Các vị trí công việc trong ngành Hoạt hình - Comic Media Academy

Các vị trí công việc trong ngành Hoạt hình

31/12/2020

Khi nghe hai từ ‘Hoạt hình’, thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn chắc hẳn là những bộ phim hoạt hình ‘huyền thoại’ như Doraemon hoặc Spirited Away. Đó chính xác là phần nghĩa nổi, thế nhưng lĩnh vực Hoạt hình lại rộng hơn bạn nghĩ rất nhiều và bao gồm tất cả khung hình chuyển động trong các quảng cáo, phim ảnh và game. Rõ ràng đây là một ngành công nghệ đang phát triển rất mạnh và có tiềm năng mạnh mẽ.

Vậy ngành Hoạt hình có các vị trí công việc cụ thể nào? Cùng Comic Media Academy tìm hiểu nhé!

Hoạ sĩ hoạt hình

Glen Keane – cha đẻ của những nàng công chúa Disney kinh điển: nàng tiên cá Ariel, nàng Belle, công chúa Poncahontas, công chúa tóc mây Rapunzel

Khi theo học chuyên ngành hoạt hình, chắc hẳn rằng bạn có thể ‘kinh’ qua hầu hết các công việc của sản xuất hoạt hình bao gồm hoạ sĩ 2D/3D, hoạ sĩ stop-motion, hoạ sĩ phân cảnh, hoạ sĩ chất liệu và hoạ sĩ đánh sáng. 

Khi đã nắm được lộ trình, bạn sẽ biết mình thích hợp với khâu nào và chọn cho mình một vị trí công việc hợp lý. 

Hoạ sĩ diễn hoạt 

Trong khâu sản xuất hoạt hình, có thể nói diễn hoạt là công đoạn rất quan trọng. Hoạ sĩ diễn hoạt tạo ra nhiều hình ảnh được gọi là khung hình, khi được sắp xếp chuỗi với nhau sẽ tạo ra ảo ảnh chuyển động – đây được gọi là hoạt ảnh. 

Vị trí này thường xuất hiện nhiều trong các công ty chuyên về hoạt hình hoặc các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực game có sử dụng các hình ảnh 2D/3D.

Hoạ sĩ ý niệm (Concept Artist)

Các hoạ sĩ ý niệm khởi động các dự án sáng tạo bằng cách tưởng tượng và phác thảo các nhân vật và thế giới chưa tồn tại trên phim ảnh, hoạt hình, VFX, trò chơi điện tử và quảng cáo.

Là một hoạ sĩ ý niệm, bạn sẽ áp dụng trí tưởng tượng và kỹ năng nghệ thuật để tạo ra hình ảnh về con người, sinh vật, địa điểm và tâm trạng. Nhìn chung, bạn sẽ cung cấp các bản phác thảo về các nhân vật và môi trường có thể trông như thế nào. Bất kỳ dự án nào liên quan đến câu chuyện bằng hình ảnh đều cần một hoạ sĩ ý niệm, vì vậy bạn có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực như hoạt hình, truyện tranh và phim.

Hoạ sĩ phát triển game

Đây là lĩnh vực rất được nhiều bạn trẻ quan tâm vì tính năng động và sáng tạo cực cao. Để phát triển một bộ game hoàn chỉnh, ngoài đam mê và khả năng chuyên môn, bạn cần có kỹ năng làm việc riêng và kỹ năng phối hợp nhóm thật hoàn hảo vì một sản phẩm có thể mất khá nhiều thời gian thậm chí tính bằng đơn vị năm để hoàn thành. 

Có khá nhiều vị trí công việc trong một đội ngũ phát triển game bao gồm tạo và thiết kế giao diện và cách chơi của trò chơi, thiết kế và tạo hoạt ảnh cho các nhân vật và đối tượng, tạo âm thanh, lập trình, bản địa hóa, thử nghiệm, chỉnh sửa và sản xuất. 

Hoạt hình là một lĩnh vực cạnh tranh nhưng cực kỳ tiềm năng khi hiện tại vẫn còn rất ít nhân lực có kỹ năng chuyên môn để ứng tuyển vào chuyên ngành này. Ngày càng nhiều công ty hoạt hình trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này, thậm chí các studio chỉ chuyên về thiết kế 2D/3D cũng đã mạnh dạn mở rộng thị trường về hoạt hình. Nếu đam mê nhóm ngành sáng tạo và muốn tham gia vào lĩnh vực hot nhất trong những năm tới đây thì ngại gì không tìm hiểu chuyên ngành Hoạt hình hôm nay tại đây nhé!

Comic Media Academy