều. 12 nhân vật này được 12 họa sĩ, nhóm họa sĩ minh họa lại bằng những bức tranh sinh động, với góc nhìn táo bạo và hiện đại. Những nhân vật được thể hiện độc đáo, đầy biến hóa vừa trung thành với nguyên tác nhưng cũng có nét đột phá riêng. Xâu chuỗi tất cả câu chuyện tự thuật và tranh minh họa trong Truyện Kiều tự kể, người đọc có được một phiên bản Truyện Kiều bằng ngôn ngữ của nhân vật và đường nét, sắc màu. Các nhân vật trong tác phẩm dường như vượt ra khỏi đường biên không gian và thời gian để tiếp cận đến độc giả hiện đại theo cách hoàn toàn mới. Tác phẩm do NXB Kim Đồng phát hành dày 140 trang được in màu toàn bộ. 12 họa sĩ minh họa tham gia tác phẩm gồm Hoàng Giang, Thùy Dung, Khang Lê, Vườn Illustration, Lê Đức Hùng, Tuấn Thanh, Nikru, Khoa Lê, Tôn Nữ Thị Bích Trâm, Nguyễn Hoàng Dương, Cù Quyên và KAA Illustration. Cre: tuoitre, NXB Kim Đồng, zingnews  

Cơ hội để đưa các tài năng VN lọt vào mắt xanh của các công ty game và Công ty chế tác tranh minh hoạ của Nhật. Hãy tham gia! ◆ Chủ đề Hãy vẽ tranh minh họa cô bé Asuka Mizuno đang làm việc hoặc trong các hoạt động thường nhật chẳng hạn như đi tản bộ và ngắm hoa anh đào v.v ở quận Chiyoda. Bạn có thể tự do thiết kế ngoại hình cho nhân vật và sáng tạo theo phong cách ưa thích của mình. * Có thể tham khảo các hình ảnh về quang cảnh của quận Chiyoda, Tokyo trong webiste (https://findbest.jp/score )để làm nền cho tranh. Chúng tôi hoan nghênh bạn tạo các nhân vật xung quanh Asuka, chẳng hạn như đồng nghiệp, sếp, bạn bè và thú cưng v.v. —————————————————— ★ Asuka là ai? Xin chào các bạn! Tên tôi là Asuka Mizuno – 19 tuổi. Tôi đã tốt nghiệp trường vẽ tranh ở địa phương và đã bắt đầu làm việc tại một công ty chế tác tranh minh họa ở khu phố Akihabara thuộc quận Chiyoda, Tokyo từ mùa xuân này. Các ngày trong tuần, công việc của tôi khôngchỉ là vẽ tranh minh họa mà còn là gặp gỡ khách hàng và đưa ra đề xuất nênmỗi ngày trôi qua khá bận rộn và có cả nhiều khó khăn (> _ <) Nhưng tôi cảm thấy rất vui vẻ vì đang được sống ở Tokyo, chính là nơi mà tôi hằng ao ước trước đây. Vào những ngày cuối tuần, tôi thường hay đi dạo ở công viên gần nhà nơi có đài phunnước và rất nhiều cây xanh hoặc tản bộ dạo quanh Hoàng cung khiến cho tinh thần rất thư thái. Bên cạnh đó, tôi còn hay đi dạo ở khu phố điệntử nổi tiếng Akihabara để chìm đắm trong thiên đường của Anime và Manga, hoặc ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hiện đại xen lẫn cổ kính ở nhà ga Tokyo khi đường phố lên đèn. Tôi còn có sở thích ăn uống nên chẳng mấychốc đã khám phá được kha khá chỗ ăn ngon gần đây rồi ^^ Đấy, Tôi là một cô bé Asuka trẻ trung, nhiệthuyết trong công việc và sôi nổi, nhiều năng lượng tích cực trong đời thường. Asuka rất hạnh phúc khi được nhận các tác phẩm vẽ về mình của các bạn. Tớ chờ nhé! ♪♪ ———————————— ◆ Thời gian nộp: 1/12/2020-10/1/2021 Hãy đăng nhập website https://findbest.jp/score thông qua PC/Laptop hoặc ipad để đăng kí tham gia (miễn phí) ・Có thể nộp định dạng PSD hoặc PNG (kích thướctệp: 30MB trở xuống) ・ Kích thước: Chiều rộng: 4000 x Chiều dài: 3000 pixel ・ 350dpi trở lên ◆ Giải thưởng ・ Giải nhất (1 người): 100.000 yên (khoảng hơn 20 triệu VND)+ Wacom intuos pro medium ・ Giải nhì (2 người): 50.000 yên (khoảng hơn 10 triệu VND) + Wacom intuos pro medium /mỗi giải ・ Giải ba (3 người): Giải thưởng 30.000 yên (khoảng hơn 6 triệu VND) + Wacom intuos pro medium /mỗi giải ・ Giải khuyến khích (10 người): Giải thưởng 10.000 yên (khoảng hơn 2 triệu VND) /mỗi giải ・ Giải thưởng được yêu thích (1 người): Brain Magic Orbital2 ————————————— * Cuộc thi được tổ chức bởi Findbest với mong muốn thông qua tác phẩm dự thi có thể lan tỏa nguồn năng lượng tích cực giúp mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn trong đại dịch. * Findbest là công ty chế tác tranh minh họa có trụ sở tại Akihabara thuộc quận Chiyoda, Tokyo (Hp : https://findbest.tokyo/). Ngoài ra Findbest còn vận hành 1 platform giao dịch trực tuyến có hỗ trợ dịch thuật giúp họa sĩ và khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với nhau vượt qua rào cản ngôn ngữ và địa lý ( Platform : https://findbest.jp/ ). Thông qua cuộc thi, Findbest mong muốn khám phá ra những gương mặt tài năng, bạn và các tác phẩm của bạn sẽ có cơ hội cộng tác và đồng hành cùng nhà tổ chức trong trong các dự án sắp tới.

Tham gia các lớp học vẽ là một phương pháp giúp các bé thiếu nhi phát triển khả năng hội hoạ và sáng tạo. Đặc biệt, các khoá học vẽ truyện tranh thiếu nhi đang là điểm sáng khác biệt thu hút nhiều phụ huynh với những ưu điểm vượt bậc so với các khoá học vẽ truyền thống. Cùng CMA tham khảo các lợi ích bé có thể học được chỉ khi vẽ truyện tranh nhé. 1/ Học vẽ truyện tranh gần gũi với tuổi thơ bé Từ khi còn nhỏ, bé đã quen thuộc với những cuốn truyện tranh giải trí như Doraemon hoặc cả những cuốn sách ảnh và cả những bộ phim hoạt hình kinh điển như Tom & Jerry đã khiến truyện tranh và hoạt hình là những thể loại mà bất kì trẻ em nào cũng yêu thích. Học vẽ truyện tranh vì thế được xem là một hoạt động vừa học vừa giải trí, vì liên kết được với sở thích của bé. Cũng vì lí do đó, bé sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, không hề áp lực. 2/ Bé phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi học vẽ truyện tranh Khác với các lớp học vẽ truyền thống thường giới hạn ở việc vẽ theo mẫu hoặc chép tranh và tập tô màu trên tranh có sẵn; tại lớp vẽ truyện tranh thiếu nhi, bé được học cách để thiết kế ra nhân vật của riêng mình với kiểu tóc và trang phục riêng biệt. Từ đó, bé có thể phát huy trí sáng tạo và tự do tạo ra một hình mẫu mang định nghĩa ‘cá nhân’ chứ hoàn toàn không phải ‘sao chép’ từ một ví dụ nào khác. Không chỉ thế, bé còn được học khái niệm cơ bản về cảm xúc màu, từ đó sử dụng màu sắc như một công cụ để nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình. 3/ Bé được học khái niệm bố cục Vẽ truyện tranh yêu cầu khả năng tư duy về bố cục tổng thể, ở cấp độ thiếu nhi, bé sẽ được giới thiệu một số phương pháp trình bày bố cục cơ bản phù hợp với độ tuổi. Kĩ năng này không chỉ giúp bé trong việc vẽ truyện tranh, mà còn trong cuộc sống hàng ngày như: sắp xếp bàn học, phòng ngủ hợp lý. Hơn thế nữa, khi lớn bé sẽ tiếp xúc với các khái niệm hình học, hiểu qua bố cục cơ bản từ việc vẽ truyện tranh giúp bé nhanh tiếp thu và học tốt hơn. 4/ Bé bày tỏ được ý nghĩ thông qua vẽ truyện tranh Điều đặc biệt ở các lớp vẽ truyện tranh cho thiếu nhi là bé không chỉ được học vẽ mà còn được học cách kể chuyện truyền tải thông điệp rõ ràng. Khác với vẽ tranh đơn thuần, truyện tranh chú trọng yếu tố kể chuyện; với phương pháp kể chuyện 3 hồi và xây dựng lời thoại, bé cải thiện được khả năng ngôn ngữ, thể hiện những gì mình muốn chia sẻ với mọi người. Vì thế, học vẽ truyện tranh là một lựa chọn phù hợp cho trẻ em đang ở độ tuổi phát triển về ngôn ngữ, đặc biệt là các bé nhút nhát. 5/ Học vẽ truyện tranh ở đâu tốt? Ở TP. Hồ Chí Minh, Comic Media Academy tự hào là đơn vị tiên phong dạy vẽ truyện tranh cho thiếu nhi từ 8-14 tuổi. Với chương trình độc quyền tại Việt Nam cùng kinh nghiệm hơn 5 năm đào tạo vẽ truyện tranh cho thiếu nhi, bé sẽ có sản phẩm ngay sau khóa học, lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, Comic Media Academy còn khai giảng lớp vẽ truyện tranh Online phù hợp với các bé ở xa. Lớp vẽ truyện tranh thiếu nhi Manga – Comic cơ bản: Đối tượng: các bé từ 8 – 14 tuổi Thời gian học: Thứ 7 và chủ nhật hàng tuần Khung giờ: 9:00 – 11:00; 14:00 – 16:00; 16:30 – 18:30 Địa điểm học: 147 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.HCM Đăng ký: https://cmavn.org/lop-day-ve-truyen-tranh-manga-comic/ Nhận đăng ký và khai giảng thường xuyên

khái niệm về comic strip và sự khác biệt với truyện tranh

Ngày nay, Comic Strip trở thành một cụm từ phổ biến, đặc biệt trong giới vẽ truyện tranh, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về comic strip. CMA gửi đến bạn bài viết về comic strip và ứng dụng rộng rãi của hình thức truyện tranh này trong thời đại hiện nay. Comic Strip là gì, khác truyện tranh như thế nào? Comic Strip được xuất hiện đầu tiên ở phương Tây, trên các tờ báo địa phương, bao gồm những hình minh hoạ được vẽ liên hoàn trong các khung chữ nhật đơn giản kèm thoại chú thích. Được sử dụng đầu tiên với mục đích châm biếm có tính kể chuyện và giới hạn về khung, song với đặc điểm ưu việt về truyền tải thông tin, comic strip được tập hợp lại để in thành sách truyện tranh. Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng comic strip chính là hình thức khởi nguyên của truyện tranh hiện nay. Comic Strip được ứng dụng thế nào trong truyền thông? Thời đại bùng nổ thông tin, comic strip một lần nữa quay lại rực rỡ và thể hiện ưu điểm tuyệt đối trong việc truyền đạt thông tin bằng cả hình ảnh và ngôn ngữ. Các fanpage truyện tranh như: Đầm Lầy, Bà Già Kêu Ca, Thỏ Bảy Màu,… trở thành một kênh giải trí, cập nhật thông tin yêu thích của giới trẻ. Chưa bao giờ, comic strip xuất hiện trên các trang mạng xã hội, quảng cáo, sách với tần suất dày đặc như hiện nay, điều đó một lần nữa khẳng định kỉ nguyên vàng của hình thức truyện tranh comic strip. Học vẽ comic strip ở đâu? Comic Strip có mối quan hệ gần gũi với truyện tranh, chính vì vậy, học vẽ comic strip chính là học vẽ và phân khung truyện tranh phù hợp với việc đăng tải trên các thiết bị và phương tiện truyền thông hiện nay. Với kinh nghiệm hơn 5 năm đào tạo lĩnh vực truyện tranh ngắn hạn và chuyên nghiệp, Comic Media Academy giới thiệu đến các bạn khoá học comic strip ngắn hạn trong vòng 12 buổi. Là lớp học vẽ truyện tranh buổi tối, khoá comic strip phù hợp với những bạn làm việc trong lĩnh vực truyền thông, bạn yêu thích vẽ truyện tranh, và cả những bạn bận rộn nhưng yêu thích hình thức truyện tranh thú vị này. THÔNG TIN KHÓA HỌC COMIC STRIP Thời lượng: 12 buổi, 3 buổi/tuần (2-4-6 hoặc 3-5-7) Thời gian học: 18:30 – 21:00 Địa điểm: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Nhận đăng ký và khai giảng thường xuyên

Bạn đam mê việc vẽ vời hội hoạ nhưng vẫn còn quá nhiều rào cản và luôn băn khoăn trong việc theo đuổi đam mê? Bạn theo dõi nhiều hoạ sĩ trên mạng xã hội; thậm chí đã từng xem rất nhiều video hướng dẫn vẽ digital trên YouTube; có bạn lại đầu tư cả bảng vẽ riêng cho mình để tha hồ vẽ. Vậy tại sao phải tốn nhiều thời gian tìm hiểu mà lại không chính thức theo đuổi Digital Painting ngay hôm nay? Cùng Comic Media Academy Việt Nam khám phá 4 lý do theo học Digital Painting là quyết định sáng suốt nhé. Digital Painting tiện lợi kinh tế hơn vẽ tranh truyền thống Một sự thật ai cũng phải công nhận là các phương tiện nghệ thuật truyền thống tốn rất nhiều tiền khi phải đầu tư vào những bộ cọ, các loại sơn, giá vẽ và cả giấy vẽ. Chưa kể, hầu hết các vật liệu này đều phải được tái cung cấp sau khi hoàn thành mỗi bức tranh. Còn đối với vẽ tranh kỹ thuật số, Digital Painting, những thứ bạn cần bao gồm ‘bộ sậu’: máy tính, bảng vẽ chuyên dụng và bút cảm ứng, một phần mềm có bản quyền như Adobe Photoshop với giá thấp nhất là $9.99/tháng. Đặc biệt là bạn luôn có thể tái sử dụng những dụng cụ này qua nhiều năm chứ hoàn toàn không hề tính theo đơn vị từng bức tranh. Nếu muốn dấn thân vào lĩnh vực hội hoạ nhưng lại bị hạn chế về ngân sách thì Digital Painting chính là lựa chọn kinh tế cho bạn khi chỉ đầu tư tất cả một lần duy nhất từ ban đầu nhé. Tranh kỹ thuật số dễ chia sẻ và khám phá hơn tranh truyền thống Đưa tác phẩm của bạn đến công chúng không chỉ quan trọng vì nó giúp bạn tìm được khách hàng mà còn là một cách tuyệt vời để duy trì động lực. Và với việc chia sẻ trên các cộng đồng, bạn sẽ nhận được phản hồi và phê bình giúp bạn phát triển nhanh hơn với tư cách là một nghệ sĩ. Tranh kỹ thuật số cũng giúp bạn thao tác dễ dàng hơn trong công việc chia sẻ và lưu trữ khi không còn lo lắng về việc chụp ảnh trong studio hoặc tìm một máy quét khổ lớn để quét các bức tranh lớn. Mọi thứ trở nên đơn giản hơn khi chỉ lưu lại khi bức tranh đã hoàn thành và tải nó lên và cũng không sợ có những thay đổi về màu sắc và chi tiết trong quá trình này. Digital Painting dễ di động và ít lộn xộn Nếu đã vẽ qua tranh truyền thống, bạn có thể đã làm hỏng sàn nhà hoặc chiếc áo yêu thích của mình do vô tình dính một chút sơn màu lên đó. Ngay cả khi bạn đã cẩn thận đủ để tránh những điều này, bạn vẫn không thể phủ nhận rằng đôi khi bạn ước mình có thể bỏ qua phần mà bạn phải dọn dẹp đống lộn xộn mà bạn đã tạo ra sau mỗi dự án. Nếu bạn luôn yêu thích nghệ thuật nhưng ghét sự lộn xộn mà bạn phải dọn dẹp sau mỗi dự án – thì vẽ tranh trên máy là hoạt động tốt nhất dành cho bạn. Vẽ tranh trên máy không yêu cầu bạn dán nhiều lớp báo cũ lên sàn nhà. Các công cụ vẽ tranh kỹ thuật số rất gọn gàng và không lộn xộn, bạn thậm chí không cần thiết lập một studio riêng biệt. Sử dụng bảng vẽ chuyên dụng và máy tính, bạn có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời ở bất cứ đâu. Digital Painting mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn Vẽ tranh truyền thống tuy rất thú vị và đi kèm với nhiều danh tiếng, nhưng nó có thể rất khó kiếm sống. Mặt khác, vẽ tranh kỹ thuật số cung cấp nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Bạn có thể bắt đầu kiếm tiền bằng cách làm các dự án tự do, dần ổn định và xây dựng danh tiếng của mình bằng cách làm việc cho khách hàng trên khắp thế giới. Hầu hết khách hàng thích cộng tác với các hoạ sĩ vẽ tranh kỹ thuật số hơn các hoạ sĩ truyền thống họ làm việc nhanh hơn và sẵn sàng chỉnh sửa tác phẩm của họ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ‘rẽ hướng’ sang lĩnh vực phim và trò chơi bằng cách trở thành hoạ sĩ ý tưởng, concept artist. Nhìn chung, vẽ tranh kỹ thuật số Digital Painting tiện lợi và hiện đại nhưng cũng không dễ dàng và có nhiều thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu bạn được trang bị các công cụ và kiến thức phù hợp. Tại Comic Media Academy Việt Nam, học viên khoá Digital Painting được đào tạo các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao và có thể hành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, học viện còn trang bị bảng vẽ chuyên dụng hiện đại nhất tạo điều kiện cho các bạn làm quen với công nghệ và không phải trang bị gì thêm khi tham gia lớp học và có các khung giờ linh hoạt cho nhiều đối tượng. >> Xem thêm:  Digital Painting: Khái niệm và những gì bạn cần biết >> Xem thêm: Địa điểm học Digital Painting chuyên sâu từ A-Z

CHỦ ĐỀ THÁNG 11: Cyberpunk Cyberpunk là thể loại khoa học viễn tưởng phổ biến từ năm 1980. Vẽ cyberpunk  không phải là chuyện dễ, nhưng tại sao không tận dụng cơ hội này để thử sức? Thử hình dung diện mạo cyberpunk, vẽ nó ra, và tham gia! Chúng tôi nóng lòng chờ đợi chiêm ngưỡng tác phẩm dự thi của bạn. Giải thưởng  – Giải xuất sắc: 50.000 yên Nhật  – Chiến thắng bình chọn: 10.000 yên Nhật Tham gia trong 3 bước đơn giản  1/ Vẽ tranh minh họa  2/ Đánh dấu chọn vào ô cạnh banner  3/ Nộp bài cho ART street Thể lệ chi tiết cuộc thi  – Thời gian: Từ 2/11/2020 (thứ hai) đến 4/1/2021 (thứ hai) 5 giờ chiều giờ Nhật Bản.  – Bài dự thi theo định dạng: JPG, PNG, PSD, MDP (kích thước dưới 30 MB).  – Không quy định kích thước, nhưng phải tối thiểu 300 DPI.  – Không chấp nhận bài dự thi chứa nội dung khiêu dâm, hoặc có thể gây ảnh hưởng đến người khác. Bất kỳ bài dự thi nào vi phạm quy định này sẽ bị khóa hoặc treo tài khoản.  – Nghiêm cấm những miêu tả vi phạm bản quyền của bên thứ ba.  – Không chấp nhận bài dự thi đã đoạt giải trong các cuộc thi khác.  – Không chấp nhận tác phẩm phụ.  – Không ăn cắp hoặc sao chép bài dự thi những cuộc thi khác.  – Không chấp nhận bài dự thi chứa nội dung bạo lực hoặc phản cảm. Xin vui lòng giữ dữ liệu gốc trong thời gian từ lúc bắt đầu đăng ký dự thi đến khi công bố kết quả. Tác phẩm dự thi sẽ được đăng miễn phí, không bồi thường trên website do MediBang quản lý, mạng xã hội, catalog,… cho mục đích như quảng bá cuộc thi, quảng cáo, thông báo kết quả,… Sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi, bạn sẽ nhận thông báo từ info-contests@medibang.com đến địa chỉ email đã đăng ký trong tài khoản MediBang. Tác phẩm sẽ bị loại nếu bạn không hồi âm đúng hạn. Xin vui lòng kiểm tra email và xác lập email. Bạn có thể kiểm tra địa chỉ email đã đăng ký: Tại đây Điều này không có nghĩa mọi người sẽ nhận email từ info-contests@medibang.com sau thời gian đăng ký dự thi. Chúng tôi sẽ không giải đáp thắc mắc trên info-contests@medibang.com Cuộc thi dành cho mọi đối tượng tham gia, bất kể là chuyên nghiệp hay chỉ vẽ cho vui. Không giới hạn số lần đăng ký. Thí sinh được phép nộp nhiều bài dự thi. Chỉ chấp nhận tác phẩm chính mà thí sinh giữ quyền phân phối miễn phí và tác phẩm chưa phát hành. Không chấp nhận ăn cắp hoặc sao chép tác phẩm đã tham gia các cuộc thi khác ngoài ART street. Bạn có thể nộp tác phẩm trước đây đã đăng trên mạng xã hội. Trong thời gian dự thi, bạn cũng có thể đăng tác phẩm trên mạng xã hội. Đăng ký dự thi từ trang này  1/ Đăng nhập ART street.  2/ Nhấp “Enter” ở cuối trang.  3/ Nhấp “Enter” khi thấy banner cuộc thi này.  4/ Chọn tác phẩm, upload nó, rồi nhấn “Submit & Publish” Sử dụng tác phẩm đã nộp cho ART street  1/ Chọn “illustrations” từ “Your submissions”  2/ Chọn tác phẩm và nhấn “Details”  3/ Nhấn “Edit”  4/ Thêm banner “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk” từ “Apply for a Contest”  5/ Sau khi xem xong lưu ý, nhấn “Enter”, rồi nhấp “Save & Publish” Tham gia cuộc thi từ MediBang Paint  * Android + Chọn “Enter the contest” bên dưới “Submit Work” + Tìm “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk,” rồi nhấp “Enter”  + Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Enter”  * iPhone  + Chọn “Contest” bên dưới “Submit Work”  + Tìm “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk,” rồi nhấp “Enter” + Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Enter Contest”  * Mac/Windows + Chọn “Apply for the Contest” bên dưới “Submit Work” + Tìm “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Cyberpunk,” rồi nhấp “Apply” + Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Apply” Trao giải Giải thưởng hiện kim sẽ được chuyển vào tài khoản Medibang bạn đã đăng ký. Để nhận giải thưởng, bạn cần đăng ký tài khoản PayPal hoặc thông tin tài khoản ngân hàng (Người đoạt giải chịu phí chuyển tiền) Giải thưởng  – Giải xuất sắc (tối đa 3 người): 50.000 yên Nhật  – Chiến thắng bình chọn (tối đa 5 người): 10.000 yên Nhật Lưu ý: Bằng cách tham gia cuộc thi này, bạn đồng ý tuân thủ thể lệ cuộc thi. Ngoài ra, xin lưu ý sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thị, bạn không thể chỉnh sửa hoặc xóa bài dự thi.  >>> Bài viết gốc: Tại đây

Sau 3 tháng học và thực hành 100% tại phòng máy cùng bảng vẽ điện tử của Comic Media Academy – CMA với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các bạn học viên lớp Digital painting chuyên đề Thiết kế nhân vật (Character design) đã có buổi bế giảng giới thiệu các tác phẩm siêu ngầu. > Tìm hiểu thêm về khóa Character Design (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy

Đa dạng về nội dung, ngộ nghĩnh và đáng yêu trong cách sáng tạo câu chuyện của riêng mình là những gì các học viên của lớp Vẽ Manga/Comic (level Cơ Bản) – Khóa 49 mang lại trong ngày bế giảng tổng kết cuối khóa diễn ra vào ngày 22/11 vừa qua. Dù còn nhỏ tuổi, tuy nhiên, với khả năng sáng tạo, lối suy nghĩ độc đáo bên cạnh đam mê vẽ vời các bạn nhỏ đã chứng tỏ ở bất kì độ tuổi nào đều cũng có thể sáng tác nên các trang truyện tranh thú vị, màu sắc cho riêng mình. >> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Manga/Comic thiếu nhi: Tại đây Comic Media Academy

Được thực hiện bởi bạn Hoàng Vân Ly (học viên lớp Character Design – Khóa 04). Sau 36 buổi học, Vân Ly đã sáng tạo được bộ sản phẩm Đồ Án cuối khóa siêu “ngầu” bao gồm: 2 nhân vật nam – 1 nhân vật nữ với nhiều chi tiết độc đáo từ phong cách, trang phục đến tính cách của từng nhân vật. Một điểm thú vị phải kể đến nữa đó là bên cạnh việc dùng nhân vật trong bộ phim nổi tiếng “The Greatest Showman”, Vân Ly còn lấy idea từ chính bản thân mình và thêm thắt các chi tiết thú vị để tạo ra bộ nhân vật của riêng mình.  >> Thông tin về khóa học Digital Painting – Chuyên đề CHARACTER DESIGN (Thiết kế nhân vật): Tại đây Comic Media Academy    

Digital Painting 4 là môn học kết hợp và thực hành kỹ năng từ môn Digital Painting 1,2,3 và các môn như Concept art, Composition, Social research, với mục tiêu giúp học viên nâng cao khả năng hoàn thiện tác phẩm từ tổng thể đến chi tiết. Đây là môn học nằm trong chương trình của Hệ chuyên nghiệp, đào tạo Họa sĩ kể chuyện của CMA. Các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện sẽ phải thiết kế nhân vật, concept tác phẩm, hoàn thiện 3 bức tranh minh họa nội dung trong 12 buổi học thực thành trên máy tính và bảng vẽ điện tử. Quả là một thử thách về deadline dành cho các bạn học viên năm cuối. Nhưng đừng quá lo lắng, vì các thầy cô sẽ hỗ trợ các bạn hết mình trong suốt quá trình học. Môn này các bạn sẽ được hướng dẫn bởi thầy Thanh Lâm, sửa bài hay cần góp ý chỉ cần có thể nhắn nhẹ với thầy, hầy sẽ hỗ trợ siêu nhiệt tình. Là một Giảng viên trẻ tốt nghiệp từ trường ĐH Mỹ thuật Tp.HCM, cùng với kinh nghiệm tham gia rất nhiều dự án về digital, thầy Thanh Lâm sẽ giúp các bạn học viên nâng cao kỹ năng vẽ digital trong môn này. Comic Media Academy

Bản thân tôi là một hoạ sĩ đã được trải nghiệm cả hai phương thức sáng tạo bao gồm: vẽ truyền thống và vẽ kỹ thuật số, tuy nhiên để đưa ra quyết định rằng hình thức nào tốt hơn thì quả thật  không dễ dàng. Digital Art (vẽ kỹ thuật số) kể từ khi ra đời đến nay đã có rất nhiều bước tiến và cải thiện đáng kể khiến nó ngày càng trở thành đối thủ nặng ký nhất đối với các hình thức sáng tạo truyền thống. Thế nhưng, như mọi phương tiện khác, vẽ kỹ thuật số cũng có những ưu và nhược điểm mà bạn cần  lưu ý trước khi thực sự lựa chọn hình thức sáng tạo phù hợp  cho mình.  * Ưu điểm:  1/ Thời gian sáng tạo sẽ được rút ngắn một cách đáng kể. Ví dụ khi bạn muốn vẽ một bức tranh màu nước, bạn sẽ cần rất nhiều công cụ như: giấy vẽ, nước, màu, các loại cọ, khăn giấy,… Thế nên, để vẽ một bức tranh màu nước, cần trải qua rất nhiều bước chuẩn bị và khó khăn hơn hết chính là duy trì chất lượng của họa cụ và sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, vẽ kỹ thuật số sẽ giúp bạn loại bỏ đi những lo âu như màu của bạn sẽ không còn giữ được màu sắc ban đầu sau nhiều lần nhúng qua nước, hay  việc lỡ tay làm rơi cọ lên bức tranh đang vẽ. Mọi thứ bạn cần đã được cài đặt sẵn trong các phần mềm và bạn chỉ cần thích nghi với việc “dán mắt” vào màn hình máy tính mà thôi. Thêm vào đó, vẽ kỹ thuật số, giúp bạn chỉnh sửa trực tiếp tác phẩm của mình trên màn hình máy tính trước khi đem đi xuất bản.  2/ Vẽ bằng kỹ thuật số mang đến khả năng chỉnh sửa tốt hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống. Chẳng hạn, khi bạn vô tình có một nét vẽ không ưng ý, bạn chỉ cần bấm tổ hợp phím Ctrl + Z hoặc nhấn nút Undo, là bạn đã có thể  vẽ lại.  Nghệ thuật truyền thống thì lại không hề đơn giản như thế, mọi đường nét bạn vẽ lên giấy, vải hay gỗ, ít nhiều vẫn sẽ bám lại trên bề mặt ấy mà không biến mất hoàn toàn. Nói cách khác, không có nhiều chỗ dành cho những sai lầm khi vẽ theo cách truyền thống.  3/ Vẽ bằng kỹ thuật số còn giúp bạn sao chép vô tận các sản phẩm của mình với độ chính xác cực cao. Có thể nói, đây là một công cụ đắc lực của ngành công nghiệp xuất bản, khi mọi bản sao đều trông giống nhau từng li từng tí mà không hề bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.  4/ Cuối cùng, hình thức vẽ bằng kỹ thuật số mang đến những tiềm năng vô tận cho người làm sáng tạo. Ngày nay, các phần mềm hỗ trợ đã mang đến những “kho tàng” công cụ, mà bạn có thể sẽ chẳng bao giờ khám phá hết những chức năng mà chúng mang đến. Tóm gọn lại, nghệ thuật sáng tạo bằng kỹ thuật số có thể tạo ra những thứ mà nghệ thuật truyền thống sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức, hoặc thậm chí là không bao giờ có thể làm được.  * Nhược điểm:  1/ Trớ trêu thay, một trong những ưu điểm của vẽ kỹ thuật số lại chính là nhược điểm của hình thức sáng tạo này, đó  là khả năng sao chép vô số bản sao với độ chính xác tuyệt đối. Nhiều người cho rằng, các tác phẩm được thực hiện bằng kỹ thuật số có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, theo cách giống hệt nhau, khiến họ có cảm giác rằng chúng không phải là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, vì không có một bản gốc nào, thứ mà họ có thể chạm vào và cảm nhận. Việc in ra  nhiều bản sao cũng không đem lại cảm giác như một tác phẩm được vẽ bằng tay. Và trên hết, điều này cũng có nghĩa  việc “đánh cắp” chất xám của người khác và vi phạm những nguyên tắc của luật bản quyền cũng dễ dàng xảy hơn.  2/ Khả năng dễ dàng tẩy xoá và chỉnh sửa của vẽ kỹ thuật số cũng bị xem là  một nhược điểm vì nó đòi hỏi ít kỹ năng sáng tạo nghệ thuật hơn. Trong đa số các tình huống thì điều này là không đúng, vì những  họa sĩ  kỹ thuật số (Digital Artist) cũng cần phải thành thạo những kỹ năng vẽ truyền thống và cảm nhận nghệ thuật để có thể sáng tạo, nhưng đáng buồn thay, luận điểm trên đôi khi là đúng vì những sản phẩm của những họa sĩ truyền thống rõ ràng đòi hỏi nhiều thời gian, kỹ năng và công sức hơn rất nhiều.  3/ Việc có thể sáng tác trong thời gian ngắn cũng là một nhược điểm của vẽ kỹ thuật số, vì nó đã tước đi những cảm giác “kì diệu” và chân thực khi làm việc trên một bức tranh hoặc một bức vẽ bằng tay. Khi vẽ bằng hình thức truyền thống, bạn đang thực sự tạo ra một thứ gì đó hữu hình, thực tế với những thiếu sót. Quá trình tạo ra một sản phẩm mới chính là lúc điều thần kì xảy ra, khiến tác phẩm có hồn. Sự “không hoàn hảo” là thứ khiến những tác phẩm nghệ thuật truyền thống quyến rũ và đáng giá.  4/ Vẽ kỹ thuật số mang lại những tiềm năng vô tận, nhưng một người họa sĩ vẫn cần có  trí tưởng tượng và đầu óc sáng tạo mới có thể sử dụng được những

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thầy và trò CMA đã có một chương trình kỷ niệm thật ấm cúng và vui vẻ. Một ngày không có deadline hay áp lực. Một ngày chỉ có những niềm vui, những nụ cười, sự tri ân được CMA và các bạn gửi đến các thầy cô bằng các tiết mục văn nghệ, các trò chơi và các món quà ý nghĩa. Tri ân các thầy cô giáo đã cùng CMA tạo nên các khóa học chất lượng, là nơi chắp cánh cho đam mê của các bạn trẻ. Chúc các thầy cô luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, kiên tâm với công việc và luôn tìm thấy niềm vui trong sự nghiệp giáo dục. Album đầy đủ hình ảnh sự kiện “Tri ân thầy cô 20/11” tại CMA: Xem tại đây Comic Media Academy

Mến gửi Quý phụ huynh, Quý thầy cô, các bạn học viên và bạn đồng hành thân mến, Để duy trì thông tin và thuận tiện liên lạc cho mọi người trong thời gian Fanpage chính Comic Media Academy Việt Nam đang được khắc phục một số vấn đề kỹ thuật, từ ngày 11/11/2020, Viện Truyện tranh Hoạt hình Việt Nam sẽ sử dụng fanpage mới có tên Comic Media Academy VN (Link: www.facebook.com/cmavn). Fanpage này sẽ được sử dụng cho đến khi có thông báo mới về sự hoạt động trở lại của fanpage cũ. Rất mong Quý phụ huynh, Quý thầy cô và các bạn tiếp tục đồng hành ủng hộ Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam bằng cách LIKE và SHARE fanpage mới Comic Media Academy VN (Link:www.facebook.com/cmavn) để theo dõi các thông tin, hình ảnh và cập nhật các khóa học mới nhất của Viện. Trân trọng cảm ơn. —————————– VIỆN TRUYỆN TRANH HOẠT HÌNH VIỆT NAM – COMIC MEDIA ACADEMY Cơ sở 1: 147 Pasteur, P.6, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh Cơ sở 2: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q.Phú Nhuận. Tp. Hồ Chí Minh Hotline: 0902738806 – (028)3820.9066 Website: https://cmavn.org/ Email: daotao@cmavn.org

Tại buổi Open Talk do Comic Media Academy (CMA) tổ chức vào ngày 9/11, đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ đã có những chia sẻ và trao đổi rất thân tình với các bạn tham dự về bí kíp để sáng tạo nên một câu chuyện “chạm” được đến cảm xúc của khán giả, để khán giả đồng cảm và tin tưởng vào hành trình của nhân vật. Anh đã gợi mở cho các bạn những phương cách rất thực tế và cơ bản để quá trình sáng tạo của các bạn “chạm” đến khán giả tốt hơn. Bên cạnh đó, là những bí kíp để giữ được cảm xúc với câu chuyện của mình sau một quá trình dài thực hiện. “Đừng chạy theo thị hiếu của khán giả mà chính chúng ta hãy góp phần tạo ra thị hiếu”, bằng cách tạo ra các sản phẩm thật tốt, thật chỉn chu và “Hãy tin ở hoa hồng”, luôn giữ niềm tin vào những điều tích cực trong công việc sáng tạo của mình bạn nhé. Cám ơn anh Marcus Mạnh Cường Vũ và các bạn đã đến tham gia Open Talk của CMA tạo nên một không gian trao đổi ấm cúng. Đây là buổi học mở của khóa Biên kịch cơ bản tại CMA qua hình thức thảo luận, đối thoại với các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất trong ngành để chia sẻ về các vấn đề làm nghề. Chương trình dành cho các bạn học viên đã và đang theo học các lớp Biên kịch tại CMA và các bạn yêu thích nghề biên kịch. Comic Media Academy

Tại buổi họp trực tuyến ACE FAIR 2020 – ANIMATION CARTOON FAIR do KOTRA tổ chức, các thầy cô của CMA và các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Hoạt hình, sáng tạo đã có những trao đổi rất cởi mở về nhu cầu nguồn nhân lực, yêu cầu tuyển dụng cũng như các phần mềm Hoạt hình tại các công ty. Các doanh nghiệp Busan Creative Animation Arimore, Boxface Lab và Vooz (công ty sáng tạo ra series phim PUCCA) cho biết họ đánh giá cao năng lực hơn giá trị bằng cấp, bên cạnh đó, khả năng tự học và tự nghiên cứu của ứng viên là một ưu điểm rất lớn. Nếu làm việc trong lĩnh vực diễn hoạt, các bạn cần sử dụng tốt các phần mềm chuyên dụng, đặc biệt phần mềm Toon boom Harmony. Toon boom là phần mềm diễn hoạt phổ biến, được sử dụng tại rất nhiều studio trên thế giới và được CMA mua bản quyền để đào tạo trong chương trình Họa sĩ kể chuyện. Hoạt động giao thương tiếp xúc với doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn được CMA quan tâm để mở rộng cơ hội hợp tác, cơ hội việc làm cho các bạn học viên và cập nhật cho chương trình đào tạo. Với tôn chỉ đào tạo đề cao tính ứng dụng, chương trình học tại CMA luôn được làm mời để bám sát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và khách hàng. Đây là hoạt động thường niên được KOTRA (Văn phòng Thương Vụ xúc tiến thương mại của Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh) tổ chức để các doanh nghiệp Hàn Quốc tìm kiếm đối tác tại Việt Nam. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên năm nay sự kiện được tổ chức bằng hình thức hình thức giao lưu trực tuyến (online meeting) thay vì triển lãm offline như mọi năm. Comic Media Academy

Tác phẩm truyện tranh Hoạ Luận Học Truyện Tranh do Nguyễn Quang Bảo, học viên  Họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh khóa 06 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Hoạ Luận Học Truyện Tranh do bạn Quang Bảo, học viên khóa 06 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 75 trang truyện (không tính phần phụ lục) Bản concept Nhân vật, Beatboard và thumbnail Quy Trình Lên Tranh Truyện (Preview 5 Trang) Bản Hoàn Chỉnh (Một số trang của tác phẩm …) Còn tiếp copyright © Nguyễn Quang Bảo >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Họa sỹ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp: TẠI ĐÂY

Để chuẩn bị cho số báo đặc biệt vào dịp Tết Tân Sửu 2021, với mong muốn mang lại một sản phẩm ấn tượng trong bối cảnh bình thường mới, một món ăn tinh thần ý nghĩa trong dịp tết cổ truyền, ban biên tập báo Tuổi Trẻ quyết định tổ chức một “sân chơi” dành cho bạn đọc, đó là cuộc thi thiết kế bìa giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân năm Tân Sửu 2021.  * Link bài viết gốc: Tại đây  * Nguồn: tuoitre.vn

Một khóa học đặc biệt với nhiều cái “nhất” của Comic Media Academy – CMA. Được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhiều nhất: xem phim, đọc kịch bản, đi phim trường, dự lễ giỗ Tổ nghiệp. Đặc biệt, đây cũng là lớp tốt nghiệp với nhiều thể loại kịch bản nhất: phim ngắn, series truyền hình đến phim điện ảnh. Sự nhiệt tình và hào hứng của các bạn trong mỗi giờ học, mỗi hoạt động đã mang đến một một khóa học đầy kỷ niệm và đáng nhớ với tất cả các học viên và Giảng viên. Cám ơn các bạn đã đồng hành cùng khóa học Biên kịch cơ bản tại CMA. Hẹn gặp lại các bạn trong các khóa học biên kịch nâng cao và các hoạt động khác của CMA. Cùng CMA, biến ước mơ biên kịch đang nung nấu trong bạn thành hiện thực. Comic Media Academy

Thật hoàn hảo nếu bạn có thể thưởng thức những bộ anime kinh dị để gia tăng không khí cho đêm hội Halloween phải không nhỉ? Sau đây là 4 tác phẩm anime kinh dị ít người biết đến nhưng chắc chắn sẽ khiến bạn phải sởn gai ốc! Yếu tố kinh dị và anime quả thực là một cặp bài trùng. Anime chính là phương tiện để hiện thực hoá mọi thứ, từ những tên sát nhân khát máu cho đến những cơn ác mộng làm xoay chuyển bản chất của thực tại. Ngoài sự thành công rực rỡ của chuỗi phim đình đám Higurashi, còn có rất nhiều tác phẩm kinh dị khác mà khán giả ít biết đến. Không chần chừ thêm nữa, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 bộ anime kinh dị “độc lạ” sẽ khiến đêm Halloween năm nay của bạn trở nên cực kì ma quái. MONONOKE Khác với tác phẩm Công chúa Mononoke huyền thoại của đạo diễn trứ danh Hayao Miyazaki, Mononoke được sản xuất bởi Toei Animation và phát sóng vào năm 2007. Là chuỗi phim spinoff của bộ anime Ayakashi: Samurai Horror Tales được phát sóng vào năm 2006. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải xem Ayakashi để có thể thưởng thức Mononoke. Cốt truyện theo chân một nhân vật vô danh, kẻ được biết đến với cái tên the Medicine Seller (Dược Phu) trên hành trình săn lùng Mononoke, những linh hồn hắc ám tồn tại từ việc hấp thụ những cảm xúc tiêu cực của con người. Tuy nhiên, hành trình của the Medicine Seller không đơn giản chỉ là “tìm và tiêu diệt”. Trước khi có thể thực hiện nghi lễ trừ tà, the Medicine Seller phải biết được 3 điều về mỗi Mononoke : hình dáng, sự thật và động cơ tồn tại của chúng là gì. Sau khi nắm được những kiến thức đó, the Medicine Seller có thể sử dụng thanh kiếm của anh để tiêu diệt những linh hồn hắm ám đấy. The Medicine Seller sẽ phải đối mặt với tất cả 5 hồn ma khác nhau trong suốt hành dài 12 tập phim của anh, với mỗi cuộc chạm trán kéo dài từ hai đến ba tập. Vào thời điểm mới được ra mắt, phim đã nhận được nhiều lời tán dương vì những kỹ xảo hoạt hình kỹ thuật số mà các nhà làm phim đã sử dụng. Với phong cách nghệ thuật lấy cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật cổ xưa của Nhật Bản, cộng với việc sử dụng màu sắc vô cùng khéo léo đã khiến trải nghiệm của khán giả trở nên cực kỳ mãn nhãn. Nhưng, chính những bản chất lạ kỳ và khác thường của những hồn ma mới chính là nét đặc trưng và độc đáo của bộ phim này. LE PORTRAIT DE PETIT COSSETTE Le Portrait De Petit Cossette là một serie phim OVA, theo chân một chàng sinh viên nghệ thuật trẻ tuổi tên Eiri Kurahashi. Khi đang làm việc tại một cửa hiệu bán đồ cổ, Eiri đã phát hiện ra hình ảnh của một thiếu nữ trên một chiếc ly thuỷ tinh. Điều kỳ lạ ở đây đó chính là, thiếu nữ ấy không phải là một hình vẽ được vẽ lên chiếc ly ấy. Cô dường như có thể cử động và đang sống ở bên trong chiếc ly thuỷ tinh ma quái. Bằng một cách nào đó, Eiri đã đem lòng yêu say đắm thiếu nữ kia, cho đến cuộc chạm trán vào một đêm định mệnh giữa bọn họ. Thiếu nữ ấy giới thiệu rằng tên của cô là Cossette, và cô đã bị sát hại vào thế kỷ thứ 18. Linh hồn của cô từ ấy đã bị mắc kẹt ở bên trong chiếc ly và cô sẽ chỉ được giải thoát khi một người đàn ông sẵn sàng chịu hình phạt mà đáng lẽ ra kẻ đã giết cô phải được nhận. Những gì xảy ra sau đó là một câu chuyện tối tăm, mang khuynh hướng “Goth” khi Cossette thao túng tâm trí của Eiri, sử dụng sự say mê của mình để lôi kéo anh ta vào vòng xoáy tự huỷ, mặc cho mọi nỗ lực giải thoát Eiri khỏi nanh vuốt của Cossette của những người xung quanh. Serie phim mang một bầu không khí vô cùng u ám, tăm tối và có phần đáng lo ngại cho một số bộ phận khán giả. Tập trung chủ yếu vào bản chất của nỗi ám ảnh, sự phục hận, tâm lý đau khổ và sự dễ dàng của việc đánh mất lý trí của bản thân. Ngoài ra,  nhạc nền của phim được sáng tác bởi nhạc sĩ Yuki Kajiura chính là yếu tố giúp phim đạt đến đỉnh điểm của nỗi ám ảnh. YAMISHIBAI : JAPANESE GHOST STORIES Tính tới thời điểm hiện tại, Yamishibai đã phát sóng được tổng cộng 7 mùa kể từ năm 2013. Phần hình ảnh của phim được thiết kế dựa trên phong cách kể chuyện kamishibai truyền thống – một loại hình biểu diễn đường phố, khi người kể chuyện kết hợp giữa lời kể làm phần âm thanh và sử dụng những tấm bảng minh hoạ bằng tay cho mặt hình ảnh để kể nên một câu chuyện hoàn chỉnh. Đa số các tập phim bắt đầu với khung cảnh một nhóm trẻ em tụ tập xung quanh một nghệ nhân kể chuyện kamishibai, đeo mặt nạ, và những cậu chuyện mà ông ta kể về những con quái vật và ma ám. Dù mỗi tập phim chỉ kéo dài vài phút, mỗi tập kể về một câu chuyện ma khác nhau, Yamishibai thường kể về những truyền thuyết đô thị Nhật Bản và những câu chuyện truyền thống. Với tất cả 7 mùa phim được chiếu trên các nền tảng phát sóng, Yamishibai là tựa phim kinh dị

Đồ án tốt nghiệp – tác phẩm Truyền Kỳ Mạn Lục do Nguyễn Lan Hương – Ngành Digital Painting khóa 07 Bìa tác phẩm sách minh họa Truyền Kỳ Mạn Lục  do bạn Lan Hương học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: sách minh họa Độ dài: 31 trang màu Preview tác phẩm copyright © Nguyễn Lan Hương

Tác phẩm truyện tranh Tôi và Tôi do Bùi Nghĩa Thuận, học viên ngành Đồ họa truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Tôi và Tôi do bạn Nghĩa Thuận học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 65 trang (Tính cả bìa truyên) Preview Truyện (13 Trang đầu) copyright © Bùi Nghĩa Thuận

Tác phẩm truyện tranh Hoa Lạc Thanh Xuân do Phạm Võ Hoàng Quý , học viên ngành Đồ họa truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh Hoa Lạc Thanh Xuân do bạn Hoàng Quý học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh trắng đen Độ dài: 56 trang (Tính cả bìa)  Preview Truyện (14 Trang đầu) copyright © Phạm Võ Hoàng Quý

Tác phẩm truyện tranh ‘Chồng’ Cô Hai Tân do Võ Thị Ngọc Giàu, học viên Họa sĩ kể chuyện ngành truyện tranh khóa 07 thực hiện Bìa tác phẩm truyện tranh ‘Chồng’ cô hai Tân do bạn Ngọc Giàu học viên khóa 07 thực hiện Thể loại: truyện tranh màu Độ dài: 66 trang (tính cả bìa)  copyright © Võ Thị Ngọc Giàu

Học vẽ Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting đâu chỉ có deadline và deadline rất nhiều. Tụi mình còn có cả những buổi sinh hoạt ngoại khóa vui vẻ nữa… Được ăn uống, Được tham gia các trò chơi siêu vui, Được làm quen cùng các bạn mới. Lại còn được thỏa sức vẽ vời hóa trang. Đúng là dẹp deadline đi mà quẩy! #CMA #truyệntranh #hoạthình #digitalpainting #comics #animation #halloween

Vào tối ngày 28/10 vừa qua, các học viên của lớp Biên Kịch Cơ Bản (Khóa 16) đã có buổi ngoại khóa tham quan phim trường CINEV STUDIO của đạo diễn Văn Công Viễn. Tại đây, các bạn đã có cơ hội được mục sở thị quá trình thực hiện phim “Cô nàng lấp lánh”, cùng nhau đọc kịch bản, cũng như có cơ hội nghe đạo diễn Văn Công Viễn chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề, sau đó còn được xem khủng long tại Công viên Khủng Long Terassic nữa chứ!!! Cùng nghía qua các hình ảnh dưới đây để xem buổi tham quan có gì thú vị nhé!

  Công thức giúp bạn sáng tạo có kỹ thuật. Rất dễ để bạn tìm thấy các công thức để làm nên một cấu trúc kịch bản đầy đủ các yếu tố và đúng mô-tip của những cốt truyện kinh điển. NHƯNG ĐÃ ĐỦ CHO MỘT KỊCH BẢN HAY?  Để làm nên sức sống cho kịch bản, để khán giả đồng cảm với câu chuyện mình kể, khóc cười với nhân vật, hay nói đơn giản là để “chạm” đến cảm xúc khán giả thì bạn sẽ cần thêm những điều gì trong quá trình sáng tạo của mình đây? OPEN TALK (Kỳ 1) của Comic media Academy (CMA) “NGƯỜI KỂ CHUYỆN “CHẠM” VÀO KHÁN GIẢ NHƯ THẾ NÀO” với phần chia sẻ của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ sẽ cùng bạn trao đổi vấn đề này.  *** Vài nét về Đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ:   – Chủ tịch và thành viên sáng lập tiệc phim YxineFF (2010-2014).  – Anh là người viết kịch bản và đạo diễn phim “Memento Mori”. Bộ phim đang trong quá trình thực hiện nằm trong dự án cộng đồng “Memento Mori” của tác giả Đặng Hoàng Giang và đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ, nhằm đưa thông điệp trân trọng sự sống đến với mọi người, dự kiến ra mắt khán giả vào năm 2021.  – Anh là gương mặt quen thuộc đã đồng hành với những nhà làm phim ngắn trẻ trong nước và quốc tế nhiều năm qua với vai trò Giám tuyển, Ban giám khảo tại nhiều chương trình và Liên hoan phim như chương trình S-Express của Đông Nam Á, SeaShort 2019 (Malaysia), Vidsee 2017 (Philipine), Asia Film Symposium 2016 (Singapore). >> Thời gian: 19:00 – 21:00 ngày 09 tháng 11 năm 2020 >> Địa điểm: Comic Media Academy Vietnam (164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP. HCM)  + OPEN TALK là buổi học mở của khóa Biên kịch tại CMA qua hình thức thảo luận, đối thoại với các đạo diễn, biên kịch, nhà sản xuất trong ngành để chia sẻ về các vấn đề làm nghề.  + Chương trình dành cho các bạn học viên đã và đang theo học các lớp Biên kịch tại CMA và các bạn yêu thích nghề biên kịch.  + Số lượng chỗ ngồi: 50 chỗ. >> Để tham gia, bạn vui lòng đăng ký: TẠI ĐÂY  BTC sẽ liên hệ để xác nhận phần đăng ký của bạn và đóng link khi đã đủ số lượng đăng ký. Mời bạn inbox cho CMA hoặc liên hệ hotline 0902.738.806 nếu cần hỗ trợ thông tin nhé.

Từ hôm nay, ta đi trên một hành trình mới Từ hôm nay ước mơ sẽ bay thật cao Chào đón các bạn tân học viên ngành Họa Sĩ Kể Chuyện Khóa 13 đến với Comic Media Academy – Viện Truyện Tranh & Phim Hoạt Hình (CMA) và chúc mừng các bạn Họa Sĩ Kể Chuyện ngành Hoạt hình-Truyện tranh-Digital painting Khóa 5 và 7 đã hoàn thành một chặng đường học tập. Chúc các bạn thật nhiều niềm vui và thành công trên con đường mới. >> Để xem full album hình ảnh: Click tại đây  

Kỳ Sáng tác Cá nhân – Họa sĩ Kể chuyện K11 – tháng 04/2020: Tác giả: học viên Lê Nguyễn Gia Hiền Khóa K11 – Chuyên ngành: Digital Painting Chủ đề: Lời Hứa Thời gian thực hiện: 04/2020   Lên Ý Tưởng  Bản Phác Thảo Bản Trắng Đen Bản Màu Bản Hoàn Chỉnh Comic Media Academy.

Tác phẩm do bạn Trần Trung Hiếu (học viên lớp Illustration – Khóa 03) thực hiện. Trong tác phẩm của mình Trung Hiếu dùng câu chuyện cổ tích đã quá đỗi thân thuộc “Tám Cám” để kể lại một câu chuyện của riêng mình với những khía cạnh hài hước, dí dỏm nhưng cũng đầy tính xã hội. Từ các diễn biến trong nguyên tác, Trung Hiếu đã khéo léo biến tấu để vạch ra những hành vi kém đẹp, “kém sang” của người dùng mạng xã hội hiện nay. Và để xem những hành động đó là gì, mời bạn cùng chiêm ngưỡng bộ tranh minh họa “Cổ tích MXH” – thành quả sau 3 tháng học khóa Illustration (Vẽ minh họa) của Trung Hiếu nhé!  * Tội thứ nhất: THAM LIVE “Thôi, ta live đây, con đừng buồn và khóc nữa… Chết thì lát ta share rồi khóc sau”  * Tội thứ nhì: PHÀM TƯƠNG TÁC “Bống bống bang bang… Lên ăn tim vàng like bạc nhà ta”  * Tội thứ ba: THAM LIKES “Chết rồi hồi sinh mấy hồi”  * Tội thứ tư: PHẪN CMN NỘ “Con chym thấy ghét”  * Tội thứ năm: SĨ DIỆN “Hạnh phúc là thứ chúng – ta – được – cho – thấy”  * Tội thứ sáu: CẢ TIN “Thị ơi thị rơi bị bà! Bà để bà bán chứ bán không ăn” >> Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Những hình ảnh trong buổi Báo cáo đồ án tốt nghiệp Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh-Digital painting của 8 bạn học viên K7. Suốt 8 tiếng làm việc, các bạn đã đưa Hội đồng Giảng viên và các bạn khán giả đi từ bất ngờ này sang bât ngờ khác với những tác phẩm có chất liệu sáng tác đặc sắc và cách thể hiện hình ảnh sinh động, đa dạng phong cách. Quan trọng hơn, là các bạn đã thể hiện được sự trưởng thành của mình thông qua bài đồ án. Không cần phải so sánh với bất cứ ai, chỉ cần bạn của hôm nay tiến bộ hơn bạn của ngày hôm qua đã là một thành công xứng đáng được ghi nhận. Chúc tác phẩm của các bạn sớm đến được với bạn đọc gần xa và được công chúng đón nhận nhiệt tình. Để chiêm ngưỡng trọn vẹn hình ảnh của buổi Báo cáo: Click tại đây

Sẽ có những ngày, bạn vẫn ngồi tại góc nhỏ của quán cà phê quen thuộc, nhưng không tài nào tìm được nguồn cảm hứng nào cả, không gì tạo cho bạn động lực để sáng tạo được. Quả thực, tìm được nguồn cảm hứng đôi lúc cảm giác còn khó khăn hơn việc chèo một chiếc xuồng nhỏ băng qua Đại Tây Dương. Cảm giác đơn độc cũng là một cảm giác mà đa số nghệ sĩ đều phải trải qua. Thực ra, tìm được nguồn cảm hứng để sáng tạo không hề khó, thức bạn cần chỉ là một chút động lực, một đòn bẩy đẩy bạn thẳng đến những ý tưởng mà bạn cần. Sau đây là 10 mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng để tìm ra những nguồn cảm hứng ấy: 1/ SÁNG TẠO MỖI NGÀY Nghe thì dễ đấy, nhưng phải làm sao khi tâm trạng bạn đang không tốt và cảm thấy chẳng có hứng thú để sáng tạo? Mẹo ở đây là bạn phải nhìn nhận những tình huống này theo một cách khác: Nếu bạn chủ động sắp xếp thời gian mỗi ngày để làm một thứ gì đó – bất cứ thứ gì mà bạn muốn – dần dần nó sẽ hình thành một thói quen. Chẳng hạn, bạn hãy thử dành 15 phút mỗi ngày, vẽ nguệch ngoạc bất cứ thứ gì lên một mảnh giấy thử xem. Sau một khoảng thời gian, thói quen này sẽ trở nên rất khó bỏ. Dần dần bạn sẽ mong chờ đến khoảng thời gian đã định sẵn trong thời gian biểu mỗi ngày bạn đã vạch ra để sáng tạo nghệ thuật, và từ đó bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn bạn tưởng đấy. Trong một bài viết nói về nghệ thuật cắt dán, Robyn McClendon đã nói về những lợi ích khi cô đã tự thử thách bản thân mình với việc đều đặn mỗi ngày phải tạo ra một sản phẩm cắt dán. Cô cho hay : “Dự án kéo dài 365 ngày này của tôi đã khiến tôi cảm thấy rất sũng mãn và hầu như không bao giờ tôi bị cạn kiệt ý tưởng. Mỗi ngày, mỗi trang giấy, tôi đều tìm thấy được những góc nhìn sáng tạo, và cho đến cuối năm thì tôi đã có cho mình 365 ý tưởng khác nhau, và từ đó đôi khi chúng lại giúp tôi nảy ra thêm ý tưởng đấy!” 2/ LẬP RA MỘT DANH SÁCH Không phải ai cũng là một người hay viết lách, nhưng những gì bạn đã ghi chép đôi khi có thể trở thành những chất xúc tác tuyệt vời để sáng tạo nghệ thuật đấy. Ngoài chất xúc tác, những danh sách mà bạn lập ra cũng có thể trở thành bàn đạp tuyệt vời để khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật. Nhà văn Dina Wakely chia sẻ rằng : ”Những danh sách có nhiều dấu gạch đầu dòng là một trong những thứ mà cô thích viết nhất.” Cô còn cho biết thêm, lập ra những danh sách là một điều rất dễ làm, không tạo áp lực như việc phải viết một đạon văn dài dòng và mang lại sự thoả mãn tức thời. Dưới đây là ý tưởng về những danh sách mà bạn có thể lập, được trình bày khéo léo bằng cách gạch đầu dòng, là những gợi ý sáng tạo tuyệt vời :  – Những điều làm tôi hạnh phúc trong ngày  – Những điều xảy ra trong ngày mà tôi biết ơn  – Những thứ ngẫu nhiên xảy ra trong ngày  – Những điều tôi đã làm đủ trong ngày  – Những khoảng lặng trong ngày 3/ HÃY VỨT BỎ NHỮNG THỨ KHÔNG CẦN THIẾT Sẽ thật kì quặc khi yêu cầu một người nghệ sĩ phải vứt bỏ một vật tư, công cụ và vật liệu mà họ dùng để sáng tạo. Nhưng cách bố trí không gian làm việc là một phần rất lớn trong cách bạn hoạt động là một nghệ sĩ. Một studio bừa bãi sẽ không thể nào thu được những bản nhạc hay. Nghệ sĩ Julie Fei-Fan Balzer đã nêu trong bài viết của cô rằng: ”Hãy dọn dẹp thường xuyên. Đúng vật, chúng ta là những nghệ sĩ hoạt động đa nền tảng, và đúng vậy, dường như chúng ta có thể dùng bất cứ thứ gì để tạo nên nghệ thuật, nhưng để không gian làm việc là một studio chuyên nghiệp chứ không phải là một kho chứa đồ, không gian đó chỉ nên chứa những thứ bạn thực sự cần đến. Nếu không thể chịu nổi cảm giác phải vứt bỏ một thứ gì, hãy nghĩ đến cách tặng nó cho một ai đó bạn tin tưởng. Hoặc, bạn cũng có thể đóng hộp những thứ ấy và cất chúng ở đâu đó không phải là nơi làm việc của bạn. Ghi rõ thời gian mà bạn quyết định cất chúng đi trên bìa của hộp, nếu bạn không sốt sắng đi tìm những thứ ấy trong một thời gian dài, hãy vứt chúng đi.” 4/ ĐỪNG SỢ PHẠM SAI LẦM Thông thường, những điều cản trở một người nghệ sĩ tìm ra nguồn cảm hứng chính là nỗi sợ phạm phải những sai lầm – kể cả những lỗi nhỏ nhặt nhất. Điều này hoàn toàn đúng, khi chúng ta không ai muốn phả huỷ những thứ mà ta đã gây dựng nên. Ta không muốn đặt cược vào những gì mang lại hiểu quả thấp. Nhưng, nghệ sĩ Seth Apter nói rằng, nỗ lực vượt qua nỗi sợ hãi còn giúp bạn cảm thấy tràn đầy cảm hứng hơn trước. Ông đã viết trong bài báo của mình rằng : ”Trí sáng tạo sẽ bị kìm hãm nếu một người nghệ sĩ tiếp cận với một phong cách nghệ thuật với tâm lý sợ hãi khi mắc sai lầm. Những tiềm

Slam Dunk và Kuruko no Basket là hai tựa phim anime vô cùng nổi tiếng khi nói đến anime thể thao nói chung và anime bóng rổ nói riêng. Đều là những bộ anime đỉnh cao và thành công vang dội vào thời kì phát hành của mỗi phim, thế nên việc khán giả đem cả hai tác phẩm ra so sánh là điều không tránh khỏi. Cả Slam Dunk và Kuroko no Basuket đều kể về hành trình khốc liệt của những đội tuyển bóng rổ trung học kém cỏi cùng nhau vượt qua những gian nan tưởng chừng như bất khả thi để có thể chạm đếm giấc mơ của họ. Bộ anime nào vượt trội hơn từ trước đến nay vẫn là một chủ đề tranh cãi sôi nổi giữa cộng đồng người hâm mộ. Hãy cùng điểm qua những đặc điểm giống nhau và khác biệt của cả hai tựa phim đình đám này nhé! “TÍNH BÓNG RỔ”  Thoạt nhìn qua, hẳn ai cũng nghỉ rằng cả hai tựa phim đều kể về bóng rổ và những trận đấu nảy lửa. Tuy nhiên, cách cốt truyện được xây dựng và dẫn dắt xoay quanh bộ môn này lại chính là điểm khác biệt lớn nhất của cả hai tựa phim. Với Slam Dunk, tình yêu nồng cháy dành cho bóng rổ trong từng thước phim là điều không thể bàn cãi. Từ cách trình bày chân thực về từng khía cạnh của bóng rổ, những chi tiết lịch sử thú vị, đến những giải đáp về luật lệ của bộ môn thể thao này đều được Tiến sĩ T – phiên bản anime của tác giả Inoue Takehiko – khiến Slam Dunk không chỉ là một bộ anime giải trí, mà còn là một bức thư tình gửi đến cho bóng rổ. Đối nghịch với Slam Dunk, Tadatoshi Fujimaki dường như chỉ muốn “mượn” bóng rổ để kể về câu chuyện của anh về mâu thuẫn và tình bạn. Trong Kuroko no Basket, có những tuyển thủ sở hữu những kỹ năng “siêu nhiên”, không thể nào diễn ra được trong những tình huống bóng rổ thực tế. Thế nhưng, những cuộc chạm trán giữa các tuyển thủ sở hữu những kỹ năng như vậy lại là những giây phút đỉnh cao của Kuroko no Basket. Đó cũng là yếu tố giúp thúc đẩy được cốt truyện và xứng đáng với sự kỳ vọng của khán giả. Chính vì yếu tố phi thường của một số tuyển thủ nên đã nảy sinh những ý kiến trái chiều, cho rằng Kuroko no Basket vẫn sẽ thành công tốt đẹp nếu chủ đề là về bất kỳ một môn thể thao đồng đội nào khác, không nhất thiết phải là bóng rổ. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Đây có vẻ là một phép so sánh khá khập khiễng, vì đây là hai tác phẩm của hai thời đại khác nhau. Đậm chất là một bộ manga và anime của thập niên 90, phong cách nghệ thuật của Slam Dunk thiên về sự chi tiết trong biểu cảm khuôn mặt của các nhân vật, sự nhấn mạnh các chi tiết bằng kỹ thuật đánh bóng và sự góc cạnh trong hình dạng của các vật thể và nhân vật. Mặt khác, Kuroko no Basket là một tác phẩm được phát sóng gần đây, thừa hưởng những yếu tố của anime thời hiện đại, thế nên biểu cảm khuôn mặt của các nhân vật lại ít chi tiết hơn, với những đường nét được vẽ mượt mà và đơn giản hơn. Thêm vào đó, sự can thiệp của công nghệ CGI cũng giúp bộ anime thực hiện được những pha đi bóng không tưởng và những kỹ thuật siêu phàm của một số cầu thủ. CHỦ ĐỀ Cả hai tựa phim đều kể được những câu chuyện tuyệt vời về bóng rổ và khai thác được nhiều chủ đề từ bộ môn thể thao này. Slam Dunk chủ yếu xoay quanh những chủ đề có phần “đen tối” hơn, chẳng hạn như những lần bại trận, sự chuộc lỗi và tham vọng. Kuroko no Basket lại nhắm đến những chủ đề tươi sáng và lạc quan hơn, như sức mạnh tình bạn và ý chí chiến đấu không chịu bỏ cuộc. Một chủ đề đáng chú ý mà cả hai bộ phim đều có chung là tầm quan trọng của sự chăm chỉ và sự cống hiến đến từ mỗi cá nhân. Trong Slam Dunk, hẳn ta đã quá quen thuộc với gã tóc đỏ Sakuragi Hanamichi, một “newbie” thực thụ trong bóng rổ. Sở hữu thể trạng cực tốt nhưng lại vô cùng nóng nảy à thiếu trách nhiệm khiến Hanamichi dường như chỉ là một người “có cũng được, không có cũng chẳng sao” hơn là một thành viên có ích cho đội tuyển. Chính những dèm pha ấy đã giúp anh có được ý chí quyết tâm và khao khát được cống hiến cho đội tuyển, và đã lao đầu vào luyện tập không ngừng nghỉ – có lúc anh đã đặt mục tiêu cho bản thân phải thực hiện được 20000 cú bật nhảy trong vòng 1 tuần. Và đến khi câu chuyện của Slam Dunk đi đến hồi kết, gã tóc đỏ cứng đầu đã chứng tỏ được bản thân và trở thành một phần không thể thiếu trong đội hình thi đấu của đội Shohoku. Trong Kuroko no Basket, nhân vật chính Kuroko Tetsuya lại nhiều lần được cho là người sở hữu kỹ năng yếu nhất trong số những tuyển thủ sở hữu kỹ năng vượt trội nổi tiếng. Anh thường xuyên gục ngã trong những buổi tập và không có đủ thể lực để thi đấu một trận bóng trọn vẹn. Tuy nhiên, cũng vì nỗ lực luyện tập không ngưng nghỉ, vượt qua khóa huấn luyện “địa ngục”, Kuroko đã lọt vào mắt xanh của đội trưởng Seijuro Akashi, người mà sau

Khi nhắc đến việc thưởng thức một bộ phim anime, hẳn khán giả sẽ luôn mong chờ đến một trải nghiệm đầy thư giãn. Những câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, những nhân vật vô tư được vẽ bắt mắt và những phân cảnh đầy hài hước,… Thế nhưng, tại sao vẫn chứa đựng đầy đủ những yếu tố kể trên, trải nghiệm xem Mộ đom đóm lại đau đớn đến như vậy? Câu chuyện của Mộ đom đóm được lấy bối cảnh vào cuối thời Thế Chiến thứ 2 tại nước Nhật, kể về hành trình sinh tồn của hai đứa trẻ mồ côi là Seita và cô em gái Setsuko, sau sự ra đi của người mẹ trong một cuộc oanh tạc của quân Mỹ xuống thành phố Kobe. Phim đơn giản là một câu chuyện sinh tồn, phơi bày những hiện thực tàn khốc của chiến tranh dưới góc nhìn của những đứa trẻ. Đây là một tác phẩm lên án những sự thật nghiệt ngã của chiến tranh, với lối kể chuyện vô cùng bi đát. Vậy, lối kể chuyện của phim ra sao mà đã khiến hàng triệu khán giả phải vỡ oà đến thế? Đầu tiên, hãy nói về phân cảnh mở đầu của phim. Ngày 21 tháng 9 năm 1945 … đó là ngày mà tôi đã chết. Đó chính là lời thoại đầu tiên của phim. Ta có thể thấy một Seita gầy trơ xương, đang nằm hấp hối trên sàn của ga tàu lửa Sannomiya, cùng với linh hồn của cậu. Không lâu sau đó, cô em gái của cậu cũng xuất hiện, và ta cũng không khó đoán được số phận của hai đứa trẻ này ngay từ những phút đầu tiên của phim: rằng chúng sẽ chết. Theo đánh giá của một nhà phê bình trên Rotten Tomatoes, đây là một phần mở đầu vô cùng thành công và mạnh mẽ bởi những gì nó tiết lộ, khiến toàn bộ cốt truyện dù ra sao thì số phận của hai nhân vật chính cũng đã được an bài. Chính vì một khởi đầu quá nặng nề và táo bạo, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của khán giả, rằng qua từng giây từng phút, từng phân cảnh trôi qua dù vui tươi hay đau buồn, thì cái chết của hai đứa trẻ này lại càng cận kề hơn. Tiếp theo, chính những khoảnh khắc tươi cười, những niềm hạnh phúc nhỏ bé do đạo diễn Takahata Isao lồng ghép tinh tế vào lại chính là nhân tố khiến trải nghiệm xem tác phẩm này của ông lại đau buồn đến vậy. Có thể kể đến như khoảnh khắc Seita và Setsuko nô đùa trong chiếc bồn tắm bé tẹo,  hay lúc mà hai đứa trẻ hồn nhiên trú mưa dưới một chiếc ô rách nát nhưng vẫn ngân lên những giai điệu hạnh phúc, và những màn đêm u tối bị xua tan bởi ánh sáng của những chú đom đóm. Tất cả những giây phút tươi đẹp ấy, cùng với tiếng cười hồn nhiên của cô bé Setsuko lại càng khiến khán giả chạnh lòng hơn. Khán giả trong khi xem qua những phân cảnh kể trên thì đồng thời lại phải ghi nhớ một sự thật rằng đây là một bộ phim lấy đề tài chiến tranh, rằng mẹ của hai đứa trẻ này đã chết, và sớm muộn gì thì Seita và Setsuko cũng sẽ chịu chung số phận. Có thể nói ông Takahata Isao là một đạo diễn vô cùng thông minh những cũng rất tàn nhẫn, khi đã tra tấn cảm xúc của khán giả như vậy. Nỗi buồn ẩn chứa trong Mộ đom đóm là vô cùng chân thật và bằng một cách nào đó, chắc hẳn hầu hết khán giả sau khi thưởng thức tác phẩm này xong cũng khó có thể tìm được những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảm xúc của họ. Bộ phim đã để lại cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khó tả mà hầu hết những lời phê bình và bình luận trên các diễn đàn cũng không thể lột tả hoàn toàn nỗi buồn của phim. Nhà phê bình nổi tiếng Roger Ebert đã nhận xét về Mộ đom đóm rằng : ”Đây là một trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ đến mức bạn phải suy nghĩ lại về khái niệm hoạt hình.”  Thông điệp và cảm xúc mà phim đã truyền tải chắc hẳn cũng đã vượt xa nhận thức chung của khán gỉa về phim hoạt hình. Như đã nêu trên, đây là một tác phẩn lên án những tội ác của chiến tranh thông qua góc nhìn của những đứa trẻ. Với một chủ đề không mới nhưng lại sở hữu lối kể chuyện độc nhất vô nhị, những giá trị mà Mộ đom đóm mang lại chắc chắn còn đáng giá hơn một số phim truyền hình đầy drama dành cho người lớn khác. Một tác phẩm xuất sắc!  * Nguồn: medium.com  * Người dịch: Khôi Nguyên

Tác phẩm do bạn Lê Thị Minh Đăng (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Đồ vật cũng biết tái sinh! Nhiều thứ bị vứt bỏ tưởng như không còn sử dụng được nữa nhưng lại có thể trở nên rực rỡ dưới bàn tay của người khác trong một hình dạng mới, một chức năng mới. Hãy cùng nhau phân loại rác để góp phần bảo vệ môi trường và giúp đến được với những người thực sự cần chúng! Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do bạn Lê Hoàng Mỹ Linh (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. “Lần gần nhất?” là câu hỏi quen thuộc khi chúng ta làm mất một thứ gì đó. Vậy thì lần gần nhất chúng ta vô tư vô lo để chơi đùa cùng bạn bè là khi nào? Tác phẩm lấy ý tưởng từ những trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ được thể hiện qua hình ảnh của những nhân vật hoạt hình quen thuộc để tạo cảm giác thân thiện, dễ dàng chạm đến cảm xúc của người xem hơn. Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, không quá chói nhưng tươi tắn để người xem có thể cảm nhận được không khí vui vẻ khi các nhân vật đang chơi đùa cùng với nhau. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây  

Tác phẩm do bạn Lê Linh Chi (học viên lớp Illustration Khóa 02) thực hiện. Với chủ đề “Sống lại những cảm xúc tuổi thơ”, Linh Chi đã thổi vào tác phẩm Đồ Án của mình những tình cảm ấm áp khi tái hiện những kí ức, những khoảnh khắc trân quý bên gia đình, bạn bè. Thầy Tô Bảo Ân (trưởng ngành Digital Painting tại Comic Media Academy) nhận xét về tranh của bạn: “Dường như không còn để tâm đến những điểm còn thiếu sót trong kỹ thuật nữa vì cảm xúc và biểu cảm của từng nhân vật trong tranh quá thu hút”. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề ILLUSTRATION (VẼ MINH HỌA): Tại đây

Tác phẩm do học viên Phạm Thanh Phương (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Bối cảnh của bộ Đồ Án được diễn ra tại một vương quốc nọ, nơi có hai cô công chúa. Người chị tên là Noelle và người em tên là Freya. Noelle rất thích bám lấy em gái mình, Freya dù hay tỏ vẻ khó chịu nhưng thật ra trong lòng rất thương yêu chị gái. Nhưng thật không may, vào một ngày Noelle đang đi dạo thì vấp chân ngã xuống sông, chết đi. Nguyên nhân cái chết được xác định là do khung váy quá to nên cô không thể thoát thân dẫn đến chết đuối. Freya nghe được tin thì rơi vào trạng thái suy sụp,một tháng sau cơn mưa sao băng xuất hiện.Thứ duy nhất mà Freya mong ước là nếu có kiếp sau, cô mong hai chị em sẽ gặp lại nhau. Quay lại với Noelle, dường như với cô đó chỉ như là một giấc ngủ trưa. Cô chính thức xuyên không vào thế giới hiện đại, nơi có những ánh đèn lấp lánh, những thứ lướt qua cô nhanh đên mức cô phải giật mình vì kinh ngạc. Không biết nơi này là nơi nào, cô lang thang bước đi thì đụng trúng một cô gái tóc xanh ngắn, ngoại trừ việc cô ta có hình xăm, thì gần như mọi thứ đều giống 100% với em gái của mình. Freya ở thời hiện đại hoàn toàn quên hết kí ức về tiền kiếp của mình. Ở đây, Freya là một bartender nghiệp dư, đi làm thêm quần quật chỉ để nuôi sống bản thân cùng đam mê của mình. Vì thấy Noelle dáng thương, nên Freya chấp nhận đưa cô về nhà mình và cho Freya ở nhờ. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Lâm Thị Thu Thảo (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. “Thôi thì lỡ rồi. Lỡ sinh. Lỡ quên… Người ta gọi nó luôn là con Lỡ” Câu chuyện kể về nhân vật Lỡ. Lỡ sinh ra trong hoàn cảnh không mong muốn, bởi mẹ nó luôn trong đợi một đứa con trai. Chính vì vậy khi sinh ra nó đã mang một khuôn mặt đau khổ, đôi mắt lúc nào cũng có sự u buồn. Khi còn nhỏ Lỡ còn chịu thêm một trận sốt co giật dẫn đến bị tật ở 2 chân. Lỡ có người bạn thân chính là con búp bê cũng bị cụt tay và chân, nó luôn mong muốn con búp bê của nó sẽ sinh con, sinh ra một con búp bê lành lặn, xinh đẹp và được mọi người yêu thương, được mặc những chiếc váy đẹp thay cho búp bê mẹ. Và đó cũng là ước mơ của nó, ước mơ được mặc những chiếc váy đẹp, được quan tâm yêu thương. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây  

Tác phẩm do học viên Nguyễn Lệ Bảo Thu (lớp Character Design Khóa 03) thực hiện. Rap Việt có Bigcityboi thì tại Comic Media Academy (CMA) có Bigcity Chicks – các nhân vật đình đám trong thế giới siêu gà trong bộ Đồ Án của bạn Nguyễn Lệ Bảo Thu. Bên cạnh việc áp dụng các kiến thức về tạo hình đã được học tại lớp, Bảo Thu còn cho thấy sự tinh tế trong quan sát và khả năng sáng tạo của mình trong việc tìm kiếm ý tưởng. Tìm hiểu thêm về khóa học Digital Painting cấp tốc – chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Kỳ Sáng tác Cá nhân – Họa sĩ kể chuyện K11 – tháng 04/2020:  Tác giả: học viên Đoàn Ngọc Thạch Khóa K11 – Chuyên ngành: Digital Painting Chủ đề: Đời sống giữa mùa Covid – 19 Thời gian thực hiện: 04/2020 Phác Thảo Phác Thảo Trắng Đen Bảng Hoàn Chỉnh Comic Media Academy.

Với nội dung ký họa và painting, các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện Khóa 10 & 11 đã có 2 tuần làm việc rất tập trung dưới sự hướng dẫn của cô Hồ An và thầy Đức Huy. Study tour là một trong những hoạt động đặc sắc tại Comic Media Academy (CMA) giúp học viên phát triển kỹ năng quan sát, ký họa, bố cục, đặc biệt là kỹ năng dùng màu để ứng dụng cho các tác phẩm sáng tác. Cùng xem buổi báo cáo Study tour hôm nay (13/10) có gì thú vị, hay ho nhé!

Buổi worskhop vui vẻ sáng thứ 7 (10/10) với sự tham gia rất nhiệt tình của các bạn trẻ. Rất nhiều nhân vật thú vị đã được ra đời từ sự sáng tạo của các bạn. Bên cạnh được trải nghiệm sáng tạo nhân vật bằng đất sét dưới sự hướng dẫn của họa sĩ-giảng viên Trang Đức Huy, các bạn tham gia còn được tìm hiểu về chương trình đào tạo, các môn học đặc sắc của CMA nữa. Cám ơn các bạn đã dành thời gian đến tham gia cùng CMA, hẹn gặp bạn tại các sự kiện tiếp theo của CMA nhé! Để xem đầy đủ hình ảnh của buổi Workshop “Sáng tạo nhân vật bằng đất sét”: Tại đây

Nắng mưa là chuyện của trời Vẽ vời thực tế là chuyện của thầy trò CMA Study tour của team Truyện Tranh và Digital Painting với sự hướng dẫn của thầy Trang Đức Huy cũng rộn ràng và lăn xả hết mình cho một kỳ thực tế chất lượng đây. “Sài Gòn có gì đâu mà vẽ!” Bạn có từng nghĩ như vậy không? Đôi khi chúng ta quên mất sự hấp dẫn của những điều quen thuộc, thì kỳ thực tế này đã giúp các học viên tìm thấy rất nhiều góc nhìn mới về thành phố mình, và bất cứ nơi đâu mà các bạn đặt chân đến. Mỗi địa điểm đều là một mỏ tài nguyên chờ được khai thác. Cùng mong chờ buổi báo cáo kỳ thực tế của các bạn học viên vào tuần này nhé!

Digital painting là quá trình vẽ tranh trên bảng vẽ điện tử hoặc máy tính bản và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số bằng máy tính. Các nhà thiết kế và hoạ sĩ có thể sử dụng các phần mềm vẽ tranh được mô phỏng và có chức năng gần như là giống hệt với các dụng cụ của vẽ tranh truyền thống. Rất nhiều nghệ sĩ đã chuyển hướng hoàn toàn qua digital painting vì nó yêu cần ít chi phí hơn về lâu dài, vì vẽ tranh truyền thống đòi hỏi người hoạ sĩ phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua được các dụng cụ cần thiết. Thêm vào đó, digital painting là rất cần thiết trong các lĩnh vực hoạt hình, minh họa và các loại hình nghệ thuật 2D khác. Hơn nữa, việc tiếp cận digital painting vào thời buổi ngày nay là vô cùng dễ dàng, vì hằng ngày công nghệ máy tính càng phát triển và được tối ưu hoá tốt hơn cho lĩnh vực này. Máy tính có thể xử lý các nét vẽ nhanh và chính xác hơn rất nhiều. Những công nghệ tiên tiến này cho phép bạn có thể vẽ bằng cách vẽ nhiều layer (tầng lớp) kỹ thuật số khác nhau, chồng chúng lên để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Điều này không hề dễ dàng nếu sử dụng những dụng cụ vẽ tranh truyền thống. Các layer cho bạn sự linh hoạt trong quá trình chỉnh sửa sản phẩm của bạn, vì bạn có thể dễ dàng xoá những layer chưa ưng ý đi và thiết kế lại làm sao cho đạt chuẩn. Cốt lõi của digital painting rất đơn giản : vẫn là vẽ tranh, nhưng bằng kỹ thuật số. Nhiều nghệ sĩ tập trung vào mảng minh họa và phát triển kỹ năng hội hoạ của riêng họ. Số khác làm việc trong ngành công nghiệp giải trí lại tập trung vào những sản phẩm khác như các concept hay những dự án chuyên về hoạt hình. Digital painting không có khái niệm về việc vẽ đúng hay sai. Mọi thứ từ truyện tranh mà bạn đọc trên mạng, thiết kế nhân vật hư cấu hay thậm chí là những bản vẽ đơn giản vui nhộn, tất cả đều có thể vẽ bằng kỹ thuật digital painting nếu người vẽ có bộ kỹ năng phù hợp. Nếu đã có thời gian trau dồi kỹ năng hội hoạ của mình thì bạn chỉ cần duy nhất 2 thứ để có thể bắt đầu học digital painting :  – Một bảng vẽ điện tử hoặc máy tính bảng  – Phần mềm vẽ tranh Một chiếc máy tính bảng/bảng vẽ điện tử chuyên dụng dành cho digital painting là dụng cụ vẽ tranh DUY NHẤT mà bạn cần. Kết hợp với bút stylus, kết nối chúng với máy tính của bạn, từ đó bạn có thể thoả sức vẽ trên bề mặt của máy tính bảng/bảng vẽ điện tử và những nét vẽ ấy sẽ được hiển thị trên màn hình máy tính với độ trễ dường như là không có. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất những chiếc máy tính bảng/bảng vẽ điện tử, mang lại rất nhiều sự lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng. Các phần mềm hỗ trợ chuyên dùng cho digital painting cũng rất đa dạng, có yêu cầu trả phí hoặc hoàn toàn miễn phí. Adobe Photoshop chính là phần mềm thông dụng và nổi tiếng nhất, nhưng Krita cũng là một lựa chọn không tồi, cung cấp vừa đủ các tính năng nhưng lại hoàn toàn miễn phí. Một khi đã có những yếu tố kể trên, bạn đã sẵn sàng bắt đầu con đường digital painting của mình rồi đấy! Tuy nhiên, có một số kiến thức mà người hoạ sĩ phải lĩnh hội để có thể nắm rõ về digital painting. Đừng quá lo lắng, vì kể cả những hoạ sĩ truyền thống gạo cội có trên 10 năm kinh nghiệm cũng phải dành ra một vài tuần để làm quen và thành thạo các phần mềm và trang thiết bị kỹ thuật số trước khi tạo ra được những tác phẩm hoàn chỉnh được. Quá trình học hỏi này có thể là trở ngại lớn nhất của một người hoạ sĩ nếu quyết định chuyển sang digital painting thay vì lối vẽ tranh truyền thống. Truyện tranh kỹ thuật số cũng đang dần thay thế truyện tranh được in ấn truyền thống, khi ngày càng có nhiều trang web được thành lập để phục vụ độc giả online hơn, và số sách truyện được in thì ngày càng lại ít hơn. Vì vậy, digital painting chính là tương lai của ngành công nghiệp giải trí nói chung và sáng tạo nghệ thuật nói riêng. Đó là chưa kể đến việc một người ở tuổi vị thành niên, nếu có cơ hội được tiếp cận với digital painting tại trường lớp cũng có thể phát triển nên sự nghiệp cho riêng mình và hoạt động trong các ngành công nghiệp giải trí hoặc thiết kế video game. Digital painting có thể mang đến nhiều hướng đi khác nhau cho mỗi dự án nghệ thuật. Có hoạ sĩ sử dụng nhiều layer và cũng có hoạ sĩ chỉ sử dụng một layer duy nhất. Có hoạ sĩ thích sử dụng vô vàn loại cọ và có hoạ sĩ chỉ sử dụng một số cọ mà họ tin dùng. Digital painting còn mang đến một số “lối đi tắt”, giúp người hoạ sĩ có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình sáng tạo. Ví dụ : hoạ sĩ digital painting có thể khoanh vùng một vị trí bất kì trên bản vẽ của họ, chẳng hạn như một bộ phận cơ thể con người hoặc động vật (bất cứ thứ gì). Sau đó, người

Attack On Titan, một câu chuyện đầy ảm đạm đã gây rất nhiều sóng gió trong những năm gần đây đã sắp đi đến hồi kết. Isayama Hajime, tác giả của tác phẩm đình đám này, đang sáng tác những chương cuối cùng của bộ manga, đồng thời mùa cuối cùng của bộ anime cũng dự kiến được công chiếu vào cuối năm nay. Cuộc chiến của Quân đoàn Trinh sát xem ra vẫn còn rất dài và đẫm máu, và một điều chắc chắn rằng dù cái kết có ra sao, chắc chắn nó sẽ không phải là một cái kết có hậu. Dựa trên những dự đoán của cộng đồng fan hâm mộ, sau đây là 5 giả thiết có khả năng xảy ra nhất về cách mà câu chuyện về Titan và Quân đoàn Trinh sát sẽ kết thúc. EREN JAGER SẼ CHẾT Eren Jager, từ lâu trong mắt của khán giả đã là nhân vật chính của Attack On Titan, tuy nhiên dựa trên diễn biến mới nhất của bộ manga, điều đó đã không còn đúng, khi anh đã sa ngã sau khi đoạt được sức mạnh của Titan Thủy tổ. Sau khi du hành thời gian trở về quá khứ cùng với người anh trai Zeke, Eren đã trở thành cá thể có sức mạnh kinh khủng nhất trên toàn thế giới, và thề rằng anh sẽ tiêu diệt bất cứ ai và bất cứ thứ gì không mang trong mình dòng máu Eldia. Dù Mikasa và Armin đã tìm rất nhiều cách để cứu người bạn quan trọng nhất của họ, nhưng dường như cách duy để có thể ngăn cản Eren, chính là phải giết anh ấy. Việc giết đi Eren sẽ đem câu chuyện này lên một đỉnh cao hoàn toàn mới, vì cốt truyện của Attack On Titan từ trước đến nay đều xoay quanh anh và những thành viên trong gia đình của anh. Nếu không bị Quân đoàn Trinh sát giết chết thì vòng đời của Eren vẫn còn rất ngắn ngủi, chính xác là anh chỉ còn 4 năm để sống, vì cha anh đã truyền lại sức mạnh biến thành Titan cho anh. Dù đã được biết đến là một trong những bộ anime đen tối nhất, nhưng chắc hẳn khán giả vẫn chưa sẵn sàng cho sự ra đi của Eren Jager nếu dự đoán trên là đúng sự thật. ELDIA VÀ MARLEY SẼ SÁP NHẬP THÀNH MỘT QUỐC GIA Sự thành lập của Quân đoàn Trinh sát mới đã chứng tỏ rằng, bất kể điều gì cũng có thể xảy ra trong câu chuyện của Attack On Titan. Thậm chí, những thành viên như Armin, Mikasa, Jean, nay phải kề vai sát cánh cùng Reiner, Annie và Titan Ngựa để ngăn chặn kế hoạch diệt chủng của Eren. Dựa trên sự đoàn kết này, rất có thể rằng những hậu duệ của Eldia và công dân Marley, có thể thống nhất và thành lập một Quốc gia hoàn toàn mới. Có thể, chỉ là có thể thôi, Isayama Hajime sẽ làm điều không tưởng và mang đến một cái kết có hậu. CÁC TITAN SẼ BIẾN MẤT Sức mạnh Titan là một khả năng độc nhất vô nhị, và để đoạt được sức mạnh đấy, hẳn người sở hữu cũng biết rõ về cái giá rất đắt mà họ phải trả. Những cái tên như Titan Tiến công, Titan Hình nữ, Titan Khổng lồ và Titan Thiết giáp đều có một tuổi thọ hạn chế như nhau, vì bản thân sức mạnh này gây rất nhiều tổn hại sức khoẻ cho người sử dụng nó. Nếu giả sử, tất cả những người nắm giữ sức mạnh Titan quyết định không truyền lại sức mạnh của họ cho thế hệ sau, chấp nhận cái chết hiển nhiên, và toàn bộ những Titan vô giác khác sẽ bị tiêu diệt hoặc biến mất thì điều đó sẽ vô cùng thú vị nếu hai dân tộc Marley và Eldia quyết định thoả hiệp và đưa Titan đi vào dĩ vãng. TẤT CẢ MỌI NGƯỜI SẼ CHẾT Nếu Isayama Hajime muốn đưa câu chuyện theo hướng đi xấu nhất, rất có thể tất cả mọi người của Quân đoàn Trinh sát, người Marley, người Eldia, tất cả những người đang sống trong thế giới của Attack On Titan và thậm chí kể cả Eren cũng sẽ chết vì kế hoạch diệt chủng của hắn. Cuộc chiến giữa Eldia và Marley đã kéo dài quá lâu, đã có quá nhiều người phải bỏ mạng, và có thể cách duy nhất để cuộc chiến đẫm máu này dừng lại, đó chính là không một ai có thể sống sót để tiếp tục chiến đấu cả. EREN CHẤP NHẬN TRỞ THÀNH KẺ ÁC ĐỂ ĐOÀN KẾT HAI DÂN TỘC Có thể Eren đang có một nước đi tương tự như diễn biến của bộ truyện tranh huyền thoại của nhà DC Comics, khi anh tự biến mình thành một kẻ bạo chúa để hai dân tộc Eldia và Marley có thể tìm được tiếng nói chung, kề vai sát cánh và cùng chiến đấu cho một lá cờ. Điều này rất dễ hiểu và hoàn toàn có thể xảy ra, khi trong lúc anh du hành về quá khứ, anh không chỉ chứng kiến cuộc đời của cha anh mà còn cả cuộc đời kinh hoàng của Titan Thuỷ tổ Ymir, và anh không muốn thế giới phải tiếp diễn như thế, anh cần hai dân tộc đoàn kết với nhau.  * Nguồn: comicbook.com  * Người dịch: Khôi Nguyên  

Ipad pro đã định nghĩa lại khái niệm không gian làm việc của các illustrator, mang lại một trải nghiệm làm việc hoàn toàn mới cho họ.  Tuy nhiên, bảng vẽ điện tử với những tính năng giúp tối ưu hóa việc vẽ vẫn là một sự lựa chọn rất đáng cân nhắc. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây truóc khi quyết định mua bảng vẽ điện tử hay Apple Ipad : 1/ Bạn có muốn một phiên bản Photoshop hay Adobe Illustration có đầy đủ chức năng như phiên bản PC hay không? Nếu có, thì bảng vẽ điện tử sẽ phù hợp cho bạn hơn. 2/ Việc có thể vẽ ở bất cứ nơi đâu quan trọng đến mức nào đối với bạn? Nếu thực sự quan trọng và là ưu tiên hàng đầu của bạn, một chiếc Ipad Pro mỏng nhẹ không thể nào phù hợp hơn rồi nhỉ? 3/ Bạn có thích trải nghiệm nhiều ứng dụng di động mới? Nếu có, bạn sẽ có rất nhiều niềm vui khi mày mò với kho ứng dụng hội hoạ dành riêng cho Ipad đấy. Nhưng việc tìm hiểu những công nghệ tiên tiến có phần khó khăn với bạn, thì bảng vẽ điện tử chắc chắn sẽ phù hợp với bạn hơn 4/ Khi chọn mua những thiết bị như thế này, kích thước cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, và bạn nên chọn kích thước mà bạn cảm thấy thoải mái khi vẽ nhất. Tốt nhất bạn nên có những trải nghiệm thực tế và chọn ra kích cỡ phù hợp với bạn. Thật đấy, khi đi chọn mua Ipad để vẽ, bạn nên có những trải nghiệm thực tế để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Các địa điểm bán Ipad tại Việt Nam đôi khi cũng đã cài đặt sẵn một số ứng dụng vẽ để bạn trải nghiệm thử đấy. NHỮNG ỨNG DỤNG VẼ TRÊN IPAD ƯA THÍCH CỦA TÔI Đây là một số ứng dụng mà tôi cho rằng bạn có thể sẽ thấy hữu ích trên hành trình digital painting.  – Adobe Fresco  – Adobe Illustrator Draw  – Adobe Photoshop Sketch  – Kyle’s Brush  – Adobe Capture  – Astropad Hãy thử dùng đến những ứng dụng trên để xem chúng có hữu ích cho bạn không nhé. (Nguồn: Anya Kuvarzina, illustrator gốc Nga, hiện sinh sống và làm việc tại Anh Quốc)  * Nguồn bài viết: Medium.com  * Người dịch: Khôi Nguyên         

Lớp Vẽ Manga/Comic cơ bản (Khóa 48) dành cho các bé độ tuổi từ 8 – 14 đã có khép lại với buổi tổng kết bế giảng vào ngày 4/10 vừa qua. Sau 22 buổi với các học phần thú vị, bổ ích các bé đã tự sáng tác những nhân vật đáng yêu, độc đáo cùng tác phẩm truyện tranh 4 khung cho riêng mình. Cùng xem bài cuối khóa của lớp Vẽ Manga/Comic cơ bản (Khóa 48) đáng yêu thế nào, nội dung ngộ nghĩnh ra sao nhé! Tìm hiểu thêm về khóa Vẽ Manga/Comic: Tại đây    

Chuyến Study tour đầu tiên của các học viên Họa sĩ kể chuyện – ngành Digital Painting Khóa 10 và Khóa 11 đã chính thức khởi hành tại 2 thành phố Đà Lạt và Sài Gòn. Đây là kỳ thực tế có Giảng viên hướng dẫn giúp các bạn nâng cao kỹ năng quan sát, ký họa và tích lũy thêm kiến thức, là tiền đề cho các kỳ thực tế sau này của học viên. Trong buổi làm việc đầu tiên team Đà Lạt của cô Hồ An đã có cuộc hội ngộ với một nhân vật quen thuộc vô cùng dễ thương của CMA nè! Bạn có nhận ra người ấy là ai không? Đà Lạt sương mù, Sài Gòn nhộn nhịp Ký họa phong cảnh và nghiên cứu animation Hóng hình team Sài Gòn và cùng chờ đợi những điều mới mẻ và hấp dẫn của kỳ Study tour này cùng CMA bạn nha!

Trải nghiệm Thiết kế nhân vật với phần thực hành sáng tạo bằng đất sét qua sự hướng dẫn của Họa sĩ-Giảng viên Trang Đức Huy: Bạn sẽ được hướng dẫn quy trình và trực tiếp sáng tạo và tạo hình nên nhân vật của mình bằng đất sét chuyên dụng.  – Đây là 1 trong những môn học thú vị chỉ có trong chương trình đào tạo Họa sĩ kể chuyện của CMA, và sẽ được giới thiệu đến các bạn qua workshop vào thứ 7 tuần này (10/10/2020).  – Bên cạnh đó, là cơ hội tìm hiểu tất tần tật về chương trình đào tạo Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting với các môn học đặc sắc được đào tạo DUY NHẤT tại CMA.   * Đặc biệt: MIỄN PHÍ tham gia cho 25 bạn đăng ký sớm nhất và sẽ đóng ngay khi đủ số lượng. >>> NHANH TAY ĐĂNG KÝ NGAY: Click vào đây  >>> Inbox cho CMA hoặc liên hệ hotline 0902.738.806 nếu cần hỗ trợ thông tin bạn nhé!

Một nét mới của Study Tour năm nay. Trong khi các học viên ngành Truyện tranh và Digital painting đi thực tế với nội dung sketching và painting phong cảnh, thì các bạn học viên Hoạt hình đi thực tế với nội dung riêng mang tính chuyên ngành, giúp các bạn hiểu rõ cơ chế hoạt động của các đối tượng để diễn hoạt tốt hơn. Tại CMA chương trình đào tạo và các hoạt động học tập thường xuyên được cập nhật để học viên phát triển tốt nhất kỹ năng của mình. Với nội dung Sketching khảo sát animation để phát triển diễn hoạt, #TeamHH cùng thầy Đặng Kim Chi đã đi thực tế đến nhiều địa điểm trong thành phố để quan sát, sketching và thực hiện những đoạn diễn hoạt ngắn. Sau mỗi buổi làm việc, các bạn sẽ được thầy sửa bài trực tiếp để rút kinh nghiệm cho buổi thực tế sau. Cùng chờ đợi buổi báo cáo của #teamHH vào tuần sau bạn nhé!

Tác phẩm do học viên Đặng Hữu Đạt (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Lấy ý tưởng về sự biến mất đột ngột của Jack the Ripper (hay còn gọi là Jack đồ tể) sau khi thực hiện 5 vụ án giết người. Khi chạy trốn khỏi sự truy bắt của cảnh sát hắn đã chạy xuống hầm ngục bỏ hoang và rơi vào một ‘Dị điểm’ khiến thời gian bị đảo ngược đưa Jack trở về ngày 29/4/1429 – cũng là ngày Jeanne D’arc (sau này là 1 trong 9 vị thánh bảo trợ của nước Pháp) đến Orleans để tham gia hội đồng quân sự và bị từ chối  gia nhập vì cô là phụ nữ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Jack và Jeanne là khi cả hai chạm mặt nhau trong con hẻm nhỏ. Lúc đó Jack đã định sẽ giết Jeanne như cách đã từng làm với 5 người phụ nữ Anh trước đó. Nhưng sau cùng người chiến thắng là Jeanne. Bằng sự chỉ dẫn của Tổng thiên sứ Michael, nữ Thánh Catherine xứ Alexandria và nữ Thánh Đồng trinh Margaret (3 vị thiên sứ đã giao thiên khải cho Jeanne) cùng sự cố gắng của bản thân Jeanne đã cảm hóa được Jack. Cả 2 cùng tham gia cuộc chiến Pháp – Anh lúc bấy giờ. Chiến tranh với phần thắng nghiêng về Pháp nhưng vì sự kém cỏi về mặt chính trị, Jeanne đã bị bắt trong một cuộc giao chiến vì ở lại chặn đường để đoàn quân rút lui. Cơ hội cuối cùng để Jack trở về Anh Quốc là vào ngày 30/5/1431 – ngày Dị điểm được mở một lần nữa – cũng là ngày Jeanne bị đem lên giàn hỏa thiêu và bị xử tử. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Tác phẩm “Phục hưng” do học viên Đào Phương Uyên (lớp Character Design Khóa 02) thực hiện. Bối cảnh trong đồ án của Phương Uyên là Việt Nam thời hiện đại – một thực tại song song với thế giới hiện tại. Việt Nam ở thế giới này phát triển rất nhanh, tất cả chạy theo giá trị đồng tiền và bỏ qua các giá trị tinh thần mà cụ thể là các giá trị văn hóa. Tuy vậy, vẫn có những người, những bạn trẻ ấp ủ việc làm sống dậy những giá trị văn hóa dân tộc – những thứ bị xem là quê mùa, không giá trị và ngày một bị quên lãng. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây Comic Media Academy.  

Tác phẩm “Go Home” do học viên Nay Uyển Nhi (lớp Character Design Khóa 01) thực hiện. Nội dung tác phẩm mang hơi hướng khoa học viễn tưởng với bối cảnh được diễn ra vào năm 10000 – thời kì khoa học đã phát triển với mức độ thần kì. Tuy vậy, loài người lúc này phải đảm đương 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng: Một là tái tạo lại một nửa Trái Đất đã bị phá hủy – hậu quả của việc thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Hai là đánh đuổi người ngoài hành tinh đang có ý định xâm lược. Thông tin về khóa học Digital Painting cấp tốc – Chuyên đề CHARACTER DESIGN: Tại đây

Có thể nói, phiên bản chuyển thể năm 2020 và bản hoạt hình kinh điển năm 1998 là hai bộ phim hoàn toàn khác nhau. Nhưng đâu mới là bộ phim có nhạc hay hơn, có phân cảnh chiến đấu hay hơn và đâu mới là bộ phim đáng xem hơn? Xem thêm video: Tại đây Với phiên bản live-action mới được ra mắt gần đây, nữ anh hùng Mulan trong truyền thuyết dân gian Trung Hoa đã được Nhà Chuột miêu tả chính xác hơn, nhưng lại khác biệt hoàn toàn so với tác phẩm hoạt hình kinh điển gốc. Dù cả hai bộ phim đều kể về câu chuyện của Mulan, một thiếu nữ vì chữ hiếu với cha đã giả trai, thay cha tòng quân để ngăn chặn quân xâm lược, phiên bản hoạt hình năm 1998 như thể một bộ phim hài kịch, chứa nhiều câu đùa và ca khúc vẫn rất nổi tiếng đến tận ngày nay. Còn về phiên bản live-action năm 2020, các nhà làm phim đã chọn một hướng đi mới cho phim, biến Mulan thành một bộ phim chiến tranh nghiêm túc, gay cấn với những phân cảnh chiến đấu mãn nhãn, nhưng không hoàn toàn giống với phiên bản gốc. Bộ phim hoạt hình năm 1998 được cho ra mắt trong thời kì “Phục hưng” của Disney, báo hiệu sự trở lại của hãng phim trong việc sản xuất những bộ phim dựa trên cá câu chuyện nổi tiếng, giúp hãng thành công về cả mặt thương mại lẫn đánh giá phê bình nghệ thuật. Mulan phiên bản hoạt hình được ca ngợi hết lời nhờ những ca khúc nhạc phim, mang lại một trải nghiệm vui tươi khó lòng cưỡng lại dù chỉ được gói gọn trong vài phút. Ngoài ra, dàn nhân vật được xây dựng đầy sắc màu và sinh động từ những người lính kề vai sát cánh cùng Mulan đến tướng quân Li Shang, tất cả đều gây được ấn tượng sâu sắc với khán giả cũng là một lý do khiên phim nhận được nhiều đánh giá tích cực. Tuy nhiên, vì phim quá khác so với “Mộc Lan từ”, bài thơ gốc mà kịch bản của phim được dựa trên, phim đồng thời cũng nhận nhiều chỉ trích về việc xây dựng thiếu chính xác xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Phiên bản chuyển thể live-action đã cố gắng xây dựng Mulan chính xác hơn so với “Mộc Lan từ”, nhưng đã phải đánh đổi bằng những yếu tố đã tạo nên danh hiệu cho Mulan trong phiên bản gốc, kể cả những ca khúc và dàn nhân vật phụ. Phim đã được quay theo phong cách kiếm hiệp của Trung Quốc, vẫn kể về hành trình của Mulan thay cha tòng quân để bảo vệ Hoàng đế. Với dàn diễn viên tài năng và hoàn toàn là người Trung Quốc, phim đã có những bước tiến đáng kể trong việc khắc hoạ chính xác văn hoá và xã hội Trung Hoa cổ. Mặc dù cả hai phim đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng sau cùng, chỉ có một phiên bản của Hoa Mộc Lan được khán giả yêu quí. XÂY DỰNG NHÂN VẬT MULAN Có rất nhiều điểm khác nhau giữa việc xây dựng nhân vật Mulan, nhiều người còn cho rằng trong cả hai bộ phim đã kể về hai người phụ nữ khác nhau. Trong phiên bản hoạt hình gốc, nhân vật Mulan được lồng tiếng bởi diễn viên Ming-Na Wen, là con một của cha mẹ cô, hoà toàn chưa sẵn sàng cho những gian nan mà cô sắp phải trải qua. Cô phải đối mặt với nhiều áp lực trong cuộc sống, chẳng hạn như hôn nhân và việc mang lại danh dự cho gia đình cô. Nhờ trí khôn và sự kiên trì, cô đã xuất sắc vượt qua đợt huấn luyện gian nan trước khi đối đầu với quân địch, khiến cô nổi bật trong hàng ngũ binh lính. Tuy nhiên trong phiên bản live-action, Mulan sở hữu những sức mạnh phi thường và bị tẩy chay bởi những khả năng thiên bẩm ấy. Đối ngược với mối quan hệ thân thiết với người em gái, Mulan thường xuyên bị cha mẹ mình hiểu lầm. Cả hai nhân vật Mulan đều sống trong những thế giới mà họ không thể hoà hợp, nhưng Mulan trong phiên bản live-action còn phải đối mặt với nhiều sự ghẻ lạnh hơn, khi dân làng cho rằng cô là một phù thuỷ. Trong khi Mulan phiên bản hoạt hình phải miệt mài xây dựng và định hình vận mệnh của mình thì trong phiên bản live-action, Mulan chỉ cần gia nhập quân đội, và những thứ còn lại trong cốt truyện diễn ra một cách như điều hiển hiển nhiên. Trong phiên bản hoạt hình, Mulan phải nghĩ ra kế hoạch tạo ra một trận lở tuyết để tiêu diệt quân địch, sau đó giải cứu kinh thành khỏi quân xâm lược, từ đó cô mới chứng minh được giá trị của cô là một người lính và người hùng của Trung Hoa. Mulan phiên bản live-action không gây được ấn tượng với khán giả khi kịch bản đã quá lạm dụng khả năng thiên bẩm của cô, và không còn gì để bàn cãi, Mulan phiên bản hoạt hình chính là hình ảnh đã được xây dựng tốt hơn và được khán giả đón nhận tích cực hơn. XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CÁC NHÂN VẬT PHỤ Một thiếu sót nghiêm trọng trong Mulan phiên bản live-action đó chính là sự vắng bóng của dàn nhân vật phụ mà trước đây đã quá đỗi được yêu thích của phiên bản gốc, thay vào đó là những nhân vật dường như chỉ xuất hiện với mục đích “cho có”. Ngoài việc cắt hoàn toàn nhân vật tướng quân Li Shang và chú rồng Mushu, toàn bộ những chiến

Ngày 12/9 vừa qua, lớp Vẽ Manga/Comic cơ bản (Khóa 47) dành cho các bé từ 8 – 14 tuổi đã có buổi tổng kết bế giảng với ngập tràn các tác phẩm dễ thương, nhiều màu sắc. Cùng ngắm 4 tác phẩm đáng yêu dưới đây để xem sau 22 buổi học, các bé học được gì, vẽ đến đâu nhé! Tìm hiểu thêm về khóa học Manga/Comic thiếu nhi: Tại đây

Ngày nay, Nhà Chuột chú trọng việc sản xuất những bộ phim live-action hơn là hoạt hình, gần đây nhất có thể kể đến Mulan và Alladin. Nhưng, tất cả những tác phẩm “tỷ đô” ấy hầu hết đều là những bản chuyển thể từ những tác phẩm hoạt hình kinh điển mà Walt Disney đã để lại cho nhân loại, khi ông và đế chế của mình vẫn còn trong thời kỳ hoàng kim. Lịch sử phát hành của hãng phim Walt Disney Studios bắt đầu từ năm 1937, với bộ phim Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Hãy cùng tìm hiểu xem sau 90 năm, Disney đã phát triển như thế nào nhé! THỜI KỲ HOÀNG KIM Phim : Bạch Tuyết, Pinocchio, Fantasia, Dumbo và Bambi Ngoài những hình ảnh quen thuộc về chú chuột Mickey, năm bộ phim kể trên mới là những bộ phim dài đầu tiên được chính thức sản xuất bởi Walt Disney Studios, với sản phẩm đầu tiên chính là câu chuyện của Nàng Bạch Tuyết. Vào những giai đoạn sản xuất đầu tiên của phim, dân tình đã cố vùi dập Walt, cho rằng tác phẩm của ông sẽ thất bại thê thảm tại phòng vé và thậm chí họ còn nghĩ ra nhiều cái tên giễu cợt khác cho Bạch Tuyết.  Walt đã chứng tỏ cho họ thấy họ đã sai lầm cỡ nào, khi đã 83 năm trôi qua mà hình ảnh Nàng Bạch Tuyết vẫn còn rất nổi tiếng trong lòng khán giả, từ đó đặt nền tảng cho cả một thế hệ phim hoạt hình sau này. THỜI KỲ CHIẾN TRANH Phim : Saludos Amigos, The Three Caballeros, Make Mine Music, Fun and Fancy Free, Melody Time và The Adventures of Icebod and Mr. Toad Diễn biến của Thế Chiến thứ 2 đã khiến ngân sách của Nhà Chuột hạn hẹp lại, đi kèm với sự thiếu hụt của phân nửa số lượng hoạ sĩ phim hoạt hình. Điều này đã khiến những tác phẩm như Alice in Wonderland và Peter Pan phải bị tạm hoãn để hãng có thể tập trung vào những phim ngắn dài tập hơn là những phim dài với kinh phí cao. Cũng vì thế, những bộ phim được sinh ra trong thời kỳ này cũng là những bộ phim ít người biết đến nhất của Walt Disney Studios. THỜI ĐẠI BẠC Phim : Cinderella, Alice in Wonderland, Peter Pan, Lady and the Tramp, Sleeping Beauty, One Hundred and One Dalmatians, The Sword in the Stone và The Jungle Book. Sau khi chiến tranh kết thúc, hãng phim đã có được đầy đủ nhân lực và kinh phí để có thể tiếp tục sản xuất những bộ phim mà trước đó đã phải tạm hoãn do chiến tranh. Hãng đã dành cực kì nhiều thời gian và tâm huyết vào câu chuyện của Nàng Lọ Lem với chiếc giày thủy tinh, khiến nó trở thành bộ phim thành công nhất của ông kể từ khi Bạch Tuyết xuất hiện trên màn ảnh rộng. Những bộ phim trên đã giúp Walt Disney có được quãng thời gian thăng hoa nhất sự nghiệp và cả cuộc đời của ông. Đồng hành cùng với những thước phim để đời, Walt còn mang đến cho thế giới một thứ khác, thứ thực sự đã khiến những thành quả của ông trở thành một đế chế huy hoàng, đó chính là công viên giải trí Disneyland đầu tiên, được xây dựng vào năm 1955 tại Anaheim, bang California. Từ đó, Disneyland cũng đã đặt nhiều chi nhánh tại những thành phố lớn trên toàn thế giới. Đáng tiếc thay, ông đã mất vào năm 1966, khiến The Jungle Book, ra mắt một năm sau đó là sản phẩm cuối cùng do đích thân ông sản xuất. THỜI KỲ ĐỒ ĐỒNG Phim : The Aristocats, Robin Hood, The Many Adventures of Winnie the Pooh, The Rescuers, The Fox and the Hound, The Black Cauldron, The Great Mouse Detective, và Oliver and Company Sau sự ra đi đột ngột của Walt Disney, đã mất khá nhiều thời gian để hãng phim củng cố được tinh thần làm việc của họ. Thời gian này có thể gọi là thời đại đen tối nhất trong lịch sử của hãng phim này, khi những bộ phim mà họ sản xuất đều khác xa với những câu truyện cổ tích mà họ thường mang đến cho khán giả. Cũng vì thế, thời kỳ này cũng là thời kỳ mà những bộ phim mạng lại ít lợi nhuận và danh vọng nhất cho Nhà Chuột. THỜI KỲ PHỤC HƯNG Phim : The Little Mermaid, The Rescuers Down Under, Beauty and the Beast, Aladdin, The Lion King, Pocahontas, The Hunchback of Notre Dame, Hercules, Mulan, và Tarzan Kỷ nguyên phục hưng chính là kỷ nguyên mà đã khiến phim của Disney được cả thế giới công nhận. Sau vài bộ phim không mấy khả quan, nàng tiên các Ariel đã có một “màn bơi lội” khắp mọi phòng vé trên toàn thế giới và gợi nhớ khán giả rằng vì sao họ lại yêu thích phim của Nhà Chuột đến như vậy. Thậm chí, The Little Mermaid và Beauty and the Beast có thể là những bộ phim đầu tiên họ xem của hãng phim đình đám này. The Lion King bản gốc đã quá thành công và gặt hái được nhiều chiến tích đến mức nhiều bộ phim hiện đạo khao khát đạt được. Hiện nay, phim vẫn giữ vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng những phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại. THỜI KỲ HẬU PHỤC HƯNG Phim : Fantasia 2000, Dinosaur, The Emperor’s New Groove, Atlantis: The Lost Empire, Lilo and Stitch, Treasure Planet, Brother Bear, Home on the Range, Chicken Little, Meet the Robinsons, và Bolt Công nghệ thông tin không ngừng phát triển, và khi các đối thủ cạnh tranh bắt đầu sử dụng những công nghệ tiên tiến như

D-Open Competition là cuộc thi thường niên do Comic Media Academy (CMA) cùng đơn vị sản xuất bảng vẽ điện tử XP-Pen đồng tổ chức. Một sân chơi lành mạnh, bổ ích dành cho các bạn trẻ trên toàn quốc yêu thích Digital Painting thể hiện tài năng và cá tính của mình. Chặng cuối của D-Open mùa 1 với chủ đề “Tái sinh” đã hạ cánh trong đêm GALA trao giải diễn ra ngày 21/9/2020, được tổ chức tại CMA dưới hình thức live stream trực tuyến trên fanpage của D-Open. Đây là một đêm bùng nổ cảm xúc và lan tỏa niềm vui khi các thí sinh, ban giám khảo và các bạn trẻ quan tâm cuộc thi cùng nhau nhìn lại hành trình 2 tháng của D-Open đồng thời tôn vinh những tác phẩm xuất sắc nhất. 7 gương mặt vàng của D-Open 2020 đã được xướng tên trong đêm Gala trao giải trực tuyến! Trong đêm Gala, D-Open đã mời được 4 bạn thí sinh đến tham dự, 3 bạn còn lại được kết nối qua màn hình bằng phần mềm trực tuyến.  Dưới đây là các thí đã xuất sắc chiến thắng các giải thưởng chung cuộc: GIẢI TOÀN NĂNG  – Tác phẩm: Hẹn một ngày đẹp trời mình sẽ lại cùng nhau  – Tác giả: Bùi Diệp Giang Uyên GIẢI CHUYÊN NGHIỆP (1) Tác phẩm: Bình minh trong vườn      Tác giả: Nguyễn Duy Anh (2) Tác phẩm: Hai thế giới      Tác giả: Nguyễn Trí Đức GIẢI TRIỂN VỌNG  – Tác phẩm: Sức mạnh của tình yêu và sự sáng tạo  – Tác giả: Nguyễn Đức Anh GIẢI CẢM TÌNH (1) Tác phẩm: Tái sinh      Tác giả: Trần Quang Hiệu (2) Tác phẩm: Con ơi!… Con đã về ư?      Tác giả: Nguyễn Gia Lộc GIẢI CÔNG CHÚNG  – Tác phẩm: Cây cảm xúc  – Tác giả: Lê Hoàng Linh Các hình ảnh khác về đêm Gala trao giải:    

Qua thời gian, các Hoạ sĩ manga đã mang đến vô vàn những thế giới giả tưởng, cùng với những nhân vật hư cấu mà chúng ta ai cũng biết đến và mến mộ. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những vị hoạ sĩ manga nổi tiếng nhất và những tác phẩm thành công nhất sự nghiệp của họ. Khi tìm đọc một tác phẩm manga, điều đầu tiên thu hút người đọc chắc chắn là artwork (phong cách nghệ thuật) của người hoạ sĩ. Đôi khi, artwork quá đẹp, quá thu hút thậm chí còn có thể thay thế lời thoại của nhân vật, kể nên câu chuyện của bộ manga ấy. Hoạ sĩ manga, hay mangaka, có trách nhiệm thổi hồn vào tác phẩm của họ, làm cho mỗi tác phẩm đều có những bản sắc và cá tính riêng của chúng. Những mangaka này xứng đáng nhận được sự chú ý và công nhận về kĩ năng hội hoạ và viết truyện của họ. 1/ TÁC GIẢ OSAMU TEZUKA : ASTROBOY Khi nói đến thế giới manga, không thể nào không nhắc đến ông Osamu Tezuka được. Được ví như là một “Vị bố già của manga”, Osamu Tezuka chính là đốm lửa châm ngòi cho cuộc cách mạng manga của đất nước mặt trời mọc, định hướng và tạo cảm hứng cho toàn bộ những tác phẩm manga hiện đại. Song song với tác phẩm đình đám Astroboy, ông cũng từng chấp bút cho nhiều tác phẩm khác, có thể kể đến như serie Phoenix. Đáng tiếc thay, chặng đường của Phoenix đã không được hoàn thiện, khi Osamu Tezuka đã ra đi vào năm 1989. Phong cách nghệ thuật không lẫn vào đâu được của ông rất đặc trưng, được lấy cảm hứng từ chính nhà làm phim hoạt hình huyền thoại, đồng thời cũng là thần tượng của ông, Walt Disney. 2/ TÁC GIẢ NAOKI URASAWA : 20TH CENTURY BOYS Chẳng đáng ngạc nhiên mấy khi cuộc cách mạng manga của Tezuka cũng đã có những ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật của Naoki Urasawa. Tuyện của ông có diện mạo vô cùng đặc trưng và rất riêng, còn về phần cốt truyện thì đã gần như hoàn hảo. Tác phẩm nổi tiếng nhất của Urasawa chắc hẳn là 20th Century Boys. Truyện theo chân chàng thanh niên trẻ Kenji Endo và những người bạn đồng hành của anh trong cuộc hành trình ngăn chặn một nhà lãnh đạo giáo phái dưới cái tên là “Bạn”, khi hắn âm mưu xoá bỏ toàn bộ ký ức thời thơ ấu của họ. 3/ TÁC GIẢ KENTARO MIURA : BERSERK Tác phẩm Berserk của Kentaro Miura, qua bao năm tháng, vẫn được đánh giá là một trong những manga tàn bạo và đẫm máu nhất mọi thời đại. Artwork của ông luôn thành công trong việc để lại sự kinh ngạc trong tiềm thức của độc giả, với những bản vẽ vô cùng bạo lực nhưng lại có độ chính xác cực cao và vô cùng thực tế. Miura rất giỏi trong kĩ năng đánh bóng, đôi khi khiến độc giả phải dành nhiều phút chỉ để chiêm ngững từng trang vẽ của ông và trân trọng sự công phu ông dành cho mỗi bức vẽ của mình. 4/ TÁC GIẢ HIROHIKO ARAKI : JOJO’S BIZZARE ADVENTURE Phong cách nghệ thuật của Hirohiko Araki có thể được xem là một phong cách vẽ manga độc nhất vô nhị trong giới mangaka. Gương mặt của từng nhân vật đều có những nét rất riêng, đặc trưng nhất là đối với các nhân vật nam giới, khi họ vừa có nét nam tính, nhưng đồng thời lại có những diện mạo “lộng lẫy”. Jojo’s Bizzare Adventure là một ví dụ điển hình của phong cách vẽ manga “rung động” của Araki. Thật may thay, bộ manga này đã cho ra lò phiên bản có màu, và giờ đây bạn có thể tận hưởng thế giới tâm linh này qua artwork sinh động và sắc màu hơn. 5/ TÁC GIẢ JUNJI ITO : TOMIE Nếu đã là fan của thể loại kinh dị, hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với những tác phẩm của Junji Ito. Được xem là ông hoàng của dòng manga thuộc thể loại kinh dị, mang đến những tác phẩm có thể làm kinh hãi những độc giả có tinh thần sắt đá nhất. Không khai thác những chủ đề kinh dị kinh điển như ma cà rồng hay zombie, ông tập trung vào việc tạo ra những truyện tâm linh mà sẽ ám ảnh người đọc. Phong cách vẽ của ông cũng là một yếu tố khiến mọi độc giả khi thưởng thức tác phẩm của ông cũng phải nổi da gà vì sự ghê rợn của nó. 6/ TÁC GIẢ SUI ISHIDA : TOKYO GHOUL Bằng cách kết hợp màu nước vào tranh của mình, Sui Ishida đã thành công trong việc tạo nên một phong cách nghệ thuật mãn nhãn và khó quên. Bìa của các tập truyện Tokyo Ghoul luôn mang vẻ mờ nhạt và bụi phấn, đối nghịch hoàn toàn với cốt truyện u ám và đẫm máu. Màu nước do Sui Ishida sử dụng sau khi được in ấn và xuất bản sẽ có phần khó nhận biết hơn so với sản phẩm gốc, nhưng artwork và cốt truyện vẫn rất đáng được đề cao. 7/ TÁC GIẢ GO NAGAI : DEVILMAN Trong quá khứ, Go Nagai đã được xem là một trong những mangaka vướng phải nhiều tranh cãi nhất. Ông kết hợp phong cách vẽ vô cùng ngây thơ với những chủ đề bạo lực và mạo hiểm. Tuy nhiên so với tiêu chuẩn của manga hiện đại, tác phẩm của ông đã không còn nhận nhiều chỉ trích như trước nữa. Devilman chính là bộ manga nối tiếng nhất của mangaka này. Truyện kể về một thiếu niên bị ám

Tác phẩm đình đám nhất thị trường phim anime năm 2016 của đạo diễn Makoto Shinkai có thể được xem là một trong những phim anime hay nhất mọi thời đại. Với thời lượng kéo dài 1 tiếng 52 phút, khán giả đã hoàn toàn bị cuốn vào một câu chuyện đầy phép màu. Tác phẩm ra mắt vào năm 2016 tính đến ngày nay đã được 4 năm. Phim đã phá vỡ nhiều kỉ lục doanh thu phòng vé thị trường nội địa Nhật Bản và toàn cầu. Nhiều người cho rằng, Your Name chính là tác phẩm xuất sắc nhất của đạo diễn Makoto Shinkai, số khác cho rằng đây là phim anime hay nhất mọi thời đại. Your Name đã khơi dậy được nhiều xúc cảm của người xem mà nhiều bộ phim khác ngày nay khó lòng thực hiện được. Phim tạo nên một câu chuyện tuyệt đẹp dựa trên sự khao khát và những mất mát, và đó là còn chưa kể đến mặt hình ảnh trên cả tuyệt vời. Nhiều bộ phim khác khai thác vào những cảm xúc dễ bộc lộ của khán giả, nhưng Your Name lại khơi dậy những cảm xúc mà bạn không có. Câu chuyện ấy được kể thông qua hai nhân vật chính của phim : Taki Tachibana và Mitsuha Miyamizu. Shinkai nổi tiếng trong lòng người hâm mộ, là một bậc thầy trong việc kể về những cuộc tình “tràn đầy sóng gió”. 5 Centimeter Per Second (2007) và The Garden Of Words (2013) là những câu chuyện tình điển hình khác của ông, được ông lột tả xuất sắc và lấy trọn nước mắt người xem. Với hai bộ phim này, sự mất mát càng được ông truyền tải sâu đậm hơn, khi những câu chuyện tình trên không hề có kết thúc “có hậu” như bao bộ phim tình cảm khác. Về nhiều khía cạnh, Your Name đã được kế thừa khá nhiều tinh tuý từ những tác phẩm trước của Shinkai. Vậy, điều gì đã khiến nó trở thành một huyền thoại đối với cộng đồng người hâm mộ anime nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung? Nếu có một cái nhìn bao quát về nội dung của phim, Your Name thực chất khai thác một ý tưởng không mới, kể về quá trình hoán đổi thân xác của một đôi nam nữ. Đây cũng là nền tảng để Shinkai khai thác và bỏ những chất riêng của ông vào. Mitsuha là một thiếu nữ vùng nông thôn, cô chán ghét cuộc sống tẻ nhạt vùng quê và sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để có thể trải nghiệm cuộc sống tấp nập nơi thành thị. Mặt khác, Taki lại là một thiếu niên có được cuộc sống tại thủ đô của đất nước mặt trời mọc, Tokyo. Phép hoán đổi thân thể trong Your Name có một quy luật, rằng sau khi quá trình hoán đổi diễn ra và khi ai cũng trở về lại với thân xác của người ấy, cả Mitsuha và Taki sẽ không có kí ức về những gì đã diễn ra trong quá trình hoán đổi. Và từ ấy, những cảm xúc chia ly và mất mát dần được bộc lộ rõ rệt hơn. Nếu cũng chỉ như bao bộ phim có cốt truyện tương tự, khi các nhân vật chính phải lòng nhau do sự hoán đổi thể xác và đến được với nhau, thì Your Name cũng chẳng có gì đặc biệt cả. Nhưng, Shinkai đã muốn câu chuyện này của ông đi theo một chiều hướng mới. Không chỉ kể cuộc sống bị đảo lộn của hai nhân vật chính, ông còn muốn kể về quá trình mà hai người họ đi tìm nguyên nhân của hiện tượng hoán đổi này. Con đường của Taki và Mitsuha bị xé làm đôi, khi phim thường xuyên đem đến những tình tiết và ngã rẽ đầy kịch tính. Phân đoạn đầu của phim chủ yếu kể về khía cạnh phép thuật của phép hoán đổi thân thể và tình yêu được vun đắp từ đó của hai nhân vật chính. Phần còn lại của phim đưa khán giả lên một tầm cao mới, trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khó tả, khác hoàn toàn những bộ phim tình cảm thông thường. Một bộ phận khán giả lại cho rằng, khía cạnh tình yêu giữa Taki và Mitsuha còn không phải là cốt truyện chính của bộ phim. Đó là bởi vì câu chuyện của cuộc tình này được đan cài vào cốt truyện một cách rất liền mạch mà tự nhiên, không hề có một sự gượng ép nào. Mặc dù người xem đã rất kì vọng vào một cái kết đẹp, nhưng tất cả đọng lại trong họ chỉ là cảm giác mong mỏi. Your Name đơn giản là một bộ phim, kể về thứ cảm xúc mà ta thường có khi ta đang tìm kiếm một thứ gì đó. Nó kể về thứ cảm giác khi bạn lần đầu gặp một ai đó, nhưng vì một lí do nào đó, bạn lại có cảm giác bạn đã gặp người ấy từ trước. Shinkai có thể khơi dậy cảm xúc ấy của người xem bằng ba yếu tố. Điều đầu tiên chính là cốt truyện của phim (như đã giải thích trên). Điều thứ hai là artwork và cuối cùng chính là âm nhạc. Chân thật mà nói, mặt hình ảnh của Your Name được chau chuốt rất kĩ lưỡng, và có thể nằm trong top những phim anime xuất sắc nhất về artwork. Ngoài việc thành phố Tokyo được vẽ vô cùng chân thực, mỗi khi cốt truyện chuyển hướng theo những ngã rẽ kì diệu thì artwork cũng làm điều tương tự. Có một số chi tiết gợi nhớ về những tác phẩm trước của Shinkai, nhưng quan trọng hơn, mặt hình ảnh cũng đã bộc lộ một khía cạnh khác

Trải dài từ Nam Phi đến tận Canada, các nghệ sĩ đang không ngừng nghỉ cống hiến sức sáng tạo của mình, tạo ra các tác phẩm truyền cảm hứng cho mọi người cùng chung tay chống lại dịch bệnh toàn cầu này. Link video: Xem tại đây Đại dịch COVID-19 đến nay vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp, khiến phần lớn dân số thế giới vẫn đang sống trong tình trạng cách ly xã hội –  bao gồm những thành viên của cộng đồng nghệ sĩ quốc tế. Mặc dù một số nghệ sĩ ổn với việc làm việc tại gia một mình, nhưng cũng có phần lớn các nghệ sĩ khác cần đến những sự tương tác thân mật giữa người với người và những kích thích thị giác của thế giới bên ngoài để truyền cảm hứng cho họ trong công cuộc sáng tác. Trong bối cảnh sự tương tác trực tiếp của con người và việc đi lại giữa các nơi vẫn còn bị hạn chế nghiêm ngặt, một phần các nghệ sĩ đã phải tìm đến những thứ “bên trong” để làm nguồn cảm hứng. Đó có thể là lục lại những mảng ký ức từ sâu trong tiềm thức, hoặc tạo ra những thế giới và cảnh quan hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng, và từ đó rất nhiều tác phẩm phi thường được sinh ra dựa trên đề tài dịch bệnh COVID-19 này. Nhận ra tiềm năng của giới nghệ sĩ trong thời buổi cách ly, kênh CNN nổi tiếng đã gửi yêu cầu đến 9 nghệ sĩ ở nhiều thành phố lớn khác nhau trên toàn thế giới, tất cả vẫn đang sinh sống và sáng tạo trong tình trạng cách ly, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh những khía cạnh trong cuộc sống bị đảo lộn bởi dịch bệnh toàn cầu này. Sau đây, mời các bạn chiêm ngưỡng thành phẩm của họ, và cùng xem họ chia sẻ về quá ý nghĩa đằng sau những tác phẩm của họ nhé! TORONTO, CANADA : NGHỆ SĨ GARY TAXALI “Được ở trong nhà, chiềm đắm vào sáng tác nghệ thuật là niềm hạnh phúc thuần khiết” – Gary Taxali Đại dịch đã khiến mọi người có một cuộc sống “nội tâm” hơn bao giờ hết do đại đa số vẫn đang sống trong tình trạng cách ly xã hội. Đây có lẽ như là một nhịp sống không mấy dễ chịu đối với những người hướng ngoại. Bản thân là một nghệ sĩ, tôi cảm thấy mái ấm của mình chưa phải là nơi tệ nhất để dành toàn bộ thời gian vào, vì đa số các tác phẩm của tôi đều được tôi sáng tác ở nhà của mình. Được ở trong nhà, chiềm đắm vào sáng tác nghệ thuật là niềm hạnh phúc thuần khiết. Không gì tốt hơn cảm xúc này. Nhưng việc ở trong nhà một thời gian dài cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất an khi mọi người mất đi sự tương tác với thế giới bên ngoài và khả năng giải lao sau thời gian làm việc mệt nhoài. Vô số những thứ nhỏ nhặt bên ngoài đóng vai trò như những chất xúc tác cần thiết trong phong cách nghệ thuật của tôi. Dù đó có thể là một cuộc trò chuyện mà tôi nghe lỏm được, một tấm biển vẽ tay trên tường nhà đẹp một cách lạ thường, hay thậm chí là một bông hoa nở rực rỡ bất chấp mối nguy hiểm bị chà đạp từ vết nứt của vỉa hè – danh sách nguồn cảm hứng là vô tận. Từ đó, thứ duy nhất tôi cần tiếp nối và tận dụng là những mảng kí ức về những trải nghiệm ấy. Vì thế, tôi có một lòng biết ơn và trân trọng đặc biệt cho những sự vật và sự việc của thế giới bên ngoài. MOMBASA, KENYA : NGHỆ SĨ ANTHONY MUISYO “Đây đã là khoảng thời gian tự suy ngẫm – ngẫm về và hiểu được thế giới mà tôi muốn sống” – Anthony Muisyo Vurugu trong tiếng Swahii có thể hiểu nôm na là hỗn loạn – hỗn loạn được định nghĩa bởi hiểm hoạ mà nhân loại chưa từng phải đối diện, đại dịch COVID-19. Khoảng thời gian bất thường này hẳn đã hình thành một cái gai nhọn trong tiềm thức của chúng ta,  gia tăng nỗi lo âu. Tôi tin rằng đây là một cảm giác mà đại đa số nhân loại đang nếm trải, và đã cố gắng ghi lại nó trong tác phẩm này. Trong thời gian hoàn thiện tác phẩm, tôi đã có cơ hội nhìn vào nội tâm và thắc mắc về những hệ thống mỏng manh, thứ xây dựng nên xã hội bây giờ. Đây cũng là cơ hội giúp tôi nhận thức được đặc ân của mình và tôi nhận ra không cách này thì cách khác, tôi luôn có thể làm tốt hơn trong việc giúp đỡ phát triển xã hội. Tôi sử dụng những sắc màu tối và trang nghiêm, từ đó phản ánh được những thực tại trong thời điểm dịch bệnh này. Dần dần, tôi càng nhận ra vai trò của việc sử dụng đúng gam màu sắc trong việc truyền tải cảm xúc và đối với tác phẩm này, những màu sắc tôi đã chọn giúp làm nổi bật tính hai mặt của một thực tại đen tối và một tương lai đầy ắp hi vọng, một tương lai được sinh ra sau một khoảng thời gian chết chóc mà ai cũng phải trải qua, nhưng đó là một tương lai “ưu tiên cho nhân loại”. Đây đã là khoảng thời gian tự suy ngẫm – ngẫm về và hiểu được thế giới mà tôi muốn sống, để đánh giá sâu sắc và trân trọng gia đình và những mối quan hệ xã hội mà tôi có được,

Những thông điệp và đề tài do bộ manga Haikyuu!! truyền tải cho chúng ta sau khi kết thúc chặng đường của mình, có vẻ đã vươn xa hơn ngoài những mặt sân bóng chuyền. Thoạt nhìn ban đầu, Haikyuu!! có vẻ như chẳng có gì đặc sắc, khi nó giống như bao bộ manga shounen về thể thao khác, kể về một nhóm thanh thiếu niên theo đuổi ước mơ và đam mê, và với nhân vật chính vượt qua được điều không thể nhờ nỗ lực và tinh thần đồng đội. Mặc dù Haikyuu!! có những điều đó, nhưng nó không hẳn chỉ kể về bộ môn thể thao bóng chuyền. Truyện còn đề cao tinh thần đồng đội, tình bạn và việc vượt qua được giới hạn sẽ mang lại những kết quả gì – những điều cũng rất thiết thực trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Dù bộ manga đã kết thúc cách đây không lâu, khán giả xem qua bộ anime hay đã đọc xong bộ manga vẫn nhớ như in về những bài học của những đội tuyển, những vị huấn luyện viên và những vận động viên đã dạy cho họ. Không chần chừ lâu nữa, sau đây là những gì Haikyuu!! đã dạy cho chúng ta. “KẾT NỐI” Bóng chuyền là một môn thể thao khi người chơi chỉ có vài giây để có thể chạm vào bóng. Ngay sau khi trái bóng đã chạm đất cũng đồng nghĩa với việc ván đấu đã kết thúc. Chính vì thế, kể từ giây phút đầu tiên, bộ truyện đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chạm được vào bóng – để kết nối ngay cả khi người nhận bóng hay chính bản thân bạn không phải là người ghi được bàn thắng. Chỉ cần bóng chưa chạm đất, thì người chơi vẫn có thể hi vọng và giữ vững tinh thần, và đó là một điều vô cùng quan trọng trong một trận đấu. Sự kết nối ở đây nằm ở sự tin tưởng lẫn nhau giữa những người đồng đội, chẳng hạn như những libero chơi ở vị trí phòng thủ “sống chết” cũng quyết không để đối phương ghi điểm, hay cách Hinata nhắm chặt đôi mắt và bật nhảy thật cao, biết chắc chắn rằng thể nào cũng sẽ nhận được bóng từ Kageyama. Xuyên suốt cuộc sống của một tuyển thủ, họ cũng đã tạo nên được nhiều mối quan hệ khác với những vị huấn luyện viên, với những người thầy giáo, những người bạn mới hay thậm chí là cả với đối thủ. Ngay cả khi đội tuyển bị chia ra, sự gắn kết của họ vẫn còn rất bền chặt, vì chính niềm đam mê với bóng chuyền và cùng có chung một mục đính chính là điều đã mang họ đến với nhau. Có những giây phút, tình cảm họ dành cho nhau còn vươn xa hơn ngoài sân bóng chuyền. XEM THẤT BẠI LÀ NHỮNG BÀI HỌC Vào mùa thứ 3 của bộ anime, vào giây phút bàn thắng quyết định giữa trận đấu giữa đội Karasuno và đội Shiratoriwaza, huấn luyện viên Ukai, được lồng tiếng bởi cố diễn viên Tanaka Kazunari, đã có một câu nói rất hay: “Bóng chuyền là môn thể thao mà luôn luôn bạn phải ngẩng cao đầu!” Theo nghĩa đen, các tuyển thủ luôn luôn phải cao đầu, dõi theo đường bóng để có thể xử lí tình huống kip thời, nhưng nếu hiểu theo nghĩa bóng, ông Ukai đang muốn nói với đội của ông rằng, không được để một bàn thua làm rối loạn tinh thần thi đấu của toàn đội được. Khi mọi thứ trông quá ảm đạm, điều quan trọng nhất chính là nhìn về phí trước và tương lai. Dù chưa từng chơi một trận bóng chuyền nào, thầy Takeda đã nhìn thấy và cảm thông với sự thất vọng trong mắt của các tuyển thủ khi họ đã thua trận đấu đó. Ông biết rằng các tuyển thủ đã rất chăm chỉ luyện tập và việc thắng trận đấu đó có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Ông còn nói với họ rằng, thất bại không phải là điểm yếu, mà là cơ hội để toàn đội nhìn ra được điểm mạnh của họ. Họ sẽ học được những gì từ trận thua ấy và bằng cách nào trở nên mạnh mẽ hơn từ nó. Không có điều gì chắc chắn rằng bạn sẽ thắng. Aoba Johsai và Shiratorizawa tưởng chừng như đã là 2 đội của 2 trường mạnh nhất, nhưng cuối cùng họ vẫn thua trường Karasuno. Sẽ luôn có kẻ mạnh hơn bạn. Không có đội tuyển nào là bất bại, chỉ có những đội tuyển học được bài học từ những trận thua, như cách đội Karasuno tạo nên một chiến lược tấn công mới, cách Tsukishima cải thiện khả năng cản bóng hay cách Hinata và Kageyama cải thiện nhanh chóng vào mùa 2. Mặc dù đội Karasuno đã thua tại giải bóng quốc gia, nhưng con đường của họ chưa kết thúc tại đó, mà nó kết thúc với một câu hỏi : “Ngày hôm nay các bạn đã bại trận, vậy ngày mai các bạn sẽ là ai?” GIỚI HẠN KHÔNG HỀ TỒN TẠI Đội Karasuno đã từng được ví như một đội tuyển vô danh trước khi tham dự giải Trung học và Quốc gia, chẳng ai tin rằng họ có thể chiến thắng những gã khổng lồ đương kim vô địch, ấy vậy họ vẫn giành được những chiến thắng vẻ vang. Ai cũng từng nghĩ với chiều cao hạn chế của Hinata rằng anh sẽ chẳng thể ghi nổi một bàn, nhưng rồi anh đã cho họ thấy họ đã lầm. Điều này càng được chứng minh khi huấn luyện viên Ukai đã nói với Hinata khi anh đang nằng liệt giường do bệnh tật: “Việc vượt

Mangaka là biệt danh của những hoạ sĩ vẽ truyện manga. Quá trình để bạn có thể trở thành một mangaka bao gồm kĩ năng vẽ truyện và viết kịch bản cho bộ truyện ấy. Ngành công nghiệp truyện tranh cũng là một trong những thế mạnh của Nhật Bản, được cộng đồng Quốc tế đón nhận tích cực và mang lại cho quốc gia này hàng trăm triệu đô la vào mỗi năm. Manga của Nhật Bản càng ngày càng thu hút được sự quan tâm của bạn bè thế giới, bao gồm các nước từ phương Tây và Châu Á. Tại đất nước mặt trời mọc, độc giả có thể tiếp cận manga thông qua những cuốn tạp chí manga được xuất bản định kì theo tuần hoặc theo tháng, và những cuốn tạp chí này thường bán “đắt như tôm tươi”. Đối với những bộ manga đã kết thúc, chúng thường được in bán lại dưới những bản in bìa cứng hay sẽ được chuyển thể thành những bộ anime. Thông thường, các mangaka là những nghệ sĩ hoạt động độc lập và đa số là những freelancer. Đôi khi họ sẽ làm việc theo nhóm tại những studio để cùng nhau mang đến sản phẩm hoàn thiện nhất cho khán giả. Một studio của các mangaka thường bao gồm người hoạ sĩ và trợ lí của họ, với khối lượng công việc được phân bố rõ ràng. Ví dụ, các trợ lí thường đảm nhận những nhiệm vụ ở những giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩn như đánh bóng, chỉnh sửa màu sắc của mực và phông chữ. Nhờ đó mangaka có thể tập trung vào việc vẽ và viết cốt truyện. Một số trợ lí khác có chuyên môn cao hơn cũng được đảm nhận công đoạn chỉnh sửa hình ảnh thông qua các phần mềm trên máy tính hay vẽ một số vật thể phức tạp. Cũng như bao ngành nghề đặt nặng về khía cạnh mỹ thuật khác, mangaka là một công việc vô cùng khó khăn để đạt được thành công. Nhưng, với niềm đam mê mãnh liệt với truyện tranh và không quản ngại bất kì gian nan nào, ai cũng có thể trở thành một chuyên gia và có thể kiếm sống từ ngành nghề này. Thêm vào đó, những kĩ năng bạn học được trong quá trình học vẽ manga cũng có thể áp dụng vào những ngành công nghiệp khác như: thiết kế video game, sản xuất anime, illustration, điện ảnh, quảng cáo,… CÂU HỎI ĐẶT RA, LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT MANGAKA? Đầu tiên, bạn cần đầu tư thời gian vào các quá trình học hỏi thông qua các phần mềm đã có sẵn, và các phần mềm này thường có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng internet. TRƯỜNG DẠY MANGA LÀ CÁCH HIỆU QUẢ NHẤT Có thể không quá khó hiểu khi cách hiệu quả nhất để chứng minh năng lực của bản thân bạn, đó chính là đăng kí học tại các trường dạy vẽ manga hay các trường đại học/cao đẳng mỹ thuật. Ngành công nghiệp manga đòi hỏi ở một người hoạ sĩ rất nhiều yếu tố khác nhau, đôi khi lại chỉ đòi hỏi chuyên môn về một khía cạnh nhất định, thế nên một mangaka thường phải học hỏi thêm rất nhiều yếu tố khác ngoài các kiến thức về hội hoạ. Một khi đã học được những nền tảng, phát triển được kĩ năng đến trình độ mà bạn cảm thấy đủ tự tin, thì cũng như những nhà viết sách, bạn có thể đem những sản phẩm của bạn giới thiệu đến những nhà xuất bản tại Nhật Bản. Sau khi tác phẩm được tiếp nhận, các biên tập viên tại toà soạn sẽ đưa ra những nhận định của họ về lối kể chuyện và chất lượng tranh vẽ của bạn dựa trên những tiêu chí của họ, sau đó sẽ tập trung vào câu hỏi : “Tác phẩm này liệu sẽ bán tốt không?” Bạn cũng có thể ứng tuyển để làm trợ lí tại các toà soạn. Ngay cả những mangaka đình đám nhất cũng đã phải trải qua giai đoạn này. Có một sự thật rằng, hầu hết các mangaka đều có kinh nghiệm dày đặc khi làm trợ lí đấy! THAM GIA CÁC CUỘC THI VỀ MANGA Một cách khác bạn có thể thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản, chính là bằng cách giành thắng lợi tại những cuộc thi manga do chính những toà soạn tổ chức. Ngoài giải thưởng tiền mặt khá lớn, bạn còn có khả năng được bắt tay với những công ty lớn đấy. Khi đó, việc xây dựng được mạng lưới của riêng bạn và đạt được những bước tiến khác trong sự nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tương tự như thế, bạn cũng có thể tham dự những cuộc thi manga online bằng cách đăng tải sản phẩm của bạn lên những trang web đang tổ chức những cuộc thi vẽ manga (lấy ví dụ như trang PIXIV) với mong muốn sẽ được các chuyên gia để mắt đến tài năng của mình. Cuối cùng, có một cách khác khá là “indie”, đó chính là tự thân bạn sẽ xuất bản bộ manga của bạn. Đó được gọi là Doujinshi. Bạn cũng có thể tham khảo qua website Lulu.com để có những hướng dẫn chi tiết hơn. Sau đó, bạn đăng kí tham dự các hội thảo Doujinshi. Các nhà xuất bản thường dò tìm những tài năng mới tại đây. Hội thảo nổi tiếng nhất chính là “Comiket”, viết tắt của “Comic Market”. Nếu bạn thực sự khát khao được làm việc trong ngành công nghiệp manga, có rất nhiều cách để biến điều ước ấy thành sự thực. Cũng như bao lĩnh vực khác, thứ thực sự quan trọng nằm ở ý chí và sự kiên trì

Tại các nước có nền công nghiệp truyện tranh phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, họa sĩ truyện tranh là một trong những công việc được yêu thích nhất và có thu nhập cao. Tại Việt Nam những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, sự ra đời của các dự án hỗ trợ và sự thay đổi trong thói quen giải trí của độc giả, công việc họa sĩ truyện tranh cũng nhận được rất nhiều chú ý. Đa dạng nền tảng tiếp cận khán giả Nếu như trước đây, các họa sĩ truyện tranh chỉ có thể thông qua việc xuất bản để tiếp cận khán giả thì hiện tại, với sự phát triển của công nghệ, các tác giả hoàn toàn có thể chủ động giới thiệu tác phẩm và xây dựng hình ảnh cá nhân thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Behance, Artstation, Deviantart. Điều này giúp việc tiếp cận khán giả trở nên dễ dàng hơn và không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý, theo đó tác giả cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn khi tác phẩm của họ được yêu thích. Trong trường hợp tác giả chỉ muốn chuyên tâm vào sáng tác, họ vẫn có thể hợp tác với các nền tảng xuất bản trực tuyến tại Việt Nam để giới thiệu tác phẩm như Comicola hoặc Pops comic. Những nền tảng này không đơn thuần là giới thiệu tác phẩm mà còn giúp các tác giả có nguồn thu thực tế, từ việc thu phí của người đọc và chiết khấu từ nguồn quỹ chương trình. Chất lượng chuyên môn được cải thiện, cơ hội việc làm mở rộng Những năm gần đây, các họa sĩ truyện tranh của Việt Nam có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng chuyên môn.  Các tác giả Việt Nam liên tục đạt giải các cuộc thi sáng tác truyện tranh quốc tế như Silent manga, International Manga Award, International Comic/Manga School Contest… Long Thần Tướng   Lớp học mật ngữ Hình ảnh trích từ tác phẩm “Địa ngục môn” của tác giả Can Tiểu Hy, giải Bạc cuộc thi International Manga Award   Bên cạnh công việc sáng tác truyện tranh, nhiều tác giả còn hoạt động năng nổ trong các lĩnh vực mỹ thuật như vẽ minh họa, vẽ bìa sách, vẽ truyện quảng cáo. Độc giả Việt Nam cũng rất ưu ái và nhiệt tình đóng góp cho các tác phẩm trong nước và luôn dành sự ủng hộ cho tác phẩm chất lượng của nước nhà. Song vẫn còn những thử thách Số lượng truyện tranh Việt vẫn rất khiêm tốn khi so với truyện tranh nước ngoài. Chi phí xuất bản cũng là một trở ngại khi số lượng xuất bản thấp dẫn đến việc giá thành sản phẩm còn cao.  Số lượng họa sĩ truyện tranh có kỹ năng chuyên môn tốt, phong cách riêng vẫn còn hạn chế. Nhiều tác giả chưa quản lý được tiến độ làm việc và gặp khó khăn ở phần phát triển nội dung kịch bản, dẫn đến tiến độ sáng tác chưa được đảm bảo và chất lượng tác phẩm không đồng đều. Tại các nước khác, bên cạnh nguồn thu từ nhuận bút, các họa sĩ còn có thu nhập từ việc bán tác quyền để phát triển sản phẩm thành các định dạng khác như phim ảnh, game, đồ chơi, vật dụng lưu niệm. Nhưng tại Việt Nam, “chiếc đuôi dài” của truyện tranh vẫn chưa phát triển nhiều. Bên cạnh đó, định kiến của gia đình với nghề họa sĩ truyện tranh vẫn còn là thử thách với các bạn muốn theo đuổi một cách chuyên nghiệp. Sản phẩm Board game phát triển từ bộ truyện tranh Lớp học mật ngữ. Bên cạnh game, tựa truyện tranh này còn có các sản phẩm lưu niệm khác. Bad luck được chuyển thành phim live-action Có thể thấy, ngành Truyện tranh tại Việt Nam đang trên đà phát triển với rất nhiều thử thách và khó khăn tồn tại. Nhưng đó cũng là cơ hội để các họa sĩ truyện tranh bứt phá, khẳng định mình. Bên cạnh các nền tảng hỗ trợ từ doanh nghiệp và cộng đồng, các bạn trẻ đã có thể học làm họa sĩ truyện tranh một cách bài bản, được tiếp cận các quy trình làm việc chuyên nghiệp tại CMA. Nếu đủ đam mê và theo đuổi, thành công vẫn chờ đợi các bạn.  Bắt đầu ngay với CMA nhé.

Xu hướng giải trí của khán giả thay đổi Bên cạnh các thể loại phim điện ảnh, phim hoạt hình chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong danh sách phim chiếu rạp tại Việt Nam và tính từ năm 2010, phim hoạt hình chưa bao giờ vắng mặt trong Top 10 phim đạt doanh thu cao nhất hàng năm. Không bị giới hạn về đối tượng, phim hoạt hình cũng ít gặp giới hạn kiểm duyệt, đặc biệt phù hợp để gia đình đi xem cùng nhau. Bên cạnh các phim chiếu rạp, ngành hoạt hình còn tạo được ấn tượng khi lấn sân sang các lĩnh vực khác như quảng cáo, giáo dục… và dần trở thành xu hướng thời đại cho các sản phẩm truyền thông. Những yêu cầu từ thị trường đã giúp ngành hoạt hình tại Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc, dẫn đến nhu cầu nhân lực cho ngành nghề ngày càng tăng. Sự thành lập của các công ty tư nhân về hoạt hình Rất nhiều studio của Việt Nam đã khẳng định được tên tuổi khi trở thành đối tác của các công ty lớn trên thế giới, đồng thời cho ra mắt rất nhiều sản phẩm hoạt hình ấn tượng tại thị trường Việt Nam như Colory Studio (“Dưới bóng cây”), Red Cat Motion, Thundercloud Studio. Song song đó, nhiều studio mới được thành lập cũng nhanh chóng tạo được sự chú ý qua nhiều dự án ấn tượng như DeeDee Animation Studio (“Đại Vương, xin hãy tiết chế!”, “Tàn Thể: Tiền Truyện”, “Yêu Kiều”, seri hoạt hình “Trưng Vương”)  hay F.Studio (“Duyên Âm”). Và không thể không nhắc đến công ty hoạt hình Vintata (“Monta trong giải ngân hà kỳ cục”) của tập đoàn Vingroup. Điều này càng khẳng định lĩnh vực hoạt hình tại Việt Nam có vị trí trên thị trường và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Chất lượng chuyên môn được cải thiện Song song với việc xuất hiện của nhiều studio hoạt hình tư nhân, chất lượng sản xuất phim hoạt hình tại Việt Nam cũng được nâng cấp theo thời gian với sự phát triển của công nghệ và sự chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất. Điều thị trường còn thiếu là nguồn nhân lực đảm bảo chuyên môn. Các Họa sĩ hoạt hình 2D/3D được đào tạo bài bản, vững kỹ năng vẽ tay và thành thục kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng luôn được các studio tìm kiếm và tuyển dụng liên tục. Là một ngành học khó và đòi hỏi nhiều sự cố gắng và kiên trì, nhưng nếu dành tất cả đam mê để theo đuổi, bạn sẽ trở thành người được làm một trong những công việc thú vị nhất thế giới: Họa sĩ hoạt hình. Bắt đầu ngay với CMA nhé! Họa sĩ Hoạt Hình Hệ Chuyên Nghiệp – Khai giảng tháng 10/2020 (8 học kỳ)  Bắt đầu nhận hồ sơ từ: 20/08/2020  >> Download hồ sơ xét tuyển tại website: Tại đây  >> Nộp hồ sơ trực tiếp tại: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận, TP.HCM (Một số hình ảnh về quá trình học tập của các học viên ngành Hoạt Hình tại CMA)

Ra đời ở Hàn Quốc vào đầu những năm 2000, Webtoon mất 10 năm để tạo nên tiếng vang sau sự thành công của bộ truyện Bí Mật của Hun. Lấy đó làm đòn bẩy, giới truyện tranh Hàn Quốc bắt đầu chiến dịch đưa Webtoon ra thế giới, trong đó có Việt Nam. Sau gần một thập kỉ làm quen và đón nhận, Webtoon dần trở thành mảnh đất màu mỡ cho các hoạ sĩ đam mê vẽ truyện tranh khai thác. Comic Media Academy (CMA) xin giới thiệu với các bạn những bộ truyện Webtoon đình đám “cộp mác” Việt Nam 1/ Cánh hoa trôi giữa Hoàng Triều Vốn là truyện tranh in giấy truyền thống, song khi chuyển thể sang hình thức Webtoon vào năm 2018, Cánh hoa trôi giữa Hoàng Triều của tác giả Tuyết Tuyết thu lại được thành công hơn cả mong đợi. Với nét vẽ dễ thương, ngọt ngào, Cánh hoa trôi giữa hoàng triều là câu chuyện kể về cuộc đời bi thương của vị nữ đế Lý Chiêu Hoàng, qua đó đem đến một góc nhìn thú vị về câu chuyện tình sử Việt. 2/ Bad Luck Bad Luck của tác giả Châu Chặt Chém từng là bộ truyện online đình đám trên mạng xã hội Việt Nam vào năm 2016. Bad Luck là câu chuyện về An, cô bé 17 tuổi nhận ra mình có khả năng mang lại xui xẻo bất tận cho người khác qua khả năng nguyền rủa. Mặc dù nét vẽ không quá đẹp, song Bad Luck gây ấn tượng bởi nội dung sáng tạo, hài hước. Sự thành công của phiên bản truyện online nhanh chóng giúp Bad Luck được xuất bản, chuyển thể thành sitcom, và hình thức Webtoon có màu trên Pops Comic. 3/ Anh trai tôi là Khủng Long Điều gì xảy ra khi một con khủng long bạo chúa vẫn còn sống ở thời hiện đại? Không chỉ thế mà nó còn biết nói tiếng người và làm giáo sư đại học các kiểu? Bằng cách đặt vấn đề thú vị, Anh trai tôi là Khủng Long nhanh chóng thu hút hơn 70.000 lượt xem trên nền tảng Webtoon Pops comic. 4/ Nhật kí sống sót của nữ phụ phản diện Ứng dụng quy trình sản xuất Webtoon Hàn, Nhật kí sống sót của nữ phụ phản diện trở thành một trong những bộ Webtoon thành công nhất của Comicola Studio. Bộ Webtoon là câu chuyện của Nguyệt – một diễn viên chuyên vai phản diện bị xuyên không vào chính kịch bản phim mình vừa đóng, mà theo đó cô sẽ bị nam chính thiêu chết vào năm 20 tuổi. Nét vẽ ngọt ngào cùng cốt truyện đậm chất ngôn tình chính là bí kíp thành công của bộ Webtoon đình đám này. Sự ra đời của nền ứng dụng đọc truyện online Pops Comic vào tháng 6.2020 vừa qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạ sĩ Webtoon tự do có thể sống thoải mái với nghề của mình. Với những thành quả hiện tại, Webtoon được xem là cầu nối đưa hoạ sĩ đến gần với đọc giả Việt Nam và thế giới. Lạc An

Cuộc thi do Viện Goethe tổ chức, dành cho các Họa sĩ hoạt hình, biếm họa, minh họa và thiết kế animation người Việt với các hình thức thi: sáng tác truyện tranh ba khung, minh họa hoặc animation. Chủ đề: “HAPPY@HOME?” Các tác phẩm dự thi sẽ được giới thiệu trên trang web của Viện Goethe và trưng bày trong triển lãm. Đối tượng tham gia: Họa sĩ vẽ hoạt hình, biếm họa, minh họa và thiết kế animation người Việt  Giải thưởng: 6 giải thưởng, mỗi giải trị giá 15 triệu VNĐ  Format tác phẩm: 2300px X 1000px  Hạn nộp bài: Chậm nhất ngày 07.09.2020  Vui lòng gửi bài dự thi về địa chỉ email: Wilfried.Eckstein@goethe.de MÔ TẢ CHỦ ĐỀ: Đại dịch bùng nổ. Nhịp sống hàng ngày bắt đầu trùng lặp rồi tắc nghẽn. Khi mỗi người được yêu cầu phải thực hiện giãn cách xã hội, họ dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, hoặc một mình, hoặc cùng gia đình, ẩn náu trong chính ngôi nhà của mình. Cho dù là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người cao tuổi, các cặp đôi, giữa anh chị em hoặc ngay cả với người độc thân – ai cũng có thể cảm thấy ngột ngạt. Học tập, làm việc, mua sắm, ra ngoài, vui chơi giải trí, tiêu thụ – mọi liên kết thường nhật với thế giới bên ngoài giờ đây cần tìm ra hướng đi mới. Internet mang tới làn sóng thứ hai tới ngôi nhà. Ngôi nhà của chúng ta đang thay đổi thế nào? Điều gì đang diễn ra dưới áp lực của đại dịch và với van áp suất yêu thích của chúng ta – mạng internet? Chúng ta đối diện với cuộc khủng hoảng này như thế nào và mạng internet bỗng có ý nghĩa với ta ra sao? Chúng ta nói gì với nhau, chúng ta tin vào điều gì, rốt cuộc chúng ta dành thời gian cùng ai, chúng ta thực sự cần gì, chúng ta muốn tiếp tục sống sau những hậu quả từ đại dịch như thế nào? Đây là các chủ đề chúng tôi muốn mời các bạn khám phá và thể hiện qua tác phẩm sáng tạo của riêng mình.  Thông tin chi tiết: https://www.goethe.de/ins/vn/vi/kul/bue/hah/tb

Itaewon Class, Thư kí Kim sao thế? Cheese in the Trap,… là những bộ Webtoon Hàn Quốc nổi tiếng đã được chuyển thể thành phim và làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Sự thành công của truyện Webtoon không chỉ gói gọn trên các nền tảng truyện online, mà dần còn lấn sân sang các lĩnh vực khác như điện ảnh. Chính nhờ đó, hoạ sĩ Webtoon dần trở thành một nghề hot hơn bao giờ hết. Vì sao Webtoon được ưa chuộng trên toàn thế giới? Vốn là một thể loại truyện tranh Hàn Quốc, song chỉ trong khoảng 10 năm, Webtoon Hàn đã trở thành một gã khổng lồ, thu hút hàng triệu độc giả trên toàn thế giới bởi tính linh động tuyệt vời của nó. Chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet, bạn có thể dễ dàng đọc truyện online trên các nền tảng phổ biến như Line Webtoon, Spottoon,… Những ưu việt của Webtoon so với truyện tranh truyền thống Vì xuất bản trên các nền tảng online, nên truyện Webtoon giúp tiết kiệm chi phí sản xuất hơn so với truyện tranh truyền thống, các tác phẩm cũng không cần phải trải qua các bước kiểm duyệt khắt khe như hình thức truyện in giấy cũ. Ngoài ra, do không còn phải in ấn, vì vậy các nhược điểm như xỉn màu, tái màu,… của in ấn hoàn toàn được loại bỏ, các tác phẩm truyện Webtoon thường có màu, thu hút thị giác người xem. Cơ hội nào cho hoạ sĩ Webtoon ở Việt Nam Cùng với sự bành trướng của làn sóng truyện tranh Hàn Quốc, Webtoon ở Việt Nam dần giành được sự quan tâm, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê vẽ truyện tranh và đang tìm kiếm cơ hội xuất bản. Các công ty truyện tranh Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đang có nhiều chiến dịch đầu tư ở nước ta. Nhiều xưởng gia công Webtoon được thành lập, nhiều trung tâm đào tạo hoạ sĩ được mở ra. Bên cạnh đó, các nền tảng Webtoon nội địa như Pops comic bước đầu được xây dựng đã tạo ra nhiều cơ hội lớn cho những bạn trẻ yêu thích vẽ Webtoon. Làm sao để đón đầu cơ hội? Để trở thành một hoạ sĩ Webtoon trong thời đại cạnh tranh như hiện nay, bạn cần phải trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng. Hiện nay, ngoài các lớp Webtoon Offline học tại trung tâm, Comic Media Academy (CMA) còn có các lớp học vẽ online dành cho những bạn ở xa hoặc có quỹ thời gian eo hẹp. Hãy tưởng tượng một ngày, tác phẩm của bạn được đăng trên Line Webtoon, được sự hưởng ứng của hàng triệu độc giả, ngày mà truyện tranh Việt Nam được xếp ngang hàng với những tác phẩm truyện tranh Hàn Quốc ăn khách nhất. Ngày ấy chắc chắn sẽ không còn xa nếu bạn có một trái tim đam mê. Lạc An

Ngày  nay, các sản phẩm giải trí lấy chủ đề siêu anh hùng đã có mặt ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trên màn ảnh rộng và chương trình trực tuyến. Để bắt kịp xu thế, anime cũng đã cho ra lò những sản phẩm vô cùng thành công. Điển hình nhất không thể nào không kể đến hai gã khổng lồ đã làm mưa làm gió cộng đồng otaku trong những năm gần đây, đó chính là One-Punch Man và My Hero Academia. Cả hai bộ anime đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả, với độ phủ sóng ngày càng lan rộng. Dựa trên ưu và nhược điểm của cả hai đối thủ nặng kí này, ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bộ anime siêu anh hùng nào đáng xem hơn nhé! ƯU ĐIỂM : ONE-PUNCH MAN One-Punch Man đã tạo ra một cơn sốt chưa từng thấy đối với thể loại siêu anh hùng nói riêng và thị trường Shonen nói chung. Anime thuộc phân loại Shonen thường mang đến những cốt truyện, khi nhân vật chính đã bị cho “ăn hành ngập mặt” bởi kẻ phản diện, nhưng cuối cùng vẫn giành được chiến thắng. Nhưng, đi ngược lại với đám đông, nhân vật chính của One-Punch Man, Saitama, đúng với tiêu đề của tác phẩm, đều có thể dễ dàng hạ đo ván bất cứ ai dám đối đầu với anh bằng một nắm đấm duy nhất. Với lối xây dựng nhân vật bá đạo đến mức không thể tưởng tượng, pha lẫn khiếu hài hước và một chút “cà khịa” hình tượng chung của các chính diện thuộc thể loại Shonen, Saitama thường cảm thấy chán nản khi anh chẳng phải tốn một chút công sức nào để hạ gục kẻ thù của anh. Các cuộc đấu tay đôi thường diễn ra rất ngắn ngủi, dĩ nhiên rồi, nhưng mỗi cú đấm mà Saitama tung ra đều vô cùng tàn bạo. Không những thế, cuộc chiến giữa những siêu anh hùng phụ và các quái vật khác cũng vô cùng mãn nhãn, khiến khán giả yêu thích tất cả các trận ẩu đả của bộ anime này. Phim ngoài ra còn mang đến những nhân vật phụ vô cùng thú vị như Genos, Metal Bat, King và các siêu anh hùng khác của Hiệp hội Siêu Anh Hùng. Hiệp hội này cũng có những nét riêng khiến khán giả hết mực thích thú, khi thế giới của phim có quá nhiều rắc rối, Hiệp hội sẽ phân bố công việc và trả lương cho các anh hùng để giải quyết chúng. Hệ thống xếp bậc siêu anh hùng được thành lập ra, và bất cứ ai có thứ hạng càng cao sẽ càng nổi tiếng và được trả lương hậu hĩnh hơn. ƯU ĐIỂM : MY HERO ACADEMIA My Hero Academia cũng đã mang một làn gió mới đến cho thể loại này. Nhân vật chính của phim, Izuku Midoriya, không có được sức mạnh bá đạo nào từ khởi đầu của chặng đường của anh, vì anh vốn dĩ sinh ra đã không mang một năng lực nào cả. Siêu anh hùng số một lúc bấy giờ, All Might, đã truyền lại Quirk của ông cho Midoriya – một lượng sức mạnh vô song , nhưng anh phải tự mình tìm hiểu cách thức sử dụng và thuần hoá món quà ấy. Số lần Midoriya, hay Deku, vấp ngã áp đảo hoàn toàn số lần mà anh thành công khi cố sử dụng năng lực này, và nhiều lúc cơ thể của anh đã chịu những chấn thương vô cùng nghiêm trọng. Anh đã cải thiện được rất nhiều điều nhưng vẫn còn phải học rất nhiều để có thể thành thục sử dụng năng lực này. All Might không chỉ là hình tượng mà Midoriya ngưỡng mộ, ông còn là tấm gương sáng để tập thể lớp 1-A của trường Trung học U.A noi theo, như Bakugo, Todoroki và Uraraka. Quá trình huấn luyện thế hệ tương lai các siêu anh hùng của các cựu binh và siêu anh hùng nổi tiếng đã mang đến một trải nghiệm rất thú vị cho khán giả. All Might cùng các đồng nghiệp đã truyền đạt tất tần tật những gì cần biết cho các học viên về nghành công nghiệp siêu anh hùng này. Các học viên còn được học các lớp hỗ trợ và kinh doanh, và họ đã nhận ra cái nghề siêu anh hùng rộng lớn và có nhiều khía cạnh đến mức nào. Dù là phản diện hay chính diện, các nhân vật đều được khắc hoạ vô cùng độc đáo và đầy chất riêng của họ. Tất cả các nhân vật đều có vai trò của họ, và đều có được những giây phút để họ toả sáng, phát huy siêu năng lực thiên bẩm của mình. Trải nghiệm của người xem cũng vô cùng mãn nhãn khi phim cũng có rất nhiều phân cảnh chiến đấu nảy lửa và nghẹt thở. NHƯỢC ĐIỂM : ONE-PUNCH MAN Mùa đầu tiên của One-Punch Man đã mang về vô số thành công vang dội và được khán giả đón nhận rất nhiệt tình. Nhưng sau khi phải chuyển đổi Studio sản xuất và phải dời lịch công chiếu vô số lần, mùa thứ 2 của bộ anime này đã không còn giữ được phong độ của mùa đầu tiên nữa, khi sự kì vọng của khán giả đã không được đáp ứng. Chất lượng hoạt ảnh của mùa 2 đã có phần xuống cấp và lép vế so với mùa 1, dẫn đến những phân cảnh chiến đấu không mấy bắt mắt, thậm chí có một số trận chiến đã diễn ra off-screen, khiến một số khán giả đã phản ứng vô cùng gay gắt và đưa ra những đánh giá tiêu cực về phim. Ngoài ra, mùa 2 cũng đã cố gắng xây

Những bộ manga dưới đây giúp bạn có những giây phút thư giãn nhờ không khí tuyệt vời mà âm nhạc mang đến. K-On! (Kakifly) là loạt manga bốn khung tranh đề tài về âm nhạc. Bộ truyện được đăng trên tạp chí Seinen Manga Time Kirara của Houbunsha từ số ra tháng 5/2007 đến tháng 10/2010. Bốn tập truyện K-On! bán rất chạy, nằm trong nhóm manga có doanh số cao nhất tại Nhật Bản. Ảnh: Anime Tokyo Fuuka (Seo Kouji) do Nhà xuất bản Kodansha phát hành. Nội dung của manga xoay quanh cuộc sống của Haruna Yuu, cậu học sinh 15 tuổi cô độc và nghiện Twitter. Cuộc gặp gỡ với cô gái Fuuka đã khiến cậu thay đổi, nhờ sự kỳ diệu của âm nhạc và một lời hứa. Ảnh: Manganetworks Khúc nhạc Nodame (Ninomiya Tomoko) kể về những sinh viên nhạc viện, những người trẻ đam mê nhạc cổ điển và tập trung mối quan hệ giữa 2 nhân vật chính là Noda “Nodame” Megumi và Chiaki Shinichi. Năm 2004, Khúc nhạc Nodame nhận được giải thưởng Manga Kōdansha cho shōjo manga hay nhất. Ảnh: thecinemaholic Cung đàn vàng (Kure Yuki) xoay quanh Hino Kahoko, nữ sinh trung học, không biết gì về âm nhạc. Cuộc sống bình thường đột ngột thay đổi, khi cô là người duy nhất trông thấy Lili, sinh vật tí hon tự xưng là thiên thần âm nhạc. Cảm nhận được năng lực đặc biệt nào đó ở Hino, Lili đã tặng cho cô cây đàn violin ma thuật và đưa cô đến với cuộc thi tuyển chọn âm nhạc. Ảnh: Pinterest Tháng tư là lời nói dối của em (Naoshi Arakawa): Bộ truyện kể về Arima Kousei vốn là thần đồng piano. Từ khi mẹ qua đời, cậu đã không thể chơi đàn. Những cảm xúc đan xen khiến cho cuộc sống của cậu trở nên khó khăn và đầy nhàm chán. Đến khi gặp được Miyazono Kawori, một nghệ sĩ violin cá tính, xinh đẹp, mọi chuyện đã thay đổi. Ảnh: Pinterest Sound! Euphonium (Ayano Takeda): Đây là câu chuyện cảm xúc về CLB nhạc giao hưởng trường cấp ba Kitauji. Câu chuyện bắt đầu với cô bé tên Kumiko Oumae – người từng chơi Euphonium trong dàn nhạc giao hưởng. Trong ngày tham quan CLB giao hưởng của trường, Hazuki và Sapphire – những người bạn mới quen của Kumiko – muốn tham gia CLB này, rủ cô cùng tham gia. Một câu chuyện dẫn độc giả chìm đắm trong thế giới của tình bạn và nhạc cổ điển. Ảnh: WordPress Kids on the Slope (Yuki Kodama): Tình yêu âm nhạc jazz của Sentarou truyền cảm hứng cho Kaoru nghiên cứu thể loại này. Hai cậu bé bắt đầu phát triển tình bạn thân thiết thông qua các buổi nhạc jazz tại cửa hàng thu âm thuộc sở hữu của gia đình Ritsuko Mukae, người bạn cùng lớp. Bộ truyện mang đến cho người đọc cảm xúc hoài niệm những năm 60 của thế kỷ trước với những bản nhạc Jazz xưa cũ. Ảnh: Sliceofasianlife  * Nguồn: Zingnews

Hãy sử dụng những kỹ năng photoshop và hình ảnh của bạn để tạo ra những bước ngoặt nào! Bạn đã quá thành thạo những kỹ năng đồ hoạ của mình, càng ngày càng chán nản việc dành cả đêm cày cuốc với những ý tưởng? Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc đích thân bạn ngồi vào một chiếc ghế đạo diễn nghệ thuật, chỉ đạo và góp sức cùng các designer khác để chung sức biến những ý tưởng thành những dự án bắt mắt không? Vậy ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi ngồi xuống và lắng nghe một số chuyên gia bàn luận về vị trí Art Director này nhé! Chính xác thì công việc của một Art Director là gì? Tuỳ vào lĩnh vực, dự án mà bạn tham gia, vị trí Art Director sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng trong tất cả lĩnh vực, nhiệm vụ dễ thấy nhất của một Art Director đó chính là xác định hướng đi của dự án, là người quyết định khuynh hướng thiết kế hình ảnh của dự án đó, thường được sử dụng trong báo chí, các trang web, tạp chí, chiến dịch quảng bá, truyền hình. Đôi khi đơn giản chỉ là cho các buổi photo shoot nhưng cũng có thể nâng cao đến mức độ thiết kế video game đấy. “Mỗi ngày công việc này đều mang đến những điều mới mẻ cho tôi, và đó là lí do mà tôi yêu nó,” đạo diễn nghệ thuật cao cấp tại Browstein Group, một công ty quảng bá truyền thông từ Philadelphia, Kaitlyn Angstadt cho hay. Angstadt thường dành nhiều ngày “chui rúc” trong phòng nhằm tạo ra những concept cho dự án quảng bá, đồng thời chỉ đạo những đầu óc sáng tạo khác tìm cách tạo nên điểm nhấn thương hiệu cho khách hàng hay các bố cục cho những quảng cáo in. Hoặc có những ngày cô sẽ ở studio, giám sát những buổi photo shoot cho sản phẩm, nhằm đảm bảo khái niệm về sản phẩm ấy được hiện thực hóa, bắt mắt và thân thiện với người dùng. Theo Michael Brittain, đạo diễn nghệ thuật của FX Network, trong suốt những năm tháng làm giám đốc in ấn của kênh truyền hình cáp này, thì điều quan trọng nhất trong công việc của ông là tạo nên những hình ảnh bắt mắt và “ngầu lòi” nhất. Do trách nhiệm của ông là tạo nên những tấm poster trong chiến dịch quảng bá cho các sản phẩm TV, phim ảnh và game. Tất cả các poster đều phải đạt đủ chất lượng bắt mắt và “iconic” để tạo hưng phấn cho khán giả. “Đôi khi công việc của chúng tôi rất khó khăn, vì không dễ dàng gì có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, một bức tranh mà khi nhìn vào, bạn vẫn luôn tự hào khi đã treo nó lên tường, trang trí cho tổ ấm của bạn,” Brittain cho hay, và nay đã là giám đốc sáng tạo của Ignition Creative, một cơ quan marketing tổng hợp có trụ sở tại Playa Vista, bang California. BẠN CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ? Bạn cần có một trí óc đầy chất xám và tính sáng tạo là điều đầu tiên. “Để tạo ra một thứ gì đó mang ý nghĩa sâu sắc, trước tiên cần hình dung được ý tưởng sâu sắc về sản phẩm đó,” Angstadt cho hay. Cô còn cho rằng “ý tưởng chính là xương sống, là nền tảng cho mọi tác phẩm quảng bá thương mại.” Một kỹ năng thiết yếu khác đó chính là khả năng giao tiếp tốt. Đội của bạn cần phải hiểu được ý tưởng của bạn và nắm rõ nhiệm vụ mà bạn giap cho mỗi người. Ý tưởng của bạn cần được truyền đạt một cách rõ rệt đến từng thành viên trong đội ngũ sản xuất nhằm không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Sở hữu kiến thức và nền tảng về lịch sử nghệ thuật, nhiếp ảnh, thiết kế đồ hoạ và thuật in ấn cũng là những kỹ năng mà Brittain cho là cần thiết, vì tất cả sản phẩm đều phải thực hiện qua các bước thủ công. Photoshop đã khiến cho việc tiếp cận với nghệ thuật dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng theo Brittain, việc khéo tay và có thể thực hiện công việc theo cách thủ công vẫn có những điểm vượt trội hơn việc cài một ứng dụng cho máy tính của bạn. AI SẼ LÀ SẾP CỦA BẠN? Thông thường thì giám đốc điều hành sáng tạo hoặc phó giám đốc sáng tạo là những người sẽ quản lí bạn, nhưng đó cũng là những vị trí bạn có thể leo đến trên nấc thang theo đuổi sự nghiệp Art Director. CÒN CÓ NHỮNG CHỨC DANH NÀO KHÁC CÙNG MANG TRÁCH NHIỆM TƯƠNG TỰ? Điều này còn tuỳ thuộc vào hệ thống phân cấp của công ty, nhưng thông thường giám đốc sáng tạo và giám đốc thiết kế cũng là những người cùng chịu trách nhiệm để khái niệm hoá các dự án và hướng dẫn thực hiện chúng. TÔI CẦN BIẾT TRƯỚC NHỮNG GÌ CHO VỊ TRÍ NÀY? Là một đạo diễn nghệ thuật, bạn không nên cho phép bản thân lười biếng. Angstadt nói rằng : ”Bạn nên giành mọi lúc bạn có thể để suy nghĩ nên những ý tưởng mới” thế nên việc yêu quí công việc của bạn là một điều khá quan trọng. “Mặt dày” cũng là một điều đáng lưu ý, vì khi đã quyết định chọn nghề nghiệp này, cũng như bao công việc sáng tạo khác, bạn sẽ nhận được khá nhiều lời phê bình, kể cả khi các feedback của khách hàng đôi khi sẽ khiến bạn không đồng tình với họ. Nói đi cũng phải nói lại, nếu đã làm việc quá

Dù đã ra mắt được một thời gian dài, và phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác, nhưng Angel Beats! bằng một cách nào đó, luôn có được một chỗ đứng nhất định trong số những bộ anime lấy nhiều nước mắt nhất của khán giả. Với phương thức kể chuyện vô cùng xúc động, anime luôn tìm được cách của nó để khiến khán giả, dù là những người cứng rắn nhất, cũng phải có những giây phút yếu lòng. Đó có thể là về những bi kịch thời thơ ấu (Anohana), sự kết hợp giữa tình yêu và mất mát (Your lie in April), hay những vấn đề xã hội liên quan tới sự bắt nạt và sức khoẻ tinh thần (A silent voice), hoặc thậm chí dựa trên những bi kịch trong thời chiến tranh (Grave of the fireflies). Trong một số trường hợp, người xem khi trải nghiệm những bộ phim bi kịch càng dài tập (tập 10 của Violet Evergarden chẳng hạn?) thì khả năng những bộ phim này sẽ càng lấy nhiều nước mắt hơn, vì mức độ bi kịch sẽ nhiều hơn. Angel Beats! là một ví dụ điển hình được cả giới phê bình và người xem đánh giá rất cao và xếp thứ hạng hàng đầu trong top những bộ anime đau lòng nhất. Bối cảnh của bộ phim diễn ra ở “luyện ngục”, nhưng hoàn toàn khác với những gì mà chúng ta thường tưởng tượng. Có rất nhiều yếu tố khiến bộ phim nhận được sự yêu quý đặc biệt đến vậy, nhưng cảnh báo rằng, bạn phải có một tinh thần vững chắc trước khi quyết định theo dõi bộ phim này đấy. Vậy hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi, liệu Angel Beats! có phải là bộ anime buồn nhất không? Câu chuyện xoay quanh các nhân vật trải qua từng giai đoạn, từ cái chết, đến sự hối hận và nhận thức khó khăn rằng họ đã thực sự chết, từ đó họ thực hiện những ước ao cuối cùng để được ra đi thanh thản, đầu thai vào kiếp sống mới. Phim bắt đầu với phân cảnh nhân vật chính, Yuzuru Otonashi tỉnh dậy tại một ngôi trường, nơi các “học sinh” đang chiến đấu với một thiên thần mà họ cho rằng đó là “sát thủ của Chúa trời”, hòng ép họ đến với kiếp sống tiếp theo. Thực ra rằng, họ không thể rời khỏi luyện ngục do còn những hối hận sâu sắc khi vẫn còn đang sống. Do tất cả bọ họ đều mất ở độ tuổi rất non trẻ, nên hầu hết vẫn chưa có cơ hội để trải nghiệm và tận hưởng những điều thú vị trong cuộc sống. Dù cho đó là chưa được trải qua một mối tình, chưa có cơ hội theo đuổi giấc mơ hay vượt qua nỗi đau khi bị khuyết tật, từng nhân vật đều được xây dựng vô cùng tinh tế và mỗi người đều mang những tính cách rất riêng và đều có một câu chuyện riêng đặc sắc và cảm động của riêng mình. Điều khiến Angel Beats! khác biệt với những anime buồn khác rằng khởi đầu của phim vô cùng hài hước, hay thậm chí là nhảm nhí. Đa số các bộ anime buồn cũng thường thêm một số yếu tố vui vẻ/hài hước vào phim, nhằm tránh gây sự ức chế và có phần trầm cảm cho người xem. Angel Beats! đã xém đánh lừa người xem rằng phim thuộc thể loại hành động và hài hước vào những phân cảnh đầu của phim. Nhưng khi các nhân vật hiểu được con đường để ra khỏi “luyện ngục” này, từng câu chuyện đau lòng của những mảnh đời bất hạnh chưa được sống một cuộc đời trọn vẹn dần dần được hé lộ. Khán giả cũng đã có một cú sốc lớn khi họ nhận ra được ý nghĩa thực sự đằng sau tiêu đề của bộ phim. Những tình tiết hài hước đã sớm “bẻ lái gắt” sang những câu chuyện vô cùng cảm động, và kể từ lúc đó, người xem đã nhận ra họ sắp có một trải nghiệm chẳng mấy hài hước như họ đã tưởng. Để phản ánh một bộ anime, cái kết đóng vai trò rất quan trọng lên ý kiến cá nhân của khán giả về toàn bộ bộ phim. Không nhắc đến cái kết mở của Violet Evergarden, các bộ anime buồn thường mang đến những cái kết rất hay và trọn vẹn khiến khán giả phải suy ngẫm. Tuy nhiên cái kết của Angel Beats! không những khiến khán giả “không đủ khăn giấy để lau nước mắt”, lại còn quá mơ hồ và còn có quá nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp về những sự kiện trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thậm chí 10 năm sau đó, đây vẫn là một trong những chủ đề được bàn tán rất sôi nổi trên Reddit, Youtube và Twitter. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, từ khái niệm thiên đường, sự tái sinh, sự nghịch lý của thời gian hay họ đơn giản nói rằng “bởi vì đó là anime”. Nhưng với quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời, và sự trống rỗng trong tâm trí sau khi hoàn thành bộ phim, người hâm mộ luôn mong muốn có được hậu truyện của Angel Beats! dẫu cho họ đã có những trải nghiệm đãm nước mắt và chạnh lòng. Điều này đã phát huy tác dụng của bộ phim, khi nó giúp người xem tiếp tục bàn tán về nó rất nhiều năm sau đó, và khiến phim nổi trội hoàn toàn khỏi những bộ anime khác. Bất kể chủ đề hay thể loại, thứ ảnh hưởng đến cảm xúc của người này chưa chắc sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của người kia. Đó là nét đẹp

Xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 5, moving toon (truyện tranh động, lồng tiếng) mở ra một “sân chơi” mới được giới họa sĩ chú ý và khán giả đón nhận. Trong tháng 5 và tháng 6, POPS ra mắt hai bộ moving toon “Nhật ký sống sót của nữ phụ phản diện” và “Anh trai tôi là khủng long” dựa trên truyện tranh Việt cùng tên. Với nội dung giả tưởng thú vị, hai bộ moving toon đều gây sốt khi phát qua ứng dụng POPS và YouTube. “Nhật ký sống sót của nữ phụ phản diện” đã ra 10 tập, “Anh trai tôi là khủng long” đã ra 5 tập. Số lượt xem từ hàng trăm nghìn đến 1,4 triệu mỗi tập qua YouTube. “Nếu họa sĩ có câu chuyện hấp dẫn cộng với một hình thức thể hiện mới mẻ như moving toon thì công chúng sẽ sẵn sàng đón nhận” – Họa sĩ Lê Thắng Moving toon – tạo cơ hội cho những nội dung sáng tạo POPS giới thiệu moving toon là truyện tranh “dành cho người lười đọc”. Để sản xuất moving toon, POPS mua truyện tranh gốc của Việt Nam từ đối tác Comicola, một công ty sản xuất truyện tranh. Khác với phim hoạt hình (anime), moving toon tái sử dụng toàn bộ hình ảnh và khung truyện tranh gốc, chỉ bổ sung hiệu ứng và âm thanh. Trong đó, khi làm hoạt hình, họa sĩ phải vẽ lại toàn bộ tác phẩm. Với moving toon, nhóm thực hiện cho rằng đang đi đúng hướng với số lượt xem khả quan. Không những vậy, theo ghi nhận của ứng dụng POPS, lượt đọc truyện gốc “Nhật ký sống sót của nữ phụ phản diện” và “Anh trai tôi là khủng long” tăng tỉ lệ thuận với lượt xem moving toon. Đầu năm nay, POPS mua quyền sở hữu 6 tác phẩm gốc ăn khách của Comicola để phát triển các sản phẩm tương lai. Chị Nguyễn Thị Hồng Vân (tác giả Vân MC) – quản lý dự án POPS Comic – cho biết POPS đang là đơn vị duy nhất khai thác moving toon ở Việt Nam. “Khái niệm moving toon còn rất mới trên thị trường quốc tế, mới xuất hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc – chị Vân nói – Moving toon là một sản phẩm trong chiến lược sáng tạo OSMU (One Source Multi Use – một nguồn nhiều sản phẩm) đang được các đơn vị giải trí trên thế giới hướng tới”. Chỉ với một dòng sản phẩm nội dung gốc (truyện tranh), công ty sở hữu có thể chuyển thể thành nội dung động, phim người đóng, hoạt hình với chi phí chuyển thể thấp. Do vậy, POPS cho biết chi phí sản xuất moving toon “không quá cao” nhưng chưa tính đến lợi nhuận. Theo chị Vân, mong muốn của POPS là “tạo cơ hội cho những nội dung sáng tạo, đặc biệt là các loại hình giải trí mới của tác giả Việt Nam, đến với đông đảo bạn đọc như một sự đầu tư lâu dài”. Lợi thế của POPS là có nhóm công chúng rộng hơn so với Comicola. Vì công chúng Comicola chủ yếu là độc giả yêu truyện tranh, còn POPS hướng đến công chúng của nhiều loại hình giải trí. Do vấn đề bản quyền, moving toon ở Việt Nam hiện chỉ thực hiện với truyện tranh gốc của tác giả Việt. Anh Nguyễn Khánh Dương – giám đốc Comicola kiêm cố vấn POPS Comic – lý giải: “95% truyện tranh trên thị trường Việt Nam là của nước ngoài. Nhưng các đơn vị xuất bản Việt Nam chỉ có quyền xuất bản sách giấy, còn nếu chuyển thể truyện tranh nước ngoài thành moving toon cần xin phép tác giả gốc, nhà xuất bản gốc. Điều đó gần như bất khả thi”. Cuộc chơi của những đơn vị chuyên nghiệp Có thể xem moving toon như một thế hệ phái sinh của thể loại truyện tranh webtoon bùng nổ khoảng 10 năm trở lại đây. Về cơ bản, webtoon vốn đã là “con lai” giữa truyện tranh và hoạt hình với bố cục hình ảnh theo chiều dọc để tương thích với màn hình điện thoại thông minh. Cải tiến đáng chú ý nhất của moving toon là cử động của các nhân vật và hiệu ứng âm thanh, ánh sáng được thêm thắt vào nền tảng truyện tranh có sẵn. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, bạn đọc Thanh Tuyền thừa nhận: “Khi chuyển từ truyện tranh truyền thống sang webtoon, mình cũng mất một khoảng thời gian dài để làm quen. Dù moving toon khá giống với webtoon nhưng những chuyển động vẫn có gì đó gượng gạo, đôi lúc lại lạm dụng hiệu ứng. Có lẽ, những khuyết điểm này sẽ dần được cải thiện nếu ngày càng có nhiều tác phẩm, họa sĩ tham gia vào trào lưu hơn”. Theo họa sĩ Lê Thắng – viện phó Viện Truyện tranh và hoạt hình Việt Nam, moving toon là sự phát triển tất yếu khi văn hóa đọc đã được số hóa mạnh mẽ, thay thế cho các tác phẩm in ấn.  “Trong vài năm tới, moving toon có thể là một món ăn tinh thần mới cho các bạn trẻ đang tiếp xúc thường xuyên với công nghệ và yêu thích truyện tranh. Viện Truyện tranh và hoạt hình Việt Nam cũng đang hướng dẫn các bạn họa sĩ làm quen với thể loại này, tuy nhiên đối với một hình thức mới, cần phải thận trọng và có thêm nhiều thử nghiệm” – họa sĩ Lê Thắng nhận định. Cùng với xu thế phát triển của moving toon, một số doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu những phần mềm dựng moving toon (như Toonivie), đặc biệt là ở Hàn Quốc – nơi khai sinh thể loại này. Điều đó hứa hẹn cho sự trỗi dậy của moving

Mới đây, hoạ sĩ Jorge Jiménez của nhà DC Comics, đã chia sẻ một số hình ảnh về những siêu anh hùng được yêu thích nhất của nhà DC, là Superman và con trai Superboy đang đeo khẩu trang, nhằm nhắc nhở người hâm mộ truyện tranh trên toàn thế giới rằng một hành động đơn giản như đeo khẩu trang cũng có thể cứu sống nhiều mạng người. Không phải siêu anh hùng nào cũng mang áo choàng, bay lượn trên không với những siêu năng lực vượt trội. Nhưng dù hư cấu, những nhân vật này vẫn đang đóng góp hết sức mình, nhằm tri ân với những công nhân của những ngành dịch vụ thiết yếu, ngày đêm vẫn phải mạo hiểm sức khoẻ của chính họ, đối mặt với dịch bệnh COVID-19 chết người. Không may mắn như Việt Nam ngày nay, tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia vẫn còn diễn biến vô cùng phức tạp, số lượng ca nhiễm và tử vong vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Superman và Superboy là những nhân vật truyện tranh mới nhất tham gia chiến dịch tuyên truyền cách phòng chống với dịch bệnh này. Tượng đài của DC Comics và con trai đã mang đến một thông điệp vô cùng truyền cảm hứng, rằng đeo khẩu trang dù là một hành động nhỏ nhưng có trách nhiệm với sức khoẻ của bản thân và cộng đồng. Hình ảnh Superman và Superboy, cả hai cha con đều đeo khẩu trang, bay lượn trên bầu trời của Smallville, quê nhà của họ đã được Jorge Jiménez chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, với lời nhắn nhủ với người hâm mộ rằng :”Đã đến lúc tất cả chúng ta đều trở thành Superman, rằng tất cả chúng ta đều có thể cứu mạng người”. Ủng hộ nước đi của Jorge, những người có tiếng tăm và tầm ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp truyện tranh, cũng đang đóng góp kĩ năng của họ nhằm tuyên truyền đến thế giới thông điệp “Nhân loại quyết thắng đại dịch”. Vào tháng 4 năm nay, Jim Lee, một họa sĩ minh họa huyền thoại và đồng thời là Giám đốc sáng tạo của DC Comics, đã đưa ra cam đoan, rằng mỗi ngày ông sẽ vẽ một bức phác thảo, kéo dài suốt 60 ngày, sau đó mọi doanh thu của những bản phác thảo ấy sẽ được quyên góp cho BINC, một tổ chức từ thiện hỗ trợ cho những cửa hàng và đại lý bán lẻ truyện tranh, nơi đã bị ảnh hưởng nặng nề và phải chịu những áp lực kinh tế do dịch bệnh gây ra. Với sự đóng góp của Lee, DC Comics đã quyên góp được $250,000 cho tổ chức phi lợi nhuận này. Disney cũng tham gia vào chiến dịch này, khi bán những chiếc khẩu trang được tái chế với chủ đề về các Avengers, tặng toàn bộ doanh thu cho một tổ chức phi lợi nhuận khác là Medshare, đồng thời cũng sản xuất khẩu trang cho trẻ em và các hộ gia đình khắp nước Mỹ. Nhưng cũng như dự đoán, một số người đã không đồng tình với cách tuyên truyền của Jorge. Họ cho rằng với cơ thể “bất khả chiến bại” của người Kryptonian, thì hai cha con Superman và Superboy không thể nào bị nhiễm bệnh và việc họ đeo khẩu trang là “không hợp lý với cốt truyện”. Phản bác lại những bình luận tiêu cực này, Jorge nói rằng: “Superman không nhất thiết phải làm 99% những điều phi thường mà anh hay làm, ở đây anh ấy chỉ đang cố truyền cảm hứng cho mọi người làm điều đúng đắn”. Hãy như Superman nhé các bạn, dù có khả năng miễn nhiễm nhưng vẫn đề cao trách nhiệm của một công dân.  * Nguồn: SCREENRANT  * Người dịch: Khôi Nguyên

Mùa 4 và đồng thời là mùa cuối cùng của bộ anime đình đám Attack On Titan sẽ được một xưởng phim mới, Studio MAPPA mang đến cho khán giả. Với việc bộ manga sắp kết thúc chặng đường kéo dài đã hơn 11 năm, các fan của serie này đang đứng ngồi không yên, không biết rằng những phân cảnh mà họ thích nhất của bộ truyện sẽ được chuyển thể ra sao trên màn ảnh lớn. Tiếp nối câu chuyện của mùa 3, mùa cuối cùng của Attack On Titan vẫn sẽ theo chân Quân Đoàn Trinh Sát nhưng với mục đích và nhiệm vụ hoàn toàn khác, cùng với những sự thay đổi của nhân vật, hứa hẹn vẫn sẽ chứ đựng những pha hành động nghẹt thở. Link trailer mùa 4: Tại đây Cảnh báo! Bài viết sau sẽ chứa rất nhiều spoiler, và nếu bạn mong muốn có một trải nghiệm trọn vẹn nhất thì hãy rời bài viết này ngay nhé! NGUỒN GỐC CỦA YMIR Có vẻ câu chuyện đen tối nhất trong toàn bộ serie Attack On Titan là về nguồn gốc của Ymir, Titan Thuỷ Tổ, người đã mang đến khái niệm về những Titan khát máu. Dù rằng bản chất Attack On Titan đã là một câu chuyện vô cùng đen tối, nhưng câu chuyện về Yimir hẳn đã làm rất nhiều người bất ngờ, do nó nằm ở một tầng cao mới xét trên mức độ kinh dị. Quá trình biến thành Titan Thuỷ Tổ của Ymir vẫn chưa hoàn toàn trả lời được câu hỏi “Titan là gì?”. Giờ đây người hâm mộ chỉ có thể chờ đợi để xem Studio MAPPA sẽ chuyển thể phân cảnh này ra sao, mà vẫn thoả mãn được chất lượng và giải đáp được thắc mắc muôn thuở của serie này. EREN JAEGER TRỞ THÀNH TITAN THUỶ TỔ Eren Jaeger sẽ có một bước ngoạt theo một hướng vô cùng tăm tối trong mùa 4 của Attack On Titan. Hình tượng người hùng mang số mệnh kết thúc xung đột giữa người Marley và Eldia sẽ hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là một kẻ dã tâm, dù vẫn muốn chấm dứt cuộc chiến, nhưng thực hiện nó bằng một cuộc diệt chủng đẫm máu. Sau khi đoạt được sức mạnh của Titan Thuỷ Tổ, Eren đã thông báo với những người thân thương của anh, rằng anh sẽ sử dụng sức mạnh huỷ diệt ấy để tạo ra một đội quân Titan, giết toàn bộ những ai không mang dòng máu Eldia. Không cần phải nói, để đảm bảo theo đúng nguyên tác thì đây là một sự thật rất khó chấp nhận, đặc biệt là đối với những fan chỉ theo dõi bộ anime chứ không đọc manga. Studio MAPPA sẽ cần phải làm hết sức của họ để truyền tải hết phân cảnh này. SỰ THÀNH LẬP CỦA QUÂN ĐOÀN TRINH SÁT MỚI Như đã nêu trên, hành động của Eren Jaeger đã khiến tất cả mọi người chấn động, và giờ đây bỏ qua hết tư thù cá nhân, những người còn lại sẽ phải bắt tay nhau nhằm ngăn chặn tên bạo chúa Eren, từ đó Quân Đoàn Trinh Sát mới ra đời. Armin, Mikasa và ngay cả Titan Thiết Giáp Reiner và Titan Hình Nữ Annie cũng sẽ phải chiến đấu bên nhau, điều chưa từng xảy ra trước đây. Phân cảnh đội hình tác chiến mới này ngồi quanh lửa trại, gạt bỏ mọi bất bình để cùng nhau chiến đấu, hứa hẹn sẽ là những phân cảnh không chỉ chiến đấu nảy lửa nhất, mà còn xúc động nhất của toàn bộ chuỗi phim này CUỘC CHIẾN TẠI BẾN CẢNG Đội ngũ mới của Quân Đoàn Trinh Sát gồm những đồng minh khó tin này, sẽ phải chiến đấu nhằm chiếm được một chiếc khinh khí cầu để có thể tiếp cận tên Eren điên loạn. Cuộc tấn công vào cảng của người Marley là một trận chiến khốc liệt, khi Mikasa, Armin, Jean và Connie đã phải đưa ra những quyết định vô cùng khó khăn khi họ phải nổ súng giết chính những người đồng hương của họ, nhằm cứu lấy đất nước của phe đối lập. Trận chiến đẫm máu nhưng có cốt truyện vô cùng lôi cuốn này vừa chỉ mới kết thúc trong bộ manga, và cũng là một phân cảnh mà các fan không thể chờ để được thưởng thức phiên bản chuyển thể của nó. EREN VÀ ZEKE DU HÀNH THỜI GIAN Nhằm chiếm giữ được sức mạnh của Titan Thuỷ Tổ, Eren đã phải làm một điều thậm chí đã làm shock những fan cứng nhất của Attack On Titan, điều mà không ai có thể ngờ được: du hành thời gian. Nhờ vào sự liên kết với những sức mạnh Titan mà Eren nhắm giữ, anh ta đã cùng với người anh trai Zeke, Titan Quái Thú, du hành trở về quá khứ để chứng kiến những hành động của người cha mình, đồng thời giản mã nguồn gốc của Titan Thuỷ Tổ Ymir. Trong suốt quá trình du hành thời gian này, Eren đã thay đổi quá khứ bằng cách thực hiện một số hành động mà có thể khiến khán giả không thể nào tin vào mắt họ khi xem qua phân cảnh này. ARMIN SỬ DỤNG SỨC MẠNH TITAN KHỔNG LỒ Một trong những khoảnh khắc lớn nhất và xúc động nhất vào cuối mùa 3 của Attack On Titan có thể là khoảnh khác ai sẽ là người kế thừa sức mạnh Titan Khổng Lồ. Trong khi cả Erwin và Armin đều đã chịu những chấn thương nghiêm trọng sau cuộc chiến khốc liệt, Quân Đoàn Trinh Sát đã bắt được kẻ sở hữu nặng lực Titan Khổng Lồ, Bertholdt, nhưng giữa họ đã nảy ra xung đột về việc ai sẽ là người kế thừa sức mạnh ấy. Quyết

Theo đuổi sự nghiệp freelance đôi khi có thể làm ta nản chí, do bản chất của công việc này hoàn toàn không có một khái niệm về một khối lượng công việc nhất định. Nhưng một số người lại cho rằng, freelance là một hình thức công việc mang lại cho họ sự tự do, khi họ có thể là sếp của chính bản thân mình. Điều tốt nhất bạn có thể làm nếu bạn đang có suy nghĩ bỏ lại sau lưng công việc lương tháng của mình, hay thậm chí bạn đang muốn nhảy trực tiếp vào thị trường béo bở này ngay sau khi tố nghiệp hoặc thôi học, chính là bạn phải nhận thức được chính xác bạn đang dấn thân vào điều gì. Quyết định theo đuổi một sự nghiệp nào đó là một nước đi cực kì quan trọng trong cuộc đời của bạn, vì vậy am hiểu những rủi ro và những điểm tích cực là một điều vô cùng thiết yếu. Freelance có rất nhiều khía cạnh, bạn nên có trong đầu một số khái niệm về freelance trước, và sau đó bạn luôn có thể làm thử một thời gian trước khi đi vào quyết định rằng công việc freelance nào phù hợp với bạn, và liệu đó có phải là sự nghiệp mà bạn muốn theo đuổi hay không. Một trong những cách tốt nhất giúp bạn hình dung được về công việc này,  đó chính là làm freelance theo hình thức part-time song song với công việc chính của bạn. Từ đó bạn có thể hình dung được khối lượng công việc, thời gian để hoàn thành công việc đó và những lợi ích mà bạn sẽ có được. Và không dài dòng hơn nữa, sau đây là những ưu và nhược điểm của ngành freelance mà bạn nên cân nhắc. ƯU ĐIỂM CỦA NGÀNH FREELANCE 1/ SỰ “DẺO DAI” TRONG CÔNG VIỆC Một trong những lợi ích lớn nhất có thể thấy được đó chính là bạn sự tự do trong công việc của bạn, khi bạn có thể thoải mái lựa chọn thời gian làm việc và khối lượng công việc mà bạn muốn làm. Nếu bạn đang gặp một số trở ngại, như việc đang phải nuôi con nhỏ chẳng hạn, freelance có thể đem lại cho bạn sự tự chủ trong việc cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Freelance còn phụ thuộc vào thị trường hay ngành công nghiệp mà bạn chọn, từ đó bạn mới có thể phân chia ra khối lượng công viêch và thời gian làm việc. Đây là một lợi thế rất lớn, khi bạn có thể dành thời gian cho gia đình và đồng thời duy trì được thu nhập. Nên nhớ rằng, sự sắp xếp hợp lí là mấu chốt, vì bạn vẫn sẽ phải bỏ ra một khối thời gian rất lớn để có thể duy trì và phát triển nghề này đấy. 2/ TIỀN LƯƠNG Khi bạn vẫn còn là nhân viên cho một doanh nghiệp nào đó, có thể bạn sẽ được tăng lương theo một chu kì nhất định, hoặc mức lương đó sẽ cố định. Nhưng nếu theo nghiệp freelance, bạn hoàn toàn có quyền đòi hỏi thêm tiền. Nhưng tất nhiên, bạn sẽ gặp khá nhiều người cạnh tranh với bạn, và bạn phải chứng minh được cho khách hàng của mình rằng bạn là một chuyên nghiệp trong chính lĩnh vực sở trường của bạn. Nói ngắn gọn rằng, nếu bạn làm càng nhiều và dự án bạn tham gia có quy mô càng lớn, tiền lương của bạn sẽ hậu hĩnh hơn nhiều. Thêm nữa, nếu bạn đang điều hành doanh nghiệp của mình dưới hình thức công ty TNHH, khả năng cao bạn sẽ bị đánh thuế ít hơn nếu bạn là nhân viên. 3/ BẠN CHÍNH LÀ SẾP CỦA CHÍNH BẠN Bạn chính là người đúng ra quản lý chính bản thân bạn, và nếu bạn cảm thấy không hợp với việc bị gò bó bởi cấp trên, freelance nghe có vẻ rất hấp dẫn đấy nhỉ? Bạn có quyền quyết định tất cả, từ thời gian bạn muốn bỏ ra để làm việc cho đến lựa chọn dự án mà bạn muốn tham gia. Đây chính là yếu tố tự do mà đã giúp rất nhiều tài năng có cơ hội “nở hoa”. Nhưng cần có một sự tự tin tuyệt đối vào kĩ năng của bản thân, nôn nóng để học hỏi những điều mới mẻ thì bạn mới có thể thành công trong sự nghiệp này. 4/ XÂY DỰNG KĨ NĂNG CÁ NHÂN Việc trở nên “ông chủ” của chính bản thân mình, không có ai để điều hành và dẫn lối, sẽ thúc đẩy bạn phát triển thêm nhiều kĩ năng hơn. Điều này là rất tốt khi bạn có thể học được thêm nhiều điều mới và dần dần kĩ năng cá nhân của bạn cũng sẽ phát triển theo. Tập trung tuyệt đối vào lĩnh vực bạn giỏi nhất, và nếu làm tố thì một ngày nào đó bạn sẽ trở thành một chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó đấy. 5/ KHÔNG PHẢI DI CHUYỂN ĐẾN NƠI LÀM VIỆC Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp hay khách hàng của bạn, nhưng khả năng cao bạn luôn có được quyền làm việc tại gia. Bạn đã có thể loại bỏ hoàn toàn việc dành nhiều thời gian để di chuyển tới văn phòng, và dành thời gian đó để làm những việc cần thiết khác. Nhiều công việc đòi hỏi bạn phải di chuyển rất rất xa, dễ gây nên sự chán nản và mệt mỏi cho bạn ngay trước khi bạn bắt đầu công việc của mình. Nhưng để xứng đáng với đặc ân làm việc tại gia, bạn cần phải đảm bảo chất lượng và sản lượng công việc của mình. 6/ FREELANCE CHÍNH LÀ KINH DOANH Khi bạn quyết

Tác phẩm One Piece chấp bút bởi Eiichiro Oda là bộ manga có doanh thu cao nhất mọi thời đại, với hơn 460 triệu bản đã được bán ra trên toàn cầu và vẫn còn tiếp tục. Phần lớn độc giả còn cho rằng đây là bộ manga hay nhất mọi thời đại, và là truyện viễn tưởng hay nhất trên mọi phương diện. Nhưng điều gì đã khiến Luffy và những chuyến phiêu lưu của anh cùng những người bạn lại truyệt vời đến thế? Lưu ý: ở bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào phiên bản manga thôi nhé! THẾ GIỚI ĐƯỢC XÂY DỰNG VÔ CÙNG THÚ VỊ ĐỊA LÝ Ngay từ phút khởi đầu, thế giới One Piece đã được xây dựng một cách vô cùng khéo léo, phức tạp và rộng lớn bao la. Bản chất địa lý của thế giới này đã rất thú vị: có 4 vùng biển, chia cắt bởi dải địa hình The Red Line và vùng biển The Grand Line. The Grand Line được phân chia từ các vùng biển khác bởi The Calm Belt, vùng nước có vô vàn thuỷ quái khổng lồ cư ngụ (những vua biển cả) nên được biết đến là một hải trình không thể vượt qua được. Việc xây dựng một địa lý như thế này đã là nền tảng cho cốt truyện của những chuyến phiêu lưu của các nhân vật. Nhưng, hình ảnh con người sinh sống trong thế giới này cũng góp phần làm cho nó phong phú hơn nhiều. Có vô vàn các vương quốc có liên kết và không có liên kết với Chính phủ Thế giới, hệ thống chính trị nắm quyền cai quản thế giới này, và đồng thời giám sát các tổ chức như Hải quân (The Marines) và cục tình báo (Chiper Pol). Đối lập với họ là vô vàn các thể loại hải tặc, thợ săn tiền thường, các tổ chức thế giới ngầm, các nhà thám hiểm hay thậm chí học giả. Và cuối cùng, là giới truyền thông. Là một phần không thể thiếu trong thế giới rộng lớn này, nhưng lại hoạt động như một thực thể riêng biệt, có sức ảnh hưởng đến chính trị y như đời thực. Các vấn đề chính trị trong thế giới One Piece vô cùng đa dạng, và đa số chúng đều liên tưởng đến những vấn nạn trong đời sống thật, có thể kể như nạn phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng, chính phủ tham nhũng, nội chiến và chế độ nô lệ. Thế giới One Piece chính là một phiên bản thu nhỏ của thế giới mà chúng ta đang sống, nơi các thiện và ác không dễ phân biệt như trắng với đen, và không thực sự tồn lại khái niệm về người xấu và người tốt. Ai cũng có động cơ của riêng họ, và những cuộc chiến đấu máu lửa nảy sinh từ những động lực ấy chính là sự thú vị của thế giới này. Kẻ thống trị chính là kẻ quyết định cái gì đúng và cái gì sai. Doflamingo đã có một câu nói rất hay về việc này. CÔNG NGHỆ VÀ NHỮNG ĐIỀU THU HÚT KHÁC Thế giới One Piece có rất nhiều công nghệ góp phần làm cốt truyện phong phú, màu sắc hơn. Để có thể đi từ hòn đảo này sang hòn đảo khác trên The Grand Line, cần có Log pose hoặc Eternal pose, hai thiết bị định hướng tương tự như la bàn. Để liên lạc, họ dùng một chú ốc sên đặc biệt tên là Den den mushi. Ngoài ra còn vô vàn vật thú vị khác : còng tay seastone, giấy vivre,… Có vẻ không ngoa khi đại đa số độc giả và người hâm mộ cho rằng thế giới One Piece chính là thế giới đã được xây dựng kỹ lưỡng và độc đáo nhất của truyện manga, thậm chí là trên mọi hình thức truyền thông giải trí. CÁC NHÂN VẬT VÀ SỰ TƯƠNG TÁC CỦA HỌ Song song với việc xây dựng nên một thế giới bao la độc nhất vô nhị, Eiichiro Oda đồng thời cũng mang đến hàng tá nhân vật độc đáo và đậm chất riêng, luôn luôn đọng lại đầy cảm xúc trong ký ức của độc giả. Một số nhân vật còn được ông thổi hồn thành những “danh hài”. XÂY DỰNG ĐA TÍNH CÁCH CHO TỪNG NHÂN VẬT Tất cả mọi nhân vật chính (không chỉ Băng hải tặc Mũ Rơm, mà còn cả những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn tới cốt truyện) không chỉ được nhấn mạnh bằng đôi ba đặc điểm nổi bật. Tất nhiên Zoro là người nóng tính và tham vọng, còn Chopper thì nhút nhát và ngây thơ. Nhưng với Oda, như vậy vẫn chưa là đủ. Ông còn xây dựng Zoro thành 1 gã kiếm khách nghiện rượu, thảm hại trong việc định hướng, và Chopper tuy vụng về nhưng không ngừng nỗ lực để trở nên can đảm hơn, trở thành một người đáng tinh cậy hơn. Với việc đặt nhiều chất xám vào công cuộc xây dựng nhân vật như vậy nên từng nhân vật mà Oda tạo ra đều rất được lòng độc giả và rất khó quên. Nổi bật nhất là Luffy, với 1 nhân cách quá độc đáo, khiến mọi người đọc tưởng như chẳng cần câu chuyện về quá khứ của cậu để hiểu được con người của cậu. Nhưng khi Oda tung ra câu chuyện về quá khứ của Luffy, thời thơ ấu của cậu càng giúp hình tượng của cậu đặc biệt và vững chắc hơn trong tâm trí độc giả. NHỮNG CÂU ĐÙA TỰ NHIÊN Cũng vì cách xây dựng nhân vật vô cùng thú vị và độc nhất này nên những câu đùa trong One Piece rất hài hước và vô cùng tự nhiên. Các tình tiết tấu hài

Một ngày thường nhật của một hoạ sĩ hoạt hình thường rất đặc biệt. Tính chất công việc của họ đòi hỏi kỹ năng đồ hoạ cực cao, tính kiên nhẫn và khả năng thổi hồn vào tác phẩm. Nhằm tạo ra những hoạt ảnh động, những thước phim chất lượng và sống động thì những hoạ sĩ cũng đã phải trải qua nhiều khó khăn và có những trải nghiệm mà ít ai có được. Ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nhiệm vụ, công cụ và cách thức làm việc trong một ngày của một hoạ sĩ hoạt hình nhé. MỤC TIÊU, THỬ THÁCH VÀ DEADLINE Một ngày của một hoạ sĩ hoạt hình chắc chắn chứa rất nhiều hoạt động đòi hỏi nhiều chất xám và tâm hồn nghệ thuật, vì cốt lõi của công việc này là sự sáng tạo. Thiết kế hoạt hình có thể có nhiều nghĩa, lúc thì dựng hình, lúc thì lên màu, hay đơn giản là cố gắng động não để khai thác hết toàn bộ tiềm năng trong ý tưởng mới mà họ nghĩ ra. Đây có thể là công việc mơ ước của rất nhiều người, nhưng bạn phải nhớ rằng, không phải lúc nào cũng chứa đầy niềm vui. Đa cố các hoạ sĩ này đều làm việc cho các công ty truyền thông hoặc sản xuất phim ảnh. Các công ty này hoạt động trong một thị trường mang tính cạnh tranh vô cùng cao, nơi thời gian là vàng là bạc. Và cũng vì thế, các hoạ sĩ nhiều lúc phải làm việc dưới những áp lực vô cùng nặng nề do hạn chế về thời gian. Ngoài những nhược điểm kể trên, trở ngại duy nhất mà đa số các hoạ sĩ cũng đều ngán ngẩm nhưng cũng tự nể phục bản thân họ, đó chính là họ đã hình thành được tính kiên nhẫn hơn người. Tính kiên nhẫn là thứ thiết yếu bắt buộc mọi hoạ sĩ phải có, do phải lặp đi lặp lại nhiều tác vụ tẻ nhạt nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các thử thách và hoạt động mà các hoạ sĩ phải “vật lộn” cùng hằng ngày, thường là hoàn thành xong những thành phần nhỏ trong một dự án lớn hơn. Lấy ví dụ là một chương trình hoạt hình trên TV, khi các hoạ sĩ phân chia công việc của mỗi người, và mỗi hoạ sĩ lại dành hàng giờ đồng hồ để vẽ một đoạn ảnh động, nhằm ghép lại thành một tập phim hoàn chỉnh. Trải qua một số công cuộc chỉnh sửa, vượt qua khâu kiểm duyệt thì sản phẩm của nhóm hoạ sĩ sẽ được bật đèn xanh để đưa đi công chiếu. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP Các hoạ sĩ hoạt hình của những năm về trước đã gặp nhiều trở ngại về công cụ và phương pháp sáng tạo, nhưg xã hội càng ngày càng phát triển, và dường như mọi thứ đã thay đổi. Nhờ những phát triển về công nghệ máy tính và chương trình dựng phim, các hoạ sĩ hoạt hình ngày càng được tiếp cận với những công nghệ cà công cụ giúp công việc của họ ngày càng dễ dàng hơn, đi kèm với chất lượng tốt hơn. VẼ 2D BẰNG TAY Mọi người thường nghĩ đến các ảnh động 2D được vẽ bằng tay khi nói đến thiết kế hoạt hình. Và đây vẫn là một phương pháp vẽ thiết yếu trong thiết kế hoạt hình thời hiện đại. Từ trang này đến trang khác được chồng nối đuôi nhau, cộng với tốc độ trình chiếu, từ đó có thể tạo thành một thước phim mà người ta gọi là “hoạt ảnh”. Ngày nay, thông thường sau khi hoàn thành các bức vẽ, chúng sẽ được quét thông qua máy tính, xử lí thêm một số bước và từ đó cho ra thành quả. VẼ 2D TRÊN MÁY TÍNH Cũng tương tự như vẽ tay 2D, nhưng nếu vẽ trên máy tính sẽ có một số điểm khác biệt. Các hoạ sĩ hoạt hình có thể dùng những công cụ kỹ thuật số để trực tiếp thiết kế và tạo hiệu ứng trên màn hình máy tính. Quá trình này vẫn bao gồm những khung hình được nối đuôi nhau để tạo thành thước phim, nhưng tất cả đều ở dạng kỹ thuật số và có thể dễ dàng chỉnh sửa hơn. LÀM HOẠT HÌNH STOP-FRAME Khi làm hoạt hình stop-frame (hay còn lại là stop-motion) , các hoạ sĩ phải vẽ nên từng khung hình riêng biệt bằng cách sử dụng các ảnh riêng biệt của các vật thể và chủ thể 3D. Về cơ bản, một khung ảnh sẽ được dựng thông qua các phần mềm 3D, sau đó được chụp ảnh lại, xây dựng lại với kết cấu chi tiết và sống động hơn, tạo tiền đề cho các khung hình sau. Và cũng như nguyên lý cơ bản của một thước phim, các khung hình sẽ được cộng lại thành một đoạn hoạt ảnh, và phương pháp này thường được sử dụng trong dựng phim, hoạt hình, quảng cáo trên truyền hình… LÀM HOẠT HÌNH TRÊN MÁY TÍNH Cuối cùng, công nghệ làm hoạt hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là làm hoạt hình trên máy tính, hay được gọi ngắn gọn là CG. Trong hoạt hình CG, các hoạ sĩ sử dụng những phầm mềm và phần cứng tối tân và hiện đại nhất. Dù công nghệ CG vẫn đòi hỏi một số tác vụ thủ công và sự sáng tạo của người hoạ sĩ, máy tính có thể đảm nhận những tác vụ khác  trong quá trình tạo ra sản phẩm, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức hơn. CÁC KỸ NĂNG VÀ PHẨM CHẤT QUAN TRỌNG Phần lớn các kỹ năng đều xuất phát từ bên trong, nhưng

Từ ngày 23/6, Celsys mở cuộc thi vẽ minh họa quốc tế lần thứ 24 dành cho họa sĩ trên toàn thế giới. Chủ đề cuộc thi là Bầu trời, Không gian, và Vì Sao. Cuộc thi vẽ tranh minh họa quốc tế được tổ chức thường xuyên với mong muốn đón nhận nhiều tác phẩm độc đáo, mới lạ từ khắp nơi trên thế giới, điển hình là cuộc thi năm ngoái đã nhận được 3.500 tác phẩm dự thi từ 92 quốc gia. Cuộc thi nhằm mục đích hỗ trợ, động viên họa sĩ trên thế giới. Người chiến thắng cuộc thi sẽ nhận giải thưởng bằng hiện kim, cùng nhiều giải thưởng khác, tác phẩm đoạt giải sẽ được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông như Facebook và Twitter. Chủ đề Bầu trời, Không gian, và Vì sao. Thời gian Nhận bài: từ 23/6 đến 15/7/2020 23:59 (GMT) hoặc 16/7 08:59 (KST) Công bố kết quả: Thứ năm, 6/8/2020 (có thể thay đổi) Cách thức đăng ký Nộp tác phẩm dự thi thông qua form đăng ký. Hình ảnh phải có định dạng PNG hoặc JPG, tối đa 5MB. Không chấp nhận fan art. Về thông tin chi tiết, xin truy cập trang Facebook Clip Studio Paint: https://www.facebook.com/notes/clip-studio-paint/1495365724003471/ Cơ cấu giải thưởng Giải quán quân: 200.000 JPY Giải Á quân: 50.000 JPY Giải 2 – 5: 10.000 JPY hoặc Clip Studio Paint EX phiên bản download. Giải 6 – 10: Clip Studio Paint Pro phiên bản download hoặc 5.000 GOLD (tiền point dùng cho dịch vụ Clip Studio) 10 giải danh dự: 1.000 GOLD (tương đương 10 USD) dùng cho dịch vụ Clip Studio, mã giảm giá Clip Studio Paint, hoặc Clip Studio Paint DEBUT.  

Những tựa phim đến từ Studio Ghibli chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với chúng ta, với những nhân vật dễ thương và cốt truyện lôi cuốn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Có rất rất ít người chưa từng nghe đến hay xem những bộ anime vô cùng kinh điển như Vùng Đất Linh Hồn hay Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro. Nhưng bạn có biết, trước khi được đại công chúng ghi nhận thì xưởng phim đã có một hành trình cô vùng gian nan đầy sỏi đá không? Ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử hình thành của xưởng phim huyền thoại này nhé! Studio Ghibli được thành lập vào năm 1985 bởi ba thàng viên: Isao Takahata, Toshio Suzuki và nhà sản xuất phim đại tài Hayao Miyazaki. Cái tên Studio Ghibli có nghĩa là “làn gió nóng của sa mạc Sahara” trong tiếng Ả Rập, vì những nhà sáng lập nên xưởng phim mong muốn có thể tạo ra những sản phẩm có thể thổi những làn gió mới cho ngành công nghiệp anime. Đồng thời, Ghibli cũng là tên gọi của một máy bay chiến đấu của Ý, và qua đó ông Hayao Miyazaki muốn thể hiện được đam mê của ông đối với các loại máy bay và nước Ý. Trước khi đến với Studio Ghibli, ông Miyazaki đã đạo diễn cho một số bộ phim đình đám khác, có thể kể đến như Lupin Đệ Tam : Lâu đài Gia tộc Cagliostro và Conan, cậu Bé Tương Lai. Và vào năm 1984, ông đã có tác phẩm đầu tay do chính ông sáng tác mà không dựa trên tác phẩm gốc nào, chính là Nausicca, công chúa thung lũng gió. Đã có nhiều tranh luận trái chiều, khi có một số người cho rằng bộ phim này không phải là một tác phẩm của Studio Ghibli, khi nó được công chiếu sớm hơn một năm trước sự thành lập chính thức của Studio Ghibli. Bộ phim đầu tiên chính thức được Studio Ghibli sản xuất là Laputa: Lâu đài trên không. Nhưng vào lúc bấy giờ, anime chưa được ngành công nghiệp điện ảnh công nhận tiềm năng của nó, và một nhà sản xuất có tầm ảnh hưởng và được kính trọng như Miyazaki vẫn chưa được thực sự để tâm đến. Nếu so với hiện tại, anime vào thời điểm ấy không phải là một trào lưu quá nổi tiếng, dẫn đến việc số lượng các rạp phim dám công chiếu những bộ phim này và lượng khán giả cũng còn là những con số rất khiêm tốn. Và bất ngờ rằng, những bộ phim được cho là thành công vang dội như Laputa : Lâu đài trên không, Nausicca, công chúa thung lũng gió hay thậm chí Hàng xóm của tôi là Totoro, lại không hề nổi tiếng, được rất ít người biết đến. Bước đột phá của Studio Ghibli đến vào năm 1989, khi xưởng phim cho ra lò bộ phim Cô phù thuỷ nhỏ Kiki. Sự thành công của bộ phim này đến từ việc quảng bá rầm rộ trên sóng truyền hình. Và để tiếp nối thành tựu của Kiki, Miyazaki cùng những nhà làm phim khác cũng bắt tay tiếp tục cho ra những cú “hit”, khiến tên tuổi của Studio Ghibli ngày càng được phủ sóng rộng rãi hơn. Nhưng, tác phẩm đã giúp Studio Ghibli vươn xa ra tầm cỡ thế giới, khiến mỗi khi nhắc đến phim anime mọi người đều liên tưởng đến Studio Ghibli, đó chính là bộ phim Công chúa Mononoke sản xuất vào năm 1997. Nhiều người đã tranh luận về lí do đã khiến bộ phim nổi như cồn, và có 3 lý do chính như sau  1/ Việc cast những người nổi tiếng để làm diễn viên lồng tiếng.  2/ Quảng bá rầm rộ qua truyền thông, đặc biệt là trên sóng truyền hình.  3/ Âm thanh được sáng tác bởi những nhạc sĩ vô cùng nổi tiếng. Nhờ vào đài truyền hình Nippon TV, anime đã không còn bị ngó lơ và đã đạt được sự công nhận mà nó xứng đáng có từ công chúng. Những người không phải là người hâm mộ anime cũng đã rất yêu thích những bộ phim của Studio Ghibli. Và cũng như Disney, phim của Studio Ghibli đã trở thành những tác phẩm kinh điển, chứa nội dung truyền cảm vô cùng và đã định hình lại ngành công nghiệp anime nói chung và cách mọi người tiếp nhận anime nói riêng. Chúng tôi hi vọng bạn đã thấy sơ lược về lịch sử của Studio Ghibli này bổ ích. Theo bạn, tác phẩm nào của Studio Ghibli là hay nhất? Đừng ngại chia sẻ chúng ở bên dưới phần bình luận nhé!  * Nguồn: TOKYOTREAT  * Biên dịch: Khôi Nguyên