Truyện tranh có tư tưởng tiến bộ nhiều hơn bạn nghĩ - Comic Media Academy

Truyện tranh có tư tưởng tiến bộ nhiều hơn bạn nghĩ

13/11/2015

Truyện tranh đã đi trước thời đại hàng thập kỷ trong những vấn đề nhạy cảm như chủng tộc, giới tính và xu hướng tình dục – các nhà làm phim Hollywood cũng cần phải học hỏi đôi điều từ những người làm truyện tranh.

Khi bản Blu-ray của bộ phim Avengers: Age of Ultron được gửi đến tay tôi tuần trước, tôi nhận ra 1 điểm khá thú vị: Bìa ngoài hộp trưng ảnh lớn của Captain America, Thor, Iron Man và Hulk choán gần hết không gian ngay chính giữa. Bên dưới họ là ảnh nhỏ hơn, kém trang trọng hơn của Hawkeye, Black Widow và Nick Fury. Ở phía trên một chút là ảnh của Vision (vẫn nhỏ và kém trang trọng hơn).

Avengers Cover Bluray

[spacer]

Đối với bìa đĩa DVD, hình ảnh của các nhân vật sẽ có cùng kích cỡ nhưng CHỈ CÓ hình của 4 anh chàng đầu tiên được xuất hiện mà thôi.

[spacer]

Avengers cover DVD

Các nhà phê bình nhanh chóng chỉ ra rằng dàn diễn viên “được quảng cáo là đa sắc tộc và bình đẳng giới” của bộ phim thực chất chỉ tập trung vào 4 anh da trắng (chính xác hơn là 3 anh da trắng và 1 anh da xanh lè, như 1 kiểu mỉa mai những người giận dữ vì vấn đề bình đẳng sắc tộc và bình đẳng giới).

[spacer]

Có rất nhiều bộ phim ăn theo truyện tranh lại mang tư tưởng lạc hậu hơn chính bộ truyện gốc

[spacer]

Cô nàng Black Widow trước đó đã phải chịu sự xúc phạm khi bị tước mất quyền ngồi trên chiếc motor hầm hố và cực chất của mình vào tay Captain America trong phiên bản đồ chơi ăn theo. Cứ như thể cô ấy chẳng xứng đáng với đặc quyền này chỉ vì mang phận nữ nhi vậy. Chúng ta không thể giải thích nổi vì sao bộ phận sản xuất sản phẩm ăn theo của Marvel lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ lạc hậu như thế khi so sánh với bộ phận làm phim. Và cũng chiều hướng đó, có rất nhiều bộ phim ăn theo truyện tranh lại mang tư tưởng lạc hậu hơn chính bộ truyện gốc.

Khi Wonder Woman xuất hiện trong siêu phẩm Batman vs Superman: Dawn of Justice vào năm sau, đó sẽ là lần đầu tiên cô xuất hiện trên màn ảnh rộng, mặc dù cô đã ra mắt thế giới truyện tranh được hơn 70 năm rồi. Tương tự như vậy, Báo đen – Black Panther xuất hiện trong truyện tranh từ năm 1966 nhưng mãi đến năm 2018, anh mới có 1 bộ phim của riêng mình, sau khi dự kiến sẽ xuất hiện với tư cách vai phụ trong phim Captain America: Civil War được ra mắt năm sau.

All Negro

Bìa truyện All-Negro Comics, ra mắt năm 1947, gần 20 năm trước Black Panther, đây là truyện đầu tiên có nhân vật chính là anh hùng người Mỹ gốc Phi.

Black Panther thường được ngộ nhận là nhân vật người hùng da đen đầu tiên nhưng thật sự trước đó bộ truyện All-Negro Comics do Orrin Evans sáng tác năm 1947 đã giới thiệu các nhân vật như vậy. Tác giả Evans – một phóng viên da màu – đã có tư tưởng đi trước các cây bút khác hàng thập kỷ khi ông nhận thấy không chỉ có những đứa trẻ da trắng mới có mong muốn thấy hình ảnh phản chiếu của chính mình trong các nhân vật truyện tranh. “Ý tưởng mới toanh!” như lời đề tựa, phía trên nhân vật Ace Harlem, thám tử tư sinh sống ở New York, bảnh bao với cổ áo vest dựng đứng chạm vành mũ.

Có lẽ việc các sản phẩm màn ảnh rộng gặp khó khăn trong cố gắng bắt kịp tư tưởng tiến bộ của truyện tranh chủ yếu là do khán giả phim màn bạc không có cái nhìn thoáng như độc giả truyện tranh. Nick Fury có thời “trắng” tới mức phải được đóng bởi David Hasselhoff. Và phải đến khi đích thân Nick Fury da đen trong series The Ultimate comic (tác giả Bryan Hitch và Mark Millar,2002) đề đạt nguyện vọng rằng ông muốn chính Samuel L.Jackson thủ vai mình, điều đó mới thành hiện thực trên màn ảnh.

Vậy mà khi Michael B.Jordan được thông báo sẽ thủ vai Johnny Storm trong phiên bản Fantastic 4 mới nhất, cư dân mạng lại điên đảo với việc 1 siêu anh hùng da trắng sẽ được thủ vai bởi 1 diễn viên da màu. Idris Elba cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt tương tự khi anh nhận vai Người gác cổng Heimdall trong Thor. Điều đó là phi thực tế! Thật quá sức tưởng tượng không ai muốn tin một nhân vật thần thoại Bắc Âu sẽ có “làn da cháy nắng” (mặc dù ý tưởng về 1 cầu vồng lung linh nối giữa Trái Đất với Asgard thì hẳn là thực tế hơn nhiều!).

>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D

Idris Elba

[spacer]

Thay đổi hình tượng chiến binh thập tự chinh trong bộ áo choàng

[spacer]

Ms Marvel

Kamala Khan, cô nàng mọt sách tuổi teen người Mỹ đạo Hồi đã viết những fan fiction về Avengers và sau này có vinh dự được sát cánh cùng họ dưới cái tên Ms Marvel.

Kamala Khan, tên thật của Ms Marvel, là cô gái tuổi teen theo đạo Hồi thường xuyên làm các việc chính nghĩa trên các con phố ở New Jersey. Cô ấy đem đến 1 diện mạo hoàn toàn khác biệt trong thế giới những người hùng giấu mặt với 2 danh tính khác nhau: Kamala phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thường nhật khi thuộc thế hệ thứ nhất những người Mỹ theo đạo Hồi (cô là con của một gia đình dân nhập cư từ Pakistan) trước khi nghĩ đến việc khoác lên bộ áo choàng người hùng. Chẳng có một chương trình truyền hình hay phim điện ảnh nào ở Mỹ xoay quanh 1 nhân vật theo đạo Hồi, nói gì đến 1 cô gái theo đạo Hồi – vậy mà serie truyện Ms Marvel lại được chào đón rộng rãi.

Midnighter

>>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học vẽ truyện tranh cấp tốc

Khi mà truyện tranh đã đi trước các phương tiện truyền thông đại chúng mang tính thương mại khác trong tư tưởng về các giai tầng chủng tộc thì xu hướng tình dục cũng không ngoại lệ. Bộ truyện Midnighter của DC Comics, dẫn theo lời chính tác giả kịch bản Steve Orlando kể về một nhân vật đồng tính nam, với phong cách sống tự tin và cởi mở cùng cách nhìn tích cực khi nói về giới tính và tình dục. Thế giới truyện tranh một lần nữa lại đi trước cả chục năm ánh sáng so với ngành công nghiệp điện ảnh, nơi mà người đồng tính nam thường làm tâm điểm chế giễu hoặc tự tin, khép kín thậm chí phải che giấu, trốn tránh con người thật và không bao giờ có được hạnh phúc.

Persepolis

Một trong những nét hấp dẫn của truyện tranh là các rào cản về văn hóa hoặc tư tưởng không khó khăn như những nhánh khác thuộc nền công nghiệp giải trí. Thật khó có thể tưởng tượng câu chuyện Persepolis của tác giả Marjane Satrapi lại có thể thành công đến vậy nếu nó đi qua kiểm duyệt của các nhà phát hành truyền thống. Bộ truyện tranh tiếng Pháp về 1 cô bé người Iran lớn lên trong đống hoang tàn để lại sau cuộc Cách mạng Hồi giáo ở nước này làm lay động lòng người đã nhanh chóng trở thành 1 hiện tượng trên toàn thế giới, và còn được bình chọn 1 trong 5 quyển sách bán chạy nhất thập niên này bởi tạp chí Newsweek năm 2010. Các sách được xuất bản ở Pháp rất hiếm khi được dịch sang tiếng Anh, chưa kể đến việc được dựng thành phim, thế nhưng Persepolis lập tức mang về giải thưởng tại liên hoan phim Cannes 2007 ngay khi vừa được chuyển thể thành phim hoạt hình (thậm chí bộ phim còn tiến rất gần đến giải Phim hoạt hình xuất sắc nhất của Viên hàn lâm Mỹ, chỉ thua mỗi phim của ông lớn Pixar: Ratatouille).

[spacer]

Ấn phẩm mới đây nhất mở đầu bằng loạt hình ảnh một cậu bé da màu gục ngã bên lề đường, bị bắn chết bởi một cảnh sát da trắng

[spacer]

Nhưng thách thức những tiêu cực ngay tại những chủ đề nhạy cảm không chỉ xuất hiện ở các dòng truyện nhỏ lẻ. Kể cả những siêu anh hùng trong các dòng truyện danh tiếng cũng đang chiến đấu những cuộc chiến quan trọng, không chỉ chống lại những nhân vật phản diện. Batman giờ đây đã nhúng tay vào một trong những chủ đề nóng hổi, nhạy cảm và nhức nhối nhất trong xã hội Mỹ hiện đại: Sự phân biệt chủng tộc có hệ thống. Ấn phẩm mới đây nhất (Batman số 44: Một vụ án nho nhỏ) mở đầu bằng loạt hình ảnh một cậu bé da màu gục ngã bên lề đường, bị bắn chết bởi một cảnh sát da trắng.

[spacer]

Truy lùng tội phạm, điều tra hiện trường, lật lại hành vi phạm tội, bắt giữ và tống chúng vào tù… những việc đó giờ đã quá nhàm chán. Thay vào đó, Hiệp sĩ bóng đêm phải học cách đối mặt với các vấn đề xã hội hiện đại, nhỏ bé hơn, phức tạp hơn, nhạy cảm hơn”.
Scott Snyder – tác giả kịch bản serie Batman mới

[spacer]

Truyện tranh đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục khuynh đảo văn hóa tiếp nhận, phản ánh những vấn đề xã hội – bối cảnh hình thành nên chính câu chuyện. Mặc dù các tư tưởng thế giới đối lập trắng – đen, đúng – sai, thiện – ác trong truyện tranh tương đối khác xa so với sự phức tạp của hiện thực. Nhưng sự thật cốt lõi ở rất nhiều bộ truyện vẫn còn nguyên giá trị thực tế: đôi khi, bạn cần phải mang mặt nạ để được tự do thể hiện con người thật của mình với thế giới.

Như Hoàng dịch

(Nguồn: Why comic books are more radical than you think, Natalie Haynes, BBC Culture, 05/11/2015
Link: http://www.bbc.com/culture/story/20151105-why-comic-books-are-more-radical-than-you-think)