Pocahontas – Nhân vật nữ chính nguyên bản của Disney - Comic Media Academy

Pocahontas – Nhân vật nữ chính nguyên bản của Disney

20/07/2015

Sau 20 năm phát hành, nhân vật và cốt truyện của bộ phim vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển không ngừng của hãng phim danh tiếng.

Năm 1938, Walt Disney phát hành bộ phim hoạt hình dài đầu tiên, một dự án với tên gọi “Sự điên rồ của Disney” nhờ vào niềm tin của hãng phim về những tham vọng của mình sẽ được chứng minh theo dòng lịch sử. Nhưng thay vì thế, “Snow White and the Seven Dwarves” đã trở thành bộ phim thành công nhất của năm, thu về 8 triệu USD và lập nên một hiện tượng văn hóa mới của thế giới: những nàng công chúa của Disney.

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (1)

Một cảnh trong phim hoạt hình “Snow White and the Seven Dwarves”

“Snow White” là một điểm sáng của ngành hoạt hình lúc bấy giờ, nhưng phải mất một thời gian để Disney thừa nhận tiềm năng của những dự án xoay quanh nhân vật nữ chính, và mất 12 năm tiếp theo trước khi hãng cho ra mắt một bộ phim mới với nhân vật nữ chính được ra mắt vào năm 1950 – “Cinderella”. “Beauty and the Beast” (1991) được phát hành sau “Snow White” nửa thập kỉ đã giúp Disney đạt được bảy giải thưởng Oscar danh giá tại Giải thưởng Viện Hàn Lâm năm 1939, nhưng chỉ có sáu bộ phim của Disney trong tổng số 32 phim là tập trung chủ yếu vào những câu chuyện với nhân vật chính là nữ giới. Tuy nhiên, đây cũng là một thành công khổng lồ của hãng khi thu lại 425 triệu USD so với ngân sách 25 triệu USD hãng đã bỏ ra, và sự thành công của bộ phim đã truyền một cảm hứng mới để hãng phát triển một mối tình lãng mạn khác với một nhân vật nữ chính mạnh mẽ và thuyết phục. Và kết quả là “Pocahontas” ra đời, kể về nước Mỹ vào thời kì đầu đầy kịch tính với nhân vật chính là một người phụ nữ Mỹ bản địa cùng người đồng hành của mình và thủy thủ đến từ Anh tên John Smith. 

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (2)

Pocahontas – nhân vật chính của bộ phim hoạt hình cùng tên

Khi “Pocahontas” được phát hành vào ngày 23/6/1995, bộ phim đã bị chỉ trích vì những tình tiết không đúng với lịch sử như độ tuổi của Pocahontas cũng như mối quan hệ với John Smith. Điều này đã lấn áp sự thật rằng Disney lần đầu tiên thực hiện một bộ phim với nhân vật chính được dựa trên một người phụ nữ trưởng thành, và là một người da màu. Đó cũng là lần đầu tiên hãng phim danh tiếng sản xuất một bộ phim về một nhân vật có thật trong lịch sử. “Pocahontas” có thể đã hư cấu một số chi tiết và để mạch truyện diễn ra như một câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhưng bộ phim cũng mang đến một quan điểm tiến bộ khi làm sáng tỏ những chi tiết lịch sử, mô tả những người khai hoang đến từ Anh muốn cướp đoạt số vàng không hề tồn tại, sau đó lặp kế hoạch giết hại “những kẻ mọi rợ” mà họ gặp trong chuyến hành trình này.

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (3)

Cô là nhân vật nữ chính người da màu đầu tiên trong phim hoạt hình của Disney

Bộ phim cũng nhắn gửi đến người xem những thông điệp về môi trường, như khi Pocahontas cho Smith thấy sự vô lý khi tàn nhẫn cướp đoạt mọi thứ từ Trái Đất thay vì nhìn vào những tiềm năng sau này của chúng. “Pocahontas” là một bộ phim cấp tiến về phụ nữ và những cảm thông được che giấu dưới lớp vỏ là một câu chuyện tình yêu đầy nhựa sống, và giữa cuộc tranh luận phát sinh tại thời điểm đó về những yếu tố lịch sử không đúng sự thật, người xem đã bỏ qua một vài chi tiết ý nghĩa được lồng ghép trong phim. Nhưng trải qua 20 năm, “Pocahontas” vẫn được xem là một làn sóng mới với nền sản xuất phim hoạt hình của Disney, tác động không ít đến những bộ phim hoạt hình 3D khác như “Brave” và “Frozen”.

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (4)

 Công chúa Brave

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (5)

Các nhân vật trong phim hoạt hình Frozen

Trước khi “The Little Mermaid” được phát hành vào năm 1989, giai đoạn giữa những năm 1970 và 1980 không mấy suôn sẻ với Disney. Hai thập kỉ trước đó đã mang lại những hình ảnh biểu trưng cho hãng phim danh tiếng này, nhưng khi các bộ phim mới được ra mắt vào thời kì này như “The Many Adventures of Winnie the Pooh” (1977) và “The Fox and the Hound” (1981) đã nhanh chóng chìm vào quên lãng, trong khi “The Black Cauldron” phát hành vào năm 1985 lại là một quả bom của phòng vé. Từ năm 1961 đến 1988, hãng phim Walt Disney tập trung chủ yếu vào những bộ phim với nhân vật là các loài động vật biết nói, từ “The Rescuers” (1977) đến “The Great Mouse Detective” (1986), và “Robin Hood” (1973) tái tạo lại câu chuyện về anh hùng nước Anh dưới phiên bản với nhân vật là những chú cáo và gấu. Vào năm 1984, Roy E.Disney, cháu trai của Walt Disney, đã lập một chiến dịch mang tên “SaveDisney” với lí do hãng phim đã đánh mất phép màu của mình khi các bộ phim được sản xuất trong thời kì này không thành công như mong đợi. Sau sự ra mắt đầy thê thảm của “The Black Cauldron”, năm 1985, Roy Disney được phụ trách mảng phim hoạt hình của Disney, và ông trở thành mũi nhọn dẫn dắt hãng quay trở về thời kì phục hưng đầy sáng tạo và đạt doanh thu cao của mình vào những năm 1990.

“The Little Mermaid” (1989) kể về cô công chúa biển cả tên Ariel đem lòng yêu chàng hoàng tử của thế giới loài người và quyết định đánh đổi giọng nói của mình đến có thể sinh sống trên đất cạn. Bộ phim với nội dung gắn liền với phong cách và danh tiếng của Disney, tập trung vào câu chuyện cổ tích đầy lãng mạn với những nhân vật thân thiện, gần gũi và hài hước. “Beauty and the Beast” ra mắt vào năm 1991 cũng mang nội dung tương tự như thế, trong khi “The Lion King” (1994) lại là một bộ phim sử thi với bối cảnh diễn ra tại vương quốc thảo nguyên Châu Phi, và chú sư tử nhỏ Simba là hoàng tử trẻ tuổi có cha bị giết hại bởi chú của mình.

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (6)

Ariel đáng yêu của “The Little Mermaid”

“Pocahontas” mang một màu sắc khác biệt hoàn toàn khi so sánh với những bộ phim còn lại của Disney. Sự thành công của “Beauty and the Beast” đã khích lệ chủ tịch hãng phim Jeffrey Katzenberg thúc đẩy một chuyện tình yêu khác, và hai vị đạo diễn Mike Gabriel cùng với Eric Goldberg mong muốn theo đuổi một câu chuyện có nguồn gốc từ giai đoạn lịch sử đầu tiên của Mỹ, kết hợp cùng các yếu tố Romeo và Juliet để sáng tạo nên câu chuyện về hai con người khác biệt nhau nhưng cuối cùng lại rơi vào lưới tình và không thể chia cắt. Nhưng không ngây thơ và lưỡng lự như Ariel và Belle, Pocahontas lại là một con người tự tin hơn rất nhiều lần – “một người phụ nữ thay vì một cô gái thiếu niên”, như đạo diễn Glen Keane đã mô tả. Khi nhà sản xuất Jim Pentecost phát biểu trong bộ phim tài liệu về Disney năm 1995 về những biểu tượng của hãng, ông cho biết: “Pocahontas là nhân vật nữ chính mạnh mẽ nhất mà chúng tôi từng sáng tạo trong một bộ phim của Disney”.

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (7)

Pocahontas là một người phụ nữ thay vì một cô gái thiếu niên, như đạo diễn Glen Keane mô tả

Vấn đề nổi bật trong “Pocahontas” là trải qua nhiều năm, cô vẫn hiện thân cho tầng lớp những người Da đỏ tốt bụng, hi sinh cuộc sống của mình để cứu giúp một người khai hoang da trắng. “Sự hi sinh và dáng vẻ xinh đẹp, tinh khiết của cô đã trở thành biểu tượng cho những nữ anh hùng Da đỏ Mỹ.” Nhà báo Angela Aleiss đã biết trên báo The Los Angeles Times. Cô đã chỉ trích các nhà làm phim của Disney vì xuyên tạc lịch sử, và bản chất của người phụ nữ Da đỏ trong mối quan hệ tình cảm của mình, bị bỏ rơi bởi một người da trắng để theo đuổi người phụ nữ cùng chủng tộc của mình, cuối cùng họ không còn gì ngoài vẻ đẹp màn ảnh khi so sánh với hiện thực.

Nhưng Pocahontas là một nhân vật phức tạp hơn so với những quan điểm của Angela Aleiss. Cô đã che chắn cho John Smith khi anh sắp bị hành hình, nhấn mạnh giá trị của mỗi mạng sống con người và bản chất tàn bạo của chiến tranh, sau đó cô được đền trả xứng đáng khi Smith chặn mình giữa cha của Pocahontas và người có địa vị xã hội cao nhất nước Anh, thống đốc Ratcliffe, để rồi anh bị bắn sau đó. Vì vết thương, Smith phải quay về nhà, và anh đã cầu xin Pocahontas theo mình, nhưng cô quyết định ở lại với bộ tộc của mình. Thay vì hi sinh tất cả mọi thứ để ở bên người mình yêu (như Ariel từ bỏ giọng nói, Belle từ bỏ sự tự do của mình), Pocahontas đã đặt di sản và nguồn gốc của mình lên đầu tiên. Bộ phim kết thúc với sự tiếc nuối về một chuyện tình lãng mạn, nhưng nếu xét trên phương diện lịch sử, bộ phim đã thay đổi tương lai của Pocahontas ở thế giới thực, khi cô lấy một người Anh tên John Rolfe và chuyển đến Luân Đôn cùng chồng, nơi cô bị đối xử như một người man rợ giữa xã hội văn minh và mất khi chỉ mới 21 tuổi, trước khi chồng cô quyết định mang cô quay về quê hương ở Virginia.

>>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học làm phim hoạt hình tĩnh vật

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (8)

Một cô gái mạnh mẽ

Nhà làm phim hoạt hình Tom Sito đã viết về những nỗ lực mà đội ngũ sáng tạo dày công cố gắng và miêu tả chính xác nét văn hóa của người Mỹ bản địa, ông cho biết: “Trái với những dư luận về vấn đề chúng tôi xuyên tạc lịch sử ở trên phim, đoàn làm phim đã cố gắng hết sức để mô tả chính xác lịch sử và phản ánh từng chi tiết những nét văn hóa của vùng Virginia Algonquian. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến của viện Smithsonian, những chuyên gia người Mỹ bản địa, con cháu của Pocahontas, những bộ tộc Virginia còn tồn tại, thậm chí chúng tôi còn lên đường đến Jamestown để tìm hiểu kĩ càng mọi thứ.” Nhà soạn nhạc Stephen Schwartz (nổi tiếng với vở kịch Broadway “Wicked!”) cũng đã đến Jamestown để nghiên cứu lịch sử cũng như âm nhạc của người Mỹ bản địa trong khi sáng tác những bài hát của phim.

Khi được hỏi về vấn đề lịch sử được khắc họa rõ nét trong phim như thế nào, nam diễn viên người Mỹ bản địa Russell Means (lồng tiếng cho cha của Pocahontas) cho biết ông bất ngờ với cốt truyện mang tính cách mạng này: “Những người châu Âu đã thừa nhận họ đến đây và giết hại người Da đỏ để cướp bóc, điều chưa từng xảy ra trước đây. Đây cũng là lần đầu tiên một nhân vật chính trong phim hoạt hình là người Da đỏ.”

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (9)

Cô đưa ra lựa chọn kỹ càng cho hôn nhân của mình

Trong khi những chi tiết lịch sử trong phim vấp phải sự chỉ trích của xã hội, Disney đã tạo nên sự khác biệt khi mang đến người xem một nhân vật can đảm và độc lập với sự ý thức mạnh mẽ về bản thân. Pocahontas đã được hứa hôn với một chiến binh tên Kocoum, nhưng cô từ chối vì anh ta có vẻ quá nghiêm túc. Cô tìm kiếm sự hướng dẫn từ những người lớn tuổi trong bộ tộc, nhưng cũng nhận ra rằng mình chưa từng mong muốn một người chồng. Khi so sánh với Belle, người bị cầm tù bởi Quái thú trước khi nhận ra những mặt tốt của anh, hay Ariel, người rơi vào lưới tình với hoàng tử Eric ngày từ lần đầu gặp mặt, hay Cinderella, Aurora và Snow White chấp nhận hôn nhân của mình đã được định đoạt từ trước, thì Pocahontas đã đưa ra những quyết định kĩ càng khi chọn lựa hôn phu của mình, cô sẵn sàng để anh ta bỏ đi thay vì hi sinh hạnh phúc của mình.

Sức mạnh và lòng dũng cảm của Pocahontas đã được Disney áp dụng vào nhân vật Hoa Mộc Lan, người đã giả trang thành đàn ông để thay cha già ra chiến trường. Nhưng sau khi bộ phim được ra mắt vào năm 1998, Disney không còn phát hành một bộ phim nào với nhân vật chính là nữ giới, cho đến khi “The Princess and the Frog” ra mắt vào năm 2009, và sự thành công của bộ phim đã đánh dấu một chuỗi những tác phẩm về nữ anh hùng dũng cảm như “Tangled” (2010), “Brave” (2012) và sau đó là “Frozen” (2013), bộ phim đã mang về 1 tỷ USD doanh thu phòng vé và trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại.

>>> Bạn đã biết gì về Walt Disney – người khai sinh đế chế Disney!

Cma-Nhan-vat-nu-chinh-nguyen-ban-cua-Disney (10)

Các phim hoạt hình về nữ anh hùng trước đây của Disney: “Tangled” (2010), “Brave” (2012) và sau đó là “Frozen” (2013)

Pocahontas không những là hình mẫu cơ bản cho những nữ chính của Disney, bộ phim cũng đã tái hiện lại lịch sử và khuyến khích sự đồng cảm của những khán giả trẻ tuổi. Nếu như “The Lion King” là Bambi trong thời kì của mình khi lồng ghép những bài học về sự đối đãi với động vật, thì như diễn viên Russell Means đã nói, “Pocahontas đã dạy chúng ta rằng sắc tố và câu trúc xương không có chỗ trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Đây là bộ phim hay nhất về những người Mỹ da đỏ mà Hollywood từng phát hành.”

Yến Nhi dịch (Theatlantic.com)