Những khó khăn khi làm truyện tranh ở Việt Nam

Những khó khăn khi làm truyện tranh ở Việt Nam

06/05/2015

Sức ép cạnh tranh

Nền truyện tranh Việt bước đi những bước đầu tiên khi mà độc giả trong nước đã và đang say sưa với Doraemon, Thám tử lừng danh Conan, Naruto hay vô số những Manga, Comic khác đang được bày bán la liệt trong những nhà sách lớn nhỏ tại Việt Nam. Chưa nói tới chuyện cạnh tranh với những đối thủ khổng lồ, vấn đề của chúng ta còn nằm ở nét vẽ truyện tranh việc hoạch định hướng đi và tìm chỗ đứng của mình đối với thị phần trong nước.

Sự cạnh tranh chưa dừng lại ở đó khi mà những website chia sẻ truyện tranh lậu đang nở rộ trên mạng Internet vẫn còn là thách thức đối với hình thức bán lẻ truyện tranh truyền thống. Người đọc của chúng ta lười ra nhà sách, ngại chi tiền, thành thử chuyện bán được truyện và sống bằng nghề vẽ truyện tranh nay lại càng trở nên vô cùng khó khăn đối với những người làm nghề họa sĩ vẽ truyện tranh hay những nhà sản xuất có tâm huyết tự lực làm truyện tranh.

lam truyen tranh 2

Website truyện tranh online trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều bạn trẻ (Ảnh: Internet)

Vấn đề về vốn sản xuất

Các nhà xuất bản ở ta chủ yếu đi mua lại bản quyền truyện tranh ở nước ngoài về dịch lại, việc này đơn giản hơn nhiều và khả năng sinh lời cao. Trong khi đó, tự làm truyện tranh là cả một quá trình đi qua nhiều khâu và công đoạn, đòi hỏi sự đóng góp và tâm huyết của cả một tập thể chứ không phải chỉ một cá nhân riêng lẽ đơn thuần. Với một dự án truyện tranh hoạt động quy mô, nhiều công đoạn, không chỉ là sản xuất, mà còn là vận hành dây chuyền cung ứng, xuất nhập hàng, chúng ta phải cần đến một đội ngũ nhân sự đủ mạnh để có thể đảm đương công việc, cơ sở vật chất bao gồm văn phòng làm việc, kho chứa sách, công tác giao vận, vận chuyển trong và ngoài nước… Đến nay, truyện tranh Việt chưa nhận được nhiều ủng hộ và quan tâm từ phía nhà nước. Để sản xuất những dự án truyện tranh lớn, đa phần các nhóm tác giả đều phải tự tìm nhà đầu tư hoặc sử hình thức gây quỹ cộng đồng Crowdfunding để tìm được nguồn lực hỗ trợ cho “đứa con tinh thần” của mình. Câu chuyện về vốn đã làm hoạt động sản xuất truyện tranh ở Việt Nam trở nên hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.

lam truyen tranh 3

Long Thần Tướng – Một trong những tác phẩm truyện tranh thành công nhờ việc công khai gây quỹ từ cộng đồng (Ảnh: Internet)

Câu hỏi nhân lực

Nhân lực luôn là vấn đề lớn đối với một nền công nghiệp truyện tranh lâu dài và phát triển bền vững. Họa sĩ vẽ truyện tranh không chỉ là những người vẽ giỏi mà chính họ phải có những kiến thức và khả năng về xây dựng nội dung, phát triển kịch bản, có hướng đi riêng, từ đó chuyển tải được văn hóa, tinh thần người Việt thông qua bộ truyện của mình. Nhân lực của ta phải đủ mạnh để bức phá mình ra khỏi cái bóng của Manga, Comic… làm nên những tác phẩm thực thụ dành cho người Việt.

Hiện nay, sự ra đời của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (Comic Media Academy – CMA) với những khóa học đào tạo chuyên sâu và bài bản về học vẽ truyện tranh, chúng ta có thể tin tưởng và an tâm về một nguồn nhân lực tương lai chất lượng cho sự phát triển vững mạnh của ngành công nghiệp truyện tranh – phim hoạt hình – giải trí kỹ thật số nước nhà.

lam truyen tranh 4
Một buổi học tại viện (Ảnh: CMA)

Yếu tố con người luôn được đặt lên hàng đầu và là nền tảng cho mọi sự phát triển. Việc đào tạo nhân lực tại Viện Truyện tranh và Phim hoạt hình Việt Nam sẽ giải quyết một khó khăn chính yếu trong việc làm truyện tranh ở nước ta, làm cơ sở để giải quyết cho mọi vấn đề còn lại.

Comic Media Academy – Trường học vẽ truyện tranh tại TPHCM