Họa sĩ Kim Khánh - Người vẽ truyện tranh nhiều nhất Việt Nam - Comic Media Academy

Họa sĩ Kim Khánh – Người vẽ truyện tranh nhiều nhất Việt Nam

14/05/2015

Hầu như ai ngày còn bé cũng đã từng được cầm trên tay những cuốn truyện tranh mà họa sĩ Kim Khánh vẽ như “Cô tiên xanh”, “Tâm hồn cao thượng”, “Gương hiếu thảo”, “Truyện cổ tích nước Nam”, … Thế nhưng tìm kiếm thông tin liên lạc người vẽ những cuốn truyện này, cũng là người được mệnh danh vẽ truyện tranh nhiều nhất Việt Nam gần như không ai biết, kể cả những người trong giới làm truyện tranh. Bởi lẽ họa sĩ Kim Khánh sống khá khép kín, ít giao du bạn bè và ít nói về bản thân.

>>> Trần Văn Phú – Người họa sĩ nỗ lực tạo dựng dòng truyện tranh dân tộc

Với mục đích ôn cố, tri tân, TTV đã cố công tìm lại những câu chuyện, những con người và những thăng trầm của dòng lịch sử truyện tranh Việt từ xưa đến nay, để rồi cũng có thể tìm gặp và được trò chuyện với họa sĩ Kim Khánh. Từ đây, TTV cũng hiểu thêm tại sao ông có khả năng vẽ truyện tranh nhiều như thế.

Con đường thành họa sĩ vẽ truyện tranh chuyên nghiệp

Từ lúc còn rất bé, họa sĩ Kim Khánh đã bộc lộ niềm đam mê vẽ truyện tranh. Năm 1989, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè mà ông bắt đầu vẽ tập truyện tranh đầu tiên. Vào thời điểm đó ông còn làm phiên dịch tiếng Anh cho văn phòng đại diện của một công ty Thái Lan tại Sài Gòn. Và ông đã bỏ nghề phiên dịch để theo nghề vẽ truyện tranh cho đến nay. Dù đến với truyện tranh là duyên nghiệp đưa đẩy, nhưng hơn hai mươi năm nặng tình với truyện tranh Việt, càng ngày sự đam mê của ông như càng được nuôi lớn. Đến bây giờ, khi ở độ tuổi sắp sửa lục tuần, số tập truyện tranh ông vẽ đã lên đến trên dưới một ngàn cuốn.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Chân dung họa sĩ Kim Khánh (Ảnh: Internet)

Chừng đó năm gắn bó, cũng có những lúc thăng lúc trầm, vào những năm 1992-1993, khi truyện tranh Nhật bắt đầu xâm nhập và lan tràn trên thị trường truyện tranh tại Việt Nam thì họa sĩ truyện tranh Kim Khánh đã có lúc cảm giác chán nản định bỏ nghề. Thực sự là giai đoạn này, đã có nhiều họa sĩ vẽ truyện tranh bỏ nghề hoặc chuyển qua vẽ theo phong cách manga để chiều lòng độc giả. Nhưng đó là khoảnh khắc thoáng qua, rồi họa sĩ vẫn quyết định đi tiếp, miệt mài vẽ và gồng mình hết sức để sống được với nghề vẽ truyện tranh. Họa sĩ Kim Khánh không bao giờ vẽ kiểu manga, có lẽ vì ông cũng như các họa sĩ sinh ra trước 1975 thường yêu thích truyện tranh comic hơn.

Để thực sự sống được với nghề cần…?

Với số lượng tập truyện tranh đã vẽ nhiều như thế, nhưng họa sĩ Kim Khánh vẫn còn nhiều dự định vẽ tiếp không ngừng nghỉ. Từ kinh nghiệm mà ông trau luyện nét vẽ, qua sự lắng nghe câu chuyện của con trẻ để ông có được nội dung… Điều khiến ông sống được với nghề họa sĩ vẽ truyện tranh và có được thành quả như thế là lòng đam mê với nghề và sự kỷ luật, khắt khe với chính bản thân mình. Càng vẽ truyện tranh ông càng thấy mình say mê và yêu thích cái nghiệp – không dự định trước này. Và với lối sống khép kín, ít giao du, không nhậu nhẹt,… ông dành được nhiều thời gian hơn để vẽ. Trung bình một ngày ông vẽ được 20 trang truyện tranh.

Điều tuyệt vời mà họa sĩ Kim Khánh có được, đó là gia đình luôn luôn bên cạnh và ủng hộ cho con đường vẽ truyện tranh. Thậm chí những lựa chọn, hướng đi của các con gái họa sĩ sau này cũng là để hỗ trợ cho sự phát triển hơn cho công việc của người cha. Một gia đình Việt Nam hiếm hoi cùng hướng mình vào truyện tranh Việt. Họa sĩ Kim Khánh viết kịch bản, vẽ tranh. Người vợ lãnh việc sắp chữ. Cô con gái út làm việc chỉnh sửa đồ họa. Và các vấn đề về truyền thông, liên hệ email với độc giả hay với bên phát hành, … thì giao cho cô con gái lớn.

36 (1)

Loạt truyện “Cô Tiên Xanh” để lại nhiều kỉ niệm với độc giả Việt

Thực ra họa sĩ Việt Nam vẽ rất đẹp nhưng…

Biết TTV tâm huyết và trăn trở với sự phát triển truyện tranh Việt, họa sĩ Kim Khánh không ngại ngần chia sẻ, thực ra họa sĩ Việt Nam vẽ rất đẹp, nhưng truyện tranh Việt không phát triển được vì chưa có người dám đầu tư. Về vấn đề nhuận bút cho họa sĩ còn chưa tương xứng công sức. Và như để dẫn chứng cho điều này, gia đình họa sĩ Kim Khánh đem một cuốn trong bộ truyện tranh “Cậu bé kỳ tài” – Bộ truyện do họa sĩ vẽ và nhóm Viettoon phát hành trên đất Mỹ nhằm đưa lịch sử, văn hóa và các phong tục của người Việt Nam tới không chỉ những thế hệ trẻ em Việt Kiều người Mỹ để các em yêu thương và gắn bó với quê hương hơn mà còn phổ biến cả với những người bản xứ. Quả thực là cuốn truyện rất hay, rất đẹp, và cũng thật đáng tiếc khi một bộ truyện tranh Việt của người Việt hay như thế mà chỉ phổ biến trên đất Mỹ còn trẻ em Việt trong nước thì lại phải đón chờ những tập truyện tranh ngoại như manga nhập vào.

Biết TTV tâm huyết và trăn trở với sự phát triển truyện tranh Việt, họa sĩ Kim Khánh không ngại ngần chia sẻ, thực ra họa sĩ Việt Nam vẽ rất đẹp, nhưng truyện tranh Việt không phát triển được vì chưa có người dám đầu tư. Về vấn đề nhuận bút cho họa sĩ còn chưa tương xứng công sức. Và như để dẫn chứng cho điều này, gia đình họa sĩ Kim Khánh đem một cuốn trong bộ truyện tranh “Cậu bé kỳ tài” – Bộ truyện do họa sĩ vẽ và nhóm Viettoon phát hành trên đất Mỹ nhằm đưa lịch sử, văn hóa và các phong tục của người Việt Nam tới không chỉ những thế hệ trẻ em Việt Kiều người Mỹ để các em yêu thương và gắn bó với quê hương hơn mà còn phổ biến cả với những người bản xứ. Quả thực là cuốn truyện rất hay, rất đẹp, và cũng thật đáng tiếc khi một bộ truyện tranh Việt của người Việt hay như thế mà chỉ phổ biến trên đất Mỹ còn trẻ em Việt trong nước thì lại phải đón chờ những tập truyện tranh ngoại như manga nhập vào.

Có phải do trẻ em mình có xu hướng “sính ngoại”, chỉ thích manga?

Nói về điều này, họa sĩ Kim Khánh cho rằng, thật ra với trẻ em thì mình dọn bàn cái nào thì nó ăn cái đó. Vì nhập quá nhiều sách manga vào, trẻ em đọc riết rồi nhiễm. Để rồi người lớn làm truyện tranh lại đổ thừa tại trẻ em chỉ thích nét manga chứ không mặn mà với truyện tranh Việt. Thực ra về thẩm mỹ, lựa chọn của các em cũng do người lớn định hướng. Người lớn đổ xô nhập truyện manga, chỉ copy, dịch và sắp chữ,… đơn giản, nhanh và có lợi nhuận hơn nhiều so với việc đầu tư tất cả các khâu, từ kịch bản đến vẽ tranh cho đến phát hành. Rồi chuyện in truyện tranh đọc ngược nữa, điều này thật không hiểu nổi.

Hiện tại, họa sĩ Kim Khánh vẫn đang tiếp tục vẽ bộ truyện tranh “Trạng Quỳnh – Trạng Quỷnh” (dù đã xuất bản hơn 220 tập rồi và vẫn đang được trẻ em yêu thích, đón nhận.) Dự định cho ra đời những bộ truyện tranh Việt ngày càng hay và chất lượng cho trẻ em Việt vẫn luôn là mục tiêu của họa sĩ Kim Khánh, nhất là khi đầu tư cho Kim Khanh – Kim Khang, hai cô con gái của họa sĩ, đi học thêm về đồ họa, truyền thông đa phương tiện để phát triển hơn về con đường truyện tranh Việt nay mai.

 Comic Media Academy – Trường dạy vẽ truyện tranh tại TPHCM