Các Thuật Ngữ Chuyên Ngành Kịch Bản - Comic Media Academy

Các Thuật Ngữ Chuyên Ngành Kịch Bản

19/05/2016

CMA - Hữu ích - Thuật ngữ KB

Có ít nhất 20 thuật ngữ sau đây được sử dụng rất phổ biến trong nghề biên kịch phim ở Hollywood. Từ các diễn viên, nhà biên kịch, cho đến các đạo diễn, nhà sản xuất lớn nhỏ đều biết và sử dụng chúng rất thường xuyên. Nắm rõ được các thuật ngữ chuyên ngành kịch bản này, chứng tỏ rằng bạn đã là một người “trong cuộc” rồi đấy.

1. A-story, B-story, C-story

A-story: Là câu chuyện chính của phim. Là hành trình người anh hùng đi tìm mục đích của mình.

B-story: Là câu chuyện phụ của phim. Câu chuyện này song hành cùng câu chuyện chính và nắm giữ những điểm mấu chốt tác động đến câu chuyện chính. Thông thường, các nhà làm phim thường sử dụng một câu chuyện tình yêu để làm một B-story.

C-story (thường thấy ở phim truyền hình): Giống như B-story, nhưng nhỏ hơn, ít quan trọng hơn.

Ví dụ: “I like the love story a lot – I kind of wish that instead of this project being a comedy with the love story as the B-story, I wish that this was a romantic comedy where the love story is the A-story” – Tôi cực kỳ thích các câu chuyện tình yêu – tôi đã từng mong rằng dự án này thay vì là một tác phẩm hài với câu chuyện phụ là 1 chuyện tình – Thì hãy làm một tác phẩm hài lãng mạn, mà sử dụng câu chuyện chính là 1 câu chuyện tình yêu.

2. Act Break, Break Into 2, Break Into 3

Ở cuối mỗi phân cảnh (Act) là một break hay act-break. Đây là thời điểm mà trên các chương trình truyền hình, bạn sẽ thấy họ chuyển qua chiếu quảng cáo. Và để duy trì “tỷ lệ người xem” (hoặc để tạo hứng thú cho họ chờ qua hết đoạn quảng cáo) các đoạn “act-break” đều được đặt ở những lúc cao trào nhất hoặc quan trọng nhất của phim.

Trong phim, cuối mỗi cảnh quay cũng có thể xem là một “break” (cho dù có quảng cáo hay không). Và cách dễ nhất để xác định được một “break”, chính là lúc mà người anh hùng (nhân vật chính) cố gắng đưa ra một lựa chọn cam go, khó khăn hòng đạt được mục đích của mình.

Trong phim điện ảnh: ta có cấu trúc 3-phân cảnh (3Act) và sẽ có 2 đoạn “act-break”: Gồm một ở cuối phân cảnh 1 + phân cảnh 2; và một ở cuối phân cảnh 3 – đây cũng chính là đoạn cao trào của phim.

Trong phim truyền hình: kết cấu 4-phân cảnh (4Act) là phổ biến nhất.

Ví dụ: “And then, in the midst of his acute grief over the death of his Aunt and Uncle, Luke Skywalker tells ObiWan that he wants to train in the ways of the force, and we break into 2….” – Cùng nỗi đau vì sự ra đi của dì và chú mình. Luke Skywalker (nhân vật trong phim Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao – Star War) nói với ObiWan, rằng anh muốn được rèn luyện dưới sự dẫn lối của Thần Lực, và chúng ta chuyển qua phân cảnh 2…”

3. Beat

Tùy vào tình huống sử dụng, một “beat” có thể là một chi tiết của một cốt chuyện/kịch bản phim; hoặc có thể là một khoảng khắc trong một phân cảnh của phim, hoặc là một cảnh phim được kéo dài hơn bình thường.

Ví dụ 1 (một chi tiết của một cốt chuyện/kịch bản phim): “The debate beat seems weak – how can we strengthen the dilemma before the break into two?” – Nội dung cuộc tranh cãi này có vẻ yếu ớt quá. Giờ ta phải tìm cách nào đó để tăng độ kịch tính của nó lên, trước khi chuyển qua phân cảnh 2.

Ví dụ 2 (khoảng khắc trong một phân cảnh của phim ) “I’m concerned about the beat where Indiana Jones catches the date to prevent his friend from eating the poison – I want to make sure it’s clear that he sees that the monkey is dead first.” – Tôi lo ngại khúc mà Indiana Jones( nhân vật chính trong bộ phim phiêu lưu nổi tiếng cùng tên) quyết định trả thù cho người bạn bị đầu độc của mình, Tôi muốn chắc chắn rằng anh ta phải nhìn thấy con khỉ chết trước (con khỉ cũng bị đầu độc).

Ví dụ 3 (đoạn phim lắng đọng được kéo dài): “After reading her dead husband’s will, she takes a beat, collects herself, and returns to….” – Sau khi đọc được di chúc của chồng mình, bà trở nên trầm lặng và chìm sâu vào suy nghĩ, sau đó bà dần quay lại thực tại, … “

4. Beat Out

Hành động phát triển những phân cảnh chính của câu chuyện, làm chúng hay hơn, hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn. Tương tự, kịch bản chính thường được gọi là “beat sheet”.

Ví dụ: “Okay, I’ve got the core story – now it’s time to beat it out!” – Ok, giờ ta đã có cốt truyện – đã đến lúc phát triển nó lên.

5. Break A Story( Viết lại/Dựng lại câu chuyện)

Trong trường hợp một câu chuyện bị cho là chưa tốt, bạn sẽ phải xác định lại tất cả các ý chính của câu chuyện, bao gồm cả các khoảng art break, đọan cao trào và dựng lại câu chuyện đó theo một hướng đi khác, thay đổi vài chỗ theo yêu cầu của đạo diễn/biên tập. Nhằm cho nó hay hơn, hấp dẫn hơn.

Ví dụ: “Before I start writing scenes and dialogue and such, I need a few days to break the story” – Trước khi ta bắt đầu viết lại thoại và các phân cảnh, tôi cần vài ngày để dựng lại mạch chuyện

6. Callback

Hành động gợi lại, nhắc lại một điều gì đó đã được thực hiện (hoặc được nói) trước đó.

Ví dụ: “That was a great flux capacitor joke in Act 1 – can we do a callback to that in Act 3?” – Câu chuyện đùa về tụ điện ở Act 1 rất hay – ta có thể nhắc lại khúc đó ở Act 3.

7. Cold Open

Cũng giống như một đoạn teaser, Cold Open ý nói đến một đoạn mở đầu của một tập phim (thường thấy ở phim truyền hình) nhưng hoàn toàn không có sự xuất hiện của các nhân vật chính hay câu truyện chính của phim.(thường ta sẽ thấy họ ngay sau khi tựa đề phim xuất hiện)

Ví dụ: “This episode of CSI starts with a cold open where we see the murder of the Attorney General – then after the opening credits we’re in the lab where Grissom is examining three pig brains…” – Tập phim này của CSI (bộ phim truyền hình nổi tiếng của kênh AXN về đề tài tội phạm) bắt đầu với một đoạn mở đầu đầy căng thẳng, khi tên giết người sát hại Tướng quân Attoney. Nhưng ngay sau đoạn giới thiệu của phim, ta lạ lại quay vào phòng lab nơi anh chàng Grisson đang miệt mài khám nghiệm 3 bộ não to đùng (có lẽ của nạn nhân)…

8. Creative differences

Phụ thuộc vào ngữ cảnh, cụm từ này có thể mang các ý nghĩa khác nhau.  

Đầu tiên, nó mang nghĩa về hai hoặc nhiều ý kiến khác nhau trong cùng một đội ngũ( theo hướng tích cực).

Ví dụ: “We had creative differences” – Hiện giờ chúng ta có các ý kiến khác nhau để lựa chọn.

Thứ hai, cũng giống như nghĩa đầu tiên nhưng hàm ý tiêu cực hơn, có thể gây ra tranh cãi, căm ghét nhau… là nguyên nhân dẫn đến chia rẽ đội nhóm.

Ví dụ: “We developed the project with Shia LeBeouf  but parted ways because of creative differences” – Chúng tôi đã thực hiện và phát triển dự án này cùng anh Shia LaBeouf (diễn viên chính trong bom tấn Transformer) nhưng giờ không còn như vậy nữa bởi vì những bất đồng trong đội ngũ.

9. Derivative Content

Là các sản phẩm mạng (như app, game online, blogs, các tập phim ngắn) ăn theo phim mà nhà làm phim dùng để phát triển quảng bá thương hiệu cho phim sau khi đã phát hành (hay cũng có thể để chiều lòng fan hâm mộ)

Ví dụ: “We love the concept for the movie – tell us about your ideas for derivative content” – Chúng tôi rất thích chủ đề của bộ phim- hãy cho chúng tôi biết về các ý tưởng phát triển thương hiệu của anh.

Ví dụ khác của người dịch: Sau thành công của phim Bí Quyết Luyện Rồng (How to train your Dragon), các nhà làm phim đã cho ra một vài tập phim ngắn về vùng đất Berk và các chuyến phiêu lưu của Hiccup và Toothless, và 1 dòng game trên điện thoại là: School of Dragons; phim ngắn Món quà của răng sún ( The gift of Night Fury); phim ngắn Quyền sách về rồng (The Book of dragons) và 3 mùa phim nói về Hiccup và bạn bè của anh, gồm : Riders of Berk, Defender of Berk và Race to the edge. Các sản phẩm mạng này gọi chung là Derivative Content

10. Good In A Room

Đây là cụm từ dùm để chỉ những người/đội ngũ, như: người đại diện hãng, nhà quản lý, giám đốc điều hành… những người đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, góp phần mang đến những ý tưởng hay, hiệu quả trong một buổi thảo luận.

Ví dụ: “He came in with great energy, was hilarious, great story – totally good in a room” – Anh ấy rất nhiệt tình, vui tính, câu chuyện của anh ta kể rất tuyệt – một người lãnh đạo xuất sắc

11. Hip Pocket

Từ này ý chỉ tình huống, khi một ai đó đồng ý làm người đại diện cho bạn hay dự án mà bạn đang thực hiện nhưng không thực sự ký hợp đồng đại diện cho bạn – việc này giống như thời gian thử việc trong kinh doanh.

Trong thực tế, bạn có thể nghe họ nói như thế này: “Tôi sẽ thực hiện một vài cuộc gọi và gửi sản phẩm của anh tới vài người có chuyên môn, nếu kết quả bán hàng khả quan thì tôi sẽ chính thức là người đại diện cho anh. Nếu không thì tôi đành phải tìm người khác”

Vi dụ: “I love the script, and I think you have great potential. I’d like to hip pocket you and see if we can make something happen” – Tôi rất thích kịch bản này, và tôi nghĩ anh là người có tiềm năng. Tôi rất vui khi được hỗ trợ cho dự án này và để xem ta có thể đạt được gì với nó nhé”

12. Left Word

Hành động để lại lời nhắn qua điện thoại

Ví dụ: “I left word for Matt Damon” – Tôi đã để lại một lời nhắn cho Matt Damon (một diễn viên của Hollywood)

13. MacGuffin

Cụm từ MacGuffin là ý chỉ vật thể mà người anh hùng (nhân vật chính) hoặc các nhân vật khác đang tìm kiếm, như: một loại vũ khí hạt nhân, một mật mã bí mật, bản đồ kho báu, một cái cặp sách,…

Ví dụ: “In MI:3 the MacGuffin is a bioweapon called, ‘The Rabbit’s Foot'” – Trong bộ phim Nhiệm vụ bất khả thi phần 3 ( MI:3) , MacGuffin là một vũ khí hóa học được gọi là Chân Thỏ

14. On The Nose

Cụm từ này ý chỉ một trò đùa, một chi tiết nào đó trong phim quá nhảm, lố bịch, không chấp nhận được  hoặc là quá dễ đoán.

Ví dụ: “This joke about Larry David being neurotic is too on the nose” – Câu nói đùa về việc Larry David bị tâm thần thật là không thể chấp nhận được.

15. Returning For

Hành động gọi điện thoại lại cho ai đó, liên hệ lại với ai đó

Ví dụ: “Matt Damon returning for Amy Pascal” – Matt Damon gọi lại cho Amy Pascal

16. Self-contained, arc’ed, format, docu, hybrid

Đây là những thuật ngữ bạn phải biết để có thể phân biệt các thể loại phim truyền hình dài tập.

Self-contained: là mỗi tập phim là một câu chuyện ngắn riêng biệt và chúng không liên quan gì đến nhau.

– Arc’d: chỉ một câu chuyện kéo dài khoảng vài tập phim.

– Format: chỉ câu chuyện có các chi tiết trò chơi và luật chơi.

– Docu: là các bộ phim dựng nên bới các chi tiết, tài liệu có thật

– Hybrid: là thể loại tổng hợp giữa Format and Docu..

Ví dụ: “Our cooking show is like Top Chef in the sense that it’s self-contained and uses a format, but our show goes more into the lives of the contestants and is really a hybrid” – Trong các cảnh quay, chương trình truyền hình Vua Đầu Bếp của chúng tôi thuộc thể loại self-contained, mỗi tập rất riêng biệt và không liên quan nhau, và mọi thí sinh tham gia và tuân theo luật chơi. Nhưng khi chiếu trên sóng truyền hình thì nó thể hiện cuộc sống thực tế của khác thí sinh nhiều hơn và khá là giống một hybrid, vừa có luật chơi, trò chơi , và các chi tiết có thật.

17. Page One

Chỉ việc dựng lại, viết lại hay làm lại từ đầu điều gì đó.

Ví dụ: “Your core concept is good but the execution just isn’t working for me at all. This needs a page one” – Chủ đề của bạn rất tốt nhưng cách tiến hành này không hiệu quả với tôi một tý nào. Chúng ta cần làm lại.

18. Punch Up

Hành động làm cho hài huớc hơn, dí dỏm hơn. Bằng cách thêm vào những mảng miếng hài,những tìn huống gây cười, những câu nói đùa cho nhân vật. 

Thường thì các kịch bản cần chình sửa cho hài hước hơn đều phải viết lại từ đầu..

Ví dụ: “We want you to do punch-up on the project paying special attention to Act 3 which is especially flat” – Chúng tôi muốn anh làm cho khán giả chú ý hơn tới Phân cảnh 3 bằng cách làm nó hài hước hơn bây giờ. Trông nó chán quá

19. Table Read

Là lần đầu tiên kịch bản cùng được đọc bởi tất cả các diễn viên trong đoàn. Thường sẽ diễn ra quánh chiếc bàn và mọi người sẽ diễn thử cho kịch bản này

Ví dụ: “This sequence is long; let’s see how the table read goes and then talk about where we can trim” – Đoạn này khá dài, để xem việc diễn thử thế nào rồi ta sẽ quyết định cắt gọt sau.

20. The Room

Là một căn phòng mà các người viết cùng thảo luận với nhau tìm cách phát triển câu chuyện. Tại đây họ thường chia sẽ những trải nghiệm của chính mình, những chi tiết của cuộc sống riêng tư của họ, những việc họ sẽ không bao giờ chia sẽ với cộng đồng nhằm làm cho câu chuyện trở nên thật nhất có thể. Và cũng vì thế, những điều họ bàn luận trong The Room sẽ bao giờ được tiết lộ ra ngoài. Đây là điều đặc biệt của căn phòng này.

Ví dụ: “Maybe he disagreed with the showrunner, but tweeting about what happened in the room? I’m surprised he wasn’t fired” – Có thể anh ta không đồng tình với người điều hành chương trình, nhưng nói cho cả thế giới biết về những việc nội bộ như thế, tôi không hiểu sao anh ta vẫn chưa bị đuổi việc.

>>> Tìm hiểu thêm: Làm cách nào để viết một kịch bản hay? 

Minh Phương dịch 

Nguồn: Tổng hợp