Tại sao kịch bản của họ thành công, còn tôi thì chưa? - Comic Media Academy

Tại sao kịch bản của họ thành công, còn tôi thì chưa?

25/01/2016

tại sao kịch bản của họ thành công

Nhà biên kịch đại tài Paula Milne đã từng nói “Đừng cố viết một bộ phim mà chính bạn không muốn đi xem”. Vậy câu hỏi đặt ra cho hàng triệu nhà biên kịch đó là “Khán giả của tôi, họ muốn xem gì?

[spacer]

Kịch bản là gì?

[spacer]

Trước khi trả lời cho câu hỏi tại sao đặt ra ở đầu bài, người viết xin phép quay về những định nghĩ cơ bản nhất về kịch bảnngười biên kịch. Kịch bản là khâu đầu tiên và thiết yếu của việc sản xuất ra một tác phẩm truyện tranh, hoạt hình, điện ảnh… Là tiếng nói chung của cả một đội ngũ làm phim. Quan trọng hơn hết, kịch bản là câu chuyện bằng hình ảnh không phải để “kể” mà là để “xem”.

Minh-hoa-cho-kich-ban
[spacer]
Biên kịch là gì?

[spacer]
Vậy còn biên kịch? Người tạo ra kịch bản được gọi là người biên kịch. Biên kịch gia giống như một họa sĩ, có khả năng “vẽ” mọi thứ bằng ngôn từ. Đôi khi lại giống một nghệ nhân, chăm chút cho nhiều loại cây khác nhau, và đương nhiên việc chăm sóc này có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, hay thậm chí là nhiều năm.

Woody-allen-nha-bien-kich-dai-tai
Woody Allen – Nhà biên kịch đại tài

Cụ thể hơn công việc của biên kịch là chỉ rõ nội dung câu chuyện, số hồi, số cảnh, số lượng và đặc điểm nhân vật, những tình huống, hành động cao trào và đối thoại…Nhà biên kịch sẽ là người đầu tiên dựng toàn bộ câu chuyện bằng cách xây dựng toàn bộ các yếu tố trên.

[spacer]

Thế nào để có một kịch bản hay?

[spacer]
Như đã định nghĩa ở trên, có rất nhiều yếu tố cấu thành kịch bản. Vì thế để có một kịch bản hay, nó đòi hỏi chúng ta phải làm việc chăm chỉ, cật lực suy nghĩ và sáng tạo. Bước đầu tiên để có một kịch bản hay đó là có được một ý tưởng tốt.

1. Tìm kiếm ý tưởng:

Ý tưởng là tất cả những chi tiết bạn phát hiện, tưởng tượng ra và tạo ấn tượng với bạn, nó có thể là những hình ảnh, âm thanh,…là tất cả mọi thứ trong cuộc sống này. Dựa vào định nghĩa trên, bạn có thể thấy rằng. Nó đến từ cuộc sống của mỗi người, mang sắc thái giai cấp, tư duy, suy nghĩ của tác giả.

Hinh-minh-hoa-cho-y-tuong-phim
[spacer]
2. Nên biết rằng không phải ý tưởng nào cũng tạo thành tác phẩm thành công:

Ý tưởng là cái vô hạn. Nhưng làm thế nào để có một ý tưởng hay là điều không phải ai cũng biết. Phần lớn mọi người đều chỉ nghĩ đến việc thể hiện những gì mình nghĩ. Mà quên mất rằng, những gì mà đối tượng tiếp nhận tác phẩm mong muốn.

Hãy tự đặt câu hỏi rằng: Ý tưởng đó có làm người xem cảm thấy thích thú, hài hước, sợ hãi,…hay không? Tại sao tôi lại muốn xem bộ phim đó, mà không phải là bộ phim khác, tôi tìm thấy gì khi tôi xem nó? Đó là những câu hỏi cơ bản giúp bạn có được ý tưởng hay.

Khi đã xác định được ý tưởng của bản thân, hãy bắt đầu nghĩ đến chủ đề bạn cần thể hiện. Chủ đề chính là linh hồn của những tác phẩm, cho dù nó có là phim điện ảnh, phim hoạt hình hình, truyện tranh, game hay phim quảng cáo thì chúng vẫn cần có một chủ đề nhất định.

Nhà biên kịch Pháp Jean – Marc Rudnicki tiết lộ bí quyết của ông như sau:

– Ghi ra giấy tất cả những gì nảy sinh trong đầu, sắp xếp các ý tưởng đó lại, kể cả khi đó là ý tưởng kì cục nhất.

– Nói to và diễn hành động của nhân vật. Như vậy, bạn sẽ thấy những hành động bạn định gán cho nhân vật có hợp ký hay không.

– Ghi âm vào máy và tuần sau đó hãy nghe lại ý tưởng của chính mình.

[spacer]

3. Hãy làm một đầu bếp thông minh:

Bạn sẽ là trở thành người đầu bếp thông minh, nắm rõ các dạng thức truyền thông cho kịch bản của mình. Tác phẩm của bạn sẽ thể hiện ở dạng truyện tranh? Hoạt hình? Điện ảnh? Hay phim truyền hình dài tập? Bạn biết cách phân bổ các chi tiết trong tác phẩm như sắp xếp những món ăn để tạo ra một thực đơn hoàn hảo. Không sắp xếp hai, ba món chính. Các món phụ phải bổ sung mùi vị cho món chính. Cả bàn ăn phải có mùi vị liên quan đến nhau.

Hay-la-nguoi-dau-bep-thong-minh

Điều cuối cùng, người đầu bếp cũng nên cần có thêm một tính cách thiên về đạo đức con người, đó là tính tiết kiệm.

Ví dụ: Trong kịch bản của bộ phim Titanic nổi tiếng khắp thế giới, có cảnh tàu Titanic dừng lại đón khách lần thứ hai. Những người làm phim đã quyết định bỏ cảnh quay đó đi, vì nó không phục vụ nhiều cho cốt truyện, không tô đậm chủ đề của phim, mà lại tiêu tốn đến một triệu USD.

Vì thế, hãy suy nghĩ về những chi tiết trong tác phẩm, chi tiết nào thật sự cần thiết, đừng thêm thắt quá nhiều dẫn đến việc uổng phí công sức, tiền bạc.

[spacer]

4. Không ngừng sáng tạo là công thức thành công:

Mới – là cái gây chú ý cho người khác. Khán giả sẽ bỏ ra thời gian, tiền bạc để thưởng thức những thứ người ta chưa từng biết, chưa từng thử. Hãy tự so sánh điểm khác nhau giữa các bộ phim cùng đề tài, sau đó tự tìm ra điểm nào mới hơn, sáng tạo hơn. Những tình tiết trong phim phải là điều mà khán giả cho là đặc biệt với họ. Thu hút được họ chính là bước đầu tiên của sự thành công.

Ví dụ: Sự kiện 11/9 xảy ra tại nước Mỹ đã làm chấn động cả thế giới. Hàng loạt bài báo, phóng sự, phim tài liệu, bài viết, bài nghiên cứu bàn luận, phân tích về sự kiện này nhiều tới mức chúng ta nghĩ rằng chẳng thể khai thác gì từ nó nữa. Nhưng sau đó, đạo diễn Michael Moore và phim tài liệu Fahrenheit 9/11 (Tạm dịch: Thang đo nhiệt 11/9) đã khiến cho hàng triệu người trên khắp thế giới đổ xô đi mua đĩa DVD của bộ phim này. Thậm chí, Fahrenheit 9/11 còn đem về cho đạo diễn Michael Moore giải thưởng Oscar danh giá.

Tại sao vậy?

Phim tài liệu của Michael Moore không trả lời cho câu hỏi “Diễn ra như thế nào?” mà nó trả lời cho câu hỏi “Tại sao nó lại diễn ra?”. Fahrenheit 9/11 mang lại cho người xem những thứ ám ảnh thật sự. Nó phơi bày những nguyên nhân chính trị đằng sau của sự kiện thảm khốc 11/9. Michael Moore đã cho khán giả thấy bản chất của chính phủ Hoa Kỳ.

Fahrenheit 9.11
Fahrenheit 9.11

[spacer]

5. Khâu kế tiếp là “pitching”:
Nhà đầu tư sẽ đọc kịch bản của bạn khi nó đã hoàn chính, nghĩa là nó phải có mở đầu, có kết thúc, có quá trình diễn tiến, có tất cả các tình tiết mà bạn tiến hành. Nhưng điều bạn phải làm bây giờ là tóm tắt, gói gọn tất cả kịch bản của bạn chỉ trong một, hai câu ngắn. Công đoạn này được gọi là “pitching”.

[spacer]
6. Vì giấc mơ của bạn, hay thuyết phục các cô tiên:

Hãy tìm hiểu, lựa chọn những nhà sản xuất phim, đạo diễn mà bạn cho rằng họ phù hợp với kịch bản của bạn. Vậy làm thế nào để tiếp cận họ? Xem phim của họ là câu trả lời đầu tiên. Sau đó hãy gởi kịch bản, thuyết phục và chứng minh rằng kịch bản của bạn là sự lựa chọn đúng đắn không thể bỏ qua.

Trong lĩnh vực điện ảnh, ở Việt Nam, chia làm hai loại đơn vị sản xuất phim: một là hãng phim của nhà nước, hai là hãng phim tư nhân. Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi gởi kịch bản. Nếu bạn thành công ngay từ lần đầu tiên, thì hãy tin rằng mình thật sự sinh ra để làm một biên kịch gia. Còn nếu kịch bản của bạn bị từ chối, thì chẳng sao cả, đó là cách bạn nhận ra mình nằm ở đâu trong con đường thành công, từ đó cố gắng và hoàn thiện mình nhiều hơn. Chúc tất cả các bạn thành công!

Success

Trong lĩnh vực truyện tranh, ở Việt Nam bạn có thể được hỗ trợ phát triển tác phẩm khi liên hệ công ty Phan Thị, các nhà xuất bản như Kim Đồng, Trẻ… Nếu bạn cảm thấy lo lắng về tay nghề hoặc muốn học nâng cao hơn, bạn có thể liên hệ đăng ký các khóa học tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình (Comic Media Academy – CMA). Dĩ nhiên, bạn cũng sẽ được hỗ trợ phát triển, xuất bản tác phẩm khi là học viên tại đây.

Quỳnh Như