Những “phù thủy” tạo nên phép màu Oscars cho Pixar - Comic Media Academy

Những “phù thủy” tạo nên phép màu Oscars cho Pixar

01/04/2016

Đằng sau những chiến thắng của phim hoạt hình Pixar ở Lễ trao giải Oscars hàng năm là công sức của những “phù thủy” tài ba và sáng tạo, đội ngũ làm phim hoạt hình của hãng. Cùng tìm hiểu xem họ là ai.

Andrew Stanton

andrewstanton_ted2012_021937_d32_9664

– Pixar giống như một phim trường không có giáo viên. Mọi người ở đây thực sự muốn bạn chấp nhận mọi rủi ro để thành công –

Nhà làm phim từng đoạt giải Oscarss Andrew Stanton đã lớn lên ở Rockport, Massachusetts. Ông được đào tạo và nghiên cứu về nhân vật hoạt hình tại Viện California của Nghệ thuật ở Los Angeles. Sau khi tốt nghiệp, Stanton bắt đầu làm việc như một nhà văn trên truyền hình với loạt Mighty Mouse, the New Adventures (1987). Năm 1990, ông có phim hoạt hình thứ hai trong sự nghiệp và trở thành nhân viên thứ chín của Pixar Animation Studios.

Stanton đã đến để giúp thiết lập Pixar trở thành một trong những hãng phim hoạt hình hàng đầu thế giới. Ông là nhà thiết kế và biên kịch của Toy Story (1995) và được đề cử cho giải Oscars. Ông tiếp tục là đạo diễn và biên kịch cho A Bug’s Life (1998), Finding Nemo (2003) và WALL-E (2008). Đặc biệt, với Finding Nemo và Wall-E, ông đã nhận được giải Oscars cho Phim hoạt hình hay nhất.

Ra mắt vào 30/5/2003 với kinh phí 94 triệu USD và doanh thu 864,625,978 USD, Stanton đã cùng các cộng sự của mình tạo ra Finding Nemo thu hút sự quan tâm cùng sự đón nhận tích cực của công chúng và chuyên gia. Tại lễ trao giải Oscars, Finding Nemo đã nhận được danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất năm. Mặc dù trước khi xuất xưởng, ông cho biết phim chỉ nhắm đến một đối tượng nhất định. Qua đó có thể thấy, tuy chủ đề, mô típ hành trình tìm kiếm đã quá cũ, nhưng chính ý nghĩa về tình phụ tử mà phim truyền tải đã đưa Finding Nemo chạm đến trái tim người xem.

Wall-E có kinh phí 180 triệu USD, được thực hiện dựa theo ý tưởng của đạo diễn Andrew Stanton về một Trái Đất đang chết dần trong biển rác; nhân loại đã từng sinh sống trên hành tinh xinh đẹp này phải rời bỏ nó. Khởi chiếu tại Mỹ và Canada vào 27/6/2008, Wall-E đã mang lại doanh thu toàn cầu là 502.690.709 USD cùng với đó là danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại lễ trao giải Oscars. Ngoài ra, Wall-E còn tạo ra một bất ngờ lớn khi góp mặt trong danh sách đề cử hạng mục Phim hay nhất tại Oscars. Với đề cử này, chủ tịch Viện Hàn lâm Dick Cook đã phát biểu “Nếu không làm điều này, tôi không tin rằng chúng ta đã cho bộ phim đúng giá trị nó đáng có”.

Brad Bird

Brad-Bird
Ra đời vào 24/9/1957 ở Kalispell, Montana, Mỹ với tên đầy đủ là Phillip Bradley Bird, ông được biết đến với vai trò đạo diễn và biên kịch cho bộ phim The Simpsons (1989), The Incredibles (2004) và Ratatouille (2007).

Trong chuyến tham quan đến Walt Disney Studios năm 11 tuổi, Bird đã nói rằng vào một ngày nào đó ông ấy sẽ trở thành một phần của đội ngũ làm phim hoạt hình ở đây. Và ngay sau đó, ông bắt đầu sản xuất một phim hoạt hình ngắn với thời lượng 15 phút. Sau 2 năm, Bird đã hoàn thành xong bộ phim của mình và gây ấn tượng với công ty sản xuất phim hoạt hình.

Ở tuổi 14, khi vừa mới học trung học, Bird đã nhận được sự tư vấn của Milt Kahl, một trong những huyền thoại của Disney. Bird gọi lại cho nhà phê bình Milt Kahl để trình bày ý tưởng của mình. Kahl đã chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong ý tưởng để Bird có thể tiến bộ hơn.

Ông đã nhận được học bổng của Disney để tham gia Viện Nghệ thuật California, nơi mà ông đã gặp và trở thành bạn bè với nhà làm phim hoạt hình tương lai, John Lasseter – giám đốc điều hành Pixar sau này.

Năm 2000, ông quay lại hợp tác với John Lasseter ở Pixar, nơi ông sẽ phát triển những bộ phim hoạt hình tiếp theo của mình đó là The Incredibles (2004) và Ratatouille (2007). Cả hai bộ phim đều mang về doanh thu cao nhất cho Pixar và mang đến cho Bird 2 giải Oscars ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và một đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc nhất.

Ban đầu, The Incredibles được đầu tư sản xuất như một phim hoạt hình truyền thống dưới tên của hãng Warner Bros. Tuy nhiên, sau khi hãng này đóng cửa bộ phận làm phim hoạt hình, Brad Bird – đạo diễn của bộ phim đã đem kịch bản đến Pixar và tiếp tục dự án này với John Lasseter – giám đốc sáng tạo của Pixar. Dưới tài năng của Brad Bird và sự trợ giúp của Pixar, vào 5/11/2004, The Incredibles đã ra mắt với kinh phí sản xuất là 92 triệu USD. Sau khi gây ra một cơn sốt trong giới hoạt hình, The Incredibles đã thu về số tiền phòng vé là 631 442 092 USD. Tại lễ trao giải Oscars năm 2004, The Incredibles đã giành giải Phim hoạt hình hay nhất và Biên tập âm thanh xuất sắc nhất cho Michael Silvers – Randy Thom

Sau The Incredibles, Brad Bird bắt tay vào sản xuất Ratatouile, một bộ phim về chú chuột có đam mê về nghề bếp. Hình ảnh trong phim được vẽ bằng máy tính do Pixar sản xuất. Phát hành vào 29/6/2007 với kinh phí 150 triệu USD, Ratatouile đã nhanh chóng thu về một lượng doanh thu đáng nể 623 722 818 USD cùng vô số phản hồi tích cực từ khán giả, nhà phê bình và hàng loạt giải thưởng danh giá bên cạnh giải Oscars cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất.

Pete Docter

Pete-Docter
Pete Docter sinh vào 9/10/1968, là đạo diễn, họa sĩ hoạt hình, biên kịch, nhà sản xuất và diễn viên lồng tiếng người Mỹ. Là một người tài năng khi là nhân tố quan trọng trong quá trình sáng tạo ra những tác phẩm xuất sắc như Monsters, Inc. (2001), Up (2009), Inside out (2015) và là một nhân vật chủ chốt của hãng Pixar. Ông cũng là một trong 3 biên kịch chính đằng sau ý tưởng của Toy Story, và phần nào xây dựng nhân vật Buzz Lightyear dựa trên chính mình. Ông từng được nhận 6 đề cử Oscars với hai chiến thắng trong hạng mục Phim hoạt hình hay nhất dành cho Up và Inside out, 2 giải Annie và một giải BAFTA. Ông đã mô tả bản thân như một đứa trẻ thích vẽ hoạt hình đến từ Minnesota.

Trước khi gia nhập Pixar, ông từng tạo ra 3 bộ phim hoạt hình không sử dụng công nghệ máy tính là Next Door, Palm Spring và Winter. Ông tự học hoạt hình, tự làm flip book và các đoạn hoạt hình ngắn bằng một máy quay phim gia đình. Khi tạo hình cho nhân vật, ông thường đặt một tấm gương trên bàn và nhìn vào đó để tạo ra khuôn mặt cho các nhân vật của mình.

Là phim hoạt hình đầu tiên khai mạc Liên hoan phim Cannes vào 29/5/2009, Up là phim hoạt hình tiếp theo của Pete sau Monster,Inc (2001). Bộ phim với chi phí sản xuất là 175 triệu USD và thu về 723.005.700 USD. Up đã giành giải Quả cầu vàng cho Phim hoạt hình hay nhất và nhạc phim gốc hay nhất của Hiệp hội báo chí nước ngoài tại Hollywood. Đồng thời, bộ phim cũng giành được giải thưởng Phim hoạt hình hay nhất tại Lễ trao giải Oscars.

Inside out là bộ phim mới nhất được Pixar xuất xưởng vào mùa hè năm 2015 sau hai năm vắng bóng. Bộ phim đã rất thành công khi chạm đến cảm xúc của khán giả với những chi tiết bình dị và gần gũi. Ngay khi vừa xuất xưởng, Inside out đã thu về 91 triệu USD và trở thành phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại của hãng Pixar, cao hơn doanh thu của The Incredibles, Finding Nemo và Up. Mới đây nhất, tại lễ trao giải Oscars 2016, Inside out đã đánh bật các ứng viên nặng ký khác như Anomalisa, Boy & the World, When Marnie was there, Shaun the Sheep Movie để giành danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất. Không những vậy, Inside out còn được đề cử ở hạng mục Kịch bản gốc hay nhất.

Lee Unkrich

Lee-Unkrich
Lee Edward Unkrich sinh ra vào 8/8/1967, là một đạo diễn, biên tập phim người Mỹ.

Tại Chagrin Falls, Ohio, Unkrich đã dành tuổi trẻ của mình ở The Cleveland Play House. Unkrich tốt nghiệp Nghệ thuật điện ảnh của trường Đại học Nam California vào năm 1990. Trước khi tham gia Pixar vào năm 1994, Unkrich đã làm biên tập và đạo diễn ở đài truyền hình trong một khoảng thời gian.

Ông bắt đầu vai trò biên tập phim từ năm 1994 và là thành viên lâu năm của đội ngũ sáng tạo tại Pixar. Ông nhanh chóng tham gia sản xuất bộ phim Toy Story 2 với vai trò đồng đạo diễn. Sau Monters.Inc, Finding Nemo, Unkrich trở thành đạo diễn chính với bộ phim Toy Story 3.

Là phần cuối cùng trong series Toy Story của Pixar. Cốt truyện là sự tiếp nối của hai phần đầu. Với chi phí sản xuất là 200 triệu USD, Toy Story 3 đã chứng tỏ sức lan tỏa của mình ngay khi vừa ra mắt vào 18/6/2010 bằng doanh thu khổng lồ 1.063.143.492 USD và các nhận xét tích cực từ chuyên gia. Đặc biệt, bộ phim đã vượt qua Shrek 2” (2004) của hãng Dream Works sau 6 năm độc tôn để giành danh hiệu bộ phim hoạt hình ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh thế giới. Ngoài ra, Toy Story 3 còn nhận danh hiệu Phim hoạt hình hay nhất tại Lễ trao giải Oscars.

>>> Tìm hiểu thêm: Khóa học làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp

Brenda Chapman

Brenda-Chapman
Brenda Chapman sinh vào 1/11/1962 ở Beason, Illinois, là một tác giả, một nghệ sĩ viết kịch bản hoạt hình và là đạo diễn người Mỹ. Vào năm 1998, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên làm đạo diễn phim hoạt hình The Prince of Egypt từ chính sutdio của Dream Works. Bên cạnh đó, bà trở thành đồng đạo diễn phim hoạt hình Brave của hãng Pixar và trở thành người phụ nữ đầu tiên thắng giải Phim hoạt hình hay nhất ở Oscars.

Bà học về phim hoạt hình tại Viện Nghệ thuật California. Trong suốt thời gian nghỉ hè, bà bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình khi làm việc ở một kênh phim hoạt hình. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu thực tập ở hãng Disney. Tuy nhiên, đến năm 1994, bà gia nhập hãng Dream Works và trở thành nhân viên ở đây.

Năm 2003. Chapman chuyển đến Pixar, nơi mà bà có một khoảng thời gian ngắn với phim hoạt hình Cars trước khi bắt đầu phát triển và trở thành đạo diễn chính cho Brave. Chapman đã chuẩn bị dự án phim Brave và trở thành nữ đạo diễn đầu tiên của Pixar với Brave. Cảm hứng của phim lấy từ mối quan hệ giữa bà và con gái. Với chi phí sản xuất là 185 triệu USD, Brave được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Seattle 10/6/2012 và thu được 538.983.207 USD về doanh thu. Bên cạnh đó, Brave còn giành giải Oscars, Quả cầu vàng và giải BAFTA ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất năm.

Tuy nhiên, trong tháng 10/2010, Mark Andrews đã thay thế vị trí đạo diễn của bà sau những bất đồng sáng tạo. Có tin đồn cho rằng, bà đã rời khỏi Pixar sau khi Brave được phát hành trong thời gian ngắn. Khi được hỏi liệu bà có quay trở về Pixar, Chapman đáp rằng “Cánh cửa đã khép lại. Tôi đã đúng với quyết định rời khỏi và chắc chắn đóng cánh cửa đó lại. Tôi không mong muốn quay về đó. Không khí và các nhà lãnh đạo ở đó không phù hợp với tôi”.

Thu Hiền tổng hợp