Lối đi nào cho kịch bản phim Việt? - Comic Media Academy

Lối đi nào cho kịch bản phim Việt?

11/11/2016

Bài toán thiếu kịch bản phim chất lượng của thị trường phim Việt Nam trở thành đề tài muôn thuở. Vậy thực trạng kịch bản phim Việt như thế nào? Giải pháp nào cho vấn đề trên? Cùng bài viết thảo luận một cách khách quan nhất.

Kịch bản phim Việt nhiều “sạn”

Kịch bản phim Việt đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”. Số lượng kịch bản khá nhiều nhưng chất lượng không đi đôi với nhau. Bởi các lý do sau:

– Các biên kịch được đào tạo bài bản chiếm một lượng rất ít, còn lại hầu hết người viết kịch bản đều là dân nghiệp dư. Họ có thể là nhà văn hay nhà thơ có đam mê viết kịch bản phim. Thêm nữa, tại thị trường kịch bản phim Việt, biên kịch “gạo cội” chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Biên kịch Sâm Thương, Ngô Thị Hạnh,..Thêm nữa, trường đạo tạo chuyên về biên kịch hiện nay chỉ có 2 cở sở ở phía Bắc: Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội và trường Cao đẳng sân khấu điện ảnh Hà Nội. Ở khu vực phía Nam, hầu như không có trường nào đạo tạo chuyên. Ngay cả trường Đại học sân khấu điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã không còn khoa biên kịch nữa. Thật khó để có biên kịch giỏi khi họ không được đào tạo bài bản.

các biên kịch Việt không được đào tạo bài bản

 Các biên kịch Việt không được đào tạo bài bản

– Một vấn đề nữa cần bàn: Lớp sinh viên được đào tạo khá vững về chuyên môn nhưng lại thiếu vốn sống nên sức sáng tác kịch bản phim không cao. Đặc biệt, hầu hết những kịch bản phim được sản xuất đều rơi vào trường hợp biên kịch có quen biết với đạo diễn hoặc biên kịch có tên tuổi được hãng phim đặt hàng kịch bản trước đó. Còn lại những biên kịch mới bắt đầu viết, kịch bản của họ khó lòng được đạo diễn đọc qua. Như vậy, tiếng tăm của biên kịch hoặc các mối quan hệ với hãng phim, đạo diễn sẽ quyết định chính đến việc kịch bản phim có được  sản xuất hay không.

Kịch bản phim Việt và nạn cò hoành hành

Thị trường kịch bản phim Việt luôn có nhu cầu khá cao về kịch bản phim truyền hình và kịch bản phim điện ảnh. Nhưng rõ ràng các biên kịch muốn giới thiệu kịch bản cho đạo diễn hoặc hãng phim đều cần có mối quan hệ. Đây là mảnh đất vàng làm xuất hiện nhiều “cò kịch bản”. Công việc của họ là thuê các biên kịch không tên tuổi với giá 1 triệu đồng hay 1 triệu rưỡi đồng/1 tập phim truyền hình. Sau đó, cò biên tập lại và bán cho với giá cao hơn để lấy tiền hoa hồng. Nếu làm ăn thuận lợi, một cò kịch bản có thể đạt mức thu nhập trăm triệu đến một tỷ một năm.

cò kịch bản là mắc xích nối biên kịch và các hãng phim tại thị trường Việt

Cò kịch bản là mắc xích nối biên kịch và các hãng phim tại thị trường Việt

Cò kịch bản tiến hành tìm kiếm nhiều người viết khác nhau cho một bộ phim truyền hình 30 tập. Viết vội vàng, không có sự đầu tư và chạy theo đồng tiền làm cho chất lượng kịch bản xuống thấp là điều dễ hiểu.

Các trại sáng tác giải nguy cho kịch bản phim Việt

Hằng năm, các trại sáng tác kịch bản phim được các hãng phim hoặc hội biên kịch Việt Nam mở ra nhằm tìm kiếm các tài năng trẻ. Nhưng đó thật sự là một cuộc “tìm vàng trong cát”. Mỗi năm số lượng kịch bản thu được từ các trại sáng tác cũng kha khá nhưng dĩ nhiên cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu kịch bản cực cao hiện nay.

Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ

Các trại sáng tác ươm mầm ước mơ biên kịch trẻ

Mỗi hãng một đội ngũ biên kịch chuyên kịch bản phim

Một giải pháp nữa các hãng phim sử dụng phổ biến hiện nay đó là đào tạo một đội ngũ biên kịch của riêng hãng mình. Với giải pháp này, các hãng phim dự trữ một số lượng kịch bản phim “cứu đói” hằng năm. Thêm nữa, một số hãng cũng đặt hàng trước kịch bản của các biên kịch tên tuổi.

Mỗi hãng phim Việt cần đào tạo một đội ngũ biên kịch riêng

Mỗi hãng phim Việt cần đào tạo một đội ngũ biên kịch riêng

Giải pháp dài lâu cho nền kịch bản phim Việt Nam

Các biên kịch Việt cần môi trường đào tạo chuyên sâu

Các biên kịch Việt cần môi trường đào tạo chuyên sâu

Muốn có phim hay cần có kịch bản phim hay. Muốn có kịch bản phim hay cần có biên kịch giỏi. Muốn có biên kịch giỏi phải có sự đào tạo bài bản. Vậy giải pháp lâu dài đó là đầu tư vào giảng dạy chuyên ngành biên kịch trên diện rộng cả phía Bắc, phía Nam và Trung. Có như vậy ánh sáng mới chiếu rọi vào thị trường kịch bản phim Việt Nam đang khá u ám như hiện nay.

Giải nguy cho thị trường kịch bản Việt Nam, Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA) đã xây dựng 02 chương trình học biên kịch với sự đồng hành của nhiều chuyên gia trong nghề. Các chuyên gia như nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu, Đạo diễn Văn Công Viễn, Tiến sĩ Đào Lê Na, Biên kịch Ngô Hạnh, Đạo diễn Đinh Thái Thụy… đã cùng nhau xây dựng một chương trình đào tạo mới, có thể nói là bài bản nhất tại thời điểm hiện tại.

Xem chi tiết về 02 chương trình học biên kịch tại đây.