Một video hoạt hình 2D đẹp không chỉ thu hút khán giả mà còn thúc đẩy tối đa lợi nhuận và thể hiện hai khía cạnh quan trọng:
– Đội ngũ thực hiện là một nhóm các chuyên gia sáng tạo và giàu kinh nghiệm, luôn tập trung vào kết quả cuối cùng.
– Một quy trình hoạt ảnh toàn diện để tạo ra các video tốt.
Cho dù bạn đang lên kế hoạch tự xây dựng video hoạt hình hay đang tìm thuê một công ty trong lĩnh vực này để tạo video quảng bá thương hiệu của mình, thì trong bài viết này chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về quy trình tạo nên một video hoạt hình.
Quy trình dựng hoạt hình là gì?
Để tìm hiểu về quy trình làm video hoạt hình, trước tiên bạn cần hiểu khái niệm video hoạt hình là gì.
Hoạt hình 2D liên quan đến việc sử dụng các đối tượng và nhân vật hai chiều như một phương tiện truyền đạt thông điệp và tường thuật câu chuyện. Là việc tạo ra sự chuyển động bằng cách sử dụng chiều rộng và chiều cao của hình ảnh tĩnh trong không gian 2D.
Quá trình làm video hoạt hình thông thường sẽ bao gồm tạo nhân vật, background và storyboard (phân cảnh).
Các chuyên gia như các nhà thiết kế và người làm video hoạt hình thường sử dụng phần mềm như Photoshop, Adobe After Effects và Illustrator để tạo video hoạt hình.
Vậy làm thế nào để tạo ra một video hoạt hình 2D có sức ảnh hưởng?
Các bước của quy trình làm hoạt hình tùy thuộc vào từng công ty sản xuất. Họ có thể chia các bước thành các phần chi tiết hoặc đưa ra các danh mục rộng hơn. Cố gắng thu hút sự chú ý của khách hàng chỉ là một trong những lý do khiến các nhà tiếp thị ngày càng quan tâm đến vấn đề dùng video hoạt hình. Các chuyên gia đang tận dụng video hoạt hình 2D để phát triển doanh nghiệp của họ bằng cách phục vụ khán giả trên mạng xã hội, làm cho trang web của họ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn đối với khách hàng,…
Quy trình của mỗi video hoạt hình sẽ khác nhau, dựa trên yêu cầu cụ thể của khách hàng, mong muốn của họ và tính cấp thiết của dự án. Tuy nhiên, đây là bảy bước chính của quá trình làm hoạt hình.
1/ Nghiên cứu
Để video có sức ảnh hưởng thì video cần đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu mà khách hàng hướng tới. Để làm được điều này cần hoàn thành hai nhiệm vụ chính:
– Thu thập thông tin từ khách hàng càng nhiều càng tốt.
– Tìm hiểu bất cứ điều gì bạn có thể về mong muốn của khách hàng.
Đảm bảo rằng bạn trao đổi rõ ràng với khách hàng về kỳ vọng và tầm nhìn của họ.
Việc gửi một bảng câu hỏi hoặc một bản tóm tắt để khách hàng có thể điền vào sẽ luôn hữu dụng. Nó giúp bạn thu thập các thông tin chi tiết như mục đích, trọng tâm, điểm nổi bật trong video, thông điệp,….
Tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh đang làm gì, nội dung video mà khách hàng muốn khán giả của họ xem và sự mong đợi từ khách hàng của bạn.
2/ Lên concept và kịch bản
Thu nhập và nghiên cứu thông tin là một bước có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả.
Concept và kịch bản của video giống như nền tảng của nó và cần phải chú trọng.
Bạn có thể nảy ra ý tưởng cho video theo hướng nhân vật, khơi gợi cảm xúc mạnh mẽ, cuộc trò chuyện hoặc có thể mang tính khái niệm. Trọng tâm là tập hợp một phương pháp tiếp cận sáng tạo cho phép khách hàng đạt được các mục tiêu đã định trước.
Sau khi nhận được sự đồng ý từ khách hàng về concept video, tiếp theo là lên ý tưởng cho kịch bản. Đây là bước mà bạn định hướng cho video.
Một số mẹo cần lưu ý khi viết kịch bản video:
– Thời lượng từ 1 đến 2 phút.
– Tránh truyền đạt thông tin phức tạp, dài dòng vì nó làm mất đi trải nghiệm hình ảnh mà bạn đang muốn tạo ra.
– Đảm bảo câu chuyện đi theo một hướng nhất quán
3/ Storyboard
Sau khi đã xong phần kịch bản, đã đến lúc kết nối các hình ảnh với kịch bản bằng cách tạo ra một storyboard (phân cảnh) chi tiết cho video.
Storyboard là “kịch bản trực quan” của video. Nó cho biết từng cảnh video hoặc câu chuyện sẽ xảy ra như thế nào bằng cách truyền đạt bởi hình ảnh, đối tượng và hành động. Nó có thể là bản phác thảo được vẽ bằng tay hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần mềm như Storyboarder and Plot để vẽ storyboard.
Storyboard sẽ định hướng cho thiết kế, diễn viên lồng tiếng và người làm hoạt hình. Nó giúp họ thiết kế background và nhân vật, xác định cao độ và vị trí dừng trong kịch bản và tạo chuyển tiếp trong hoạt ảnh.
4/ Lồng tiếng
Tìm giọng nói phù hợp để làm cho câu chuyện của bạn có xúc cảm hơn.
Tùy thuộc vào câu chuyện đang kể, bạn cần tìm một diễn viên lồng tiếng phù hợp.
Nếu bạn đang kể câu chuyện về một công ty hoặc những người sáng lập công ty, bạn có thể mời một trong số họ góp giọng vào video để tạo cảm giác cá nhân hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn kể một câu chuyện mà người xem có thể chia sẻ, thì diễn viên lồng tiếng là lựa chọn tốt nhất.
Việc tìm đúng người lồng tiếng sẽ khiến các nhân vật trở nên sống động với giai điệu, cao độ và nhịp độ phù hợp.
5/ Tạo kiểu
Ở giai đoạn này , người thiết kế sẽ hình dung thêm câu chuyện và thêm phong cách theo nguyên tắc thương hiệu của khách hàng.
Điều này giống như một storyboard màu với các hình ảnh được tô màu chuyên nghiệp, được tùy chỉnh. Nó cũng bao gồm hình nền chi tiết, thiết kế nhân vật được xác định rõ hơn, hình minh họa và bất kỳ văn bản hoặc biểu tượng nào có thể được sử dụng trong video.
Điều này cung cấp một ý tưởng tốt hơn về cách video sẽ hiển thị.
Tương đối dễ dàng thực hiện các thay đổi ở giai đoạn này thay vì sau hoạt ảnh. Vì vậy, bạn nên cho khách hàng của bạn xem qua và nhận phản hồi của họ về nó.
Đây là giai đoạn mà rất nhiều phép thuật sáng tạo xảy ra đấy.
6/ Hoạt hình
Giai đoạn này là gia đoạn bạn thêm sự chuyển động và làm cho video trở nên thu hút hơn.
Tại bước này, các nhà làm phim hoạt hình sẽ thêm sự sống động cho các nhân vật, đồ vật và background, lồng tiếng.
Tuy nhiên, tạo hoạt ảnh là một quá trình tốn thời gian, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho người làm hoạt hình của mình đủ không gian sáng tạo mà họ cần.
7/ Hiệu ứng âm thanh
Bạn cho rằng video của mình cần những bài hát lạc quan, giai điệu có hồn hay các hiệu ứng âm thanh bổ sung, thì đây là lúc để làm điều đó. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình làm hoạt hình.
Có thể sử dụng các nền tảng như AudioJungle và Melodyloops để tìm nhạc phù hợp, chất lượng cao, miễn phí bản quyền, đồng bộ với cảm xúc tổng thể của video.
Tuy nhiên, nếu khách hàng có nhu cầu và có kinh phí để chi trả, thì cũng có thể thuê một nhà soạn nhạc để tạo ra một bản nhạc gốc.
Âm nhạc là yếu tố tạo thêm sức sống cho câu chuyện. Nó kết hợp mọi thứ lại với nhau và tạo ra điều kỳ diệu.
Nguồn: buzzflick.com
Người dịch: Minh Thanh