[Pixar Tips] Quy trình làm phim hoạt hình máy tính - Comic Media Academy

[Pixar Tips] Quy trình làm phim hoạt hình máy tính

20/07/2016

Để cho ra đời một bộ phim hoạt hình theo tiêu chuẩn của Pixar khá là phức tạp và tốn nhiều thời gian. Trung bình có thể kéo dài từ 4-5 năm để hoàn thành một bộ phim hoạt hình 3D. Đa phần thời gian đều dành cho công tác quan trọng nhất của việc làm phim: lên ý tưởng.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học làm phim hoạt hình 3D

Pixar phát triển các ý tưởng của mình rất chặt chẽ, không quá vội vã. Các ý tưởng của bộ phim này không chỉ được khai thác triệt để cho những nhân vật hay câu chuyện của bộ phim đó mà ngoài ra, chúng còn có giá trị làm nền tảng để phát triển những dự án tiếp theo của Pixar.

Ở giai đoạn này, để diễn đạt các ý tưởng của mình một cách hiệu quả và tối ưu nhất cho đội ngũ, các nhà làm phim của Pixar không sử dụng phương pháp tường thuật hay thuyết trình đơn thuần để trình bày ý tưởng của họ. Họ còn sử dụng kỹ năng vẽ, tô màu, hay thậm chí điêu khắc để trình bày ý tưởng của mình.

“Ta làm hoạt hình không phải là vì sự kiêu hãnh của bản thân mỗi người. Ta làm hoạt hình là vì sự hạnh diện khi ta là một phần trong tập thể làm nên tác phẩm đó”– Michael Giacchina

quy trình làm phim hoạt hình Pixar

Quy trình dưới đây có thể mang đến một bài học bổ ích cho những người học vẽ và có ước mơ trở thành một nhà làm phim hoạt hình. 

QUY TRÌNH LÀM PHIM HOẠT HÌNH CỦA PIXAR

Lên ý tưởng (story idea)

Thông thường, khi một trong những nhân viên của Pixar phát biểu ý tưởng của mình cho đội ngũ phát triển của phim. Thử thách lớn nhất luôn là phải là làm cách nào cho mọi người trong căn phòng ấy nhìn thấy được khả năng thành công của ý tưởng này.

Text treatment

Sau khi chọn được ý tưởng, đội ngũ sẽ xây dựng Text treatment – đây là một văn bản ngắn tóm gọn ý tưởng chung của toàn bộ câu chuyện. Văn bản này giúp các nhà làm phim sàng lọc ra các ý tưởng có thể trùng lặp với nhau. Thông thường các ý tưởng trùng lặp này không bị bỏ đi, mà chúng được phát triển mở rộng ra bởi những nghệ sĩ khác nhau tại Pixar. Việc này giúp cho Pixar có được những câu chuyện mang những nét độc đáo riêng khi họ khai thác trên một ý tưởng chung.

Hoàn thành kịch bản (script)

Kịch bản được hoàn thành sau khi đã có được ý tưởng và text treatment

Storybroad

Tiếp theo là Storybroad, đây giống như là phiên bản vẽ tay/phiên bản truyện tranh của bộ phim, có chức năng diễn tả các thước phim, hành động và hội thoại của nhân vật trong phim trên-mặt-giấy.

Mỗi họa sĩ vẽ storyboard sẽ nhận được kịch bản và hệ thống các  biểu cảm của từng nhân vật trước khi bắt đầu vẽ cho một phân cảnh nào đó của bộ phim. Sử dụng những chỉ dẫn từ hai dữ liệu này, các họa sĩ sẽ bắt đầu phân công cho từng người trong nhóm, mỗi người sẽ nhận một nhiệm vụ cụ thể và thông báo trực tiếp với người điều hành dự án này – đạo diễn phim.

Giọng nói cho nhân vật – Voice talent

Đầu tiên, các bản thu âm nháp sẽ được thực hiện trước bởi các họa sĩ của Pixar và lồng ghép với các thước phim quay thử của phim (được gọi là Reel – đây là đoạn video trình chiếu các hình vẽ tay từ storyboard sau khi đã được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự). Sau khi các phân cảnh và các đoạn hội thoại đã tạm ổn định, các diễn viên lồng tiếng chuyên nghiệp bắt đầu thu âm cho nhân vật của mình. Các diễn viên lồng tiếng phải thu âm các câu thoại bằng nhiều cách đọc và diễn đạt khác nhau. Sau khi được sàng lọc, đoạn ghi âm tốt nhất sẽ được giữ lại và đưa vào phim.

Trong một vài trường hợp, các bản ghi âm thử của nhân viên Pixar lại là lựa chọn phù hợp nhất cho nhân vật, khi đó các nhà làm phim sẽ sử dụng luôn bản ghi âm này.

Reel

Reel là các đoạn phim quay thử, trước khi quyết định có nên đưa vào phim chính thức hay không. Các đoạn Reel cho phép các nhà làm phim sàn lọc và xem lại toàn bộ storyboard một lần nữa.

Đây là bước rất quan trọng khi làm phim hoạt hình, theo tiêu chuẩn của Pixar, một câu chuyện có thể thành công do có một người kể chuyện giỏi, thì chức năng của Reel cũng giống như vậy. Nó cho phép các nhà làm phim xác định được sự logic giữa các tình tiết, thời gian, không gian và cảm xúc mà các phân cảnh mang lại.

Khán giả có thể hiểu được nội dung phim hay không là do khâu kiểm tra này. Và cũng từ đây các nhà làm phim sẽ hiệu chỉnh lại độ dài của từng phân cảnh, chỉnh sửa lại các yếu tố quan trọng, lược bỏ những cảnh không phục vụ cho ý tưởng chung của bộ phim…

Xem và cảm nhận (bản màu)

Dựa vào các text treatment, storyboard đã hoàn thiện; bộ phận nghệ thuật của Pixar sẽ thảo luận để thiết kế hình dáng phù hợp cho nhân vật, bối cảnh và màu sắc chủ đạo cho bộ phim. Dưới đây là một số bảng màu của phim Finding Nemo, Monter University:

cách làm phim hoạt hình của Pixar 3

quy trình làm phim hoạt hình của Pixar 2

Model – Dựng hình cho nhân vật trong không gian 3 chiều.

Pixar sử dụng các phần mềm độc quyền để tạo ra những mô hình 3 chiều cho các nhân vật của mình. Khán giả có thể thấy các nhân vật trên màn hình với các phần chân tay, da, quần áo đầy đủ như một khối rắn hoàn thiện. Nhưng thật ra đó chỉ là lớp layout được phủ lên trên khung xương của nhân vật mà thôi.

Để tạo nên khung xương này, các họa sĩ của Pixar sẽ vẽ các nhân vật thành các bức họa hai chiều (với các tỷ lệ cơ thể, chi tiết đồng bộ với nhau, được hiểu như là bản thông số kỹ thuật của nhân vật). Dựa vào các thông số này, sau khi đưa vào máy tính, các nhà làm kỹ xảo sẽ dựng lại nhân vật theo hệ quy chiếu XYZ để có được một nhân vật trong không gian ba chiều. Mọi góc quay, xoay chuyển của ‘vật thể’ ba chiều này sẽ định hình nhân vật trong phim. Tuy nhiên, dừng lại ở bước này ta chỉ mới có được hình dạng bao quát và kết cấu của nhân vật, được tính theo đơn vị là các avars (bạn có thể nhìn ra các avars bằng những khối vuông liên tiếp trên  nhân vật)

Cụ thể dưới đây, nhân vật Woody có tới 100 khối avars tên gương mặt của anh ấy.

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 3

Sets – các lớp vật chất thể hiện bối cảnh

Bối cảnh hay nền (background) là môi trường, là thế giới gồm thời gian và không gian diễn ra câu chuyện của bộ phim. Sau khi đã được thiết kế trên bản vẽ  và đưa vào máy tính, các nhà làm phim sẽ đưa thêm vào các lớp vật thể như bàn ghế, cây cỏ, rèm cửa, đồ chơi… nhằm tạo ra những hình ảnh chân thật, thuyết phục nhất để khán giả tin vào thế giới của bộ phim.

Giai đoạn này thông thường các thành viên sẽ làm việc trực tiếp với đạo diễn, nhằm đảm bảo rằng các hình ảnh được đưa vào đáp ứng đúng ý tưởng của ông về thế giới diễn ra câu chuyện.

Các mô hình nhân vật sau đó sẽ được đưa vào khung hình với một chế độ khác với lớp nền, gọi là chế độ “Blocking”. Chế độ này nhằm giúp các nhà làm phim có thể thay đổi vị trí, góc quay của mô hình nhân vật linh hoạt hơn, giúp chúng tách biệt với nền và các nhân vật khác trong khung hình.

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 4

Shots – Các cảnh quay

Có rất nhiều loại cảnh quay: cảnh quay dài, cảnh quay ngắn, cảnh cận mặt, cảnh nhìn xa… mỗi cảnh quay mang lại một cảm xúc khác nhau tùy thuộc vào việc chúng ta bố trí và sắp xếp chúng trong phim. Tại Pixar, đội ngũ layout của hãng sau khi bố trí các nhân vật trong khung hình sẽ dùng một chiếc camera ảo ghi nhận lại các cảm xúc và thông điệp mà cảnh quay truyền tải được trong từng cảnh quay khác nhau. Nhiệm vụ của họ là cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau cho bộ phận biên tập chọn ra được cảnh quay nào có thể “kể chuyện” tốt nhất đưa vào phim.

Dưới đây là đoạn clip về việc thực hiện một cảnh quay trong Wall-E:

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 6

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 5

Animation – Đưa chuyển động vào nhân vật

Ở những bộ phim hoạt hình 3D, Pixar không sử dụng các phương pháp truyền thống để dựng hoạt động cho nhân vật của mình. Những kỹ thuật viên máy tính của Pixar sử dụng một số phần mềm chuyển động để tạo nên một hệ thống các hoạt động và biểu cảm cho nhân vật. Việc còn lại của các nhà làm phim là di chuyển các điểm ảnh cho cánh tay hoặc gương mặt nhân vật theo ý muốn. Bằng cách này máy tính sẽ ghi nhận những tư thế chủ chốt của nhân vật, sau đó máy sẽ tự động tạo ra các cử động kết nối hai tư thế với nhau.

Ví dụ: nhân vật sẽ đi/chạy, nhảy từ điểm A, qua B, đến điểm C. Các nhà làm phim chỉ cần điều chỉnh thời gian, tư thế cho nhân vật ở điểm A và C. Máy tính sẽ tự động tạo ra các kết nối ở điểm B.

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 7

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 8

Shade – phủ lớp bề mặt cho khung xương

Các chương trình máy tính mô tả đặc tính bề mặt của nhân vật, vật thể trong phim. Bằng cách sử dụng các textural, các mảng màu, mảng mô tả tính chất (như bề mặt kim loại, gỗ, nhựa…) được phủ lên khung xương đã hoàn thiện của nhân vật. Sau đó, các nhà làm phim sẽ thay đổi màu sắc, ánh sáng, các chi tiết nhỏ khác như quần áo, lông thú chuyển động theo gió,… để có được những nếp nhăn trên quần áo và làn da trông đủ thật và thuyết phục.

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 9

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 10

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 11

Ánh sáng

Để dựng được ánh sáng trong từng khung hình, mỗi cảnh đều được thắp sáng tương tự như trong các vở diễn sân khấu ngoài đời. Chủ yếu, Pixar sử dụng ánh sáng để mang lại tính vật thể, tính ba chiều, không khí của bối cảnh  và  mô tả chiều sâu cảm xúc cho nhân vật.

Tại Pixar, tất cả các bảng màu đều được sáng tạo bởi bộ phận nghệ thuật của họ

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 12

quy trình làm phim hoạt hình Pixar 13

Xuất phim (Rendering)

Xuất phim là bước để chuyển hết tất cả những thông tin (bao gồm tất cả các phân cảnh, cảnh nền, các nhân vật, chuyển động của chúng và màu sắc, ánh sáng) thành một tập tin duy nhất. Làm được điều này Pixar phải sử dụng một hệ thống máy tính rất lớn và mạnh mẽ, gọi là Renderman. Renderman có thể chuyển tất cả những dữ liệu theo đơn vị pixel của từng mô hình, lệnh chuyển động, ánh sáng vào một khung hình.

Để làm được điều này, trung bình Renderman của Pixar phải mất đến 6 giờ đồng hồ cho 1 khung hình của một bộ phim. Để xuất ra 1 giây cho một bộ phim sẽ cần đến 24 khung hình. Tương tự, để có 1 bộ phim dài 90 phút ta cần ít nhất 130 000 khung hình. Do đó tại Pixar, cá nhân mỗi họa sĩ cho ra tối thiểu 100 khung mỗi tuần.

quy trình làm phim hoạt hình máy tính của Pixar

quy trình làm phim hoạt hình máy tính của Pixar 1

quy trình làm phim hoạt hình máy tính của Pixar 2

Hậu kỳ và âm thanh

Cuối cùng, các biên tập và bộ phận nghiên cứu hình ảnh sẽ xem lại toàn bộ bộ phim, các thông số kỹ thuật,  và tùy vào tình huống họ sẽ thêm vào các hiệu ứng âm thanh cần thiết, hiệu ứng chuyển cảnh, thay đổi ánh sáng… và cho ra đời bộ phim hoàn thiện.

cách làm phim hoạt hình của Pixar

cách làm phim hoạt hình của Pixar 2

Minh Phương dịch 

Nguồn: http://pixar-animation.weebly.com/pixars-animation-process.html