Những hòn đá cản chân bạn trở thành biên kịch - Comic Media Academy

Những hòn đá cản chân bạn trở thành biên kịch

03/11/2016

Trở thành nhà biên kịch là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng “chạy” hết cuộc đua khốc liệt này. Vậy những điều nào cản trở bạn trở thành nhà biên kịch?

Hòn đá thứ nhất cản trở nhà biên kịch: Sự vô tâm

Để tạo được những kịch bản chất lượng, nhà biên kịch cần có vốn sống phong phú ở mọi lĩnh vực. Nhìn cuộc đời bằng con mắt “chân thành” giúp nhà biên kịch chớp lấy nhiều khoảnh khắc thú vị. Chính những điều tầm thường sẽ thu hút một lượng lớn khán giả.

>>> Có thể bạn muốn tìm hiểu: Khóa học biên kịch phim điện ảnh 

phim My Love Dont Cross That River

Nguồn: nonfics.com 

Điển hình: bộ phim “My love, don’t cross that river” (Người yêu ơi, đừng băng qua sông) là bộ phim tài liệu của đạo diễn Jin Mo Young dài 85 phút. Bộ phim được ghi hình trong 15 tháng kể về cuộc sống hôn nhân lãng mạn của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi). Dù tuổi già ghé thăm nhưng đôi vợ chồng vẫn luôn có những hành động quan tâm  vô cùng “dễ thương”. Ông bà nhặt bông cúc vàng cài cho nhau, bà gội đầu cho ông vào mùa hè, ông sửa đồ trang phục Hanbok truyền thống cho bà hay ông bà còn vốc tuyết vui đùa với nhau. Cuộc sống hôn nhân 75 năm hạnh phúc dần đến hồi kết khi ông ra đi. “Người yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng băng qua con sông mà không có em theo cùng”: câu hát ca dao vang lên cuối phim, cùng cảnh bà ngồi bên mộ ông cạnh bờ suối dưới tuyết rơi trắng xóa đã lấy bao nước mắt của người xem.

Rõ ràng những điều giản dị của cuộc sống luôn chạm đến trái tim người xem. Nhưng để chắt lọc được, nhà biên kịch nhất định phải quan sát mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng.

My love, don’t cross that river – bộ phim tài liệu cảm động sâu sắc

Hòn đá thứ hai cản trở nhà biên kịch: Nóng vội

Sáng tạo kịch bản ngốn rất nhiều chất xám cùng khối thời gian khổng lồ của nhà biên kịch. Đơn cử để hoàn thành một kịch bản phim ngắn, nhà biên kịch cũng đã mất một tháng. Và nhiều biên kịch ấp ủ kịch bản phim điện ảnh trong nhiều năm liền.

Siêu phẩm điện ảnh “Avatar” (2009) với kỹ thuật 3D tinh xảo được đạo diễn James Cameron ấp ủ trong 14 năm. Tức là 2 năm trước khi bộ phim Titanic ra đời. Bộ phim được đầu tư 300 triệu USD và gây được tiếng vang lớn trong giới điện ảnh lúc bấy giờ. Bộ phim có sự pha trộn tuyệt vời giữa viễn tưởng, bom tấn, cùng tình cảm thấm đẫm tính sử thi giữa anh chàng lính thủy đánh bộ Jake và nàng chiến binh Na’vi Neytiri.

phim avatar biên kịch James Cameron

Nguồn: a2ua.com 

Avatar – bộ phim của thế kỉ

Nhà văn Nam Cao đã từng nói trong tác phẩm “Đời thừa”của ông “Sự cẩu thả trong bất kỳ ngành nghề nào đã không thể chấp nhận được. Và cẩu thả trong nghệ thuật chính là một tội ác”. Trong sáng tác kịch bản cũng vậy, nếu nhà biên kịch quá nóng vội khẳng định tên tuổi mà thiếu sự chăm chút cho tác phẩm, thật khó có được tác phẩm chất lượng.

Vì vậy, nóng vội và hiếu thắng chính là kẻ thù giết chết “mầm non” trở thành biên kịch của bạn.

Hòn đá thứ ba cản bước bạn trở thành biên kịch: Sự tự ti và làm biếng

Một biên kịch không tự tin vào khả năng của mình sẽ khó hoàn thành kịch bản. Để viết hoàn chỉnh một kịch bản phim truyền hình, biên kịch trải qua rất nhiều khâu:

biên kịch cần siêng năng

Nguồn: newschool.edu

– Viết đề cương tổng của bộ phim. Gửi cho đạo diễn hoặc một hãng phim. Chờ đợi phê duyệt.

– Sau khi đã phê duyệt, biên kịch tiến hành viết đề cương cho từng tập phim.

– Đạo diễn tiếp tục chỉnh sửa đề cương này. Tiếp đó, biên kịch viết kịch bản cho từng tập phim. Nhưng chưa dừng ở đó, đạo diễn lại tiếp tục chỉnh sửa chúng.

Siêng năng là đức tính cần có của biên kịch

Tổng thời gian hoàn thành một kịch bản phim truyền hình 30 tập ngốn hết của biên kịch hơn 1 năm. Nếu biên kịch không kiên trì, kịch bản phim khó lòng hoàn tất.