Tiền kỷ nguyên vàng của truyện tranh phương Tây (1896 – 1937) - Phần 2 - Comic Media Academy

Tiền kỷ nguyên vàng của truyện tranh phương Tây (1896 – 1937) – Phần 2

13/05/2015

Năm 1933, sau khi chứng kiến Ledger sản xuất truyện tranh với số lượng nhỏ trên bản kẽm 7 × 9, giám đốc kinh doanh Harry L. Wildenberg cùng nhân viên bán hàng Max. C. Gaines – nhân viên làm việc cho nhà in Eastern Color tại New York – đã nảy ra ý tưởng sử dụng bản kẽm để sản xuất truyện tranh khổ 7½ × 10. Họ tập hợp các comic strip trên tạp chí lại với nhau để cho ra đời bộ truyện tranh “hiện đại” đầu tiên trên thế giới, Funnies on Parade. Đây là truyện tranh đầu tiên được sản xuất theo định dạng giống như truyện tranh hiện đại. 10.000 bản đã được phát hành thử nghiệm, và được Proctor and Gamble phân phối dưới dạng quà tặng.

>>> Kỷ nguyên vàng của truyện tranh phương Tây (1938 – 1945) – Phần 1

kỉ nguyên1

Funnies on Parade, truyện tranh “hiện đại” đầu tiên trên thế giới (Ảnh: Internet)

Vô cùng ấn tượng trước sự thành công này, Gaines đã thuyết phục Eastern Color rằng ông có thể bán truyện tranh với số lượng lên đến hàng ngàn bản cho các nhà quảng cáo lớn như Kinney Shoe Stores, Canada Dry, và Wheatena. Eastern Color làm theo lời của Gaines bằng việc cho in Famous Funnies: A Carnival of Comics và Century of Comics – cả hai đều là ấn phẩm tái bản các comic strip trên tạp chí Chủ Nhật. Khả năng kinh doanh truyện tranh với số lượng từ 100.000 đến 250 bản hoàn toàn nằm trong tầm tay của M. C. Gaines. Century Comics là truyện tranh 100 trang đầu tiên trên thế giới.

Sau những thành công lớn nói trên, Gaines quyết định bán thử nghiệm truyện tranh. Ông ghi giá 10 xu lên một vài truyện tranh, rồi đem phân phối cho các nhà sách trong khu vực vào thứ sáu. Khi ông quay lại vào thứ hai, tất cả truyện tranh đều được bán sạch.

Tuy Eastern Color nhận ra tiềm năng của ấn phẩm mới, nhưng chưa thực sự vững tin lắm, nên họ bèn nhờ cậy đến George Delacorte – người theo họ được biết là có kinh nghiệm kinh doanh truyện tranh. Eastern Color phát hành 35.000 bản Famous Funniesvới giá bìa là 10 xu, rồi đem bán hết cho Delacorte. Delacorte sau khi bị nhà phân phối American News từ chối đã quyết định kinh doanh truyện tranh thông qua mạng lưới nhà sách chi nhánh. Thấy các ấn phẩm được bán hết ngay tại các nhà sách, American News đã xem xét lại và ký hợp đồng với Eastern Color, đồng thời hối thúc Eastern Color phát hành Famous Funnies (1934). Tháng 7/1934, Famous Funnies trở thành tạp chí tạp chí truyện tranh đầu tiên được phát hành hàng tháng. Mặc dù được bán rất chạy, nhưng mãi đến số thứ 7, tạp chí mới mang lại doanh thu. Famous Funnies tiếp tục được phát hành thêm 216 số nữa trong 20 năm, đạt tổng số phát hành cao nhất là 400.000 bản, và ngưng phát hành vào năm 1955.

kỉ nguyên2Famous Funnies, tạp chí truyện tranh đầu tiên được bán tại nhà sách (Ảnh: Internet)

Trong giai đoạn này, những comic strip cổ điển bắt đầu xuất hiện. Trong thời gian làm comic strip Secret Agent-9 X, Alex Raymond đã nghĩ ra ý tưởng sáng tác comic strip khoa học viễn tưởng. Không bao lâu sau đó, vào tháng 1/1934, comic strip Flash Gordonra đời. Sau này, sau khi sáng tác thêm comic strip Jungle Jim cùng với Flash Gordon, Raymond ngưng làm Secret Agent X-9. Flash Gordon tiếp tục được công chúng yêu thích.Flash Gordon tràn ngập các nhà sách, và được phát sóng hàng tuần trên chương trình phát thanh. Năm 1936, Flash Gordon nhiều tập về nhân vật Buster Crabbe được Universal sản xuất. Đây là series mắc nhất thời đó. Vào ngày 19/10/1934, Terry and the Pirates của Milton Canniff xuất hiện lần đầu trên Tribune-News Syndicate. Terry và Lady The Dragon tiếp tục được phát hành cho đến ngày nay.

Phan Thị
(Sưu tầm & tổng hợp)

Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM