Lê Minh và những điều cần biết về thiết kế Game

Lê Minh và những điều cần biết về thiết kế Game

08/07/2015

Điều quan trọng nhất là bạn đừng để những lời chỉ trích đó ngăn cản đam mê làm game của mình” – Theo Gooseman, cha đẻ của game Counter Strikes.

Từ đam mê vẽ tranh…

Lê Minh (biệt danh Gooseman) là một nhà sản xuất trò chơi máy tính người Canada gốc Việt, đã sáng tạo nên Counter Strikes. Từ nhỏ, ông đã mang trong mình niềm đam mê vẽ truyện tranh và phim hoạt hình. Ông bắt đầu học vẽ những nhân vật hoạt hình mà mình yêu thích như Batman, Wolverine…

Ông từng chia sẻ: “Nếu không trở thành một nhà phát triển game có lẽ hiện giờ tôi đang là một họa sĩ vẽ tranh chuyên nghiệp. Công việc chính là vẽ các nhân vật cho các bộ phim hoạt hình hay truyện tranh.”

hinh 3Lê Minh (Gooseman), cha đẻ của game Counter Strikes (bìa trái)

…Đến việc trở thành một nhà phát triển game nổi tiếng

Chính niềm đam mê vẽ cũng như được tiếp xúc với nhiều loại game khác nhau là động lực thúc đẩy ông bước chân vào ngành công nghiệp game và mang lại những kỷ niệm đẹp với game cho người chơi. Ông xem việc này là niềm vinh dự cho bản thân nói riêng và những nhà phát triển game nói chung.

Trong 20 năm làm Game, ông luôn cảm thấy hạnh phúc và thích thú khi thấy người khác chơi những trò chơi do chính mình làm ra.

Đam mê và sáng tạo là yếu tố cốt lõi của nhà thiết kế game

Thiết kế Game giống như âm nhạc, phim ảnh. Nó đòi hỏi sự sáng tạo cao. Ông tìm thấy những sáng tạo mới mẻ khi xem một bộ phim hay một cuốn sách thú vị. Đồng thời, ông cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ phim ảnh và quy luật của các game khác. Chúng cung cấp những ý tưởng để ông có thể tạo ra một trò chơi hấp dẫn và sáng tạo.

Đam mê rất quan trọng đối với những nhà thiết kế và phát triển game. Họ không làm ra các trò chơi vì mục đích kiếm tiền, mà đơn giản họ chỉ muốn chia sẻ những sáng tạo của mình với những người chơi khác.

hinh 2Đam mê là một trong những yếu tố cần thiết của người làm thiết kế và phát triển game

Ông đưa ra một lời khuyên chân thành cho các bạn trẻ muốn bước chân vào ngành công nghiệp hấp dẫn này là “Làm, làm… và làm”. “Một điều quan trọng là bạn đừng để những lời chỉ trích ngăn cản đam mê làm game của mình, phải luôn giữ lập trường vững vàng”

Ngoài ra, khi được hỏi về đặc điểm của một nhà phát triển game, ông đã đưa ra ba đặc điểm mà ông cho là cần thiết, đó là: Kiên nhẫn, động lực, trọng tâm. Như vậy, chỉ đam mê và sáng tạo không vẫn chưa đủ mà còn cần thêm một chút kiên nhẫn, tạo cho mình động lực và phải xoay quanh trọng tâm nếu muốn trở thành một nhà phát triển Game thực thụ.

Ngành công nghiệp Game trên thế giới đang phát triển nhanh chóng

So với 20 năm trước, ngành công nghiệp Game hiện nay đã và đang trở thành một ngành hot trong thị trường công nghiệp thế giới. Ngành công nghiệp Game đã trưởng thành và sở hữu những công cụ tiến bộ để có thể tạo ra trò chơi dễ dàng. Các phần mềm phổ biến như Unity Engine và Engine Unreal đang làm cho các nhà phát triển Game tiếp cận thuận tiện hơn với việc tạo ra các trò chơi.

Việc sử dụng smart phone được dự báo sẽ tăng đáng kể trong 5 năm tới, với việc cung cấp smart phone dự kiến tăng 300% vào năm 2017, báo hiệu cho sự tăng trưởng nhanh chóng của smart phone. Theo khảo sát của Google, 25% dân số Việt Nam sử dụng smart phone. Trong số đó, hơn 30% người dùng sử dụng smart phone để chơi game và thống kê trên thế giới trong gần 200 triệu lượt tải ứng dụng năm vừa qua thì có 58% ứng dụng là trò chơi, 15% là ứng dụng phục vụ giải trí, 27% cho các mục tiêu khác. Đây là những dấu hiệu khả quan cho ngành thiết kế Game trên điện thoại di động.

Ngành học thiết kế game cũng trở nên phổ biến hơn. Nó không chỉ thỏa mãn đam mê mà còn mang lại thu nhập “khủng” cho người làm nghề. Sự thành công Flappy Bird, do Nguyễn Hà Đông – nhà phát triển game người Việt tạo ra là bằng chứng rõ ràng cho những bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp game ở Việt Nam.

hinh 4Nguyễn Hà Đông, người tạo ra game Flappy Bird thu hút hàng chục triệu người chơi
ở Việt Nam và thế giới trong thời gian gian qua.

Thiết kế Game cần có môi trường đào tạo chuyên nghiệp

Gooseman cho biết, đào tạo chuyên nghiệp là rất hữu ích, việc này giúp quá trình làm game trở nên dễ dàng. Nó không chỉ giúp mình làm ra một trò chơi nhanh hơn, mà còn cho phép mọi người cùng nhau làm việc chung để phát triển một game.

Các trung tâm đào tạo Game sẽ cung cấp các công cụ thiết yếu và kiến thức thực tế để giúp cho học viên có thể nhanh chóng hòa nhập vào ngành công nghiệp game. Không chỉ vậy, trung tâm đào tạo game còn tạo điều kiện để các nhà phát triển Game và học viên được giao lưu với nhau. Điều này rất quan trọng vì qua đó sẽ hình thành các liên kết để những người làm Game có chung một tầm nhìn. Từ những mối liên kết này, học viên và các công ty phát triển game sẽ hợp tác và có thể tạo ra những trò chơi hấp dẫn hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tezuka Osamu – Bố già của nền truyện tranh Nhật

Thu Hồng tổng hợp