Để viết một kịch bản phim, nhà biên kịch phải đầu tư một khối lượng lớn thời gian để chuẩn bị. Vậy những nội dung cần chuẩn bị là gì?
Kịch bản và bước chuẩn bị đầu tiên
Để viết một kịch bản phim, biên kịch cần chuẩn bị đề tài, chủ đề mình sẽ viết. Đề tài và chủ đề nêu nội dung tổng quát của kịch bản.
Một ví dụ cụ thể: Đề tài bạn chọn là tâm lý xã hội và chủ đề có thể là gia đình, sự trưởng thành. Như vậy, đề tài rộng hơn chủ đề.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học biên kịch phim điện ảnh
Lựa chọn chủ đề, đề tài
Để có được đề tài và chủ đề trên, biên kịch phải tìm đọc rất nhiều tài liệu liên quan. Hoặc biên kịch cũng có thể bắt gặp một khoảnh khắc trong cuộc sống hằng ngày, muốn phát triển chúng thành phim. Nhưng để tạo được kịch bản thu hút, biên kịch phải gạn lọc để cân bằng nhu cầu của ba tam giác: Nhà sản xuất – khán giả – xã hội. Phải có sự cân nhắc: “Liệu chủ đề mình viết có đang là mối bận tâm hàng đầu của khán giả? Hay nó chỉ là một chủ đề mang tính cá nhân?”. Cũng có nhiều đề tài, chủ đề được “xào nấu” nhiều lần nhưng tùy theo phong cách mỗi nhà biên kịch, chúng sẽ trở nên khác biệt.
Chủ đề về nàng Lọ Lem nhận được tình yêu của hoàng tử là một mô típ khá quen thuộc. Nhưng mỗi năm trên thế giới lại có hàng tá phim mang chủ đề này ra đời. Như bộ phim “Boys over flower” hay “The Heirs” của Hàn Quốc vẫn gây được tiếng vang lớn khi biên kịch thêm thắt nhiều điều thú vị vào kịch bản.
Kịch bản và bước chuẩn bị thứ hai
Sau khi chọn được đề tài và chủ đề cho kịch bản phim, biên kịch tiếp tục xây dựng loại cốt truyện, thông điệp và ý nghĩa của bộ phim.
Thông điệp kịch bản muốn truyền tải là gì?
Có khá nhiều loại cốt truyện cho bạn lựa chọn: Cốt truyện phiêu lưu, cốt truyện thám hiểm, cốt truyện cạnh tranh, cốt truyện thua thiệt, cốt truyện trả thù,… Mỗi loại cốt truyện có đặc điểm riêng.
Thông điệp và ý nghĩa là hai thành tố khó có thể thiếu trong một kịch bản phim. Nó được xem là linh hồn của kịch bản. Vậy thông điệp và ý nghĩa khác nhau ra sao?
– Thông điệp thường được gói gọn như một câu slogan trong quảng cáo. Nó nêu bật tinh thần của bộ phim.
– Ý nghĩa chính là bài học bạn có được sau khi xem hết bộ phim.
Ví dụ: Trong bộ phim hoạt hình “Người máy”, nhân vật bà lão và một chú robot cùng chung sống với nhau. Chú robot này là quà của người con gửi về cho mẹ vì anh ta không có thời gian chăm sóc mẹ. Hằng ngày, bà lão và chú robot cùng giúp đỡ nhau. Bà thay pin cho chú mỗi ngày, còn chú robot phụ giúp việc nhà cho bà. Thông điệp của phim: “Trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương”. Bài học rút ra từ phim khá nhiều, tùy vào mỗi người xem phim: “Con cái cần quan tâm cha mẹ. Hoặc đến người máy còn biết chăm sóc người khác vậy mà người con lại không quan tâm cha mẹ ruột.”
Kịch bản và bước chuẩn bị thứ ba
Ở giai đoạn chuẩn bị thứ ba bày, người viết kịch bản phim chuẩn bị xây dựng hệ thống nhân vật và tiến hành sáng tạo cốt truyện 3 hồi, 8 nhịp cho kịch bản phim.
Kịch bản cần yếu tố logic kết nối chặt chẽ
Để xây dựng hệ thống nhân vật độc đáo, người viết kịch bản phải nghiên cứu thật kỹ tâm lý từng nhân vật. Để việc viết kịch bản phim đạt hiệu quả cao, biên kịch cần phân tích nhân vật càng kỹ càng tốt. Lập một tiểu sử của nhân vật là việc cực kỳ cần thiết, không hề thừa. Thêm vào đó, xây dựng 3 hồi 8 nhịp hợp lý cho kịch bản cùng sự logic kèm yếu tố bất ngờ sẽ giúp tạo nên một cốt truyện thành công.