Những sai lầm phổ biến khi viết kịch bản - Comic Media Academy

Những sai lầm phổ biến khi viết kịch bản

22/11/2016

Viết kịch bản đòi hỏi biên kịch phải có sự tập trung sáng tạo cao độ. Bởi tính logic, sự hấp dẫn cùng tính hài hước cần được “xào nấu” một cách hợp lý trong kịch bản. Với những biên kịch mới bắt đầu, lỗi lầm là điều khó tránh phải. Bài viết đưa đến cho bạn những lỗi khá phổ biến khi mới “tập tành” viết kịch bản.

Định dạng văn bản khi viết kịch bản

Kịch bản phim điện ảnh, truyền hình, hay game đều được khá nhiều bộ phận đọc. Vì vậy, kịch bản luôn phải có một Format chung để dễ dàng tiếp cận đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên, và hậu kỳ. Nhưng không phải người mới viết kịch bản nào cũng tuân thủ đúng các định dạng văn bản của kịch bản.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh

Tuân thủ định dạng văn bản

Tuân thủ định dạng văn bản    

Một chút sai sót trong định dạng văn bản kịch bản như canh lề hay đánh sai vị trí số trang cũng khiến kịch bản khó lòng được đạo diễn đọc nội dung bên trong.

Vậy định dạng đúng cho văn bản kịch bản ra sao? Có 2 dạng viết kịch bản: dùng Word và các phần mềm viết kịch bản chuyên dụng. Viết bằng Word bạn phải đinh dạng bằng tay nhưng không tốn chi phí. Ngược lại, các phần mềm viết kịch bản sẽ định dạng sẵn cho bạn nhưng tiêu tốn khá nhiều tiền của biên kịch. 

Cùng điểm qua những định dạng cần thiết cho một văn bản kịch bản:

– Font chữ Courier với cỡ chữ 12.

– Canh lề: canh lề trái 1.5 inches, lề phải 0.5 inches và lề trên, lề dưới 1 inche.

– Tên nhân vật cách lề trái 3.7 inches. Ở dưới tên nhân vật, đoạn lời thoại cách lề trái 2.5 inches.

– Đánh số trang cần đánh ở trên bên phải.

Tạo xung đột khi viết kịch bản

Kịch bản mà không có xung đột thì sẽ chỉ là “mảnh giấy vụn trong sọt rác”. Xung đột quá “nhạt” hoặc có các tình tiết thiếu logic sẽ khiến câu chuyện trở nên “thiếu muối”. Đây là lỗi thường gặp ở kịch bản của các biên kịch “thiếu kinh nghiệm”. Vậy làm sao để tránh được lỗi trên và nâng tầm kịch tính trong câu chuyện của bạn?

Luôn tự đặt câu hỏi suốt quá trình viết kịch bản

Luôn tự đặt câu hỏi suốt quá trình viết kịch bản 

Luôn đặt câu hỏi; “Tại sao lại có xung đột này?”, “Xung đột có đủ kịch tính chưa?, “Các xung đột có sự liên kết chưa, hay là từ trên trời rơi xuống?” Hàng loạt câu hỏi xoáy sâu vào từng tình tiết trong kịch bản sẽ giúp bạn phần nào tránh được sự thiếu logic trong kịch bản. 

Để đẩy xung đột lên cao, có thể tự hỏi: “Nhân vật đã bị dìm đến bước đường cùng chưa?” Đây là cách “yêu thương nhân vật” bạn nên áp dụng. Bởi càng yêu thương nhân vật bao nhiêu, bạn cần làm nhân vật đau khổ bấy nhiều. Khá nhiều biên kịch mới vào nghề quá yêu thương nhân vật của mình và họ bắt đầu “sợ làm đau nhân vật”. Hậu quả dĩ nhiên là câu chuyện trở nên quá nhạt nhòa. Vì vậy, phương châm của nhiều nhà biên kịch đó là muốn có xung đột kịch tính phải tự tay đẩy nhân vật xuống vực thẳm.

Nhiều câu thoại thừa thải khi viết kịch bản

Nhân vật trong kịch bản sử dụng lời thoại để thể hiện suy nghĩ, quan niệm của mình. Nhưng đâu phải biên kịch nào cũng sáng tạo những lời thoại hợp lý với nhân vật, với tình huống. Vậy làm sao cải thiện những đoạn đối thoại trong kịch bản?

Xây dựng lời thoại phù hợp

 Xây dựng lời thoại phù hợp

Sáng tạo lời thoại là cả một nghệ thuật trong kịch bản. Sự quan sát, lắng nghe là việc bạn bắt buộc phải làm để đúc kết cho mình một kho các lời thoại. Những lời thoại trong kịch bản đều xuất phát từ cuộc sống. Lắng nghe những người quanh bạn chính là cách hay cho vấn đề này.

Một điều nữa, mỗi khi viết xong một đoạn đối thoại trong kịch bản, bạn có thể diễn chúng trước gương và xem xét chúng có hợp lý cho nhân vật của mình hay không. Khá nhiều biên kịch áp dụng phương pháp này khi suy nghĩ lời thoại cho nhân vật.