Trong bối cảnh ngành công nghiệp 3D ngày càng phát triển mạnh mẽ, bạn càng cần bảo đảm tác phẩm của mình nổi bật giữa đám đông. Là họa sĩ 3D, bất kể trình độ của bạn đến đâu, 10 lời khuyên hữu ích dưới đây của chuyên gia sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng điều khiển cử chỉ, chuyển động nhân vật – một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nhân vật hoạt hình chân thực, ấn tượng, đáng xem.   1. Nghiên cứu, tham khảo, ghi chép Nghiên cứu nhân vật theo nhiều cách khác nhau. Tập thói quen lập kế hoạch công việc. Quan sát người khác, đặc biệt người có nét giống nhân vật của bạn. Đại danh họa Picasso có câu nói bất hủ, “Good artists copy, great artists steal” (tạm dịch: Nghệ sĩ giỏi chỉ biết sao chép, nghệ sĩ vĩ đại thậm chí đánh cắp luôn). Bí quyết là đừng đánh cắp tác phẩm của người khác, mà hãy đánh cắp từ cuộc sống và biến nó thành một phần không thể thiếu trong kho tư liệu tham khảo của bạn.   2. Lưu ý khâu thiết kế chuyển động Hoạt hình là thiết kế chuyển động nhân vật. Bạn cần thiết kế chuyển động sao cho ăn nhập với cảnh phim. Thiết kế chuyển động trong hoạt hình đôi khi quá lố. Tập trung xác định các cử chỉ chuyển động như thế nào trong không gian, cố gắng phản ánh chúng sao cho tự nhiên, đẹp mắt nhất.   3. Khám phá sức mạnh của sự bất động Thay vì tạo chuyển động cho nhân vật, bạn tìm kiếm những khoảng khắc “dừng hình” trong hoạt hình, nơi sự bất động của nhân vật thường toát lên ý nghĩa khác ngoài cử chỉ, hành động. Trong phim live-action, khoảnh khắc ấn tượng mạnh mẽ nhất là khoảnh khắc bất động tinh tế. Hoạt hình đôi khi không cần sự quá lố.   4. Tìm hiểu không gian cử chỉ Không gian cử chỉ (gesture space) là phạm vi chuyển động của nhân vật. Nó nằm bên trong không gian cơ thể, bên ngoài, bên cạnh, hay bên dưới khuôn mặt? Cử chỉ có cần không gian rộng mở hay không? Hay nó chỉ là thành phần thứ yếu? Tìm kiếm khoảng thay đổi giữa các không gian cử chỉ – sự tương phản là công cụ tuyệt vời.   5. Cân nhắc sự tương phản Kết cấu và thời gian đóng vai trò quan trọng. Lột tả sự tương phản giữa cử chỉ thả lỏng với chuyển động nhanh. Phá vỡ tính đơn điệu, vì nó là kẻ thù của hoạt hình. Chuyển động có thể đơn điệu, nhưng cứ đơn điệu mãi sẽ dẫn đến nhàm chán, tẻ nhạt. Cân nhắc nơi bạn có thể phá vỡ cử chỉ đơn điệu.   6. Biến tấu cử chỉ rập khuôn Những cử chỉ như xoa cổ, chỉ tay,… từng một thời là ý tưởng thiên tài, nhưng đã bị dùng đi dùng lại nhiều lần trong hoạt hình đến mức biến thành rập khuôn, ai cũng thấy, cũng biết. Nếu bạn dự định dùng lại cử chỉ rập khuôn, hãy tìm cách biến tấu nó cho khác đi, cho trở thành nét đặc sắc riêng của mình.   7. Thêm đạo cụ Bạn thích ý tưởng trao đạo cụ vào tay nhân vật. Là họa sĩ hoạt hình, bạn cần tìm cách diễn tả cử chỉ cầm nắm, mang vác đạo cụ sao cho chân thực, tự nhiên nhất, làm cảnh phim toát lên sức lôi cuốn, hấp dẫn. Tránh lạm dụng hoặc “thêm mắm thêm muối” quá nhiều vào cảnh phim. Chỉ sử dụng đạo cụ như phương tiện nhấn mạnh cảnh phim mà thôi.   8. Sử dụng chuyển động của đầu Mỗi bộ phận trên cơ thể nhân vật đều có khả năng chuyển động; vì vậy, hãy thử tưởng tượng cử chỉ nhân vật sẽ như thế nào nếu anh ta không sử dụng tay. Nếu phải kể câu chuyện qua sử dụng chuyển động của đầu nhân vật, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ miêu tả ra sao? Dưới bao nhiêu góc độ? Khởi đầu từ đơn giản, rồi mới trau chuốt khi bạn hoạt hóa cử chỉ của đầu. Cân nhắc sức nặng của chuyển động.   9. Tránh những sai lầm phổ biến Sai lầm lớn nhất là quá nhiều, quá dư thừa. Càng ít càng tốt. Sai lầm tiếp theo là không trau chuốt đúng mức. Cần tạo vẻ chân thực, tự nhiên cho cử chỉ. Mỗi nhân vật – đồ chơi, con bọ, siêu anh hùng – có ngôn ngữ cử chỉ riêng, nên sẽ có cử chỉ khác nhau.   10. Tưởng tượng tương lai Tiếp theo sẽ là gì cho nhân vật hoạt hình? Hãy lưu tâm đến sự tương tác, khả năng chuyển động của quần áo, mái tóc,… Những công cụ ghi hình giúp nắm bắt dễ dàng hơn cử chỉ bàn tay, cách chuyển động của nhân vật. Hoạt hình là nơi bạn đẩy ý tưởng diễn xuất đi theo nhiều hướng khác nhau. Độc đáo, thú vị, đúng với nhân vật.   * Nguồn: creativebloq * Biên dịch: V.Toàn – Comic Media Academy

  STORY ARTIST. You do….what exactly?   1 . Để trở thành họa sĩ kể chuyện, tôi có cần phải vẽ giỏi hay không? Có, nghề này yêu cầu bạn phải vẽ giỏi. Ngoài ra, bạn cũng phải nắm vững luật phối cảnh để phản ánh đúng góc nhìn, cũng như kỹ năng diễn tả tốt hành động của nhân vật. Muốn vẽ giỏi, bạn cần kiên trì thực hành mỗi ngày.   2. Muốn theo nghề họa sĩ kể chuyện thì cần học những gì? Họa sĩ kể chuyện đảm trách công việc của diễn viên, họa sĩ thiết kế nhân vật, đạo diễn, quay phim, biên tập viên, nhà biên kịch, nhân viên kỹ thuật ánh sáng trong giai đoạn đầu của dự án phim hoạt hình. Họ dựa vào kịch bản để phác họa diện mạo ban đầu cho từng cảnh phim. Vì vậy, họ cần học nhiều kỹ năng khác nhau, bao gồm vẽ, dựng phim (cảnh quay, bố cục, biên tập, ánh sáng), diễn xuất (thông qua vẽ nhân vật), kể chuyện (viết cấu trúc câu chuyện). Mỗi họa sĩ có một cách học khác nhau, nhưng cách học hiệu quả nhất là theo học chuyên ngành mỹ thuật, điện ảnh, hoạt hình. Ra trường, bạn chẳng những được cấp bằng mà còn tự hào làm ra những bộ phim ngắn bằng chính thực lực của mình. Sau khi được tuyển vào làm việc cho studio, bạn sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm.   3. Nghề họa sĩ kể chuyện có đòi hỏi gì thêm nữa không? Họa sĩ kể chuyện thường vẽ đi vẽ lại nhiều lần các cảnh phim theo yêu cầu của đạo diễn trước khi bàn giao cho bộ phận dựng phim bằng công nghệ đồ họa máy tính (CG); do đó, họ cần làm việc trên tinh thần hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi.   4. Nghề họa sĩ kể chuyện có dễ xin việc hay không? Đây là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Họa sĩ có người được tuyển qua con đường thực tập, học việc; song cũng có người được tuyển nhờ portfolio lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng – họa sĩ làm portfolio thường có kinh nghiệm làm việc tại studio, hoặc trước đây từng tham gia nhiều dự án nhỏ. Portfolio là yêu cầu bắt buộc, có kinh nghiệm sẽ được ưu tiên, nhưng không cần thiết nếu bạn chứng tỏ được năng lực của mình qua portfolio.   5. Cơ hội nghề nghiệp có rộng mở với những ai chọn nghề họa sĩ kể chuyện hay không? Các studio lớn nhỏ luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân tài. Cánh cửa việc làm sẽ mở rộng với những ai có portfolio thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng.   6. Tôi có làm việc với nhiều người trong quá trình vẽ storyboard hay không? Trong quá trình vẽ storyboard một đoạn phim, ban đầu bạn lấy ý kiến phản hồi từ đạo diễn, rồi sau đó là từ ê-kíp. Bạn sửa tới sửa lui nhiều lần cho đúng với ý đồ của đạo diễn. Bạn tham gia phiên họp động não, đề xuất ý tưởng, thảo luận giải pháp cải thiện nhân vật hoặc câu chuyện. Bạn luân phiên làm việc một mình và theo nhóm. Trong môi trường làm việc tập thể, bạn bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp với mọi người, cởi mở đón nhận ý kiến phê bình và phản hồi.   7. Cơ hội thăng tiến có cao hay không? Họa sĩ kể chuyện là nghề mang tính sáng tạo và đem lại trong sự thỏa mãn trong công việc. Về cơ bạn, lộ trình thăng tiến sẽ như nhau: Họa sĩ kể chuyện – trưởng nhóm – đạo diễn. Nghề họa sĩ kể chuyện tuy không có nhiều nấc thang thăng tiến, nhưng cơ hội thăng tiến là khá cao. Bạn được trui rèn kỹ năng chỉ đạo trong thời gian làm họa sĩ kể chuyện – bước chuẩn bị trước khi dấn thân vào lĩnh vực khác, thậm chí mở ra cơ hội đảm nhận vai trò chỉ đạo trong studio. Đạo diễn đa phần xuất thân từ họa sĩ hoạt hình hoặc họa sĩ kể chuyện.   8. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu tuyển dụng họa sĩ kể chuyện sẽ tăng trong năm tới. Bạn có tin điều này là sự thật? Tại sao? Hiện nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện là rất lớn, nên thiết nghĩ, khả năng trên rất có thể xảy ra. Để đối phó với tình trạng họa sĩ kể chuyện nghỉ việc vì nhiều lý do khác nhau, các studio thường đăng tin tuyển dụng nhân sự mới.   9. Thu nhập của họa sĩ kể chuyện có đủ sống hay không? Đây là nghề có thu nhập cao và hấp dẫn. Nếu hành nghề tự do, bạn cần thương lượng tiền công (tính theo giờ) và thời hạn hoàn thành công việc với khách hàng. Trường hợp làm việc cho studio, bạn nên hỏi xem có được hưởng bảo hiểm y tế, xã hội, cùng những quyền lợi khác hay không.   10. Nghề họa sĩ kể chuyện có những thuận lợi và bất lợi gì? Cái hay của nghề họa sĩ kể chuyện là nó cho phép bạn thỏa sức sáng tạo. Bạn nghĩ ra ý tưởng độc đáo, mới lạ, mất 4 – 5 năm ròng rã để dựng thành phim, và vui mừng chứng kiến thành quả được trình chiếu trên màn ảnh. Tuy nhiên, để có được niềm vui này, bạn phải thức bao đêm dài làm việc miệt mài dưới áp lực nặng nề, rồi sau đó phải mòn mỏi chờ đợi đạo diễn và nhà biên kịch chuyển những chỉnh sửa trong câu chuyện cho bạn. “Xóa đi làm lại” là chuyện thường tình trong nghề, nên bạn

hậu trường hoạt hình họa sĩ dựng hình 3D

3D Modeler là ai? Theo số liệu của Cục Thống Kê Lao Động cho biết, công vệc chính của các 3D Modeler là dựng các mô hình nhân vật, các môi trường vật chất bên trong không gian ba chiều của máy tính thông qua các hình ảnh minh họa ý tưởng được gọi là concept art. Cụ thể, các họa sĩ sẽ vẽ và tạo ra các lớp da, các lớp bề mặt 2 chiều dùng để thể hiện bề mặt của vật thể, sau đó họ sẽ phủ các lớp da này lên một khung xương kỹ thuật số của nhân vật. Các khung xương này cũng do họ thực hiện, được sử dụng để tạo nên ngoại hình và điều khiển các chuyển động của chúng. Để làm công việc này, các họa sĩ thường sử dụng các phần mềm như Maya, 3DS Max, RenderMan của Pixar, POV-ray, và một số sản phẩm đồ họa khác. Nguồn: cgtrader.com Công việc của một 3D Modeler, họ làm những gì? Các họa sĩ dựng hình 3D hay còn gọi là 3D Modeler có nhiệm vụ tạo ra các nhân vật và môi trường vật chất, nhằm phục vụ cho các sản phẩm như video game, phim hoạt hình 3D, các hình ảnh quảng cáo, website, thiết kế đồ họa, hoạt hình, các hiệu ứng phim, hình minh họa, thiết kế hình ảnh truyền hình, hiệu ứng đặc biệt, các nhân vật và vật thể cho phim hành động, thiết kế CD-Rom và các mô hình thuộc lĩnh vực giải trí của địa phương. Ngoài ra, các họa sĩ chuyên nghiệp còn tạo ra các hình ảnh, mô hình phục vụ cho các nhà địa chất học, kiến trúc sư, nhà khoa học nghiên cứu, kỹ sư, các cơ quan sức khỏe và y tế… Nguồn: journaldugeek.com Nơi họ làm việc thường là: các công ty sản xuất phim và video, các công ty thiết kế game, quảng cáo và thiết kế đồ họa, thiết kế trang web, thiết kế phần mềm ứng dụng, các công ty kiến trúc, các phòng thí nghiệm (chủ yếu là khoa học và ngành dược); các trường đại học và cao đẳng, các công ty thiết kế sản phẩm và các công ty sản xuất (lĩnh vực bán lẻ, dụng cụ, nhà cửa…). Ngoài ra, các họa sĩ dựng hình 3D cũng tham gia làm việc cho các ngành đặc thù khác như: ngành hàng không, các cơ quan bảo vệ môi trường, các công ty sản xuất ô tô, công ty bán lẻ, các tổ chức chính phủ, cơ quan nghiên cứu hành vi tội phạm (pháp lý), các công ty thiết kế nội thất, các công ty thiết kế công nghệ dành cho doanh nghiệp, các công ty bất động sản,… và một số lĩnh vực khác. Thu nhập cho một 3D Modeler là bao nhiêu? Theo các báo cáo của trang Glassdoor (trang thống kê về việc làm, mức lương và cơ hội việc làm của Mỹ) cho  biết: mức lương trung bình hằng năm của công việc 3D Modeler là 68.645 USD/năm. Tùy vào chính sách ở mỗi công ty khác nhau mà mức lương này có thể thay đổi, tương tự với các yếu tố khác như: vị trí địa lý nơi làm việc, kinh nghiệm, trình độ học vấn của nghệ sĩ… Ví dụ: một họa sĩ dựng hình 3D ở trụ sở California của DreamWorks Animation có thể hưởng mức lương 100.000 USD mỗi năm. Trong khi đó ở một công ty nhỏ hơn, ví dụ như ở Kiz Toy – trụ sở bang Georgia, mức lương cho một họa sĩ dựng hình chỉ khoảng 40.000 USD mỗi năm. Nguồn: cgtrader.com Ngoài ra, trên thế giới cũng có rất nhiều họa sĩ 3D hành nghề tự do, nghĩa là họ không làm việc cho một công ty hay studio cụ thể nào. Cho nên mức lương dành cho mỗi cá nhân trong lĩnh vực này khác nhau rất lớn. Cụ thể, một vài họa sĩ dựng hình có tay nghề tốt và chọn lối đi hành nghề tự do như trên có thể hưởng mức lương cao hơn cả những họa sĩ làm việc cho một công ty hay studio nào đó. Tuy nhiên, đối với đa số các họa sĩ khác mới bắt đầu gây dựng tiếng tăm cho mình thì có khi còn phải đóng một khoản phí danh nghĩa để đổi lấy kinh nghiệm làm việc. Điều này cũng chỉ ra rằng: thu nhập bình quân cho các họa sĩ hành nghề tự do thấp hơn rất nhiều so với các họa sĩ làm việc cho công ty và studio, tuy nhiên điều này chỉ mang tính tạm thời, do các họa sĩ thực tài luôn có khuynh hướng tìm đến các công việc có quy chế thăng lương rõ ràng và hợp lý trong tương lai của họ. Làm thế nào để trở thành một 3D Modeler? Nếu bạn muốn trở thành một 3D Modeler, kỹ năng máy tính và toán học của bạn phải thật sự tốt và chuyên sâu. Các kỹ năng khác đều có thể được yêu cầu dựa vào lĩnh vực mà bạn tham gia. Ví dụ: các họa sĩ làm trong lĩnh vực phim hay video game phải có kỹ năng sáng tạo và kỹ năng thiết kế thuộc loại tốt trở lên, trong khi đó trong các lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, các họa sĩ bắt buộc phải có nền tảng vững chắc về lĩnh vực mà họ làm việc như: vũ trụ hoặc địa chất chẳng hạn… Do đó, ngành học và lĩnh vực mà bạn chọn nên dựa vào ngành nghề và vị trí mà bạn muốn làm sau này. Cụ thể, nếu bạn muốn trở thành 3D Modeler trong ngành Game, hãy xem xét ứng tuyển vào ngành thiết kế game (Game Design). Nếu bạn muốn trở thành 3D Modeler trong ngành

Ngành công nghiệp hoạt hình hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt với sản phẩm là những thước phim có chất lượng cao được cho ra mắt hằng ngày. Không kể những bộ phim được làm bởi các hãng lớn như Pixar, Dreamwork…, thị trường các nhà làm phim hoạt hình tự do (phim indie) cũng khá sôi nổi với nhiều tác phẩm sáng giá. Tiềm năng của dòng phim hoạt hình indie lớn đến nỗi việc tìm kiếm và thưởng thức các thước phim ngắn của những họa sĩ tự do tài năng đang dần trở thành một thú vui thời thượng cho các fan gạo cội của phim hoạt hình. Tuy vậy việc đãi cát tìm vàng giữa hằng hà sa số các tác phẩm “không chính thức” không phải việc đơn giản. Nếu bạn có hứng thú, hãy thử tìm đến với Madeline Sharafian, nữ họa sĩ trẻ tài năng, một làn gió mới thú vị trong ngành công nghiệp hoạt hình.

KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Chương trình đào tạo chuyên sâu và mang tính hệ thống cao, học viên được đào tạo từ căn bản đến khi thành nghề. Đầu tư, hỗ trợ học viên phát triển dự án & bảo đảm việc làm sau khi tốt nghiệp. KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] ĐĂNG KÝ HỌC Download Hồ sơ [row] [span6] Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp (3D Animation Artist) của Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) là chương trình được biên soạn đặc biệt dành cho các bạn có đam mê được làm việc trong lĩnh vực sáng tạo phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp. Trong quá trình học tập, học viên sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức về mỹ thuật, tạo hình nhân vật, môi trường, bối cảnh. Bên cạnh đó, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng sử dụng phần mềm 3D chuyên dụng, tạo hình nhân vật hoạt hình và thực hiện các hiệu ứng, kỹ xảo, âm nhạc, diễn xuất… trong quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D. [spacer] AI NÊN THAM GIA KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP ? – Các bạn yêu thích làm phim hoạt hình 3D, có mong muốn được tự tay làm ra những thước phim chất lượng và làm việc trong môi trường studio hoạt hình 3D chuyên nghiệp; – Sinh viên các trường mỹ thuật, đồ họa; – Họa sĩ, designer, animator tại các Studio, công ty hoạt hình, game. * Yêu cầu chung: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; [/span6] [span6] ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN (Giảm thêm 200.000đ) [/span6] [/row] [spacer] THÔNG TIN KHÓA HỌC KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP Bằng phương pháp đào tạo chuyên nghiệp từ căn bản đến chuyên sâu, chúng tôi tin bạn sẽ thành công với thiết kế chương trình sau đây [row] [span3] 10 Học kỳ [/span3] [span3] 6700+ Tiết học [/span3] [span3] 150+ Giáo trình [/span3] [span3] 25+ Giảng viên [/span3] [/row] [spacer] [row] [span7] KHÓA HỌC LÀM PHIM HOẠT HÌNH 3D CHUYÊN NGHIỆP KHAI GIẢNG: – [lichkhaigiangktv] – Thời lượng: 10 Học kỳ (04 tháng/kỳ) – Lịch học: 8:00 – 17:00 từ Thứ 2 -> Thứ 6 – Học phí trung bình: 14 – 18 triệu đồng/kỳ Ưu đãi: – Đăng kí và hoàn tất học phí học kỳ 1 trước 31/03/2018, nhận ngay Bảng vẽ Wacom Intuos CTL (trị giá 1.600.000đ). – Giảm thêm 5% học phí HK1 khi đăng ký học theo nhóm 2, 3 người. [/span7] [span5] Đăng ký họcDownload Hồ sơ [/span5] [/row] [row] [span12] CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT [span3] HỌC KỲ 1 Nhập môn biên kịch chuyên nghiệp – Trang bị kiến thức cơ bản & kỹ năng cần thiết cho người viết kịch bản – Lý luận văn học – Nắm vững kỹ năng viết tin – tường thuật & am hiểu ngôn ngữ hình ảnh. – Am hiểu nghệ thuật học/mỹ học – Sáng tác 01 Thời lượng: 460 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 2 Khuynh hướng sáng tác – Nắm vững các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu. – Sáng tác các thể loại kịch bản báo chí, truyền thông, sân khấu – Kỹ năng viết kịch bản tin – phóng sự, bình luận – Cảm thụ phim – Sáng tác 02 Thời lượng: 420 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 3 Phương pháp chuyển thể văn học sang điện ảnh – Đặc trưng của các loại KB điện ảnh – Kỹ năng cảm thụ để chuyển thể tác phẩm văn học sang các thể loại kịch bản – Xây dựng hệ thống tình tiết thông qua một cốt truyện phong phú. – Xây dựng dự án, hoạch định kịch bản – Sáng tác 03 Thời lượng: 360 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 6 Kinh doanh kịch bản – Cách giới thiệu/trình bày kịch bản với nhà sản xuất/nhà đầu tư – Làm thế nào để kinh doanh kịch bản thành công – Am hiểu luật bảo về bản quyền tác phẩm – Sáng tác 06 Thời lượng: 540 tiết [/span3] [/span12] [span12] [span3] HỌC KỲ 4 Thủ pháp biên kịch – Tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ v.v – Biên kịch – người làm phim trên giấy – Hiểu rõ giá trị kịch bản và nắm vững kỹ thuật biên kịch – Sketchnotes – Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh – Sáng tác 04 Thời lượng: 600 tiết [/span3] [span1][/span1] [span3] HỌC KỲ 5 Biên kịch trong thời đại số – Am tường các công đoạn làm phim/sáng tác truyện – Trình bày kịch bản theo phương pháp Hollywood – Cách chuyển tải ý đồ/tư tưởng/thông điệp tác phẩm – Lý luận phê bình điện ảnh – Sáng tác 05 Thời lượng: 450 tiết [/span3] [/span12] [/row]   ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Những giảng viên là họa sĩ, nhà thiết kế, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi sẽ giúp bạn có góc nhìn đa chiều về con