Thỏa sức sáng tạo vẽ vời khi không thể đến trực tiếp các lớp học vẽ, bé vẫn có thể thực hiện niềm đam mê của mình thông qua sự hướng dẫn của các thầy cô với các buổi học online.  Cùng xem qua bài cuối khóa của bé Đào Khánh Chi lớp Vẽ Manga/ Comic Online (Level 4) K05 nhé! Bài cuối khóa – Học viên Đào Khánh Chi: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với 10 buổi học, bao gồm luyện tập vẽ trên giấy và vẽ trên máy, các bé được thỏa sức sáng tạo với các hình và mảng làm tăng thêm vốn hình họa tiết trang trí cho bé. Bé Vũ Mai Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi 1-1 (Level 4) đã có những tiến bộ rõ rệt trong quá trình học tập thông qua cách bé vẽ họa tiết, cách lên màu tranh sao cho tạo được cảm xúc trong tranh. Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập bé đã thực hiện trong thời gian học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Vũ Mai Anh:   >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 ngay để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy)

“Cô bé một tay” – Câu chuyện nói về một bé gái không được lành lặn như bao con người khác, chỉ có một cánh tay nên ở trường bị bạn bè trêu đùa. Bé Lê Hoàng Lan đã xây dựng nội dung truyện khá tốt và đưa ra cái kết đẹp cho câu chuyện của mình. Có thể thấy bé Hoàng lan có nét vẽ khá dễ thương và lên sắc độ ổn định qua từng trang truyện. Cùng xem qua bài cuối khóa của bé ở lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 05 nhé! “Cô bé một tay” – Học viên Lê Hoàng Lan:   >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Lễ Hội Trường Đáng Quên” – Bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 K05 do bé Nguyễn Bách Diệp thực hiện. Đề tài về trường học luôn được các bé quan tâm và đặt để nhiều câu chuyện cho nó. Nét vẽ tự nhiên và câu chuyện thú vị, Bách Diệp đã mang đến một tác phẩm rất dễ thương. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa của bé nhé! “Lễ Hội Trường Đáng Quên” – Học viên Nguyễn Bách Diệp:   >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Tương Lai Không Đẹp” – Bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 K05 do bé Lê Hồng Anh thực hiện.  Qua tác phẩm, có lẽ bé muốn đưa câu chuyện về những vụ bắt cóc trẻ em vào để mọi người đề cao cảnh giác khi để bé đi một mình. Với sự hài hước dí dỏm, Hồng Anh đã đưa ra cái kết thú và dễ thương. Cùng xem qua tác phẩm với nét vẽ đã tiến bộ khá nhiều trong quá trình học tập của bé nhé! “Tương Lai Không Đẹp” – HV Lê Hồng Anh: Bảng thiết kế nhân vật:   >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)    

Các thiếu nhi mê vẽ ơi, sân chơi Ngày Hội Vẽ Tương Lai đã trở lại rồi đây! Là một sân chơi thường niên xuất hiện vào mỗi dịp hè, Ngày Hội Vẽ Tương Lai là nơi để các “họa sĩ nhí” trải nghiệm, thể hiện năng khiếu sáng tác tranh và truyện tranh.  Mùa hè 2023 này, mời các em đến tham dự Ngày Hội Vẽ Tương Lai với chủ đề “Điều em ước ao” do Viện Truyện Tranh và Hoạt Hình Việt Nam (CMA) cùng công ty Truyền thông – Giáo dục và Giải trí Phan Thị đồng tổ chức.  Điều đặc biệt ở mùa này là các em tự do lựa chọn hình thức sáng tác trên giấy hay trên nền tảng Digital painting (vẽ kỹ thuật số) tùy theo sở thích.  Có gì hấp dẫn trong ngày hội:  + Được hướng dẫn quy trình vẽ tranh & truyện tranh chuyên nghiệp bởi hoạ sĩ Manga – Comic có nhiều kinh nghiệm. + Được thực hành sáng tác tranh và truyện tranh tại chỗ.  + Rinh các giải thưởng và phần quà cực xịn từ Ban tổ chức. Giải thưởng:  Họa sĩ Toàn Năng + Học bổng toàn phần trị giá 5.050.000 từ CMA + Bộ quà tặng Sổ vẽ + Postcard art + Truyện tranh Comic strip từ Phan Thị Họa sĩ Ánh Sáng + Học bổng bán phần trị giá 2.500.000 từ CMA + Bộ quà tặng Sổ vẽ + Postcard art + Truyện tranh Comic strip từ Phan Thị Họa sĩ Thông Thái + Học bổng bán phần trị giá 2.500.000 từ CMA + Bộ quà tặng Sổ vẽ + Postcard art + Truyện tranh Comic strip từ Phan Thị Sân chơi hoàn toàn MIỄN PHÍ, dành cho các em từ 7 – 12 tuổi  Thời gian tổ chức: 09h00 – 11h30 ngày 24/6/2023 Địa điểm: Đường sách thành phố Hồ Chí Minh Mời các em đến cùng vẽ, cùng chơi!!! Mời phụ huynh đăng ký cho con em tham gia tại ĐÂY  (Comic Media Academy)

Là thương hiệu manga sinh lời và thành công nhất trong lịch sử, One Piece đang mạo hiểm khi lấn sân sang mảng phim live-action. Theo công bố vào ngày 21/7/2017, One Piece phiên bản live-action được ấn định phát hành vào năm 2023, ngoài ra không đề cập gì thêm. Chứng kiến lịch sử thất bại của những phim live-action trước đó, fan có lý do chính đáng để lo lắng. Tuy nhiên, Eichiro Oda khẳng định chắc nịch với fan rằng ông đã tham gia từ đầu đến cuối, và Netflix cam đoan với ông rằng series sẽ không được phát hành cho đến khi ông hài lòng. Poster phim live-action One Piece trước đây đã bị rò rỉ, nhưng giờ đây nó đã được phát hành chính thức trên Weekly Shonen Jump số 26. Poster mới in hình con thuyền  “The Thousand Sunny” của băng hải tặc do Luffy cầm đầu. Tuy nhiên, tạo hình con thuyền trong phiên bản live-action chân thực hơn nhiều, và trông giống như đầu dê. Trang web chính thức của One Piece phiên bản live-action mở vào ngày 31/5/2023 cho fan vào xem. Con thuyền không phải là chi tiết duy nhất khác với phiên bản anime. Trong poster bị tiết lộ trước đây, fan thấy Luffy đi ủng thay vì dép xăng đan như trong anime và manga. Mặc dù chi tiết đôi ủng không đúng với nguyên tác, nhưng thử nghĩ mà xem, sẽ không an toàn khi diễn viên đi dép và thực hiện những pha hành động nguy hiểm. Netflix đứng sau nhiều phim live-action chuyển thể từ anime: một số thành công, số khác gây thất vọng. Trong những phim do Netflix sản xuất phải kể đến Cowboy Bebop, Death Note, Fullmetal Alchemist, Bleach, Rurouni Kenshin,… Vì vậy, có thể nói rằng họ có nhiều kinh nghiệm làm phim, và dưới sự giám sát của Eichiro, công việc chuyển thể sẽ diễn ra suôn sẻ. Bạn có thể xem hậu trường  trên kênh YouTube của Netflix: https://youtu.be/Y_zpkX3Z3hk Trong cuộc phỏng vấn với GQ, nam diễn viên Mackenyu Arata (đóng vai Roronoa Zoro) tiết lộ series One Piece sẽ ra mắt công chúng vào mùa thu năm 2023. Chúng ta chỉ còn chờ thông tin xác nhận chính thức từ Netflix và Eichiro Oda mà thôi. Nguồn: Anime Senpai Dịch: Toàn Vũ

Tiếp nối học phần 1, Basic painting 2 sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về vẽ màu. Thông qua các đối tượng cơ bản là tĩnh vật, các bạn sẽ biết tương quan màu của màu sắc, cách phối màu, cách dùng màu, dùng cọ để tạo đường nét, mảng hình. Buổi tổng kết của môn này vì thế cũng ngập tràn màu sắc. Cô Ngọc Lục, Giảng viên phụ trách môn học đã dành lời khen cho sự nỗ lực của cả lớp. Các bạn đã cố gắng làm đủ bài và hoàn thành tốt mục tiêu môn học. Đặc biệt, là lời khen cho sự tiến bộ của từng cá nhân. Bạn chưa phải người giỏi nhất nhưng bạn đã giỏi hơn chính mình của ngày hôm qua đã là điều đáng khen và tự hào. Có mặt tại buổi chấm bài, thầy Bảo Ân đánh giá các bạn đã có nhiều sự tiến bộ về kỹ năng pha màu, đọc màu, bố cục. Bên cạnh những lời khen, thầy cô cũng lưu ý các bạn khắc phục những lỗi nhỏ như pha màu quá loãng, tô chưa kín hình, và cần chú ý rèn tả chất liệu nhiều hơn. Một vòng buổi chấm bài Basic painting 2 – Lớp Họa sĩ kể chuyện K17 với CMA nhé. (Comic Media Academy)

Nhờ vào độ phổ biến của manga trên toàn thế giới đã dẫn đến sự quan tâm ngày càng tăng đối với manhwa và manhua. Manga, manhwa, và manhua (gọi chung là truyện tranh Đông Á) nhìn chung có sự giống nhau về mặt hình ảnh và cách trình bày, dẫn đến một số người nhầm lẫn rằng cả ba loại truyện tranh đều có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt. Dưới đây là bài phân tích sự khác biệt của ba loại truyện tranh này. Lịch sử manga, manhwa, và manhua “Manga” và “manhwa” thực chất bắt nguồn từ thuật ngữ “manhua” của Trung Quốc, có nghĩa là “những bức vẽ ngẫu hứng.” Ban đầu, những thuật ngữ này được sử dụng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc,  để chỉ chung cho tất cả truyện tranh bất kể của nước nào. Hiện nay, độc giả quốc tế sử dụng thuật ngữ này để chỉ truyện tranh đến từ quốc gia cụ thể: manga là truyện tranh Nhật, manhwa là truyện tranh Hàn Quốc, và manhua là truyện tranh Trung Quốc. Người sáng tác truyện tranh cũng có tên gọi cụ thể: người sáng tác manga là “mangaka”, người sáng tác manhwa là “manhwaga”, và người sáng tác manhua là “manhuajia”. Và mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng đến truyện tranh của nhau. Tại Nhật Bản vào giữa thế kỷ 20, Tezuka Osamu, tác giả của Astro Boy, được nhiều người biết đến là cha đẻ của manga. Tuy nhiên, các học giả tin rằng manga ra đời vào khoảng thế kỷ 12 – 13 qua việc xuất bản tuyển tập tranh vẽ động vật Chōjū-giga của nhiều họa sĩ. Trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng (1945 – 1952), binh lính Mỹ mang theo truyện tranh Âu Mỹ đến Nhật Bản, và điều này ảnh hưởng đến sự sáng tạo, cũng như phong cách nghệ thuật của mangaka. Nhu cầu đọc manga là rất lớn, do sự gia tăng số lượng độc giả trong những năm 1950 – 1960, và không bao lâu sau, manga trở thành hiện tượng toàn cầu bắt đầu từ cuối thập niên 80 cho đến nay. Manhwa có lịch sử phát triển riêng. Trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên (1910 – 1945), binh lính Nhật mang văn hóa và ngôn ngữ của họ vào xã hội Triều Tiên, bao gồm cả việc du nhập manga. Vào những năm 1930 – 1950, manhwa được sử dụng làm công cụ tuyên truyền chiến tranh và áp đặt hệ tư tưởng chính trị lên người dân. Manhwa trở nên phổ biến trong những năm 1950 – 1960, nhưng giảm sút vào giữa những năm 1960 do bị kiểm duyệt nghiêm ngặt. Tuy nhiên, manhwa phổ biến trở lại khi Hàn Quốc khai trương website đăng tải truyện tranh kỹ thuật số, hay còn gọi là webtoon, chẳng hạn như Daum Webtoon (2003) và Naver Webtoon (2004). Sau đó, vào năm 2014, Naver Webtoon ra mắt toàn cầu với tên gọi LINE Webtoon. Manhua là truyện tranh đến từ Trung Quốc, Đài Loan, và Hồng Kông. Manhua được cho là ra đời từ đầu thế kỷ 20 cùng với sự xuất hiện của kỹ thuật in thạch bản. Một số manhua mang đậm màu sắc chính trị với những câu chuyện về Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hồng Kông. Tuy nhiên, sau cách mạng Trung Quốc năm 1949, luật kiểm duyệt nghiêm ngặt dẫn đến manhua gặp khó khăn trong việc xuất bản hợp pháp ở nước ngoài. Tuy nhiên, manhuajia bắt đầu tự xuất bản tác phẩm của mình trên mạng xã hội và nền tảng webcomic như QQ Comic và Vcomic. Đối tượng độc giả Truyện tranh Đông Á chứa đựng nội dung thu hút các nhóm đối tượng độc giả khác nhau, thường dựa theo độ tuổi và giới tính. Ở Nhật bản, manga shonen dành cho độc giả nam, xoay quanh câu chuyện phiêu lưu, hành động kịch tính như My Hero Academia và Naruto. Manga shoujo dành cho độc giả nữ, chủ yếu là câu chuyện về cô gái phép thuật như Cardcaptor Sakura, hay về mối tình lãng mạn nhưng cũng có phần rắc rối như Fruits Basket. Manga seinen và josei thiên về nội dung người lớn. Tương tự, manhwa và manhua cũng có những thể loại truyện tranh dành cho đối tượng độc giả cụ thể. Ở Nhật Bản, các chương truyện được phát hành trên tạp chí hàng tuần hoặc hai tuần một lần như Shonen Jump. Nếu một bộ manga được nhiều người yêu thích, nó sẽ được xuất bản dưới dạng tankōbon (sách một tập). Đối với manhwa và manhua kỹ thuật số, các chương truyện được tải lên hàng tuần trên nền tảng webtoon. Nội dung và hướng đọc Nội dung truyện tranh Đông Á phản ánh các giá trị văn hóa. Manga có nhiều câu chuyện giả tưởng và siêu nhiên về shinigami – thần chết – như Bleach và Death Note. Manhwa thường có cốt truyện gắn liền với văn hóa làm đẹp của người Hàn Quốc như True Beauty, còn manhua thiên về chủ đề võ hiệp. Manhua tuy chứa cốt truyện hấp dẫn, nhưng bị chỉ trích là thiếu câu chuyện mạch lạc, dù vậy điều này không khiến bạn đoc từ bỏ ý định đọc qua một lần cho biết. Manga và manhua được đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, manhwa giống truyện tranh Âu Mỹ ở chỗ đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Truyện tranh kỹ thuật số có hướng đọc từ trên xuống, cho phép cuộn vô hạn (infinite scrolling). Manga bản in có những hạn chế khi miêu tả chuyển động. Manhwa và manhua kỹ thuật số, với đặc trưng bố cục dọc và tính năng cuộn vô hạn

Một trong các lớp học thú vị dành cho các bé yêu thích vẽ kể chuyện và sáng tạo nhân vật. Lớp học vẽ truyện tranh/manga/comic thiếu nhi là một trong những niềm tự hào nhỏ bé của CMA trong hành trình đào tạo. Đây là không gian học tập đầy sáng tạo, có chương trình đào tạo theo từng cấp độ từ vẽ tay đến vẽ máy, từ cơ bản đến nâng cao dành cho các bé từ 8 đến 14 tuổi. Các bé sẽ được học chương trình tương đương với năng lực một cách thoải mái nhất, đồng thời giáo viên có thể dõi sát sao quá trình tiến bộ của các con qua từng cấp độ. Hình ảnh những dáng người nhỏ xinh chăm chú thiết kế nhân vật ở phòng máy của trường với sự chuyên nghiệp không thua gì các anh chị lớn, là minh chứng cho sự học tập chăm chỉ và không ngừng nỗ lực của các em. (Comic Media Academy)

Một làn gió mới đã thổi qua lớp Bố cục 1 của lớp Họa sĩ kể chuyện K17. Với môn Bố cục 1, các bạn học viên sẽ được tìm hiểu những quy luật bố cục căn bản, luật xa gần. Ở lần này, các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện K17 không chỉ hoàn thành bài cá nhân mà còn được chia nhóm thực hiện một sản phẩm thủ công để minh họa và áp dụng các quy tắc đã được học. Và buổi kết môn đã diễn ra với thật nhiều tiếng “wow” từ cả bạn học và thầy cô. Các bạn đã tạo ra nhiều lớp cảnh có thể xê xích, điều chỉnh trực tiếp bằng tay, sao cho bố cục được hài hòa và nội dung truyền tải đúng ý nhất có thể. Điều đặc biệt là do được tạo nên từ nhiều mảnh ghép nên tùy vào sự sáng tạo mà mỗi người có thể tự tạo ra một tác phẩm cho riêng mình mà không hề trùng lắp. Kết hợp cùng âm nhạc và ánh sáng, các nhóm đã đưa bài kết môn nhóm của mình trở thành một phần trình diễn hoàn mỹ đầy thu hút. Thầy Nhật – Giảng viên môn Bố cục 1 nhận xét: “Thầy thực sự rất bất ngờ về khả năng sáng tạo của các bạn. Tất nhiên sẽ còn có những hạn chế nhưng các bạn đã mạnh dạn mở ra một lối đi mới, cải tiến cách học thêm phần hiệu quả, thú vị và đầy sáng tạo”. Cùng CMA chiêm ngưỡng “công trình” làm việc nhóm kết thúc môn của các bạn Họa sĩ kể chuyện K17 nhé! (Comic Media Academy)

Cách đây không lâu, manga đầu tiên do AI vẽ đã được xuất bản tại Nhật Bản, và tác giả của nó đã có những chia sẻ về kinh nghiệm sáng tác trong một cuộc phỏng vấn với CNN. Cyberpunk: Peach John là manga đầu tiên được vẽ bằng chương trình AI. Nó là tác phẩm của một họa sĩ manga 37 tuổi có bút danh Rootport. Rootport có khả năng làm nên lịch sử qua việc sử dụng AI để vẽ manga. Trong cuộc phỏng vấn qua email với CNN, Rootport nói về ảnh hưởng của AI đến chất lượng manga, và tác động tiềm tàng của nó đối với tương lai của ngành công nghiệp manga. Cyberpunk: Peach John được phát hành chính thức tại Nhật Bản vào ngày 9/3/2023, đánh dấu sự ra mắt của series manga đầu tiên do AI vẽ. Rootport thường đảm nhận công việc cung cấp câu chuyện cho series manga và chỉ định họa sĩ vẽ minh họa. Tuy nhiên, đối với dự án này, anh nhờ đến sự trợ giúp của AI. Trong cuộc phỏng vấn qua email với CNN, Rootport (xin giấu tên vì lý do riêng tư) cho biết anh hoàn thành tập truyện dày 100 trang màu chỉ trong sáu tuần. Thông thường, một họa sĩ manga truyền thống sẽ mất gần một năm để hoàn thành khối lượng công việc như vậy. Hình ảnh trong Cyberpunk: Peach John có nét giống với tác phẩm Tokyo Ghoul và Choujin X của họa sĩ manga Sui Ishida. Rootport sáng tác manga bằng những công cụ vẽ AI như DALL-E 2, Midjourney, Stable Diffusion, và Google Imagen. Những công cụ này được phổ biến rộng rãi từ năm ngoái; trong đó, Midjourney được sử dụng nhiều nhất. Rootport tiết lộ rằng một trong những thách thức mà anh phải đối mặt khi sử dụng phần mềm AI là mô tả các sắc thái cảm xúc khác nhau cho nhân vật. AI phải vất vả tái tạo một cách nhất quán nhân vật trong nhiều cảnh và cung bậc cảm xúc khác nhau. Để giúp phân biệt nhân vật này với nhân vật kia, Rootport phải thêm đặc điểm riêng cho từng nhân vật, chẳng hạn như tai chó hoặc mái tóc màu hồng. Một thách thức khác là vẽ bàn tay, do AI có xu hướng vẽ bàn tay với quá nhiều ngón. Điều này khiến Rootport phải “thỏa hiệp” bằng cách giảm thiểu số lượng khung hình chứa bàn tay xuống. Rootport mô tả bàn tay do AI vẽ “trông như thể chúng đang tan chảy.” Trong bản phát hành manga chính thức, Rootport lồng vào hướng dẫn dài 10 trang về cách vẽ manga bằng AI. Anh cho rằng nên xem manga này là một “tác phẩm nghệ thuật,” rồi lấy Campbell’s Soup Cans của Andy Warhol và Fountain của Marcel Duchamp làm ví dụ chứng minh tác phẩm vẫn được đón nhận ngay cả khi tác giả sử dụng sản phẩm công nghiệp trong sáng tác của mình. Rootport tin rằng không nên kỳ thị AI trong trường hợp của anh, bởi anh cũng tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để sáng tác tác phẩm. Theo Rootport, còn quá sớm để AI khiến nghề họa sĩ manga trở nên lỗi thời. Anh lập luận rằng con người và AI tuy cùng có khả năng tạo hình ảnh dựa trên dữ liệu, nhưng con người còn có thêm khả năng ứng biến và kết hợp cảm xúc – điều mà AI hiện đang thiếu. Vẽ manga vẫn cần đến con người, bởi AI không thể tạo hình ảnh hoàn hảo một cách độc lập. Rootport tin rằng AI có thể giúp họa sĩ manga chạy deadline và giảm bớt vấn đề tiêu cực cho sức khỏe do làm việc quá sức. Bằng cách hỗ trợ giảm bớt gánh nặng công việc trên vai họa sĩ manga, AI cho họ thêm thời gian để tập trung vào sáng tạo, cuối cùng sẽ giúp ngành công nghiệp manga đa dạng, mở rộng hơn. Dư luận phản ứng trái chiều trước sự ra mắt chính thức của manga do AI vẽ, một số tỏ thái độ bất bình, thậm chí viết trên Twitter rằng đây là sự xúc phạm nghiêm trọng đến manga và họa sĩ manga ở khắp nơi trên thế giới, và rằng thật kỳ quặc khi phát hành manga do AI vẽ tại quốc gia có vô số họa sĩ manga tài năng như Yuusuke Murata, Junji Ito, Tatsuki Fujimoto,… Những ý kiến bức xúc này âu cũng là điều dễ hiểu. Cyberpunk: Peach John lấy bối cảnh thành phố ở tương lai. Peach John, nhân vật chính có mái tóc màu hồng bị mất trí nhớ, được giao nhiệm vụ bảo vệ thông tin quan trọng. Khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ, Peach John bất ngờ làm sống lại câu chuyện về Momotaro. Trên đường đi, anh ra tay giúp đỡ một cặp vợ chồng già, hợp tác với một hacker lành nghề, giao dịch với kẻ cung cấp dữ liệu ăn cắp, chủ mưu rửa tiền thông qua câu lạc bộ thoát y. Peach John phó mặc cho số phận, đi cùng Wanko, trợ lý trung thành có đôi tai giống chó, chu du khắp thế giới công nghệ cao. AI là chủ đề được tranh luận với hai luồng quan điểm trái chiều. Một mặt, AI giúp giảm bớt gánh nặng cho họa sĩ manga bằng cách loại bỏ nhu cầu thuê trợ lý vẽ background và những chi tiết nhỏ nhặt, góp phần tăng doanh thu cho cộng đồng manga. Mặt khác, việc sử dụng AI kiềm hãm sự xuất hiện của lớp họa sĩ mới. Cuối cùng, chỉ có thời gian mới có thể trả lời câu hỏi về  tác động thực sự của AI lên ngành công nghiệp manga. Nguồn: Anime Senpai Dịch: Toàn Vũ

Nhiều nhân vật nữ trong anime tuân theo quy tắc danh dự, chiến đấu công bằng, và đối xử với người khác bằng sự tôn trọng. Nhân vật anime nữ đáng ngưỡng mộ không bao giờ hành động đáng hổ thẹn như nói dối, thao túng người khác, thất hứa hay chơi bẩn. Thay vào đó, họ tôn trọng sự thật và sự công bằng, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao độ. Họ tin tưởng vào việc công bằng khi chiến đấu, không giở thủ đoạn bẩn thỉu, và  không bao giờ lợi dụng người khác, thậm chí là kẻ thù. 1. Kyoko Honda (Fruits Basket) Kyoko Honda là một trong số những bà mẹ tuyệt vời nhất trong thế giới anime. Cô có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường xuyên giao du với đám bạn xấu, nhưng sau khi gặp Katsuya, cô lột xác thành người đôn hậu, khoan dung. Là một người mẹ, Kyoko thề sẽ làm gương tốt cho Tohru, bao gồm tinh thần trách nhiệm và lòng vị tha đối với người khác. Ngoài ra, Kyoko còn  tránh gây gổ hoặc để mọi thứ leo thang. 2. Itsuka Kendo (My Hero Academia) Một số học sinh trong My Hero Academia có lòng tự trọng thấp, hành động như kẻ bắt nạt vì những lý do nhỏ nhặt, chẳng hạn như Katsuki Bakugo và Neito Monoma. Ngược lại, những học sinh như Izuku Midoriya, Momo Yaoyorozu và Itsuka Kendo lại ưu tiên đặt tinh thần đồng đội và sự công bằng lên hàng đầu. Itsuka là học sinh đáng ngưỡng mộ của lớp 1-B, cô từ chối việc tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa lớp 1-A và 1-B. Cô thường răn đe Neito khi Neito đối địch với lớp 1-A, và  đứng ra xin lỗi thay cậu. Itsuka đánh bại Momo, nhưng vẫn tôn trọng khả năng của Momo, và thừa nhận Momo giỏi hơn. 3. Casca (Berserk) Quân đoàn Chim ưng là đội lính đánh thuê danh giá theo tiêu chuẩn của Berserk. Nhiều thành viên như Judeau và Pippin cứng rắn nhưng công bằng, nồng nhiệt chào đón kiếm sĩ cô độc Guts gia nhập hàng ngũ như một chiến hữu. Casca tuy do dự, nhưng cô không bao giờ gây rắc rối hay làm tổn hại đến danh dự hay nguyên tắc của mình ngay cả khi Guts làm cô khó chịu. Sau này, Casca thay Griffith làm thủ lĩnh Quân đoàn, cô trở thành một thủ lĩnh truyền cảm hứng, có trách nhiệm trong những ngày đen tối nhất của Quân đoàn. 4. Konan (Naruto) Dù Konan là nhân vật phản diện trong Naruto, nhưng khác với Hidan và Sasori, cô vẫn có ý thức về danh dự và sự chính trực. Giống như những người bạn Yahiko và Nagato, Konan từng là đứa trẻ có lý tưởng, mơ ước về hòa bình thế giới, nhưng rồi mọi thứ trở nên tồi tệ. Konan hết lòng vì Akatsuki, nhưng cô không nói hay làm bất cứ điều gì xấu xa. Cô bảo vệ Nagato và giấc mơ của anh, và cuối cùng bị lung lay bởi lời nói truyền cảm hứng của Naruto. Cô thậm chí còn chìa cành ô liu với Naruto. 5. Rukia Kuchiki (Bleach) Cho dù Rukia Kuchiki là một người nóng tính, song cô cũng là người tốt bụng, thường giúp đỡ bạn bè và đồng đội. Rukia xuất thân nghèo khó, nên cô biết ơn tất cả mọi người và những điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ  đội trưởng đến những người bạn loài người. Rukia là một chiến binh công bằng và trung thực, khinh thường thủ đoạn bẩn thỉu. Rukia có lần xuống tay với Kaien Shiba, sau đó gởi lời xin lỗi sâu sắc đến anh chị em còn sống của Kaien. Kukaku tha thứ cho Rukia ngay lập tức trước sự ngạc nhiên của cô. 6. Azazel Ameri (Welcome To Demon School, Iruma-Kun!) Azazel Ameri là chủ tịch hội học sinh trong Welcome to Demon School, Iruma-Kun!, và cô làm phận sự của mình một cách nghiêm túc. Ameri làm việc chăm chỉ để giữ cho hội học sinh hoạt động suôn sẻ, cô sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành vi gian lận hay bắt nạt nào từ học sinh. Ameri hy vọng sẽ có mối tình lãng mạn với Iruma Suzuki, mong muốn chiếm được trái tim của Iruma một cách công bằng, và cố gắng biến mình thành người đáng yêu trong mắt Iruma. 7. Shoko Komi (Komi Can’t Communicate) Shoko Komi là nữ sinh trung học khá bình thường, nên cô không bận tâm quá nhiều đến danh dự và tinh thần hiệp sĩ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều fan của Komi Can’t Communication nhất trí rằng Shoko Komi là cô gái đáng ngưỡng mộ, người sẽ nỗ lực hết mình để làm điều đúng đắn. Danh dự của Shoko chủ yếu dựa trên đức tính khiêm tốn và ý thức về sự công bằng, đồng thời cô cũng rất vị tha, hào phóng. Hơn nữa, trong phần sau của manga, Shoko ủng hộ tình địch Rumiko và khẳng định sẽ cạnh tranh công bằng công việc giành lấy trái tim của Hitohito Tadano. 8. Katarina Claes (My Next Life As A Villainess) Ban đầu, Katarina là kẻ bắt nạt khét tiếng, nhưng từ khi biến thành nhân vật trong otome game (dòng game dành cho nữ giới), cô luôn ra tay giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn. Katarina trong otome game tuy nổi tiếng ngốc nghếch, song cô giàu lòng trắc ẩn, và đây là lý do tại sao nhiều bạn bè quý mến cô. Katarina  cho rằng việc bảo vệ, giúp đỡ bạn bè cũng là một phần thưởng. 9. Lieutenant Riza Hawkeye (Fullmetal Alchemist: Brotherhood) Nữ trung úy Riza Hawkeye là bằng hữu, trợ thủ, chiến hữu, và thậm chí cả lương tâm của

Thầy Lê Thắng đang hướng dẫn các bạn học viên cách phân tích shape của vật mẫu cho môn Advanced sketch. Chia sẻ về môn học này, các bạn cho biết: Từ ngày học Advanced sketch em không còn ngắm cây hoa lá bình thường được nữa khi não tự động phân tích, cắt lớp và quy hình! (Comic Media Academy)

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến việc tổ chức bị trì hoãn, Lễ Tốt nghiệp đã trở lại để chúc mừng sự trưởng thành của các bạn học viên đã hoàn tất đồ án ở 3 ngành Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting trong thời gian qua. Sự kiện này càng ý nghĩa hơn khi được tổ chức cùng lễ khai giảng để chào đón các bạn tân học viên Họa sĩ kể chuyện K18 bắt đầu một hành trình học tập mới. Tuy thời gian có hạn nhưng chúng ta đã tạo nên những khoảnh khắc thật ý nghĩa. CMA đã cùng các bạn nói lời chào mừng và tạm biệt, được cùng nhau ôn lại những kỷ niệm và trao nhau thật nhiều lời động viên, nhắn gửi để hun đúc tinh thần tiếp tục chinh phục những hành trình trong tương lai. CMA xin chân thành cảm ơn quý phụ huynh, quý thầy cô, quý đơn vị đối tác và các bạn học viên đã quan tâm và đến tham gia chương trình, trở thành một phần không thể thiếu để chương trình có thể thành công trọn vẹn. Xin được chúc mừng các bạn Họa sĩ kể chuyện. Mong cho các bạn thật nhiều niềm vui trên con đường làm việc và học tập tiếp theo. (Comic Media Academy)

Phòng trưng bày HOFA tại London tổ chức buổi triển lãm mới tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật số, thu hẹp khoảng cách giữa thế giới nghệ thuật và tiền điện tử. Một ngày trước lễ khai mạc triển lãm BEYOND THE SCREEN tại phòng trưng bày HOFA (London), một trong các màn hình chẳng may gặp trục trặc. Giám đốc truyền thông của HOFA, Emma-Louise O’Neill cho biết, “Đúng như dự liệu, chúng tôi luôn phải đối mặt với vấn đề kỹ thuật. Bất kể chúng tôi lên kế hoạch kỹ lưỡng đến đâu đi chăng nữa, chúng tôi vẫn không thể lường trước được sự cố kỹ thuật vào cuối ngày.” Đây là một trong những rủi ro khi tổ chức triển lãm nghệ thuật số. Không giống như nghệ thuật vật lý, thường yên vị sau khi setup xong, nghệ thuật số dựa vào màn hình, máy chiếu, điện, và đôi khi cả Wifi để hoạt động. (May mắn cuối cùng, màn hình máy chiếu được sửa xong.) Ê-kíp tại HOFA đã dành ra một tuần để sắp đặt triển lãm mới nhất, trưng bày chín tác phẩm trị giá 5 triệu USD (4,5 triệu euro) của các nghệ sĩ kỹ thuật số có tên tuổi và mới nổi. Các tác phẩm – từ do AI tạo ra đến tranh kỹ thuật số – được trưng bày trên màn hình và chiếu lên tường tại phòng trưng bày rộng 500 m2 của HOFA ở Mayfair, London. HOFA là nhà vô địch trong lĩnh vực nghệ thuật số, nhiều năm qua đóng vai trò người đại diện cho giới nghệ sĩ kỹ thuật số. Vào năm 2018, HOFA thậm chí trở thành phòng trưng bày đầu tiên trên thế giới chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử cho bộ sưu tập của mình. Elio D’Anna, nhà sáng lập HOFA, nói với Euronews Culture, “Việc bắt đầu chấp nhận tiền điện tử là bước đầu tiên thâm nhập vào toàn bộ vũ trụ Web3. Nó cho phép chúng tôi bắt tay vào phát triển công nghệ, cho phép chúng tôi khuyến khích giới nghệ sĩ làm việc trên lớp này.” Thế giới tiền điện tử và thế giới nghệ thuật có mối quan hệ yêu-ghét, và HOFA có chân trong cả hai. Vào năm 2022, D’Anna ra mắt Artem Coin (ARTEM), đồng tiền điện tử đầu tiên được tạo ra cho thế giới nghệ thuật và thị trường hàng xa xỉ. Tuy nhiên, ông cho rằng  cần phải giữ khoảng cách nhất định để tránh dính dáng đến mặt tiêu cực của tiền điện tử – đặc biệt khi nói đến NFT. NFT bị mang tiếng xấu như thế nào trong thế giới nghệ thuật “Cụm từ NFT bị mang tiếng xấu, đây là vấn đề lớn. Nó bị lạm dụng đến mức gây ác cảm với nhiều người.” D’Anna cho biết. D’Anna giải thích, “HOFA tránh lạm dụng cụm từ này cho mục đích quảng cáo triển lãm.” NFT – nổi lên như là giải pháp xác thực tác phẩm nghệ thuật số bằng cách ghi lại thông tin quyền sở hữu trên blockchain – hứng chỉ trích vì khuyến khích đầu cơ và biến tác phẩm nghệ thuật thành món đồ sưu tầm đơn thuần. Tuy nhiên, NFT cũng tạo ra cơ hội cho nhiều nghệ sĩ, cho phép họ sở hữu và kiếm tiền từ tác phẩm của mình, bởi bất cứ ai cũng có thể đúc NFT. Nhiều nghệ sĩ góp mặt tại triển lãm BEYOND THE SCREEN đã trở nên nổi tiếng trong giới NFT, trong số đó có nghệ sĩ NFT kiêm đồng giám tuyển triển lãm, Ovie Faruq. Faruq, có nghệ danh là OSF, là thương nhân, nhà sưu tầm NFT trước khi quyết định đúc NFT của riêng mình, làm sống lại niềm đam mê nghệ thuật thời thơ ấu. Faruq trải lòng với Euronews Culture, “Tôi không coi mình là nghệ sĩ giỏi, hoặc nghĩ mình sẽ thành công hay đại loại như thế, tôi chỉ làm vì đam mê.” Phong cách của Faruq đã gây được thiện cảm với cộng đồng NFT, và anh thấy giá trị các tác phẩm của mình tăng vọt. Gần đây, tác phẩm “Carnaby Street” (Đường phố Carnaby) của anh được trả giá cao nhất tại buổi đấu giá của Sotheby’s. Trên cương vị là đồng giám tuyển triển lãm BEYOND THE SCREEN, anh cho biết mục tiêu là đưa thế giới tiền điện tử và thế giới nghệ thuật xích lại gần nhau. “Theo tôi nghĩ, giữa thế giới NFT và thế giới nghệ thuật truyền thống không có sự kết nối với nhau. Sở dĩ tôi muốn thâm nhập vào hai thế giới này là vì thấy có một số người cố tình bôi nhọ ngành công nghiệp thực sự được xem là rất thú vị và sáng tạo.” Con người làm việc cùng với máy móc Trong khi một số nghệ sĩ kỹ thuật số như Faruq sử dụng công nghệ làm công cụ sáng tạo tác phẩm nghệ thuật mới, thì những nghệ sĩ khác như Ivona Tau lấy nó để diễn giải tác phẩm sẵn có, và tạo ra tác phẩm mới trong quá trình này. Tau là nghệ sĩ AI người Litva làm việc với mạng thần kinh tạo sinh (generative neural network) để tạo ra những bức tranh chuyển động dựa trên hàng ngàn ảnh gốc. Cô có bằng tiến sĩ ngành trí tuệ nhân tạo (AI), và luôn tâm niệm rằng khoa học và thực hành nghệ thuật là hai mặt của một đồng xu. Tau trải lòng với Euronews Culture, “Tôi khám phá thế giới thông qua nhiếp ảnh bằng cách chụp ảnh môi trường nơi tôi đang sống. Tuy nhiên, tôi cũng khám phá thế giới thông qua toán học, bằng cách nghiên cứu khoa học máy tính, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy tính, và học cách tạo ra

Sau đây là bài phỏng vấn thí sinh đoạt giải nhất và giải nhì hạng mục thiết kế nhân vật. Hai họa sĩ tài năng này sẽ cho biết họ đã phát huy kỹ năng như thế nào trong thử thách Dragon’s Rise: The Forgotten Realms (Sự trỗi dậy của rồng: Vương quốc bị lãng quên). Tại sao bạn quyết định tham gia thử thách Dragon’s Rise? mole: Tôi thực sự thích thử thách này. Các họa sĩ có thể học hỏi ý tưởng của nhau thông qua quá trình thiết kế. Tôi dự định sẽ tham gia hầu hết thử thách mới, trừ những lúc quá bận rộn. Jeanne: Tôi thực sự yêu thích chủ đề này! Tôi thích thể loại fantasy và vẽ rồng! Tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi trong suốt mùa hè, và muốn thực hiện dự án cá nhân thú vị. Đó là chủ đề hoàn hảo cho dự án! Nguồn cảm hứng đằng sau bài dự thi của bạn là gì? mole: Nguồn cảm hứng sáng tác của tôi đến từ sự tương khắc trong âm dương, sự đối đầu giữa các loài rồng suốt hàng ngàn năm qua. Quan điểm khác nhau của hai quốc gia về loài rồng quyết định ngọn lửa chiến tranh sẽ không bao giờ bị dập tắt. Chính sự kết hợp các quan điểm khác nhau về cùng một sự vật đã góp phần hình thành thế giới này, tạo ra cân bằng âm dương. Jeanne: Tôi làm việc trong lĩnh vực trò chơi điện tử và muốn ‘đổi gió’ một chút, nên quyết định tham gia nhiều hơn vào dự án tiền sản xuất phim hoạt hình. Tôi may mắn vì xung quanh tôi đều là những họa sĩ tài năng, và tôi có thể lấy cảm hứng từ họ. Ngoài ra, tôi còn lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Claire Wendling và Terryl Whitlatch (https://www.artstation.com/terrylwhitlatch). Bạn học hỏi được điều gì mới từ thử thách này? mole: Qua thử thách này, tôi đã học được việc cần lưu ý khi thiết kế nhân vật thuộc nhiều phe khác nhau. Chẳng hạn như làm thế nào tạo sự khác biệt về mặt hình ảnh cho nhân vật khác phe, và làm thế nào tạo nét cá tính riêng cho nhân vật cùng phe. Jeanne: Thực sự thì không có gì mới, song thử thách này giúp tôi xây dựng và cải thiện sự tự tin. Việc nhận được phản hồi từ nhiều người và cố gắng làm tốt đã giúp tôi buông bỏ và tận hưởng nhiều hơn. Vẽ là niềm vui lớn nhất của tôi! Bạn có lời khuyên nào cho những thí sinh tham gia thử thách trong tương lai? mole: Thiết kế nhân vật không chỉ chú trọng vào hình thể mà còn cần gắn liền với câu chuyện thú vị và ý tưởng hỗ trợ. Jeanne: Hãy vui vẻ tham gia và đừng suy nghĩ quá nhiều. Đây là cơ hội tuyệt vời để thực hiện dự án cá nhân và cho thế giới thấy bạn là ai. Nguồn: ArtStation Magazine Dịch: Toàn Vũ

Sau Toy Story (Câu chuyện đồ chơi) và Inside Out (Những mảng ghép cảm xúc), hãng phim hoạt hình Pixar tung ra poster phim hoạt hình mới Elemental (Xứ Sở Các Nguyên Tố), một trong những phim hoạt hình được mong chờ nhất năm 2023. Bộ phim lấy bối cảnh thành phố Elemental, nơi các cư dân Đất, Nước, Lửa, và Khí chung sống với nhau. Trong phim mới của đạo diễn Peter Sohn, xung khắc giữa các nguyên tố đối lập nhau sẽ xảy ra khi nàng lửa cứng cỏi, nóng tính Ember Lumen (Leah Lewis) kết bạn với chàng nước dịu dàng, vui tính Wade Ripple (Mamoudou Athie), người thách thức niềm tin của cô về thế giới mà họ đang sống. Poster đưa khán giả đến với Element City (Thành phố Nguyên tố) đầy màu sắc rực rỡ – giống như phim Zootopia (Phi Vụ Động Trời) của Disney, nhưng lần này xoay quanh các nguyên tố tự nhiên. Ember bước ra khỏi vùng an toàn ở Firetown (Thị trấn Lửa), mạo hiểm dấn thân vào chuyến hành trình khám phá nơi được Disney/Pixar mô tả là thành phố đáng sống “lấy cảm hứng từ các thành phố lớn trên thế giới – từ những tòa nhà hình cây thông khổng lồ và tòa nhà chọc trời có thác nước đổ xuống đến sân vận động hình lốc xoáy.” Elemental có sự tham gia lồng tiếng của Ronnie del Carmen (Inside Out) cho vai Bernie, người cha sắp nghỉ hưu của Ember; Shila Ommi (Tehran) cho vai Cinder, người mẹ đang tìm kiếm tình yêu của Ember; Wendi McLendon-Covey (The Goldbergs) cho vai Gale, ông chủ sôi nổi và đam mê Bóng Khí của Wade; Catherine O’Hara (Schitt’s Creek) cho vai Brook, người mẹ hòa nhã của Wade; Mason Wertheimer cho vai Clod, người hàng xóm Đất thân thiết của Ember; và Joe Pera (Joe Pera Talks With You) cho vai Fern, quan chức thành phố. Đạo diễn Peter Sohn (Partly Cloudy, Good Dinosaur) cho biết, “Cha mẹ tôi di cư từ Hàn Quốc sang Mỹ vào đầu những năm 1970 và mở cửa hàng tạp hóa ở quận Bronx. Chúng tôi là một trong số nhiều gia đình mạo hiểm đặt chân đến vùng đất mới với bao hy vọng và ước mơ – tất cả chúng tôi hòa nhập vào môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ, đa vùng miền. Đó là nguyên nhân đưa tôi đến với Elemental.” Sohn nói tiếp, “Câu chuyện dựa trên các nguyên tố tự nhiên – lửa, nước, đất, và không khí. Một số có sự kết hợp với nhau, một số thì không. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nguyên tố này chung sống với nhau Elemental dự kiến ra rạp vào ngày 16/6/2023. Nguồn: COMIC BOOK Dịch: Toàn Vũ

Mùa anime đã đến, và sau đây là 6 anime shounen (anime nhắm tới đối tượng nam giới thanh thiếu niên) sắp ra mắt, đáng để bạn thử xem qua. Ba trong số này là phần tiếp theo, còn lại là phiên bản chuyển thể từ manga shounen đình đám. Đừng bỏ qua nếu bạn là thánh nghiện shounen nhé! Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba – Swordsmith Village Arc (Season 3) Đầu tiên trong danh sách là anime Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba – Swordsmith Village Arc (Season 3) do Ufotable sản xuất. Swordsmith Village Arc bắt đầu từ tập 10 của manga. Tóm tắt câu chuyện: Lần đầu tiên trong hơn 100 năm qua, Thập Nhị Quỷ Nguyệt dưới trướng của Muzan Kibutsuji không quy tụ đầy đủ các thành viên cấp trên. Muzan giận dữ, phái những con quỷ còn lại đi làm nhiệm vụ. Trong một diễn biến khác, Tanjiro đặt chân đến Làng thợ rèn, giải thích cho Haganezuka biết thanh kiếm của mình đã bị hư hại nặng nề như thế nào. Trong lúc Tanjiro chờ sửa kiếm, kẻ thù kéo đến… Hell’s Paradise: Jigokuraku Được quảng cáo rầm rộ tại thời điểm ra mắt, Hell’s Paradise: Jigokuraku chắc chắn là anime shounen mới mà bạn nên xem.  Phim do MAPPA sản xuất. Tóm tắt câu chuyện: Thời kỳ Edo sắp kết thúc. Gabimaru, từng là một shinobi (một cách gọi khác của Ninja hay nhẫn giả) hùng mạnh nhất ở Iwagakure, giờ đây mang thân phận tử tù, được thông báo rằng anh sẽ được tha bổng và trả tự do nếu có thể mang về Thuốc trường sinh từ hòn đảo bị đồn thổi là cõi Cực lạc (Sukhavati). Nuôi hy vọng đoàn tụ với người vợ yêu dấu, Gabimaru cùng đao phủ Yamada Asaemon Sagiri lên đường đến hòn đảo. Khi đến đây, họ bắt gặp những tử tù khác cũng đang tìm kiếm Thuốc trường sinh… cùng những sinh vật lạ, tượng nhân tạo, và ẩn sĩ cai quản hòn đảo. Gabimaru có tìm thấy Thuốc trường sinh trên hòn đảo bí ẩn và sống sót trở về hay không? Dr. STONE: NEW WORLD (Season 3) Dr. STONE: NEW WORLD (Season 3) ra mắt phần tiếp theo xoay quanh những cuộc phiêu lưu của nhân vật mới thú vị. Phim do TMS Entertainment sản xuất. Tóm tắt câu chuyện: Vào một ngày định mệnh, cả nhân loại bị hóa đá bởi một tia sáng chói lòa. Sau vài thiên niên kỷ, cậu học sinh trung học Taiju tỉnh dậy và thấy mình lạc vào thế giới của những pho tượng. Tuy nhiên, cậu không đơn độc! Cậu bạn yêu khoa học Senku đã có kế hoạch lớn trong đầu – khởi động nền văn minh bằng sức mạnh khoa học! Mashle: Magic and Muscles Anime shounen mới ra mắt Mashle: Magic and Muscles lấy bối cảnh thế giới phù thủy giống như Harry Potter, nhưng nhân vật chính lại không biết sử dụng phép thuật (như Asta trong Black Cover). Phim do A-1 Pictures sản xuất. Tóm tắt câu chuyện: Bối cảnh là nơi mà phép thuật được sử dụng cho mọi thứ. Nhân vật chính là một chàng trai sống trong rừng sâu không biết sử dụng phép thuật vì thế anh dành nhiều thời gian để rèn luyện cơ bắp nhằm bù trừ khiếm khuyết của mình. Nhưng một ngày nọ, cuộc sống yên bình bên người cha thân yêu bị phá vỡ. Cơ thể vạm vỡ liệu có thể bảo vệ anh khỏi những kẻ sử dụng phép thuật muốn đến bắt anh? EDENS ZERO Season 2 Gần một năm rưỡi kể từ khi phần 1 kết thúc, cuộc phiêu lưu của Shiki lại tiếp tục vào ngày 01/04. Phim do J.C. Staff sản xuất. Tóm tắt câu chuyện: Shiki sống giữa những cỗ máy trong công viên giải trí bị bỏ hoang tại Vương quốc Granbell. Nhưng một ngày nọ, Rebecca và người bạn mèo Happy xuất hiện trước cửa công viên. Những người mới đến này không ngờ rằng họ là người đầu tiên đặt chân đến Granbell sau 100 năm! Khi Shiki tình cờ kết bạn mới, những người hàng xóm của Shiki lại khuấy động cơ hội cho cuộc nổi dậy của người máy… Và khi quê hương trở nên  nguy hiểm, Shiki phải nhập bọn với Rebecca và Happy, lên phi thuyền chạy trốn vào vũ trụ vô tận. Black Clover: Sword of the Wizard King Mặc dù không phải là TV anime, nhưng Black Clover: Sword of the Wizard King cũng là anime shounen đáng mong đợi trong năm 2023. Phim kể câu chuyện gốc (không phải từ manga) về các Vua Pháp Thuật, sẽ khởi chiếu vào ngày 16/6 trên Netflix. Phim do Pierrot sản xuất. Tóm tắt câu chuyện: Cậu bé Asta mơ ước trở thành pháp sư vĩ đại nhất vương quốc. Chỉ có một vấn đề là cậu không biết sử dụng phép thuật! May mắn thay, Asta tìm được cỏ 5 lá cực kỳ quý hiếm, mang lại cho cậu sức mạnh chống lại ma thuật. Nhưng liệu một người không biết sử dụng phép thuật có thể trở thành Vua Pháp Thuật được không? Nguồn: Anime Corner Dịch: Toàn Vũ

Thông tin hai nam diễn viên nổi tiếng Lee Min Ho và Ahn Hyo Seop được mời đóng vai nam chính trong bộ phim được chuyển thể từ webtoon Omniscient reader’s viewpoint tiếp tục minh chứng cho việc bùng nổ phim Hàn được làm từ webtoon. Thể loại webtoon bắt nguồn từ Hàn Quốc và tới 2014 đã phát triển nở rộ.  Ban đầu các bộ truyện tranh đăng tải lên mạng ở Hàn Quốc được gọi là webcomic (đọc theo định dạng ngang như truyện tranh truyền thống, có số trang, có thể lật mở và kéo), nhưng sau đó lại chuyển thành webtoon (được ghép hai chữ “web” – mạng và “cartoon” – hoạt hình, các trang với bố cục dọc được thay thế bằng đơn vị “cut”, đăng tải trên nền tảng chuyên biệt phù hợp với cách đọc “lướt” từ trên xuống ở các thiết bị điện tử). Cuộc chiến giành webtoon Hàn Quốc chứng kiến hai trong số những bộ phim chuyển thể đầu tiên từ webcomic nổi tiếng vào đầu năm 2006: phim hài lãng mạn Dasepo Naughty Girls và phim kinh dị Apt. Trong thập niên qua, hơn 100 webcomic được chuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh và hoạt hình. Webtoon ăn khách Love Alarm không chỉ được làm lại thành phim của Netflix mà tiếp tục được chuyển thể thành chương trình hẹn hò thực tế “Love Alarm: Clap! Clap! Clap!”. Trước nhiều câu chuyện hấp dẫn của truyện tranh trên mạng, ngày nay cuộc chiến tranh giành webtoon để chuyển thể giữa các nhà sản xuất phim truyền hình và điện ảnh vì thế sôi nổi không kém. Không những vậy, nhu cầu mua bản quyền webtoon Hàn còn mở rộng ra thị trường quốc tế, gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và cả Mỹ. Theo một quan chức của Naver Webtoon, nhu cầu này ngày càng tăng.  Bộ phim Hàn sản xuất năm 2018 làm từ webtoon My ID is Gangnam Beauty được Thái Lan chuyển thể thành phim truyền hình, dự kiến phát sóng vào đầu năm 2024. Webtoon này đã được xuất bản bằng tám ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Thái, và đã thu về hơn 1,4 tỉ lượt xem. Money Game đã được chuyển thể thành một chương trình thực tế ở Mỹ vào năm ngoái và Moon Yoo đã được chuyển thể thành bộ phim Trung Quốc Moon Man, bán được hơn 70 triệu vé.  Doona! đã được chuyển thể thành phim truyền hình Hàn Quốc cùng tên và đang được Trung Quốc chuyển thể thành phim hoạt hình. Webdrama Bad Luck của Việt Nam được chuyển thể từ truyện tranh đăng tải trên mạng. Truyện tranh Việt chưa đáp ứng được Tại Việt Nam, Bad Luck và Kiếp văn phòng – hai bộ truyện tranh đăng tải trên các nền tảng trực tuyến (và nay là của POPS) – được chuyển thể thành web drama.  Ở lĩnh vực điện ảnh hay truyền hình, chưa có phim nào chuyển thể từ webtoon khi chính webtoon Việt còn chưa định hình, phát triển. Riêng phim chuyển thể từ truyện tranh truyền thống, cũng chỉ có thể nhắc đến bộ phim Trạng Tí dựa trên bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt. Tác giả Nguyễn Huỳnh Bảo Châu – giám đốc nghệ thuật Comic Studios, POPS Worldwide, cho rằng những khó khăn của việc phát triển truyện tranh trên mạng đến từ hai phía họa sĩ và người dùng. Hiện nay phần lớn họa sĩ ở Việt Nam vẫn còn đang tập làm quen với webtoon. Còn người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen trả phí để mua truyện nên các truyện thường xuyên bị đưa lậu lên mạng, ảnh hưởng đến doanh thu của nhà phát hành. Họa sĩ Lê Thắng – viện trưởng Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam, cho biết: “Truyện tranh, webtoon của Hàn Quốc không chỉ phát triển thêm ở mảng phim truyện, mà còn vươn ra cả hoạt hình, sản xuất đồ chơi…  Việc phát triển này, theo tôi, là dự báo từ trước. Những họa sĩ Hàn Quốc tôi từng làm việc kể rằng họ đã đầu tư kinh phí để sản xuất truyện tranh, webtoon với số lượng rất nhiều.  Trong số đó chỉ một phần thành công, được khán giả đón nhận và được chuyển thể sang nhiều thể loại giải trí khác.  Họ lấy nguồn tài chính ấy để nuôi những truyện tranh không thành công… Họ sản xuất truyện tranh, webtoon theo quy mô công nghiệp và có hẳn nhóm xây dựng rất nhiều kịch bản, nhóm vẽ tranh theo từng kịch bản cũng chia thành nhóm nhỏ”. Theo họa sĩ Lê Thắng, truyện tranh nói chung và truyện trên mạng còn đang trong quá trình học hỏi nên chưa đáp ứng được.  Các họa sĩ Việt Nam thường hoạt động theo cá nhân, mỗi nhóm chỉ có thể sản xuất được một hai truyện. Vì vậy, các tác giả viết truyện tranh thường làm vì đam mê, và họ cũng phải làm thêm một công việc khác để kiếm thêm thu nhập. Có thể thấy webtoon đang là một kho khổng lồ chứa những câu chuyện mới mẻ cho ngành giải trí Hàn Quốc. Nhà làm phim Oh Ki-hwan (người đứng sau bộ phim hài dành cho lứa tuổi mới lớn Fashion King và loạt phim hài lãng mạn How to be Thirty – cả hai dựng từ webtoon) đưa quan điểm: “Tôi tin rằng ngày nay, những ý tưởng mới mẻ nảy ra trong đầu bạn đang được khám phá trong webtoon nhiều hơn là trong phim điện ảnh hoặc phim truyền hình gốc”. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Mỗi dịp tháng 5 và tháng 10 CMA lại chào đón các bạn tân học viên Họa sĩ kể chuyện đến với ngôi nhà chung. Tháng 5 năm nay sẽ đặc biệt hơn vì có thêm Lễ Tốt nghiệp. Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến việc tổ chức bị trì hoãn, Lễ Tốt nghiệp sẽ trở lại để chúc mừng sự trưởng thành của các bạn học viên đã hoàn tất đồ án ở 3 ngành Truyện tranh – Hoạt hình – Digital painting trong thời gian qua. Một ngày để nói lời chào mừng và tạm biệt, một ngày của tình thân, một ngày cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, trao lại lời nhắn gửi để hun đúc tinh thần và chinh phục những hành trình tương lai. Ngày 19/5/2023 (Comic Media Academy)

Vì có thời gian đâu mà bôi xóa! Ở lớp Gesture Drawing, các bạn học viên sẽ được rèn luyện kỹ năng vẽ bắt dáng người trong thời gian ngắn. Theo đó người mẫu sẽ đổi dáng liên tục theo các khung thời gian khác nhau, tính từ giây đến phút. Bởi vậy năng lượng tập trung được lan tỏa khắp căn phòng. Tay và mắt phải làm việc liên tục trong quỹ thời gian cực kỳ gắt gao. Có một tin đồn là ở lớp Gesture Drawing chẳng ai dùng đến gôm tẩy, dù học từ đầu buổi tới cuối buổi vẽ quá trời quá đất. Không phải vì vẽ quá tốt không cần xóa mà thực ra là không có thời gian để xài! Lỡ cúi xuống cầm cục gôm quay lên đã thấy người mẫu đổi dáng! Nên mới có hiện tượng lạ, mua cục gôm về vẽ cả trăm dáng mà cục gôm vẫn còn nguyên si! (Comic Media Academy)

Dragon Ball (7 viên ngọc rồng) là thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng, gần như cả thế giới đều biết đến Akira Toriyama, tác giả của bộ manga và anime được nhiều fan yêu thích này. Tuy nhiên, Akira Toriyama không còn vẽ manga nữa. Bộ manga Dragon Ball Super đang phát hành hiện nay được vẽ bởi Toyotarou. Toyotarou được đích thân Akira Toriyama chọn để vẽ manga chuyển thể Dragon Ball Super, dựa trên việc trước đây Toyotarou từng vẽ manga chuyển thể từ bộ phim Resurrection ‘F’. Tất nhiên, Toriyama vẫn là người quyết định mạch truyện chính và thiết kế nhân vật mới, tất cả phần việc còn lại do Toyotarou đảm nhận. Vậy đâu là lý do khiến Akira Toriyama ngưng vẽ manga? Bộ manga ngắn Sand Land của Akira Toriyama hiện đang được chuyển thể thành phim. Trong bài phỏng vấn ngắn đăng trên trang web chính thức của Sand Land, Akira Toriyama tiết lộ trong thời gian thực hiện manga Sand Land, ông đánh mất chiếc quản bút yêu quý của mình. Sau đó, Toriyama mua quản bút mới và cố gắng đẽo gọt nó cho giống với quản bút yêu thích của mình, nhưng đáng tiếc quản bút mới không bao giờ giống được như quản bút cũ. Kể từ đấy, Akira Toriyama lấy đó làm cái cớ để không vẽ nữa. Cụ thể, Akira Toriyama nói rằng: Tôi scan bản thảo SAND LAND vào máy tính, rồi dùng phần mềm để tô màu hoàn thiện. Tôi hầu như không ngủ được… Sau khi hoàn thành hết các tập, tôi đánh mất chiếc quản bút yêu quý đã đồng hành cùng tôi trong suốt sự nghiệp. Đó là chiếc quản bút tôi sử dụng quen tay từ rất lâu, được đẽo gọt bằng dao và giấy nhám. Tôi mua quản bút mới và cố gắng đẽo gọt nó bằng mọi cách, song cảm thấy không ưng ý. Kể từ đó, tôi lấy nó làm cái cở để không vẽ manga nào nữa (cười). Cho đến nay, cuộc tranh luận xoay quanh việc có phải Akira Toriyama ngưng vẽ do mất quản bút hay không vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, quản bút này rõ ràng có giá trị tình cảm đặc biệt đối với Toriyama. Được biết, tác giả Dragon Ball đã mua chiếc quản bút đó vào năm 14 tuổi, rồi điều chỉnh độ dài tay cầm và chiều sâu khe cắm ngòi cho phù hợp với sở thích của mình. Toriyama cũng từng mua nhiều quản bút khác nhau, nhưng rồi vẫn quay lại với quản bút cũ yêu thích này. Mỗi chương truyện mà ông vẽ cho đến nay đều được tạo ra từ cùng một chiếc quản bút. Nguồn: Anime Senpai Dịch: Toàn Vũ

Vào năm 2022, Netflix phát hành hai phim live-action chuyển thể từ webtoon đình đám, mang đến cho những người yêu thích sự lãng mạn một trải nghiệm tình yêu sống động. Netflix đã tạo nên làn sóng phim live-action chuyển thể từ webtoon và được khán giả yêu thích. Vào năm 2022, Business Proposal và Heartstopper được công chiếu lần đầu trên nền tảng phát trực tuyến, và phá vỡ kỷ lục về thể loại phim ngôn tình ít kịch tính. So với nhiều show truyền hình khác lấy mối quan hệ chớm nở làm chủ đề chính, hai series trên tập trung nhiều hơn vào yếu tố lát cắt cuộc sống (slice-of-life) và những khoảnh khắc dễ thương. Business Proposal (Hẹn hò chốn công sở) mang đậm chất webtoon là series giới hạn lên sóng Netflix vào mùa xuân năm 2022. Nội dung  xoay quanh chuyện tình giữa chàng tổng tài giàu có Kang Tae-moo và cô nhân viên Shin Ha-ri. Phim chứa đựng nhiều tình tiết dở khóc dở cười khi cặp đôi không tưởng này lập một bản hợp đồng, trong đó Ha-ri sẽ đóng giả bạn gái của Tae-moo để giúp anh đối phó với người ông của mình (cũng là chủ tịch tập đoàn nơi nam nữ chính làm việc). Phim nhận về nhiều lời khen bởi nội dung hài hước, giải trí, pha lẫn hơi hướng cartoon xuyên suốt phim. Nhà sản xuất đã làm rất tốt trong việc chuyển thể webtoon thành phim live-action, tạo ra những tình huống dù khó lòng xảy ra trong thực tế nhưng khi đặt để trong phim lại đáng nhớ và mang tính biểu tượng, đặc biệt là mang lại nhiều sự hài hước. Một cảnh khó quên là khi Ha-ri phải thuyết trình trước toàn thể ban giám đốc, nhưng cô không thể để lộ danh tính của mình với Tae-moo. Khoảnh khắc toàn bộ phòng họp tối lại, và băng chuyền đưa cô đi qua căn phòng đến đứng ngay trước mặt Tae-moo để anh nhìn kỹ cô tạo nên cảnh kịch tính về cảm xúc của cô tại thời điểm đó. Cảnh được thực hiện khéo léo, và đảm nhận nhiệm vụ như lời nhắc nhở rằng bộ phim có nguồn gốc từ webtoon. Heartstopper (Trái tim ngừng nhịp) là series phim truyền hình dành cho lứa tuổi mới lớn dựa trên webcomic và tiểu thuyết đồ họa cùng tên. Phim ra mắt vào năm 2022, được khen ngợi vì câu chuyện làm lay động lòng người. Nhà sản xuất không ngần ngại thêm hiệu ứng và yếu tố hoạt hình vào cảnh phim để nhắc nhở khán giả về nguồn gốc của series. Chuyện tình lãng mạn giữa hai nhân vật có những thách thức phải vượt qua, nhưng tương đối nhẹ nhàng, ít kịch tính đối với phim tuổi teen, khiến nó trở thành bộ phim an toàn đối với nhiều người. Heartstopper tạo không gian an toàn cho nhân vật LGBT khám phá và thể hiện bản thân trong môi trường không gây hại cho sức khỏe tinh thần hay cảm xúc của họ. Bộ phim không phải không có nhân vật phản diện hay thành kiến, nhưng nhìn chung, nhân vật có thể theo đuổi nhau và công khai khám phá bản thân. Hình ảnh trái tim và lá cây góp phần nhấn mạnh khung cảnh lãng mạn, lay động trái tim người xem. Hai series trên là minh chứng cho thấy vẫn có bộ phận khán giả yêu thích sự lãng mạn lành mạnh. Webtoon và tiểu thuyết lãng mạn đã xuất hiện từ lâu, song thật thú vị khi thấy những nền tảng phát trực tuyến như Netflix đầu tư xây dựng series loại này. Heartstopper sẽ có phần hai, ba và ngày càng được đầu tư nhiều hơn. Business Proposal là series trọn bộ nên không có phần tiếp theo, nhưng trong tương lai sẽ có thêm nhiều phim mang nội dung tương tự được chuyển thể và phát hành. Nguồn: CBR Dịch: Toàn Vũ

Anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Đông luôn chiếm được cảm tình của fan, nhưng anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Tây lại không nhận được sự ưu ái như vậy. Nhiều series anime đình đám như Inuyasha và The Ice Guy and His Cool Female Colleague dựa trên văn hóa dân gian và thần thoại Nhật Bản, xoay quanh câu chuyện về yokai (là từ để chỉ một nhóm các loài ma quỷ, linh hồn, các sinh vật siêu nhiên trong văn hóa dân gian Nhật Bản), kami (những đối tượng linh thiêng theo quan điểm của người Nhật). Những series anime này thu hút lượng fan đông đảo ở Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới, khơi dậy trí tò mò của khán giả về văn hóa dân gian phương Đông. Do anime về văn hóa dân gian phương Đông rất phổ biến, nên chắc hẳn bạn sẽ cho rằng anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây và thần thoại từ các quốc gia khác cũng được khán giả yêu thích. Điều này chưa hẳn đã đúng. The Seven Deadly Sins và Burn The Witch tuy thu hút sự chú ý của người xem (chủ yếu nhờ cốt truyện và những pha hành động mãn nhãn), song chưa đủ sức để lại ấn tượng lâu dài – đặc biệt khi so sánh với series liên quan đến yokai và thực thể siêu nhiên phương Đông khác, chẳng hạn như Jujutsu Kaisen và Bleach. Vì vậy, hãy cùng khám phá lý do tại sao anime chịu ảnh hưởng của văn hóa dân gian phương Tây không được fan đón nhận nhiệt tình, và tại sao cần phải thúc đẩy nhiều hơn để nó trở nên phổ biến. Anime kiếm lời thông qua manga, các sản phẩm ăn theo, và các sự kiện tổ chức dành cho fan hâm mộ. Để bảo đảm sự thành công của series anime, các hãng phim nghiên cứu xu hướng và mối quan tâm mới nhất của người xem ở Nhật Bản. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi những series như Inuyasha và Jujutsu Kaisen chiếm trọn cảm tình của khán giả Nhật Bản, bởi nó liên quan đến văn hóa dân gian đất nước họ. Ví dụ, trong phần 1 của Demon Slayer, Tanjiro Kamado và những người bạn phải chiến đấu với gia đình nhện quỷ. Nhân vật nhện quỷ mẹ được lấy cảm hứng từ jorogumo, yêu quái nổi tiếng trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Jorogumo là yêu tinh nhện có khả năng biến hình thành thiếu nữ xinh đẹp đi quyến rũ đàn ông. Tương tự, trong Jujutsu Kaisen, các chú thuật sư như Yuji Itadori được giao nhiệm vụ tiêu hủy đồ vật bị nguyền rủa chứa linh hồn ma quỷ ám hại con người. Jujutsu Kaisen dựa trên truyện dân gian về tsukumogami – những đồ vật có linh hồn hoặc thực thể vô hại trú ngụ bên trong chúng. Trong Jujutsu Kaisen, khái niệm tsukumogami bị đẩy lên mức cực đoan, khi mà những đồ vật này bị thế lực hắc ám chiếm hữu. Lý do các series như Demon Slayer và Jujutsu Kaisen được fan Nhật yêu thích vì chúng dựa trên văn hóa dân gian và thần thoại mà người Nhật đã thuộc nằm lòng ngay từ thuở nhỏ. Trong khi đó, series như The Seven Deadly Sins lại tập trung vào nhóm hiệp sĩ đại diện cho bảy đại tội trong Cơ đốc giáo và mang hơi hướng văn học Arthurian Romance – có thể hơi khó thưởng thức nếu bạn không quen với những câu chuyện truyền cảm hứng trong series này. Mặc dù vậy, các series anime shonen dựa trên văn hóa dân gian phương Tây vẫn rất phổ biến nhờ cảnh hành động đẹp mắt cùng các thủ thuật khác như tạo ra những tình tiết fan service và hài hước. Nhưng điều này lại không đúng với thể loại lãng mạn hoặc lát cắt cuộc sống (slice of life) như The Ancient Magus’ Bride và Sugar Apple Fairy Tale. Lý do khiến fan lạnh nhạt với những series này có thể bắt nguồn từ việc chúng không mang những yếu tố kỳ ảo trong câu chuyện. Thêm vào việc  xây dựng thế giới quá rộng lớn với dàn nhân vật phức tạp nhưng lại không thể khám phá trọn vẹn trong một vài tập phim; và do đó, chúng thường để lại câu hỏi bỏ ngỏ, ảnh hưởng đáng kể đến sự quan tâm của người xem. Cho dù các series này hơi khô khan trong việc phát triển nhân vật, thì cũng không nên bỏ qua anime lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian phương Tây, bởi chúng có thể giới thiệu với khán giả các truyền thuyết và thần thoại phương Tây. Ví dụ, Sugar Apple Fairy Tale khám phá những thực thể siêu nhiên vốn ít được nhắc đến trong văn hóa dân gian phương Tây như tiên nữ Shalle Fen Shalle. Trong anime chuyển thể từ tiểu thuyết hình ảnh Kamigami no Asobi, nhân vật chính Yui Kusanagi đi học cùng với nhiều vị thần nổi tiếng trong thần thoại như Hades và Thor. Mặc dù các series này không trung thành với nguyên tác, nhưng chúng hé lộ cho khán giả biết phần nào về thần thoại và văn hóa dân gian phương Tây. Nó tương tự như cách khán giả nước ngoài hào hứng tìm hiểu văn hóa dân gian Nhật Bản trong lúc xem các phim như Demon Slayer. Đây được gọi là giao lưu văn hóa, nơi khán giả phương Tây có thể tìm hiểu văn hóa dân gian Nhật Bản và ngược lại. Vì vậy, cho dù anime dựa trên văn hóa dân gian phương Tây không phổ biến, nó vẫn nên được công nhận là thể loại thu hút sự tò mò về văn hóa. Nguồn: CBR Dịch: Toàn

Anime dần trở thành văn hóa đại chúng trong những năm gần đây, và đây cũng là một trong những thể loại phim được xem nhiều nhất. Hàng trăm anime được lên sóng truyền hình và chiếu rạp tại Nhật Bản mỗi năm. Nếu bạn băn khoăn không biết nên xem anime nào, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn vị đạo diễn lừng danh Makoto Shinkai cùng những anime hay nhất của ông. Makoto Shinkai trở nên nổi tiếng trên toàn cầu kể từ khi anime Your Name gây bão phòng vé vào năm 2016. Ngoài ra, ông còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp anime trên toàn thế giới sau khi anime mới nhất Weathering with You gặt hái thành công lớn trong năm 2019. Ngoài hai tác phẩm kể trên, nhiều anime khác của đạo diễn Makoto Shinkai cũng đáng xem không kém. Sau đây là những anime hay nhất của ông. The Garden of Words The Garden of Words được phát hành vào năm 2013 và chỉ được công chiếu tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Hong Kong.  Tất nhiên, bây giờ bạn có thể xem anime này trên các nền tảng phát trực tuyến. Qua The Garden of Words, bạn dễ dàng nhận ra anime của Makoto Shinkai có những đặc trưng gì: hiện thực tươi đẹp, chủ đề nam nữ hồn nhiên. Phim có độ dài trung bình, chỉ mất 45 phút để xem. Nhân vật chính Takao Akizuki là một cậu học sinh trung học, 15 tuổi, ước mơ trở thành thợ đóng giày. Một buổi sáng trời mưa, cậu trốn học đến khu vườn mang tên Shinjuku Gyoen, thực sự tồn tại ở Shinjuku, Tokyo. Ở đây, Takao gặp nữ chính Yukari Yukino, người thường xuyên ghé thăm khu vườn. Cô gặp vấn đề liên quan đến công việc lẫn chuyện tình cảm, và đang cố chạy trốn khỏi chúng. The Place Promised in Our Early Days The Place Promised in Our Early Days là anime thứ hai của Makoto Shinkai phát hành năm 2004, sau tác phẩm đầu tay Voices of a Distant Star (2002). Đây là anime dài đầu tiên được Makoto Shinkai thực hiện cùng ê-kíp, còn với anime ngắn Voices of a Distant Star, ông gần như đảm trách tất cả. Anime gần đây nhất của Makoto Shinkai là Weathering with You và Your Name có cốt truyện dựa trên tác phẩm đầu tay The Place Promised in Our Early Days. Anime lấy bối cảnh nước Nhật năm 1996, xoay quanh hai học sinh cấp 2 Hiroki và Takuya dồn hết tâm huyết vào việc hoàn thành chiếc máy bay để bay đến tòa tháp bí ẩn. Weathering with you Một trong những anime hay nhất năm 2019, Weathering with You, được một số fan đánh giá là hay hơn cả tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Makoto Shinkai, Your Name. Weathering with You là anime thứ bảy của ông, vượt mặt các anime trước đó về doanh thu phòng vé tại thị trường nội địa. Phim được công chiếu tại khoảng 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều hơn so với Your Name. Câu chuyện xoay quanh cậu học sinh trung học Hodaka Morishima rời hòn đảo xa xôi hẻo lánh đến Tokyo. Thất nghiệp không xu dính túi, cậu lang thang vô vọng giữa chốn đô thị xa lạ. Tại Tokyo, cậu gặp một cô gái tên là Hina Amano, người sở hữu năng lực phi thường, có thể “hô biến” thời tiết thành trời nắng. Giống như những anime khác của Makoto Shinkai, nhiều địa điểm ngoài đời thực ở Tokyo được mô tả trong anime này, và nhiều fan đã đi du lịch đến những địa điểm đó. 5 Centimeters per Second 5 Centimeters per Second được xem là một trong những kiệt tác của Makoto Shinkai thuở mới bước chân vào nghề. Anime được phát hành năm 2007, bao gồm ba phần với thời lượng khoảng 60 phút: Cherry Blossom, Cosmonaut, và 5 Centimeters per Second. Phim tập trung vào cậu bé Takaki và nữ chính Akari. Họ thích nhau từ thời còn là học sinh tiểu học, nhưng mọi thứ dần thay đổi theo thời gian. Anime phản ánh “thực tế” tàn nhẫn nhưng có thật. Khán giả thực sự hiểu rõ cảm xúc của nhân vật qua hiện thực mà Makoto Shinkai thể hiện. Your Name Your Name là một trong những anime được khen ngợi nhiều nhất của đạo diễn Makoto Shinkai, “đốn tim” fan hâm mộ anime trên toàn cầu vào năm 2016. Your Name là một trong những bộ phim thành công nhất mọi thời đại ở Nhật Bản, và cũng nổi tiếng trên toàn thế giới. Anime thu về khoảng 250 triệu USD doanh thu phòng vé, đứng thứ hai sau Spirited Away của Studio Ghibli. Your Name được công chiếu ở hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt bùng nổ doanh thu tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Your Name kể về hai nhân vật chính: Taki Tachibana sống ở thủ đô Tokyo và Mitsuha Miyamizu sống ở nông thôn. Một ngày nọ, họ bị hoán đổi thân xác cho nhau, và chuyện này sau đó vẫn lặp lại. Lúc đó, họ sống ở các mốc thời gian khác nhau (chênh lệch ba năm). Taki và Mitsuha ngày càng hiểu nhau hơn thông  tình cảnh kỳ lạ và oái oăm. Nguồn: Japan Travel Guide – Japan Web Magazine Dịch: Toàn Vũ

Tổng quy mô thị trường anime ước tính khoảng 2,4 nghìn tỷ yên, tương đương với hơn 21 tỷ USD, nhưng theo báo cáo mới nhất, ngành công nghiệp này lần đầu tiên có sự thu hẹp sau 10 năm. Điều đó đánh dấu sự kết thúc của “bong bóng anime” hay mọi người chỉ đang phóng đại và chúng ta có đang thực sự sống trong thời đại hoàng kim của anime? Bài viết sau đây sẽ tiết lộ 7 sự thật thú vị về ngành công nghiệp anime. Và nếu chịu khó đọc đến cuối bài viết, bạn sẽ biết những người trong ngành kiếm được bao nhiêu tiền. 1) 5/10 phim có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản là anime, trong số đó có hai phim dẫn đầu bảng xếp hạng là Kimetsu No Yaiba (Thanh gươm diệt quỷ) và Spirited Away (Vùng đất linh hồn). Kimetsu No Yaiba: Mugen Train (Thanh gươm diệt quỷ: Chuyến tàu vô tận) thu về số tiền 40,32 tỷ yên (350 triệu USD) tại phòng vé Nhật Bản. Trong khi đó, anime có doanh thu cao thứ hai, Spirited Away, kiếm được 31,68 tỷ yên (275.041.008 USD), ít hơn vị trí đầu tiên gần 10 tỷ yên (90 triệu USD). Anime mang lại doanh thu khổng lồ, nên kinh phí đầu tư ắt hẳn dồi dào phải không? Thật ra thì điều này có thể không đúng như những gì bạn nghĩ. Bạn có bao giờ nghe đến “lời nguyền của Tezuka” hay chưa? Osamu Tezuka, tác giả của Astro Boy (Cậu bé tay sắt), được cho là đã bán series của mình qua mạng với giá dao động khoảng 2.000 – 3.000 USD/tập. Về cơ bản, ông bán nó với giá rẻ mạt, và nhiều người cho rằng đây là lý do tại sao ngay cả họa sĩ hoạt hình hiện nay vẫn không được trả lương thỏa đáng, và thiếu kinh phí đầu tư cho nội dung liên quan đến anime. 2) Mặc dù anime mang lại doanh thu khổng lồ tại Nhật Bản, nhưng kinh phí đầu tư trung bình chỉ khoảng 3 – 5 triệu USD/phim. Ví dụ, kinh phí làm phim Your Name (Tên cậu là gì?) – phim có doanh thu cao thứ năm tại phòng vé Nhật Bản – rơi vào khoảng 4 triệu USD. Khi công chiếu phim thu về 358 triệu USD trên toàn cầu. Mức kinh phí này chẳng đáng bao nhiêu so với số tiền 150 triệu USD mà Disney đã bỏ ra để sản xuất phim hoạt hình Bolt (Chú chó Bolt). 3) Năm 2016, có 622 xưởng phim hoạt hình ở Nhật Bản, trong đó có 542 xưởng đặt tại Tokyo. Theo khảo sát mới nhất vào năm 2020, có 811 xưởng phim hoạt hình ở Nhật Bản, 692 xưởng đặt tại Tokyo. Điều này có nghĩa là trong vòng chưa đầy 4 năm, số lượng xưởng phim hoạt hình đã tăng 23,3%. Có vẻ như mức tăng 23,3% là con số ấn tượng phải không? Tuy nhiên, nếu bạn xem xét mức tăng 33% từ năm 2011 đến năm 2016, thì dường như 23,3% không phải là con số ấn tượng. Điều đó có nghĩa nhu cầu sản xuất anime đang giảm? Sự thật tiếp theo sẽ giúp giải đáp câu hỏi trên. 4) Trước khi tiếp tục, có một câu hỏi dành cho bạn. Bạn thử đoán xem hàng năm có bao nhiêu anime được sản xuất? Từ năm 2000 đến năm 2010, trung bình có 209 anime được sản xuất mỗi năm, và trong 10 năm tiếp theo, từ năm 2010 đến năm 2020, trung bình có 300 anime được sản xuất mỗi năm. Như vậy, trong 10 năm qua, số lượng anime được sản xuất mỗi năm đã tăng thêm gần 100 bộ; tuy nhiên, có một mối lo ngại về việc sản xuất anime. Năm 2016, số lượng anime được sản xuất mỗi năm đạt mức cao nhất với kỷ lục 356 anime. Tuy nhiên, kể từ năm 2017, con số đó đã giảm. Vào năm 2020, ước tính có 278 anime được sản xuất, tức giảm 22% từ năm 2016 đến năm 2020. Nguyên nhân có phải do nhu cầu sản xuất anime giảm sút hay không? Trong năm 2019, sản lượng phim giảm sút có thể là do sụt giảm doanh số tại thị trường Trung Quốc, bên cạnh việc hoãn phát sóng truyền hình tại Nhật Bản. Vào năm 2020, nhiều anime bị tạm ngừng sản xuất và/hoặc tạm hoãn phát sóng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nhu cầu sản xuất anime đang giảm, thực tế là nhu cầu vẫn rất lớn. Ví dụ, KADOKAWA, nhà sản xuất anime isekai (phim hoạt hình có đề tài về xuyên không hoặc chuyển sinh) như Re: Zero (Bắt đầu lại từ thế giới khác), Mushoku Tensei,…, nói rằng họ muốn tăng sản lượng anime từ 33 tựa phim trong năm 2020 lên hơn 40 tựa phim trong năm 2021. 5) Thị trường anime toàn cầu chứng kiến sự tăng trưởng liên tục trong 10 năm qua, nhưng lần đầu tiên sau 11 năm, nó đã thu hẹp so với năm trước. Quy mô thị trường năm 2020 là 2,4 nghìn tỷ yên, giảm 3,5% so với năm 2019. Tổng doanh thu của ngành công nghiệp anime giảm, số lượng xưởng phim hoạt hình được thành lập giảm, và số lượng anime được sản xuất mỗi năm cũng giảm theo. Điều này có nghĩa ngành công nghiệp anime đang đi xuống? 6) Tổng doanh thu của ngành công nghiệp anime tuy giảm, nhưng thị trường anime nói chung bên ngoài Nhật Bản đã tăng trưởng 3,2%, đạt 1,2 nghìn tỷ yên. Năm 2020, quy mô thị trường nước ngoài lần đầu tiên vượt qua thị trường trong nước. Thị trường anime toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ kể từ năm 2012, và

Nếu bạn thắc mắc họa sĩ manga được trả lương như thế nào hoặc họ phải đối mặt với thử thách nào khi tác phẩm được phát hành định kỳ. Thắc mắc của bạn sẽ được Ryo Katagiri, họa sĩ manga chuyên nghiệp tại Nhật Bản, giải đáp trong bài phỏng vấn dưới đây. Cơ duyên nào đưa đẩy cô đến với nghề họa sĩ manga? Tôi mê vẽ manga từ năm lên 4 tuổi. Anh trai tôi mua rất nhiều manga như Bảy viên ngọc rồng, Naruto, One Piece,… Cha tôi làm việc cho một công ty sản xuất giấy, nên nhà tôi có rất nhiều giấy. Tôi vẽ vời, đọc manga mỗi ngày. Vì vậy, đến năm lên 6 tuổi, tôi biết mình muốn trở thành họa sĩ manga. Hành trình trở thành họa sĩ chuyên nghiệp của cô bắt đầu như thế nào? Khi tôi 12 tuổi, một người bạn đã chỉ tôi cách sử dụng bút mực, giấy screentone,… Chúng tôi bắt đầu học vẽ một cách chuyên nghiệp hơn, cùng nhau sáng tác manga đích thực. Khi đó tôi đã nghĩ  tôi cần phải đăng ký tham gia cuộc thi manga nào đó. Cuối cùng, đến năm 21 tuổi, tôi giành chiến thắng một cuộc thi. Phần thưởng tôi nhận được cho chiến thắng này là lần đầu tiên manga của tôi được đăng trên tạp chí. Cô gửi tác phẩm đến nhà xuất bản Shogakukan bằng cách nào? Năm 19 tuổi, tôi thử gửi manga do chính tay mình sáng tác cho Shogakukan. Tôi không đạt kết quả như mong đợi tại thời điểm đó, nhưng năm sau, tôi gửi tác phẩm tham gia cuộc thi manga hàng tháng do Shogakukan tổ chức và đoạt giải. Cô gửi câu chuyện, toàn bộ manga, hay one-shot? Tôi gửi 30 – 40 trang manga one-shot. Khi gửi manga, nó phải là manga one-shot hoàn chỉnh, không được thiếu bất kỳ thành phần nào. Nếu bạn chỉ gởi hình hay chữ, họ sẽ từ chối. Tại sao cô chọn đăng manga của mình trên Shogakukan (Weekly Shonen Sunday), mà không phải tạp chí manga nào khác ở Nhật Bản? Tôi cũng tham gia nhiều cuộc thi của các tạp chí khác, và giành được 5 – 6 giải thưởng, kể cả giải thưởng nhỏ. Tuy nhiên, tôi chọn Shogakukan vì họ là nhà xuất bản đầu tiên đăng manga của tôi trên tạp chí. Ngoài việc gửi trực tiếp manga cho nhà xuất bản, còn cách nào khác để manga được phát hành không? Bạn có thể đăng tải manga lên Internet hay mạng xã hội như Twitter, Pixiv, và Instagram. Nếu bạn được nhiều người biết đến, bạn sẽ nhận được tin nhắn từ các biên tập viên. Chúng tôi biết nghề họa sĩ vốn dễ bị stress, cô đối mặt với thử thách lớn nhất nào kể từ khi manga của mình được phát hành định kỳ? Tùy theo tình hình, hàng tháng hay hàng tuần, họa sĩ manga chúng tôi nhận phản hồi của độc giả qua bảng câu hỏi đánh giá. Bằng cách này, tôi biết manga của mình có được độc giả yêu thích hay không. Vấn đề lớn nhất là khi tôi phát hiện ra rằng manga không được độc giả yêu thích. Dù rất chán nản, nhưng tôi phải tìm giải pháp càng sớm càng tốt. Thời gian eo hẹp có khiến cô cảm thấy kiệt sức không? Nếu có, cô làm cách nào để lấy lại cảm hứng sáng tác? Tất nhiên là có rồi! Thực tình rất vất vả, nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc vẽ ngay cả khi không có cảm hứng sáng tác. Nó giống như đánh răng, bạn phải thực hiện hàng ngày như một thông lệ. Nhưng nếu cảm thấy không có động lực, bạn có thể xem phim, đọc truyện, nghe nhạc, hay nghỉ ngơi để giúp lấy lại cảm hứng. Họa sĩ manga thường được trả lương như thế nào mỗi khi một chương/trang được phát hành? Nghề họa sĩ manga có phải là nghề làm công ăn lương không? Họa sĩ manga được trả công theo trang. Ví dụ, họa sĩ manga mới vào nghề thường được trả 10.000 – 15.000 yên/trang. Vì vậy, nếu bạn là họa sĩ mới vào nghề và vẽ 40 trang/tháng, nhà xuất bản sẽ trả cho bạn 400.000 yên. Còn như vẽ 90 trang/tháng, thì bạn sẽ nhận 900.000 yên. Ngoài ra, họa sĩ còn kiếm tiền thông qua nhuận bút. Ví dụ, bạn sẽ có tiền nhuận bút dựa trên doanh thu nếu phát hành sách manga (tankobon). Cô có thể bật mí cho độc giả biết về dự định sắp tới của mình được không? Tôi đang nhắm tới việc phát hành series tiếp theo của mình trong nước lẫn nước ngoài. Đó chắc chắn là một điều thú vị. Cô có ngưỡng mộ họa sĩ nào không? Có chứ! Osamu Tezuka, nổi tiếng với Dororo, Astro Boy, và Black Jack. Hiromu Arakawa (Fullmetal Alchemist). Và tất nhiên, còn nhiều nữa! Phong cách của cô có chịu ảnh hưởng bởi ai không? Có, tôi chịu nhiều ảnh hưởng của Nanae Kurono (Shinsengumi Imon Peacemaker). Và Atsushi Okubo (Soul Eater), tôi muốn lấy nghệ thuật của ông làm hình mẫu cho riêng mình. Nguồn: Mipon Anime Tourism Người dịch: Toàn Vũ

Super Mario Bros Movie ra rạp từ ngày 7/4 và phá vỡ kỷ lục toàn cầu trước đó do Frozen 2 nắm giữ để trở thành bộ phim hoạt hình có doanh thu mở màn cao nhất lịch sử khi thu về hơn 370 triệu USD. Con số này cao hơn khoảng 12 triệu USD so với doanh thu mở màn của Frozen 2 (358 triệu USD) vào năm 2019. Ngoài ra, phim còn vượt qua Warcraft để trở thành phim chuyển thể từ game có doanh thu cao nhất. Phim mang đến trải nghiệm giải trí cực kỳ thú vị, và bạn có thể xem trailer TẠI ĐÂY Phim do Illumination và Nintendo hợp tác sản xuất, Universal Pictures đảm nhận vai trò phân phối, Aaron Horvath và Michael Jelenic làm đạo diễn. Kịch bản phim do Matthew Fogel chấp bút. Đây là phim điện ảnh thứ ba chuyển thể từ video game nổi tiếng với dàn diễn viên lồng tiếng Anh bao gồm: Chris Pratt (Mario), Anya Taylor-Joy (Công chúa Peach), Charlie Day (Luigi), Jack Black (Bowser), Keegan-Michael Key (Toad), Seth Rogen (Donkey Kong), Fred Armisen (Cranky Kong), Kevin Michael Richardson (Kamek), và Sebastian Maniscalco (Foreman Spike). Dàn diễn viên Nhật bao gồm Mamoru Miyano (Mario), Tasuku Hatanaka (Luigi), Arisa Shida (Công chúa Peach), Kenta Miyake (Bowser), Tomokazu Seki (Toad). Phim khởi chiếu tại Nhật Bản vào ngày 28/4. Trước đây, Super Mario từng được chuyển thể thành phim anime Super Mario Bros.: The Great Mission to Rescue Princess Peach! (1986) và phim live-action Super Mario Bros (1993). Bộ phim xoay quanh những khó khăn, trắc trở khi hai anh em Mario và Luigi quyết định thành lập công ty sửa ống nước tại Brooklyn, Mỹ. Một ngày nọ, khi đang hì hục sửa hệ thống cống ngầm của thành phố, họ bị hút vào một đường ống bí ẩn, dẫn đến vùng đất màu nhiệm. Mario lạc vào Vương quốc Nấm, nơi anh gặp người bạn mới Toad và Công chúa Peach. Trong khi đó, Luigi bị đưa đến Vùng đất Bóng tối, nơi trị vì của vua rùa quái ác Browser. Mario đồng ý cùng Công chúa lên đường chống lại kẻ thù và giải cứu em trai. Nguồn: Anime Corner Người dịch: Toàn Vũ

Pluto TV vừa công bố kênh dành riêng cho Thủy Thủ Mặt Trăng và những cuộc phiêu lưu của những thủy thủ xinh đẹp (Sailor Moon and the adventures of the Pretty Sailor Guardians). Hơn 30 năm kể từ ngày công chiếu, Thủy Thủ Mặt Trăng hiện đã có kênh phát trực tuyến của riêng mình trên Pluto TV. Giờ đây fan có thể thỏa thích xem phim thông qua dịch vụ phát trực tuyến miễn phí. Pluto TV hợp tác với Paramount để dần mở rộng danh mục phim của mình. Các phim mới  có sự góp mặt của Thủy Thủ Mặt Trăng bao gồm: The Pretty Guardians Sailor Moon, The Pretty Guardians Sailor Moon Crystal, The Pretty Guardians Sailor Moon R: The Movie, The Pretty Guardians Sailor Moon S: The Movie, và The Pretty Guardians Sailor Moon Super S: The Movie. Series anime sẽ có đầy đủ các tập – kể cả 200 tập của series gốc – mang đến cho khán giả nhiều giờ xem. Thủy Thủ Mặt Trăng hiện có thời lượng bao nhiêu? Fan của Thủy Thủ Mặt Trăng sẽ cần khoảng 100 giờ để ‘cày’ từng series phim hiện có trên Pluto TV. Đây là thời lượng khá ‘khủng’, nhưng không khủng bằng những series anime nổi tiếng khác như One Piece. Những ai từng ao ước thưởng thức trọn bộ Thủy Thủ Mặt Trăng giờ đây có cơ hội lý tưởng để thỏa nguyện. Những fan trung thành đã thuộc nằm lòng nội dung  cũng sẽ rất hào hứng khi xem lại. Xét cho cùng, việc kẻ xấu luôn cần sự trừng phạt nhân danh mặt trăng vẫn có sức hút vô cùng mãnh liệt. Di sản của Thủy Thủ Mặt Trăng Series anime nổi tiếng này đã tạo ra một trong những nữ anh hùng mang tính biểu tượng, được dựa trên series manga cùng tên bán chạy nhất trên thế giới. Nó tạo ra vô số cosplay, truyền cảm hứng cho những bản kết hợp (mashup) cho cosplay và fanart. Được sáng tác bởi Naoko Takeuchi vào năm 1991, series manga trải dài nhiều tập là một trong những series shojo có ảnh hưởng nhất, nên không có gì ngạc nhiên khi nó tồn tại đủ lâu và có lượng fan trung thành đông đảo để bảo đảm việc có thêm chọn lựa phát trực tuyến. Mặc dù đã kỷ niệm 30 năm thành lập, nhưng thương hiệu Thủy Thủ Mặt Trăng vẫn đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ tìm cách mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho cộng đồng fan, mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận fan mới. Bằng cách mở ra kênh phát trực tuyến mới cho fan, Pluto đang nỗ lực đưa Thủy Thủ Mặt Trăng đến với nhiều fan hơn bao giờ hết. Nguồn: Screen Rant Người dịch: Toàn Vũ

Tác giả của One-Punch Man vừa chính thức tiết lộ trang bìa dự án manga mới nhất. Cụ thể, trang Twitter Anime News and Facts (@AniNewsandFacts) đã nhắc đến dự án mới nhất của ONE. Theo như những gì được chia sẻ thì manga này mang tên Ka-Ra Hai, là manga one-shot do họa sĩ Kiyoto vẽ minh họa. Trang bìa dự án có hình ảnh một thanh niên với vẻ mặt lạnh lùng đứng trước những tòa nhà đổ nát của thành phố. Manga dự kiến ra mắt vào ngày 27/4. Ka-Ra Hai không phải là manga mới duy nhất mà ONE đang thực hiện. Tháng trước, họa sĩ đã công khai trang bìa dự án manga khác mang tên Versus do ONE chấp bút, Azuma Kyoutarou (Tenkaichi, The King of Fighters: A New Beginning) vẽ minh họa. Manga xoay quanh câu chuyện về những trận chiến long trời lở đất giữa 47 anh hùng và 47 quỷ vương. Trang bìa tập 1 khắc họa hình ảnh ba nhân vật chính: một thanh niên mặc giáp với mái tóc trắng xanh, một người đàn ông cầm vật gì đó giống như cây trượng ma thuật, và một yêu tinh giống lơn. Tập 1 của manga Versus dự kiến phát hành vào ngày 7/4. Trong khi đó, ONE hiện đang tạm ngừng sáng tác One-Punch Man. Tháng trước, ONE tạm dừng series này sau khi ra mắt chap mới nhất vào ngày 23/3. Manga hiện đang đến giữa phần ngoại truyện Psychic Sisters, phần phụ đầu tiên của Neo Heroes Saga. Theo ONE, manga sẽ ra mắt bản cập nhật tiếp theo vào ngày 20/4. Những manga khác của ONE One-Punch Man kể về quá trình khổ luyện khắc nghiệt đến mức rụng hết tóc của siêu anh hùng Saitama để có sức mạnh như một vị thần. Phần 3 của anime chuyển thể đang trong quá trình sản xuất, chưa có ngày phát hành chính thức. Poster quảng cáo phần này có Saitama đứng cạnh Garou, một trong những nhân vật phản diện trong arc Monster Association (Hiệp hội quái vật). Series nổi tiếng khác của ONE, Mob Psycho 100 xoay quanh cậu bé Mob sinh ra đã sở hữu siêu năng lực, nhưng phải kiềm chế để sống một cuộc sống bình thường. Sư phụ Arataka Reigen giúp Mob duy trì kiềm soát năng lực của mình. Ka-Ra Hai lên kệ vào ngày 27/4. Manga One-Punch Man có bản tiếng Anh từ VIZ. Dark Horse Comics xuất bản Mob Psycho 100 phiên bản tiếng Anh. Nguồn: CBR.com Người dịc: Toàn Vũ

Cuộc thi Nhận thức về Đại dương thường niên lần thứ 12 là cơ hội để giới trẻ tìm hiểu về các vấn đề môi trường thông qua sáng tạo nghệ thuật, khám phá mối quan hệ giữa mình với một thế giới đang thay đổi, và ủng hộ sự thay đổi tích cực. Thí sinh trong độ tuổi 11 – 18 từ khắp nơi trên thế giới đều có thể đăng ký tham gia. Chủ đề năm 2023: Anh hùng khí hậu hành động THỬ THÁCH SÁNG TẠO DÀNH CHO THANH THIẾU NIÊN TRÊN TOÀN THẾ GIỚI Cuộc thi khuyến khích thí sinh nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó với khủng hoảng khí hậu. Cuộc thi nhằm mục đích tôn vinh những anh hùng đời thường đang ngày đêm chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu do con người gây ra. Những anh hùng này đi đầu trong quyết tâm, thậm chí mong muốn tạo ra thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta. Tránh những tin tức tiêu cực Tình trạng biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng đến các đại dương theo nhiều cách khác nhau: hiện tượng thời tiết cực đoan, hiện tượng tẩy trắng san hô, mực nước biển dâng cao,… Do các đại dương đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, bảo vệ chúng ta khỏi sự nóng lên toàn cầu. Sức khỏe của đại dương gắn liền với sức khỏe con người, cho dù chúng ta sống bên bờ biển hay trong đất liền. Các phương tiện truyền thông – báo chí, phát thanh truyền hình, hay TikTok – có xu hướng tập trung vào khía cạnh tiêu cực vì những câu chuyện mang tính tiêu cực luôn thu hút sự quan tâm của công chúng. Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất mà hành tinh xanh của chúng ta đang phải đối mặt, vì thế đừng mải miết tập trung vào những tin tức xấu này mà bỏ lỡ những câu chuyện lan tỏa năng lượng tích cực. Chúng ta có lý do để hy vọng rằng trong tương lai thế giới sẽ đầy rẫy vấn đề đáng sợ, nhưng chúng ta vẫn có giải pháp thực sự cho những vấn đề đó. “Biến đổi khí hậu ngày càng trở nên tồi tệ, nhưng giải pháp ngày càng hiệu quả hơn.” – Gregory Nemet Các nhà khoa học, nhà hoạt động, nghệ sĩ, và nhà giáo dục đang tạo ra giải pháp đối phó với mối đe dọa về môi trường. Công việc của họ tuy có sức ảnh hưởng sâu rộng, nhưng thường không được đề cập trên kênh thông tin chính thống. Con đường tươi sáng phía trước sẽ dễ thấy hơn khi chúng ta biết họ đã thực hiện các bước nào để đưa chúng ta đến đó. Công nhận và tôn vinh công việc của họ sẽ cho phép chúng ta hình dung một thế giới tốt đẹp hơn, truyền cảm hứng cho chúng ta hành động. Không phải tất cả anh hùng đều mặc áo choàng Anh hùng khí hậu có nhiều loại khác nhau. Bất kể đang phát triển công nghệ mới, ủng hộ công lý môi trường, hay nâng cao nhận thức thông qua nghệ thuật, họ đều đấu tranh để giảm nhẹ và đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu. Cộng đồng quốc tế chung sức giải quyết vấn đề khí hậu, mở ra con đường đi tới một thế giới bền vững, đáng sống hơn. Cuộc thi năm nay khuyến khích bạn theo đuổi những gì bạn quan tâm – khoa học, hoạt động xã hội, công lý, nghệ thuật, giáo dục, công nghệ,… và tôn vinh người đi tiên phong trong lĩnh vực nào đó đang nỗ lực chiến đấu chống lại biến đổi khí hậu. Bạn nên nhìn xa và bao quát hơn để có thể hiểu rõ và chia sẻ câu chuyện về anh hùng đời thường trong phong trào chống biến đổi khí hậu. Tìm kiếm các sáng kiến trong cộng đồng và hơn thế nữa – ai khởi xướng sáng kiến? Chúng ta làm thế nào nhân rộng công việc của họ? Nghiên cứu, chọn lựa nhà khoa học, nhà hoạt động, nghệ sĩ, nhà giáo dục, hay anh hùng khác đang nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Sáng tác tác phẩm nghệ thuật, bài viết làm nổi bật những nỗ lực, thành tích của họ. Chúng tôi đã quen thuộc với công việc của những gã khổng lồ môi trường như Greta Thunberg và David Attenborough. Vì thế chúng tôi  mong bạn sẽ giới thiệu với cộng đồng Bow Seat về một anh hùng khí hậu mà chúng tôi chưa biết. Anh hùng khí hậu là gì? Anh hùng khí hậu là những người bằng xương bằng thịt đang làm công việc tuyệt vời để tạo ra sự khác biệt cho hành tinh xanh! Anh hùng khí hậu có thể là nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà hoạt động, nhà tổ chức cộng đồng,… Họ có chung niềm tin rằng có thể đảo ngược khủng hoảng khí hậu nếu tất cả chúng ta đều chung tay đóng góp công sức. Đối tượng tham gia Đây là cuộc thi quốc tế dành cho học sinh tiểu học và trung học từ 11 đến 18 tuổi. Thí sinh có thể tham gia với tư cách cá nhân hay tập thể. Thí sinh là sinh viên cao đẳng hay đại học không được phép tham gia cuộc thi. Chấp nhận bài dự thi dưới dạng: Nghệ thuật thị giác Thơ và văn nói Viết sáng tạo Phim ảnh Nghệ thuật biểu diễn Tương tác đa phương tiện Hạn chót: Ngày 13/6/2023 >> Link đăng ký tham gia: https://bowseat.secure-platform.com/a/page/home/submit-ocean-awareness Lý do tham gia – Tiếp thu kiến thức về biến đổi khí hậu, mối quan hệ

Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam sẽ nghỉ lễ ở cả 2 cơ sở Nguyễn Đình Chính-Lý Văn Phức từ ngày 29/4 đến hết ngày 02/5. CMA sẽ trở lại đón tiếp mọi người từ ngày 03/5. Riêng các lớp học của CMA sẽ học tập lại từ ngày 04/5. Trong thời gian nghỉ lễ việc tư vấn sẽ có đôi chút gián đoạn. Các thông tin được tiếp nhận qua email, hotline và fanpage trong thời gian nghỉ lễ sẽ được CMA phản hồi ngay khi trở lại làm việc. Mọi người hãy đợi chúng mình nhé! Chúc quý thầy cô, quý đối tác và các bạn học viên một kỳ lễ bình an khỏe mạnh! (Comic Media Academy)

Cùng CMA gặp gỡ học viên đã xuất sắc giành được học bổng môn học cao nhất học kỳ đầu tiên của lớp Họa sĩ kể chuyện K17 nhé! Với dáng vẻ bề ngoài nhỏ nhắn nhưng ẩn chứa nội lực lớn, Minh Trường đã thể hiện sự bền bỉ và chỉn chu ở từng môn học và gặt hái nhiều kết quả đáng khích lệ. Trước khi gắn bó với CMA, bạn từng làm nhiều công việc khác nhau như buôn bán, phục vụ…. Việc trải nghiệm ở nhiều môi trường giúp bạn rèn luyện tinh thần làm việc nỗ lực và một tâm hồn đầy màu sắc. Việc có được học bổng đầu tiên ở CMA là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Trường. Bạn chia sẻ: “ Em rất hạnh phúc và biết ơn với học bổng này, em cũng thấy một phần may mắn vì thực ra lớp em cũng có nhiều bạn rất giỏi. Học bổng sẽ là động lực lớn để thôi thúc em duy trì tinh thần học quyết liệt ở những kỳ sau, vì em cũng muốn đỡ được phần nào gánh nặng học phí cho gia đình ạ.” Trong kỳ Sáng tác nhóm vừa qua, nhóm Euphoria của Minh Trường và hai người bạn chung lớp đã giành được giải Phát hiện mới của Hội đồng chuyên môn và Siêu phẩm Đồng do Công chúng bình chọn. Chúc Minh Trường sẽ học tập thật vui với nhiều quả ngọt trong thời gian sắp tới. (Comic Media Academy)

Khi bạn đặt sở thích của mình vào chỗ hợp lý, nó sẽ thành động lực và nguồn học hỏi đầy giá trị. Khánh Hoàng chính thức lập cú Hattrick khi lần thứ 3 liên tiếp đạt học bổng môn học cao nhất. Cùng CMA tìm hiểu một số thông tin thú vị của Hoàng qua cuộc trao đổi ngắn với gương mặt vàng trong làng săn học bổng này nhé! CMA: Được biết trong bài phỏng vấn trước Hoàng dành 4 tiếng mỗi ngày để tập trung tự học, vậy thời gian rảnh em thích làm gì? Hoàng: Dạ em chơi game, thực sự thì em rất mê chơi game. Vì em muốn có thời gian ở nhà chơi game nên em sẽ tập trung học nghiêm túc ở trường để đỡ bài về nhà và có thời gian để chơi. CMA: Có vẻ người thành công thường có lối đi riêng. Vậy trong tương lai em nghĩ mình sẽ hợp làm mảng nào về digital art? Hoàng: Dạ em thích mảng Background hoặc Concept Game. Thực ra em thấy việc chơi game không hẳn quá tiêu cực. Game giúp em khá nhiều trong việc định hình phong cách, tạo hình… CMA: Chúc mừng Khánh Hoàng và chúc em sẽ giữ vững phong độ để gặt hái thêm nhiều thành công mới. Dưới đây là một số tác phẩm của Khánh Hoàng khi học tại CMA: (Comic Media Academy)

Thay vì treo bài theo hình thức truyền thống thì sự sáng tạo có thể mang đến những kết quả bất ngờ. “Sáng tạo” có thể là một phút lóe sáng của thiên tài. Và “Sáng tạo” cũng là kết quả của một quá trình tư duy có kỹ thuật mà bạn có thể học hỏi và rèn luyện. Trong môn Creative technique (Phương pháp sáng tạo), các bạn sẽ được tha hồ thực hành sáng tạo với bài tổng kết. Từ một chủ đề tự chọn, các bạn sẽ đưa ra 101 ý tưởng. Đây là môn học hướng dẫn phương pháp tư duy, giúp các bạn rèn luyện sự sáng tạo để đưa ra nhiều phương án trước khi chọn phương án tối ưu để phát triển. Tại buổi tổng kết môn của lớp Họa sĩ kể chuyện K17, các bạn đã mang đến làn sóng “phá vỡ quy củ” đầy mạnh mẽ khi tự tin trình bày sản phẩm của mình bằng rất nhiều hình thức khác nhau, thay vì chỉ đính bài lên bảng. Có bạn làm loạt mảnh ghép lớn, có bạn trải dài bài dưới sàn với hàng loạt mô hình, bạn thì treo bài kết hợp với chủ đề, bạn thì cắt ghép dán… Những màu sắc độc đáo của K17 đã khiến một buổi chấm bài vốn đã được mong chờ càng trở nên đặc biệt. (Comic Media Academy)

Sau những ngày đan nét miệt mài trong tiếng bút lướt trên giấy, lớp Họa sĩ kể chuyện K14-15 đã đến được buổi chấm bài Line technique 2. Tuy hơi mỏi tay chứ thật ra còn mỏi lưng nữa. Được cái lúc tổng kết treo bài được thầy khen, hái được điểm P với P+ tự nhiên thấy cũng vui! Line technique gồm 3 phần, giúp các bạn hiểu và nắm rõ được các vấn đề của nét, cách áp dụng và thực hành. Sau 2 học phần vẽ tay, các bạn sẽ bước vào học phần Kỹ thuật đi nét trên máy với phần mềm chuyên dụng. HỌC VỀ NÉT – CÓ LINE TECHNIQUE 1-2-3 (Comic Media Academy)

Thứ 2 là ngày đầu tuần, thứ 6 là ngày gì đây? Vừa là ngày được chờ mong nhưng cũng là ngày gây ám ảnh cho học viên Họa sĩ kể chuyện. Vì ngày chấm bài kết môn thường được xếp vào thứ 6, để các bạn có thêm thời gian làm bài và chuẩn bị cho phần triển lãm thuyết trình. Nhẹ nhẹ thì 1 môn, sương sương thì 2 môn, còn bình thường vào đợt sáng tác thì cả Viện cùng chấm, nhà nhà hòa vào không khí chạy deadline cho ngày thứ 6. Mời bạn cùng tham quan không khí chấm bài môn Line technique 2 của lớp Họa sĩ kể chuyện K14-15 và Phương pháp sáng tạo của lớp Họa sĩ kể chuyện K17 nhé! Buổi chấm bài này đã ghi nhận rất nhiều tác phẩm cuối môn đặc sắc mà CMA sẽ giới thiệu đến các bạn trong những bài tiếp theo! (Comic Media Academy)

[Hỗ trợ truyền thông] Cuộc thi vẽ tranh sáng tạo Smile Art Contest do nha khoa Westcoast tổ chức, dành cho các bé từ 12 tuổi trở xuống ở TP.HCM. Cuộc thi giúp các em phát huy năng khiếu mỹ thuật, tư duy sáng tạo; học hỏi thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng từ sớm. Một số thông tin chính về cuộc thi Smile Art Contest 2023 như sau: 1. Chủ đề: CUỘC PHIÊU LƯU ĐẾN WESTCOAST SAFARI . 2. Thông điệp cuộc thi: “Thế giới trong rừng sâu với vô vàn điều hấp dẫn đang chờ em khám phá. Là một nhà động vật học trong hình dáng nhân vật răng đáng yêu, em sẽ làm gì để nâng cao sức khỏe răng miệng cho muôn loài trong khu rừng rộng lớn mang tên Westcoast Safari?” 3. Thời hạn tham gia Vòng 1 : từ ngày 08/05 – 11/06 § Thời hạn nhận bài dự thi đến hết ngày 11/06/202 Vòng 2 (vòng chung kết) : § Từ ngày 12/06 – 14/06, 15 bài dự thi được BGK chọn vào vòng chung kết sẽ gửi bản vẽ chính thức về cho ban tổ chức. § Từ ngày 12/06 – 15/06, BTC sẽ gửi thư mời tham dự vòng thi chung kết và buổi lễ trao giải đến các trường, trung tâm, phụ huynh học sinh và các bé được vào vòng chung kết. § Ngày 25/06/2023 Vòng thi trực tiếp chung kết xếp hạng và buổi lễ trao giải sẽ được tổ chức tại TP.HCM. 4. Cơ cấu Giải thưởng · 1 Giải nhất: IPad Gen 10 10.9 inch 2022 Wifi 64GB · 1 Giải nhì: Đồng hồ thông minh · 2 Giải ba: Máy tăm nước · 5 Giải thưởng tuần: Hộp bút màu nước . 11 Giải Họa sĩ tài năng quà tặng trị giá 500.000đ dành cho các bé vào vòng chung kết 5. Thông tin cuộc thi thường xuyên cập nhật qua: Fanpage: https://www.facebook.com/westcoastinternational/ Landing page: https://nhakhoawestcoast.vn/cuoc-thi-ve-smile-art-contest-2023

Tác phẩm “Forget me not” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 – Chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” do Nhóm 50+50 thực hiện.  Thông điệp: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo cũng có “cá tính” riêng và bỗ trợ cho con người chúng ta ở nhều mặt, nhất là khi thời đại công nghệ hóa ngày một nâng cao. Chúng ta nên có cái nhìn bao quát hơn và công nhận sự ứng dụng, tiện dụng thông minh của AI” Bằng phương pháp truyền tải qua truyện tranh, nhóm chúng em mong sẽ đem đến cho người đọc cái nhìn thân thiện, đáng yêu về trí tuệ nhân tạo AI. Nội dung: Trong tương lai gần, người ta công bố một ứng dụng AI tích hợp đa nhiệm có khả năng giao tiếp và thực hiện được những thao tác như hoàn thiện tranh từ phác thảo, hoặc tự hát và phát nhạc dựa trên nhạc phổ. Alan Smith là một họa sĩ tranh truyền thống nổi tiếng người Anh. Với bản chất trầm tính và lối sống cổ điển, dù sống trong thời đại công nghệ phát triển nhưng Alan vẫn thích những gì thuộc về truyền thống và có thái độ tiêu cực với công nghệ AI. Một biến cố lớn đã đột ngột thay đổi cuộc sống của Alan. Liệu cậu có thể tìm lại động lực để tiếp tục vẽ hay không? Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm nhé! Dàn trang tác phẩm: Tác phẩm hoàn thiện: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “BIỂN HÓA” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Team WhiteCat thực hiện. Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN: Nhóm WHITECAT muốn thông qua tác phẩm này để bày tỏ ý kiến về vấn đề AI đang nổi lên hiện nay.  Có nhiều ý kiến khác nhau về AI, nhưng sự thật thì AI đang dần trở nên phổ biến và giúp đỡ con người trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy nên chúng ta nên có cái nhìn thoáng hơn về việc sử dụng AI, và có thể trong tương lai AI là người bạn không thể thiếu của con người. Cùng xem quá trình hoàn thành tác phẩm nhé! Một số trang của tác phẩm: Còn tiếp >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “The emotions” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm Bất Ổn Nhất Hệ thực hiện. Tóm tắt cốt truyện:  Vào  thế kỉ 22, con người đã phát triển vượt bậc và tạo ra người máy AI được gọi là AIR (Artifical Intelligence Robot). Bắt đầu từ đó, họ tạo ra hàng loạt AIR và tiến sâu vào phát triển AI cấy vào con người. Dần dần, do sự ô nhiễm nghiêm trọng trên trái đất buộc con người phải rời đi và sinh sống trên những hành tinh khác nhaunhau. Kỹ thuật ngày càng tân tiến, con người lai tạo robot ngày càng nhiều khiến cho những cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc biến mất. Thay vào đó là những cơ máy điều khiển cảm xúc trên khuôn mặt… Năm 2530, Farith-một người lai tạo và Eve-AIR là một đội giao hàng. Hàng ngày, họ đi qua những hành tinh khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày, trên đường trở về, khi con tàu thực hiện bước nhảy alpha thì trục trặc xảy ra khiến con tàu bị hút vào một thời-không gian khác. Con tàu rơi xuống trái đất cổ xưa, nơi con người đã từng vứt bỏ. Do tàu cần thời gian để phục hồi, Farith và Eve quyết định thăm dò nơi đây. Trong lúc khám phá, hai người đã bắt gặp một gia đình nhỏ gồm ba người, họ rất sẵn lòng giúp đỡ hai con người lang bạt không thân thế này. Ngày qua ngày, gia đình nhỏ ấy đã rót vào hai con người vô cảm ấy những cảm xúc kì lạ mà họ chưa bao giờ biết tới. Ngay cả một con AIR chưa bao giờ biết cười cũng bắt đầu nhen nhóm lên những câu hỏi lạ lẫm. Cô con gái vô tình nghe được những câu hỏi Eve đặt ra cho Farith, cô gái bé nhỏ ấy vô cùng bất ngờ khi biết rằng Eve không bao giờ cười. Chính vì thế, cô bé bắt đầu đưa Eve và Farith đi thăm thú, giải đáp những thắc mắc của họ…Thế nhưng, cuộc vui kéo dài không bao lâu, cả gia đình đã nhận được hung tin doanh nghiệp của người bố bị phá sản. Từ một ngôi nhà tràn ngập tiếng cười, giờ đây, sự âm u bao trùm cả ngôi nhà đáng thương ấy. Người bố tự dằn vặt mình rất nhiều, ngày càng lao đầu vào những ngày tháng rượu bia triền miên…Vào một buổi tối nọ, Eve bỗng dưng nhìn thấy những thước phim đáng sợ: hình bóng một người đang treo lủng lẳng trên trần nhà, kéo theo đó là vô vàn bàn tay kéo ba mẹ con rơi xuống hố sâu tuyệt vọng nhưng Eve lại không thể nào vươn tay cứu được họ…Eve bỗng tỉnh dậy, tự hỏi rằng những hình ảnh đó ở đâu ra…Biết tin con tàu đã phục hồi xong, Eve dường như không hề muốn quay về tương lai, Farith lại vì nhìn thấy quá nhiều thứ, anh sợ hãi, chối bỏ những cảm xúc nhen nhóm trong lòng anh. Chính vì hai quyết định trái ngược nhau, họ bắt đầu cãi nhau, thậm chí ra tay với nhau… KẾT: Khi biết được những hình  ảnh mà Eve đã nhìn thấy, Farith dường như cảm nhận được những gì mà Eve trải qua, xúc cảm bị dồn nén trong Farith dần dần phát triển. Farith đồng ý giúp đỡ thế nhưng cũng giải thích rằng cả hai đều không thể ở lại quá lâu vì có thể sẽ xảy ra xung đột không-thời gian Cả hai người bắt đầu tìm cách giúp gia đình nhỏ ấy. Thế nhưng, tư liệu về thế giới, trái đất này rất ít, hai người không thể tìm ra được cách nào cả…Dần dần rơi vào ngõ cụt, bỗng Farith nảy ra một ý nghĩ táo bạo…Trước khi lên tàu, họ tạm biệt gia đình nhỏ ấy bằng một món quà, một món quà sẽ thay đổi cả tương lai của cả gia đình và cả thế giới. Cuối năm 1930, Fark-người bố đã phát minh ra động cơ phản lực-một phát minh vĩ đại nhất của thế giới khi đó… KẾT 1 (Farith bắt Eve trở về tàu): Không thể thuyết phục được Farith, Eve quyết định bỏ trốn khỏi con tàu, chạy về với gia đình nhỏ ấy, về với nơi mà cô bé ấy gọi là nhà…Thế nhưng đập vào mắt Eve lại là hình ảnh người bố treo lủng lẳng trên trần nhà, ba mẹ con cũng vì quá sốc cũng đi tới một kết cục bi thảm. Eve dường như cảm nhận được rõ những nỗi đau khổ, dường như trái tim kim loại trong người Eve đã cảm nhận rõ ràng thế nào là sự bất lực, tuyệt vọng trước gia đình mà anh cho rằng đó là mái ấm… KẾT 2-Farith bắt Eve trở về tàu: Farith đe dọa Eve nếu Eve không trở về, anh sẽ hủy diệt cả gia đình ấy. Những lời nói ấy khiến Eve rất thất vọng về anh. Eve giằng xé giữa lý trí của một AIR và cảm xúc mới chớm ở trong lòng…Để bảo vệ gia đình nhỏ ấy, Eve đã ra tay tàn nhẫn với Farith và chạy về với gia đình nhỏ ấy,…-giống kết 1- Cùng xem qua quá trinh hoàn thành tác phẩm “The emotions” nhé! Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “MOM” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm EUPHORIA thực hiện. – Tên truyện : M 0 M – Thể loại tác phẩm : Truyện Tranh – Đề tài rộng : Tâm lý gia đình – Đề tài hẹp : Tâm lý gia đình bị tác động bởi yếu tố AI – Chủ đề : AI trong cuộc sống tương lai – Yếu tố : Giả tưởng – Cảm hứng : Sự thấu hiểu và tình cảm gia đình – Kết cấu : tuyến tính – Logline : Người mẹ muốn dành lại tình cảm mà đứa con của mình dành cho AI, nhưng đứa trẻ còn quá nhỏ để hiểu nên đứa trẻ và người mẹ có nhiều mâu thuẫn. –Thông điệp : Sự quan tâm của các thành viên trong gia đình –Ý nghĩa tác phẩm : Là bậc phụ huynh, con trẻ luôn quan sát bạn và sẽ có góc nhìn như thế nào về bạn, do chúng còn nhỏ nên chưa hiểu được ý nghĩa qua câu nói của bạn. Chỉ cần bạn đối xử tốt và dành đủ thời gian quan tâm với trẻ từ khi chúng còn nhỏ thì khi chúng đủ lớn để hiểu, lúc đó bạn sẽ đc chúng tôn trọng và thương yêu. Cùng xem qua tác phẩm “MOM” nhé!   Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “TỄU” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm “Nhóm 1 thầy Ân” thực hiện. Cảm hứng: Bộ tranh được lấy cảm hứng từ nhân vật Tễu – linh hồn của múa rối nước Việt. Chú Tễu AI “sống” trong không gian Thủy Đình thực tế ảo, nơi khán giả có thể tương tác cùng với sân khấu. Thông điệp: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian xưa đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính thời đại. AI là biểu tượng của trí tuệ nhân tạo thời hiện đại, là thứ hỗ trợ cái mà con người đang cần đang thiếu. Dùng AI như một công cụ tô điểm thêm cho sân khấu múa rối nước cũng là một hình thức tiềm năng để bảo tồn một loại hình nghệ thuật đang dần mai một. Cùng xem qua tác phẩm “TỄU” nhé! Bộ tranh minh họa: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Changes” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm Hunt thực hiện. LOGLINE Giáo sư tạo ra AI hoàn hảo để thay thế người vợ sau cuộc hôn nhân tan vỡ. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG Dành cho đọc giả từ 15 tuổi trở lên. THÔNG ĐIỆP Trong tình yêu, không phải lúc nào mọi thứ cũng có thể theo ý của mình, đôi khi bản thân phải thay đổi để mọi thứ tốt hơn. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “CÀ RỐT và THỎ” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do Nhóm Buffet Trà Sữa thực hiện. Đề tài: AI – Trí tuệ nhân tạo Chủ đề: Hướng nhìn tích cực về AI thông qua câu chuyện tình bạn giữa 1 đứa trẻ và Robot trí tuệ nhân tạo. Tên truyện: Cà Rốt và Thỏ Quy cách: Sách minh họa thiếu nhi Độ tuổi 3-6 tuổi Số tranh dự kiến: 25 trang Khổ sách: 25x25cm Logline: Câu chuyện của cô bé Cà Rốt 6 tuổi tinh nghịch làm quen với sự xuất hiện của Thỏ (robot gia đình) máy móc. Thông điệp: Mang lại hướng nhìn tích cực cho vấn đề AI (trí tuệ nhân tạo) gây tranh cãi hiện nay. Bằng lăng kính ngây ngô, bay bổng đứa trẻ đã chọn chấp nhận và tìm hiểu điều mới lạ thay vì bài xích, trốn tránh nó một cách tiêu cực. Chúng ta cùng AI là bạn đồng hành cùng nhau phát triển. Tóm tắt câu chuyện: Cà Rốt 6 tuổi là cô bé tinh nghịch thích khám phá được ba mẹ yêu thương và cưng chiều nhất nhà. Một ngày kia, ba bé chế tạo ra Thỏ (robot gia đình) để phụ giúp việc nhà cho mẹ. Ban đầu, bé vừa tò mò vừa ngưỡng mộ khi Thỏ có thể làm mọi thứ trên đời lại có thể bay cao ơi là cao. Nhưng sau đó, ba mẹ tập trung chú ý vào Thỏ không còn nhờ bé phụ giúp nữa nên bé không thích Thỏ nữa. Bé so tài với Thỏ từng việc nhỏ nhặt trong nhà, từ đó cũng phát hiện ra đôi khi Thỏ cũng không giỏi như mình nghĩ. Mãi đến một hôm, bé kẹt trên cây được Thỏ giúp bé mới dần thích bạn mới hơn và cho bạn chơi cùng. Trong một lần làm siêu anh hùng, Thỏ vì cứu bé Cà Rốt mà bị hỏng. May mắn thay ba bé đã sửa chữa giúp bạn Thỏ tỉnh lại. Từ đó, Cà Rốt xem Thỏ là thành viên mới đồng hành cùng gia đình mình. Cùng xem quá trình thực hiện tác phẩm Cà Rốt và Thỏ nhé! Một số trang của tác phẩm (Còn tiếp) >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “THẬP NHỊ BINH CHIẾN” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do nhóm GAOO thực hiện. Thành viên nhóm Gaoo: -Phạm Đăng Khoa -Nguyễn Thông Khiêm -Đặng Hữu Đạt -Nguyễn Thị Kim Hiệp GVHD: Gv.Lê Thắng Lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian Việt Nam “Ô ăn quan”, một trò chơi vừa thú vị, vừa bổ ích, tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua, giúp luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi. “Ô ăn quan” đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn rất ít trẻ em biết và chơi. Bảo tàng Dân tộc Việt Nam có trưng bày lưu giữ, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này. Mong muốn gợi nhớ lại trò chơi dân gian, nét đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Song song cộng hưởng nhịp điệu thế hệ trẻ, sự phát triển của thời đại công nghệ số, chủ đề “Trí tuệ nhân tạo”, với sự sáng tạo Nhóm Gaoo đã chuyển thể trò chơi “Ô ăn quan” bằng cách đưa vào những pha Đảo – Đổi luật bất ngờ, ly kỳ, thú vị, hấp dẫn, mới mẻ và gia tăng kịch tính cho người chơi không biết trước được kết quả sẽ đảo ngược ra sao…. tạo nên các cung bậc cảm xúc khác nhau khi chơi. Từ đó trò chơi “Thập Nhị Binh Chiến” ra đời cùng câu chuyện mở đầu. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “THẬP NHỊ BINH CHIẾN” nhé! Tác phẩm “THẬP NHỊ BINH CHIẾN” >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Thư Gửi Ba” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do nhóm Giao Liên thực hiện. -Thể loại: tự sự -Thể loại câu chuyện: tuyến tính – slice of life – hiện sinh -Cảm hứng: tích cực -Thông điệp: AI không phải để thay thế mà chỉ để hỗ trợ con người -Ý nghĩa: Công nghệ ngày càng phát triển mang đến cho cuộc sống nhiều điều tích cực. Song, không vì thế mà con người sẽ có một cuộc sống đáng tự hào. Chúng ta được tồn tại trên thế giới này không chỉ để hưởng thụ những điều có sẵn. Sứ mệnh của con người đâu chỉ là hưởng thu mà còn là học tập, lao động, chiêm nghiệm và khám phá. Con người chính là chủ đích của cuộc sống mà không gì thay thế được. -Logline: Xoay quanh câu chuyện đời thường qua những bức thư, cô bé tiểu học gợi nhiều trăn trở về sự sáp nhập giữa AI với con người cho ba – một giáo sư trí tuệ nhân tạo đang công tác xa nhà. Tóm tắt 1: Liên Giao sau khi đọc được những lá thư cũ của bà đã bắt đầu gửi thư cho ba đang là giáo sư trí tuệ nhân tạo ở Sydney. Những lá thư kể về cuộc sống thường ngày từ việc cô bé tham gia câu lạc bộ , học tập ở trường, chơi thể thao, bà bị ốm.  Về sau cô bé quan tâm và có nhiều thắc mắc với các vấn đề về nghệ thuật, công nghệ hồi sinh con người, cô bé cũng đặt ra câu hỏi về các ngành nghề ,cảm xúc với người bạn AI thông minh .Sau khi bà mất cô bé nhận được thông tin người ba cũng đã mất từ trước đó. Cô bé phải lựa chọn giữa việc sống trong hạnh phúc khi nhờ AI tiếp tục thay thế bố hoặc chấp nhận sự thật người bố và bà đã mất. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “Thư Gửi Ba” nhé! Phác thảo màu: Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “RIKI THE NEW ANDROID” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 – Chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” do Nhóm Hội Đồng Hành thực hiện. Cùng xem qua tác phẩm mà nhóm đã thực hiện trong thời gian qua nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Cuộc phiêu lưu kỳ thú” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 do nhóm Người Hướng Nội thực hiện. Đề tài: Trí tuệ nhân tạo (AI). Chủ đề: những điều tích cực AI có thể mang lại trong đời sống, cụ thể là trong việc giúp trông giữ trẻ. Đối tượng đọc giả: đọc giả dưới 6 tuổi. Thông điệp: mang đến góc nhìn tích cực về những gì AI có thể mang lại trong đời sống, cụ thể là trong việc giúp trông giữ trẻ. Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “Cuộc phiêu lưu kỳ thú” nhé! Tác phẩm: >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “NGƯỜI MÁY KIKI” – đồ án nhóm Hunted project mùa 4 – Chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” do Rubik Group thực hiện. Truyện truyền tải về lợi ích của AI mang lại cho con người. Đồng thời đưa ra vấn đề rằng AI tốt hay xấu là do con người nhìn nhận về nó. Người máy Kiki là đối tượng lấy ra để chứng minh điều đó. Truyện người máy Kiki Dành cho mọi lứa tuổi Style Comic: Thỏ Bảy Màu Đóng thành quyển truyện khổ 15,5x20cm kèm theo huy hiệu sticker. Truyện gồm 20 trang truyện chính và 2 trang ngoại truyện Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm “Người máy KiKi” của Rubik Group nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

“AI LÀ BẠN” – đồ án nhóm Hunted project 2023 do Đậu Team thực hiện.  Từ chủ đề Hunted project mùa 4 “Trí tuệ nhân tạo” nhóm muốn gửi gắm thông điệp: “AI Tốt hay xấu phụ thuộc vào quyền quyết định và hướng đi của mỗi người để nó có thể mang lại lợi ích hay những điều xấu cho chúng ta.” Cùng xem qua quá trình thực hiện tác phẩm với nhiều cung bậc cảm xúc mà nhóm đã thể hiện nhé!                        Cảm nhận    Hòa Hợp Những Mảnh Ghép   Tháo Gỡ Nút Thắt   Giá Trị   Con Rối   > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bạn đã bao giờ xem artwork của game ưa thích, rồi thầm nghĩ, “Ước gì mình cũng vẽ được như vậy!” nhưng đắn đo chưa biết bắt đầu từ đâu. Siêu sao trong lĩnh vực minh họa game, Esben Lash Rasmussen tại Riot Games, sẽ chia sẻ những điều bạn cần biết để trở thành họa sĩ minh họa game. Esben thích vẽ những thứ như Dragon Ball Z và Teenage Mutant Ninja Turtles. Khi còn nhỏ, anh được truyền cảm hứng từ hai người bạn cùng lớp vẽ rất giỏi, và cố gắng vẽ giỏi như họ. Trong suốt thời niên thiếu, bạn bè anh đều từ bỏ đam mê hội họa, riêng anh vẫn tiếp tục theo đuổi. Sau khi tham gia trại hè phát triển game và lấy bằng cử nhân tại Animation Workshop (Đan Mạch), anh làm việc cho Atomhawk, Sixmorevodka, Artwoork, rồi cuối cùng đầu quân cho Riot Games ở Los Angeles. Trong bài phỏng vấn dưới đây, anh đưa ra lời khuyên thiết thực về cách sáng tạo ra tác phẩm có giá trị và diện mạo của công việc này. Những lời khuyên về cách tạo nét riêng cho tác phẩm có thể khiến bạn ngạc nhiên! Nhà tuyển dụng muốn thấy gì? Quá trình phỏng vấn như thế nào? Thông thường, nếu nhà tuyển dụng gọi bạn đến phỏng vấn, điều đó cho thấy họ đã thích tác phẩm của bạn. Thường sẽ có bài kiểm tra, và họ muốn xem bạn giao tiếp ra sao, có chấp nhận làm việc theo nhóm hay không, và bạn tiếp nhận phản hồi như thế nào. Cần thể hiện gì trong portfolio? Nó phụ thuộc vào công ty và loại công việc bạn muốn. Bạn sẽ được tuyển vào làm đúng theo những gì bạn thể hiện trong portfolio. Thường thì tôi sẽ tìm hiểu công ty tôi muốn ứng tuyển đang làm gì, và cho họ thấy tôi có thể đi theo phong cách của họ, hiểu rõ vũ trụ của họ, song vẫn mang đến cho họ làn gió mới mẻ. Do trước đây từng làm một số việc cho Riot Games, nên tôi hiểu rõ sản phẩm, chất lượng, phong cách của họ. Tôi luôn tập trung vào minh họa, vì đó là điều tôi thích, và tôi có khuynh hướng kể chuyện bằng hình ảnh. Một ngày làm việc điển hình như thế nào? Ở Riot Games, tôi thường làm việc từ 10 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều. Chúng tôi gặp nhau, thảo luận về những việc đang cố gắng hoàn thành, cảm xúc của người xem, và những gì cần truyền tải qua hình ảnh. Bạn thường bị ảnh hưởng bởi những điều cá nhân bạn muốn, nhưng cần phải nhớ đây là quá trình hợp tác giữa nhiều người. Tôi khá thân thiết với đồng nghiệp bất kể họ làm công việc gì, mảng nào. Tôi thích làm việc với nhiều họa sĩ ở Riot, vì không có gì giá trị hơn việc xem người khác làm việc ra sao, giải quyết vấn đề như thế nào. Người trong dây chuyền sản xuất thường mắc phải sai lầm gì, làm sao để tránh? Tôi nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc phải là cố gắng tạo ra thứ gì đó “hay ho”, nhưng rút cuộc lại tạo ra thứ chung chung, nhạt nhẽo. Bạn cần có khả năng chuyển tải chủ đề một cách rõ ràng, và hấp dẫn người xem. Tay nghề dù giỏi cách mấy thì việc truyền đạt ý tưởng đến khán giả mới là quan trọng. Nghệ thuật là ngôn ngữ, và bạn cần cô đọng nó sao cho đơn giản, rõ ràng nhất. Có bí quyết nào để trở nên nổi bật hay không? Mỗi khi nảy ra ý tưởng, bạn cần tìm cách xoay lật nó. Lấy kinh nghiệm bản thân và những điều mình thật sự đam mê để áp dụng vào công việc. Cảm xúc từ cuộc sống sẽ mách bảo bạn về những chọn lựa sáng tạo, và những gì bạn muốn thể hiện có đánh trúng tâm lý người xem hay không. Việc này tuy mạo hiểm, song góp phần đem lại nét cá tính riêng. Sau đây là mẹo giúp cho mọi thứ trở nên thú vị: Làm ngược lại. Như đã đề cập ở trên, mỗi khi có ý tưởng, bạn cần tìm cách xoay lật nó. Ví dụ, bạn nghĩ ra câu chuyện đại loại như sư tử ăn thịt bướm, thì cố gắng lật lại thành bướm ăn thịt sư tử. Bạn lập tức có ngay tiền đề hấp dẫn hơn. Từ đó, bạn có thể xây dựng câu chuyện thật sự lôi cuốn. Bạn sẽ trở nên nổi bật nhờ mạnh dạn làm điều khác biệt. Điều mà bạn nhất định phải làm để trở thành họa sĩ minh họa game là gì? Theo tôi, vẽ minh họa là khó nhất trong vẽ 2D, vì bạn cần nắm vững mọi thứ. Phối cảnh, thiết kế, diễn xuất, màu sắc, diễn hoạt, quay phim, ống kính camera,… Học kiểm soát nhiều khía cạnh của hình vẽ, cân bằng chúng thành hình ảnh chân thực quả là một thử thách. Tìm kiếm và kể lại khoảnh khắc đắt giá trong câu chuyện vừa khó khăn nhưng cũng vừa thú vị. Nguồn: Art Rocket Dịch: Toàn Vũ

Một số nhân vật anime được tác giả tạo ra với đôi mắt luôn nhắm nghiền, chỉ mở mắt trong những cảnh quan trọng. Đây là lý do tại sao. Như nhiều fan lâu năm đã biết, nhân vật trong anime thường rất đặc biệt, họ có thể làm những việc mà người bình thường khi đặt trong bối cảnh xã hội thực tế sẽ không thể làm được ví dụ đi loanh quanh với hai tay đặt sau đầu hay thích nói huyên thuyên tên đòn tấn công dù đang trong một trận chiến nảy lửa. Ngoài ra trong anime còn xuất hiện các nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền, những nhân vật này thường khiến người xem bối rối, khó xác định tâm tình của họ. Vậy nhưng đây cũng chính là nhân vật sẽ cảnh báo những tình huống kịch tính sắp xảy ra. Nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền thường ranh ma, tinh quái, thích lừa người khác. Họ thuộc tuýp người hay pha trò, và thậm chí tỏ ra hơi lười biếng khi không tham chiến. Nhân vật này cũng thường mỉm cười tự mãn, và quái dị. Họ thường bị chế giễu và được gọi bằng những biệt danh xúc phạm. Tuy nhiên, họ có thể thuộc nhóm các chiến binh mạnh nhất trong series. Nhiều người trong số họ sở hữu siêu năng lực đòi hỏi họ phải nhắm mắt, trong khi số khác làm điều này như một cách để tập trung vào các giác quan khác. Một số nhân vật tham chiến với đôi mắt nhắm nghiền, bởi họ tự tin vào năng lực của mình. Do nhiều nhân vật cũng thường xuyên cười nhếch mép, nên vẻ ngoài của họ có thể khiến đối thủ tức giận, bởi đó là lời nhắc nhở không ngừng dành cho đối thủ về sự tự mãn của họ. Ví dụ, Gin Ichimaru chỉ mở mắt hai lần trong toàn bộ series Bleach. Gin được biết đến là một kiếm sĩ mạnh mẽ, đáng gờm. Anh là minh chứng tiêu biểu về nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền, chỉ mở mắt trong những cảnh quan trọng, chẳng hạn như cảnh lần đầu anh nhìn thấy Getsuga Tenshou của Ichigo và giải phóng Bankai của mình. Ranpo trong Bungou Stray Dogs không sở hữu năng lực đặc biệt như đồng nghiệp và đối thủ, nhưng anh có bộ óc thông minh và kỹ năng suy luận không ai sánh bằng. Ranpo thường nhắm mắt, chỉ mở mắt vào những thời điểm quan trọng như Gin. Trong trường hợp của Ranpo, anh chỉ mở mắt khi phát hiện ra điều gì đó thú vị hoặc phá giải được vụ án khó nhằn. Nhìn chung những nhân vật này thường đảm đương vai trò cụ thể trong series, nên fan luôn mong đợi họ xuất hiện. Nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền thường có chung đặc điểm về tính cách. Nhiều nhân vật trong số đó có tính kiêu ngạo, tự phụ, hay châm chọc, mỉa mai, và có xu hướng chểnh mảng hơn nhân vật khác. Trong trường hợp của Ranpo, anh thường nằm dài trong phòng, ăn linh tinh trong lúc chờ việc. Anh cũng tự tin giống như bao nhân vật đặc trưng này, thích cười cợt, gọi xã hội là “những đứa trẻ” cần được anh bảo vệ. Guila trong The Seven Deadly Sins thoạt nhìn tưởng là một cô gái ngọt ngào, nhưng kỳ thực đằng sau vẻ bề ngoài ấy là bản tính tàn nhẫn không thương xót. Bất kể là người hùng hay kẻ phản diện, nhân vật có đôi mắt nhắm nghiền luôn tự tin vào năng lực bản thân và không ngại khoe khoang chúng. Hầu hết trong số họ còn có tính cách khá tàn bạo. Ví dụ, Kaede trong Hayate the Combat Butler nhìn chung là một người tốt bụng bất chấp nụ cười quái dị của anh ta. Anh lịch sự, thân thiện với người khác, che giấu sự độc ác với Koutaro. Nhiều nhân vật khác sở hữu ngoại hình khiêm tốn bị mọi người chế nhạo, nhưng năng lực của họ không hề thấp. Mặc dù nhiều nhân vật trong số đó là phản diện với những âm mưu bất chính, số còn lại đều là người hùng có khiếu hài hước và đôi lúc không kiên dè nói ra những lời đầy gai nhọn. Nguồn: cbr.com Dịch: Toàn Vũ

Truyện tranh khơi dậy trí tưởng tượng của bao thế hệ cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Với những câu chuyện muôn thuở về người hùng chiến đấu chống lại cái ác, cuộc đấu tranh công lý, hay mối tình lãng mạn với những tình tiết ngọt ngào. Truyện tranh và sản phẩm ăn theo ngày càng trở nên phổ biến. Truyện tranh đã chuyển mình và dần trở thành xu hướng chủ đạo trong những năm gần đây. Marvel và DC, nơi ra đời của những siêu anh hùng nổi tiếng như Spiderman và Batman, là tay chơi lớn thúc đẩy xu hướng này. Ngoài ra, sự phát triển của Netflix với nhiều series có nguồn gốc truyện tranh được chiếu dưới dạng phim truyền hình cũng góp phần chứng minh việc truyện tranh đang ngày càng phổ biến và được yêu thích. Doanh nghiệp có thể học hỏi rất nhiều từ điều này, đặc biệt từ quan điểm tiếp thị. Doanh nghiệp tự xây dựng nội dung. Họ khởi đầu với nhóm nhỏ nhân vật, rồi theo thời gian, chuyển từ truyện tranh sang sách báo, truyền hình, và sản phẩm liên quan. Chìa khóa vàng? Kể chuyện Chìa khóa của tất cả điều này là phát triển kỹ thuật kể chuyện sao cho thực sự hiệu quả, một cốt truyện rõ ràng, và có nhiều khía cạnh để khai thác. Mọi người thích tìm hiểu thêm về nhân vật, dõi theo khi họ đối mặt với thử thách mới và vượt qua chúng. Những quy tắc này cũng được áp dụng dễ dàng cho tiếp thị nội dung (content marketing) tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu câu chuyện hấp dẫn, mọi người sẽ muốn biết nhiều hơn – đơn giản như vậy đó. Còn bài học nào nữa rút ra từ truyện tranh tiếp thị? Tìm cách thu hút người đọc là bài học tiếp theo. Và sự tương tác với người đọc chắc chắn hữu ích trong vấn đề này. Vì khi đã có sự tương tác nhất định cùng người đọc ta có thể truyền tải các thông điệp. Trên thực tế, một số nhân vật chủ chốt trong ngành công nghiệp truyện tranh đã trở thành nhà sản xuất, biên tập viên. Nguồn: Tech Business HQ Dịch: Toàn Vũ

Buổi hỗ trợ chuyên môn của CMA dành cho hoạt động vẽ tường mang tên “Mảng màu”, thuộc dự án Sketchnote for Good của các bạn sinh viên UEF (trường Đại học Kinh tế-Tài chính Tp.HCM). Dự án được thành lập với mục đích thiết kế, tạo sân chơi cho trẻ em tại phường Cầu Kho. Tại buổi tập huấn đặc biệt này, các bạn sinh viên UEF đã được cô Hoài Thương, Giảng viên-Trưởng nhóm Manga Comic thiếu nhi của CMA hướng dẫn những nội dung cần thiết cho công việc vẽ tường. Danh sách vật dụng, chất liệu màu, những kiến thức cơ bản về màu sắc, tạo hình, bố cục đã được cô Thương chia sẻ hết sức nhiệt tình trong sự quan tâm và háo hức của các bạn sinh viên. Với sự gần gũi và hài hước vốn có của mình, cùng kinh nghiệm hơn 5 năm làm việc cùng thiếu nhi, cô Hoài Thương đã giúp các bạn sinh viên UEF trang bị những viên gạch nền tảng để sẵn sàng triển khai công việc thật hiệu quả. Không chỉ hướng dẫn lý thuyết, cô Hoài Thương của CMA còn góp ý phác thảo và sẽ ra tận nơi để hỗ trợ thực tế cho các bạn vào buổi đầu tiên nữa! Với sự đồng hành của CMA, thân chúc dự án của các bạn UEF sẽ thành công thuận lợi và mang lại một sân chơi cộng đồng thật hữu ích cho thiếu nhi nhé! (Comic Media Academy)

Do tập đoàn KADOKAWA tổ chức, dành cho tất cả thí sinh trên khắp thế giới. BTC chấp nhận bài dự thi bằng 6 thứ tiếng khác nhau, kể cả tiếng Anh và tiếng Nhật nhờ sự hỗ trợ của các chi nhánh nước ngoài. Đây là cơ hội để bạn bước chân vào thế giới truyện tranh TATESC đầy thú vị! Cơ cấu giải thưởng Giải thưởng cho mỗi ngôn ngữ Giải nhất:      15.000 USD Giải nhì:        2.5000 USD Giải ba:         1.000 USD Giải thưởng chuyển ngữ và phát hành tại Nhật Bản Giải nhất:      15.000 USD Giải nhì:        2.500 USD Giải ba:         1.000 USD Giải thưởng chuyển ngữ và phát hành tại Nhật Bản sẽ được trao cho 3 tác phẩm dự thi bằng 5 ngôn ngữ không phải Tiếng Nhật là tiếng Anh, tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể, tiếng Thái, tiếng Malay. Lưu ý về giải thưởng Tác phẩm đoạt giải sẽ được phát hành nhiều kỳ dưới dạng truyện tranh cuộn dọc. Hơn nữa, biên tập viên của BTC sẽ đưa ra lời khuyên về cách phát huy tối đa tiềm năng của tác phẩm. Trong trường hợp tác phẩm đoạt giải không phù hợp cho phát hành nhiều kỳ, BTC sẽ hỗ trợ tác giả gởi tác phẩm khác từ portfolio, kể cả khả năng sáng tác tác phẩm mới với sự trợ giúp từ biên tập viên của BTC. Một số giải thưởng có thể không được công bố trong trường hợp không có tác phẩm dự thi nào đáp ứng tiêu chuẩn của BTC. Tiền thưởng được tính bằng USD và sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn nếu tác phẩm dự thi của bạn đoạt giải. Trong trường hợp bạn muốn nhận tiền thưởng bằng loại tiền không phải USD, tiền thưởng sẽ được quy đổi ra loại tiền bạn chọn theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm trao giải. Phí chuyển đổi ngoại tệ và phí ngân hàng khác có thể bị khấu trừ vào tiền thưởng. Thí sinh có trách nhiệm nộp thuế khi đạt giải theo luật nước mình. Chi tiết thanh toán sẽ được thảo luận sau với chi nhánh của KADOKAWA WORLD ENTERTAINMENT, Inc. TATESC là gì? TATESC là truyện tranh cuộn dọc có thể thưởng thức trên điện thoại, máy tính bảng, hoặc PC. Bạn có thể tham khảo mẫu truyện tranh TATESC tại đây: https://tatesc-comic.com/ Quyền lợi tham gia Tác phẩm đoạt giải ở mỗi thứ tiếng được bảo đảm phát hành nhiều kỳ và biên tập viên sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình! Tác phẩm đoạt giải chuyển ngữ và phát hành tại Nhật Bản sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Nhật và bảo đảm phát hành nhiều kỳ tại Nhật Bản. Không có giới hạn dựa trên kinh nghiệm và độ tuổi. Đăng ký với tư cách cá nhân hoặc tập thể/công ty đều được để có cơ hội giành một trong những giải thưởng của BTC. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Nhật Bản, thí sinh đoạt giải nhất mỗi ngôn ngữ sẽ được mời tham dự. Không dừng lại ở đó, BTC sẽ mở ra thêm cơ hội cho thí sinh giành chiến thắng cuộc thi. Thời gian nhận tác phẩm dự thi 09/03/2023 – 31/08/2023 Ban giám khảo Bao gồm các biên tập viên từ các nhà xuất bản KADOKAWA GROUP. Quá trình tuyển chọn Quá trình tuyển chọn sẽ bắt đầu sau thời hạn nhận tác phẩm dự thi. Các tác phẩm sẽ được tuyển chọn sau hai vòng sơ tuyển và vòng chung kết. Lịch trình có thể thay đổi tùy theo quá trình tuyển chọn. Thông báo kết quả Tác phẩm lọt vào vòng chung kết sẽ được công bố trên website vào tháng 10/2023. Kết quả sẽ được công bố trên website vào tháng 11/2023. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, vào tháng 12/2023. Điều kiện dự thi Bất cứ ai cũng có thể tham gia cuộc thi không phân biệt kinh nghiệm, quốc tịch, hay độ tuổi. BTC cũng chấp nhận thí sinh tham gia với tư cách tập thể và công ty. (Cá nhân, tập thể, hay công ty có tác phẩm hiện được phát hành nhiều kỳ trên tạp chí hay website của KODOKAWA, thí sinh có tác phẩm được phát hành nhiều kỳ từ ngày 01/01/2020 đến 31/08/2023 trên tạp chí và website của KODOKAWA sẽ không được phép tham gia). Chấp nhận tác phẩm dự thi bằng 6 ngôn ngữ khác nhau: tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể, tiếng Thái, và tiếng Malay. Lưu ý địa chỉ nhận tác phẩm dự thi sẽ khác nhau cho từng ngôn ngữ. Không gởi tác phẩm dự thi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trẻ em có thể tham gia, nhưng cha mẹ hay người giám hộ (đại diện hợp pháp) cũng phải có mặt tại thời điểm đăng ký tham gia, đọc hướng dẫn đăng ký, và điền vào biểu mẫu chấp thuận trước khi gởi tác phẩm dự thi. Sau khi đăng ký xong, thí sinh sẽ được coi là đã nhận được sự đồng ý của cha mẹ hay người giám hộ. Tập thể và công ty chỉ được phép tham gia nếu có quyền hợp pháp đối với tác phẩm dự thi. Định dạng file và kích thước hình ảnh -Tối thiểu 1 chap. -Nếu 1 chap có chiều rộng 760 px, thì chiều cao phải tối thiểu 20.000 px. -Độ phân giải tối thiểu 350 dpi. -Phải làm phẳng và gởi hình ảnh dưới dạng JPG. -Không chấp nhận thang độ xám, hình ảnh nhị phân, và JPEG lũy tiến. -Phải lưu hình ảnh với profile màu sRGB. -Chấp nhận tác phẩm màu và đơn sắc, nhưng khuyến khích sử dụng màu tối ưu cho xem truyện tranh cuộn dọc trên smartphone. -Tác phẩm dự thi phải phù hợp

Bài sáng tác cuối cùng trong quá trình học tập tại CMA của các bạn đã được hoàn thành. Với CMA, mỗi khóa Họa sĩ kể chuyện là một hiện diện đặc biệt với những nét màu sắc cá tính của riêng mình, khóa Họa sĩ kể chuyện K11 cũng không ngoại lệ. Các bạn đặc biệt từ số lượng học viên đến kỹ năng của từng cá nhân trong lớp. Không nhiều bạn có thể theo đến cùng việc học tập, nên tất cả sự nỗ lực của các bạn để có mặt tại buổi báo cáo đúng hạn là điều thầy cô luôn trân trọng. Như thầy Lê Thắng chia sẻ, các bạn có quyền tự hào về bản thân mình vì đã có thể hoàn thành cam kết với bản thân ở một hành trình. Các bạn Ý Anh, Gia Hiền, Khánh Duy đã mang đến các tác phẩm truyện minh họa và bộ tranh artwork đặc sắc, khai thác đúng thế mạnh và lĩnh vực quan tâm của từng bạn, có đề tài xuất phát từ trái tim khi mang theo đức tin và tinh thần lan tỏa. Trên mảnh đất sở trường của bản thân, các bạn đã thể hiện rõ sự chắc tay của mình trong cách thực hiện tác phẩm với quy trình rõ ràng, vừa vặn với tiềm năng phát triển rất cao. Các bạn đã thể hiện rõ sự tiến bộ của bản thân trong quá trình làm bài, cho người xem thấy được sự quan tâm của mình với tác phẩm. Dành nhiều lời khen nhưng thầy cô cũng dành nhiều tâm tư để góp ý không ít cho bài đồ án từ tổng thể đến chi tiết, ngay cả những chi tiết rất nhỏ về dàn trang và sắp chữ. Mạo hiểm là một sự thú vị, nên các thầy cô cũng bày tỏ nhiều tiếc nuối khi các bạn vẫn còn chọn vùng đất an toàn và chưa thật sự dấn thân khai phá hết thực lực và tiềm năng to lớn của bản thân. Một điều đặc biệt khác với những buổi báo cáo khác, buổi báo cáo đồ án của CMA thường không quy định thời gian báo cáo của từng bạn, mà luôn để cho thầy cô và các bạn trao đổi thật thoải mái, bởi đây là cơ hội cuối để các bạn được thầy cô sửa bài chính thức. Chúc mừng các bạn đã hoàn thành bài sáng tác cuối cùng của mình tại CMA. Sự học là vô tận, hành trình tri thức vẫn sẽ tiếp tục từ hôm nay từ công ty, từ đồng nghiệp, từ bạn bè, từ cuộc sống, chúc các bạn gặt hái thật nhiều trải nghiệm ngọt ngào trên hành trình tiếp theo. Cùng chờ đón lễ tốt nghiệp thôi. (Comic Media Academy)

Ở lớp Manga Comic nâng cao cấp độ 2, các em thiếu nhi sẽ được trực tiếp sáng tác những trang truyện đặc sắc trên chất liệu digital với phần mần chuyên dụng của Truyện tranh. Trước khi vẽ trên máy, các em sẽ được Giáo viên hướng dẫn kỹ năng vẽ tay, thiết kế nhân vật, sáng tác truyện tranh trên giấy ở các lớp Manga comic cơ bản và nâng cao. Điều này giúp các em rèn luyện tay và nắm bắt được những kiến thức chuyên môn cần thiết trước khi làm quen với những công cụ khác trên phần mềm. Vẽ trên máy là một công việc không hề đơn giản với các em thiếu nhi (và ngay cả với người lớn) nên sự nỗ lực không hề nhỏ bé của các em luôn được thầy cô luôn trân trọng và trở thành động lực (và một chút áp lực) với các anh chị lớn (cố gắng rèn luyện thôi nào, không lẽ mình vẽ thua mấy em!). Một số hình ảnh buổi tổng kết bế giảng: (Comic Media Academy)

Là truyện tranh dã sử Việt cho tuổi trưởng thành được mong đợi suốt ba năm, buổi ra mắt ‘Vạn Nhân Ký – Noãn’ của cặp đôi tác giả Linh Thạch đã thu hút đông đảo bạn trẻ yêu truyện tranh tại TP.HCM. Nhiều bạn trẻ xúng xính cổ phục truyền thống, tay cầm truyện tranh háo hức đến giao lưu cùng Linh Thạch, cặp đôi tác giả – họa sĩ của Vạn Nhân Ký – Noãn, cũng là hai anh em ruột. Chờ đợi truyện tranh dã sử Việt cho người lớn Buổi trò chuyện diễn ra sôi nổi, thân mật, đôi lúc hài hước với những tràng cười rộ khi Linh hoặc Thạch lỡ miệng “tiết lộ” vài tình tiết trong truyện. Mở đầu bằng lời xin lỗi vì đã bắt độc giả chờ đợi Noãn suốt ba năm, Linh Thạch nhanh chóng “bật mí” tin vui sẽ có tất cả 7 cuốn cho bộ Vạn Nhân Ký. Cuốn thứ hai Thực được kỳ vọng sẽ ra mắt đầu năm sau. Thông tin khiến các fan truyện tranh vô cùng háo hức. Thạch bộc bạch lý do hai anh em quyết tâm thực hiện Vạn Nhân Ký là bởi “ấm ức”. Có ba là họa sĩ Nguyễn Trung Tín, tác giả bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh, Linh Thạch được tiếp cận và yêu lịch sử từ sớm. “Sử Việt là một “quặng vàng” với rất nhiều đề tài khai thác, muốn làm “cung đấu”, “xuyên không” đều không khó. Thế nhưng lại chưa nhiều tác phẩm chất lượng. Tụi mình tức, nên phải làm thôi!” – Thạch cười xòa. Từ đó hai anh em đã gắn bó với Vạn Nhân Ký như “cái nghiệp”, không bỏ được dù vấp không ít khó khăn. Có thời gian cả hai phải tạm dừng để Linh thi tốt nghiệp, tìm việc làm, cũng có khi vì bế tắc ý tưởng… Cả hai còn liên tục “cãi nhau” để ra được hướng đi thuyết phục nhất. Sự dũng cảm của những họa sĩ trẻ yêu sử Việt Là người mê chính kịch và bi kịch, Thạch luôn muốn tạo nên những tác phẩm sống động, đa chiều, không chỉ khắc họa nhân vật lịch sử mà còn thể hiện tâm tư tình cảm của những người bình thường ở thời đại đó. Vì thế, cả hai chọn dã sử, thể loại hư cấu để được sử dụng nhiều nguồn sử liệu khác nhau, cả trong và ngoài nước, cả chính thống lẫn dân gian để mang đến nhiều trải nghiệm đa diện hơn. Tên các nhân vật cũng được thay đổi để tránh độc giả hiểu nhầm đây là truyện lịch sử. Tuy nhiên cả hai vẫn nỗ lực tìm kiếm các nguồn tư liệu về bối cảnh, phục trang, nhà cửa, thuyền bè lẫn khí giới… sát bối cảnh lịch sử nhất nhằm khắc họa nên một tác phẩm hư cấu nhưng vẫn gần gũi với giai đoạn đầy biến động của thế kỷ 18. Vạn Nhân Ký vì thế không hướng người xem theo góc nhìn tác giả mà khơi gợi tò mò và nhiều góc nhìn khác. Hai tác giả cũng “giấu” vào truyện nhiều ẩn dụ thú vị cho những ai yêu thích sử Việt.  Còn với độc giả chưa thuộc sử, đây là một truyện tranh dễ đọc và đầy cảm hứng. Cuối sách có mã QR để các bạn truy cập thông tin chi tiết từng nhân vật. Với Vạn Nhân Ký, hai tác giả và đại diện Du bút kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi góc nhìn độc giả, để thấy lịch sử không hề khô khan, truyện tranh là một phương tiện truyền đạt tuyệt vời, và người sáng tác có thêm động lực cho ra những tác phẩm chất lượng, giữ niềm tin cho độc giả có cùng tình yêu sử Việt. Lấy cảm hứng từ giai đoạn Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn phân tranh, Noãn mở ra một không gian giả tưởng của thế kỷ 18 với nhân vật chính Lý Phúc Anh – một hoàng thân thất thế trên đường trốn chạy. Với đầu tư công phu cả về hình ảnh lẫn nội dung từ hai tác giả Linh và Thạch, Vạn Nhân Ký – Noãn là tác phẩm xứng đáng để độc giả chờ đợi và ủng hộ. Bộ truyện được đặt trước hơn 1.000 bản, in 2.000 bản và dự kiến sẽ sớm tái bản trong thời gian tới. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ 

Quyết định chọn trường để theo học rất quan trọng vì đây là một sự đầu tư lớn về thời gian, tiền bạc, và công sức; vì vậy, bạn sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc trước khi đăng ký theo học. Trong bài phỏng vấn dưới đây, ba họa sĩ chuyên nghiệp: Brandon Lyon, Anngelica Parent và Tylerr Bolyarrd sẽ chia sẻ kinh nghiệm học tại trường nghệ thuật, cũng như đưa ra lời khuyên trong việc chọn lựa chương trình học phù hợp với bạn! Gặp gỡ họa sĩ Anngelica Parent là họa sĩ ánh sáng cấp cao tại Naughty Dog. Cô có bằng Cử nhân Khoa học về Công nghệ Hoạt hình (BSAT) của Đại học Arkansas – Forrth Smith (2012) và Thạc sĩ Mỹ thuật (MFA) của Đại học Texas, Dallas (2015). Tyler Bolyard là họa sĩ thiết kế nhân vật 3D tại Netfix Animation. Anh có bằng Cử nhân Mỹ thuật (BFA) của trường Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Columbus (2011) và Chứng chỉ CG về Mô hình và Kết cấu 3D của trường Hiệu ứng Hình ảnh Gnomon (2013). Brandon Lyon là nghệ sĩ điêu khắc kỹ thuật số tại Funko. Anh tốt nghiệp Cao đẳng Cypress năm 2003. 1) Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng khi tìm trường Biết trước nghề nghiệp mình muốn theo đuổi có thể giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Ban đầu, Brandon theo học chuyên ngành nghệ thuật số (digital art) tại Cypress, và điều này đưa anh đến với công việc thiết kế đồ họa chuyển động. Tuy nhiên, anh phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để nhận ra mình có đam mê lớn hơn với điêu khắc kỹ thuật số. Bạn nhận ra nghề nghiệp mình thực sự muốn theo đuổi càng sớm chừng nào càng tốt chừng nấy. Tôi lẽ ra sẽ không phải vòng vo như vậy nếu ngay từ đầu biết mình không đam mê thiết kế đồ họa. Nói thì nói vậy, đi đường vòng đến nơi bạn muốn cũng không sao cả. (Brandon Lyon) Đối với những ai vẫn còn phân vân chưa chắc chắn, việc theo học tại trường nghệ thuật với nhiều lớp học khác nhau có thể giúp bạn xác định nghề nghiệp mình muốn theo đuổi. Khi Tyler tham gia khóa học tự chọn về nghệ thuật 3D tại CCAD, anh nhận ra mình muốn tập trung vào ngành học này. Anngelica cũng chỉ ra rằng trường học có thể dạy bạn thêm nhiều điều bổ ích về các bước trong quy trình sản xuất. Mọi sự khởi đầu suôn sẻ, vì học viên nghĩ mình muốn theo nghề gì… cho đến khi họ bắt đầu cọ xát với nó. Tôi từng nghĩ mình muốn trở thành họa sĩ hoạt hình cho đến khi bắt đầu học vẽ hoạt hình, rồi nhanh chóng nhận ra nó không dành cho mình. (Anngelica Parent) 2) Xem xét chương trình giảng dạy của trường Kiểm tra xem chương trình giảng dạy của trường là đại cương hay chuyên ngành. Mặc dù chương trình đại cương cho phép bạn thử nghiệm nhiều thứ, song nó có thể không đủ chuyên sâu cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Sau khi tốt nghiệp đại học, Anngelica có kiến thức tổng quát về nhiều chuyên ngành, nhưng không có kỹ năng chuyên sâu trong bất kỳ chuyên ngành nào. Portfolio không đủ sức giúp cô tìm việc, điều này phần nào ảnh hưởng đến quyết định theo học thạc sĩ tại UTD và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của cô. Theo cô, học viên chỉ nên tập trung vào một hay hai kỹ năng chuyên môn trừ khi muốn trở thành người đa năng. Ngoài ra, cô cũng đề nghị kiểm tra xem trường chú trọng vào đào tạo thực hành hay giảng dạy lý thuyết. Một số chương trình có thể nặng về lý thuyết hơn thực hành, nên cần cân nhắc điều này khi chọn trường. (Anngelica Parent) Tham khảo người khác nói gì về chương trình giảng dạy của trường cũng rất hữu ích. Xem trường mà bạn muốn theo học có được công nhận với thứ hạng cao trong các bài so sánh, đánh giá hay không, trường đã giành được giải thưởng cho chương trình giảng dạy hay chưa. 3) Xem qua tác phẩm của học viên trường Thực tế, việc xem qua tác phẩm của học viên khóa trước đã ảnh hưởng đến quyết định theo học của Tyler. Tôi thiết nghĩ, trưng bày tác phẩm của học viên là một cách tuyệt vời để không chỉ tôn vinh nghệ thuật, mà còn cho thấy chất lượng giảng dạy mà bạn có thể mong đợi nhận được từ các lớp học ở trường. Tất nhiên, trong cuộc sống có rất nhiều thứ cho bạn học hỏi và vận dụng, nhưng việc thưởng lãm những tác phẩm chất lượng của học viên trong các phòng trưng bày của trường đã ảnh hưởng đến quyết định theo học toàn thời gian của tôi. (Tyler Bolyard) 4) Tìm hiểu các hoạt động ngoại khóa của trường Anngelica gợi ý bạn nên xem xét các câu lạc bộ, dự án nghiên cứu, và thực tập nào được cung cấp tại ngôi trường tương lai của bạn. Cô cho biết học viên có thể tích lũy kinh nghiệm quý báu từ các dự án này, đặc biệt trong môi trường làm việc nhóm, nó giúp bạn nắm rõ các kỳ vọng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Anngelica tham gia vào các hoạt động của trường từ việc giúp thành lập câu lạc bộ hoạt hình đến làm mô hình 3D trong thời gian du học nước ngoài. Ngoài ra, cô còn làm trợ giảng và tham gia hoạt động nghiên cứu nghệ thuật môi trường để giúp trang trải chi phí học tập. 5) Xem xét các cơ hội kết nối Brandon

Trong thời điểm hiện tại, có quá nhiều anime cho bạn tha hồ lựa chọn đến mức thật khó có thể quyết định được nên xem gì, thậm chí đối với fan anime kỳ cựu cũng thế. Nguyên nhân chủ yếu là do độ dài, những anime như Naruto, Bleach, hay One Piece đều rất dài. Tuy nhiên, có những anime không cần câu chuyện dài hoặc tập phim trọn vẹn mới đủ sức mang lại trải nghiệm thú vị. Các studio phát hành nhiều phim chuyển thể hơn bao giờ hết, họ ưu tiên anime ngắn gói gọn trong 13 – 26 tập, một số dưới 13 tập. Số khác có các tập ngắn hơn 24 phút. Không phải mọi bản phát hành đều tuyệt vời, nhưng sự đa dạng này phần nào đã giúp thị trường anime thêm phần mới mẻ. 10) Hetalia: Axis Powers (52 tập, 5 phút) Hetalia: Axis Powers lấy bối cảnh Thế chiến thứ hai với các hình người đại diện cho các quốc gia. Hetalia đưa vô số tài liệu tham khảo và câu chuyện cười lịch sử, thậm chí cả những câu chuyện tế nhị, vào các tập phim chỉ dài 5 phút. Sức hấp dẫn của Hetalia: Axis Powers đến từ sự tương tác giữa các nhân vật, phản ánh một cách dí dỏm, chính xác mối quan hệ quốc tế tại thời điểm đó. Để che đậy chủ đề nặng nề về chiến tranh và xung đột, Hetalia áp dụng cách tiếp cận hài hước với những trò chơi chữ khôi hài, điều giúp bộ phim trở nên đáng xem. 9) Anohana: The Flower We Saw That Day (11 tập) Chỉ vỏn vẹn 11 tập, Anohana: The Flower We Saw That Day kể câu chuyện sâu sắc về hành trình vượt qua nỗi đau mất mát. Sau khi nhóm bạn chia xa  mỗi người một nơi, một trong số họ, Menma, chẳng may qua đời trong một vụ tai nạn. Nhiều năm sau, cựu thủ lĩnh của nhóm, Jintan, bắt đầu nhìn thấy phiên bản về già của Menma. Cô đã trở lại trong hình hài hồn ma để thực hiện ước nguyện cuối cùng trước khi đầu thai kiếp khác. Anohana làm rung động trái tim người xem, dù còn đôi chút thiếu sót so với những bộ phim hiện đại tương tự. Tuy nhiên, Anohana vẫn nằm trong số những bộ phim hay. 8) Aggressive Retsuko (100 tập, 1 phút) Aggretsuko kể về cô gấu trúc đỏ Retsuko, 25 tuổi, làm kế toán tại một công ty Nhật Bản. Câu chuyện cuộc đời cô được kể qua tiểu phẩm dài 1 phút kết hợp giữa hài kịch và tường thuật về công việc thường nhật ở Nhật Bản. Aggretsuko là minh chứng cho thấy bạn có thể thưởng thức anime trên Netflix. Anime đề cập văn hóa tham công tiếc việc của người Nhật Bản. Aggretsuko xuất sắc trong việc truyền tải thông điệp với thời lượng mỗi tập cực ngắn, pha chút hài hước vui nhộn. 7) Yuri!!! On Ice (12 tập) Sức hấp dẫn của trượt băng nghệ thuật đã biến 12 tập phim này thành cơn sốt toàn cầu. Yuuri!!! On Ice là anime thể thao kể về vận động viên trượt băng nghệ thuật người Nhật tên Yuri Katsuki khao khát trở thành nhà vô địch dưới sự giúp đỡ của huấn luyện viên người Nga Victor Nikiforov. Sự nhiệt huyết và tương tác giữa hai nhân vật chính là yếu tố chính thúc đẩy câu chuyện. Victor không chỉ là huấn luyện viên, anh còn giúp Yuri nâng cao lòng tự trọng và phát triển con người toàn diện. Anime thể thao phô diễn những màn vũ đạo chân thực, đẹp mắt, phá vỡ khuôn mẫu của những series thiên về trình diễn thể thao như Prince of Tennis. 6) Gunbuster (6 tập) Gunbuster xoay quanh nữ học viên quân sự Nono cố gắng trở thành phi công không gian trong cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh. Để biến ước mơ lái chiếc Gunbuster thành hiện thực, cô đã phải hy sinh nhiều thứ. Anime kinh điển của Gainax này kết hợp giữa cách kể chuyện kịch tính với những khoảnh khắc nhẹ nhàng giữa các nhân vật. Gunbuster kết hợp nét thẩm mỹ của thập niên 80 với những câu chuyện chiến tranh xuyên không gian và thời gian. Chỉ dài 6 tập, Gunbuster là tác phẩm đầu tay nổi tiếng của đạo diễn Hideaki Anno. Trên thực tế, nhiều chủ đề và mô-típ trong Neon Genesis Evangelion bắt nguồn từ Gunbuster, chẳng hạn như nữ chính thú vị nhưng đầy khiếm khuyết, cuộc chiến mecha tàn khốc. 5) FLCL (6 tập) Chỉ dài vỏn vẹn 6 tập, FLCL theo chân Naota khám phá thế giới kỳ lạ của người trưởng thành. Anh cùng bạn đồng hành ngoài hành tinh Haruko trải qua những buồn vui. FLCL của Studio Gainax là một bộ phim hài pha hành động siêu thực, nhưng bên dưới lại kể câu chuyện về lứa tuổi mới lớn và trưởng thành. FLCL có số lượng tập phim rất khiêm tốn trong mùa đầu tiên, nhưng vẫn nằm trong số những anime đáng nhớ nhất cho đến nay nhờ hình ảnh và bầu không khí khá kỳ dị, lạ thường. Mùa mới đang trong quá trình sản xuất sau gần 18 năm “ngủ đông.” 4) No Game, No Life (12 tập) No Game, No Life kể về hai chị em Sora và Shiro cảm thấy nhàm chán với cuộc sống quá dễ dàng trong thế giới thực. Do đó, thần trò chơi, Tet, quyết định đưa họ đến thế giới Disboard, nơi bạo lực bị cấm, và tranh chấp được giải quyết thông qua trò chơi. Sora và Shiro bắt đầu dấn thân vào hành trình chinh phục thế giới mới thông qua sức mạnh của trò chơi. Khi No Game, No Life bắt đầu phát sóng vào

Sau gần một tháng cặm cụi cần mẫn chuẩn bị ráo riết, thầy trò CMA tụi mình đã có một buổi giới thiệu tác phẩm sáng tác nhóm thật tưng bừng ở Đường Sách thành phố Hồ Chí Minh. Tham quan triển lãm không chỉ có các đơn vị truyền thông báo chí, các công ty, nhà xuất bản mà còn có gần 500 lượt khán giả, từ trong nước đến quốc tế ở mọi độ tuổi. Rất nhiều lời khen, lời động viên và cả những lời góp ý quý báu đã được gửi trao thật chân thành đến các nhóm, giúp các bạn hoàn thiện hơn trong tương lai. Bên cạnh các giải thưởng của Hội đồng chuyên môn, các nhóm còn được nhận các giải thưởng của Công chúng thông qua sự bình chọn của khán giả tại triển lãm. Đây là một cơ hội để các bạn học tập và đo lường thị hiếu khán giả qua các hoạt động thực tế. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn học viên đã nỗ lực mang đến một kỳ sáng tác thật chất lượng và đáng nhớ. Cám ơn quý quan khách, quý công ty, nhà xuất bản, các anh chị phóng viên báo đài đã quan tâm và giúp chương trình thành công tốt đẹp. Hẹn gặp lại mọi người vào Hunted project mùa sau. (Xem thêm hình ảnh tại fanpage Comic Media Academy VN) (Comic Media Academy)

Việc trải nghiệm những chất liệu mới như màu sáp dầu hay các loại giấy có độ nhám cũng mang đến cho các bé nguồn cảm hứng sáng tạo mới.  Bé Vũ Mai Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi 1-1 (Level 3), đã được trải qua 10 buổi học bao gồm vẽ tay và vẽ máy. Bé được học cách cảm nhận và kết hợp giữa vẽ truyền thống trên giấy và vẽ trên máy, cách để tạo ra tranh từ các điểm, các đường hay các mảng màu,… Thoải mái sáng tạo, bé đã thực hiện những tác phẩm vô cùng đáng yêu và ngộ nghĩnh, cùng điểm qua một số tác phẩm bé đã vẽ trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Vũ Mai Anh: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 ngay để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy)

Lớp Digital Painting Thiếu nhi là nơi các bé được thỏa sức sáng tạo vẽ vời trên nền tảng kỹ thuật số. Được đưa những trải nghiệm, những câu chuyện mà bé muốn nói thông qua nét vẽ và màu sắc.  Với sự hướng dẫn của giáo viên đứng lớp, bé Trần Thị Hải Vân lớp Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 1) đã có nhiều tiến bộ và hoàn thành tốt bài tập của mình. Cùng xem qua các bài vẽ mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Trần Thị Hải Vân: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ người có lẽ là một trong những bài tập các bé thích thú vì có thể sáng tạo kiểu tóc, trang phục đến biểu cảm nhân vật. Bên cạnh đó để xoay góc mặt cho nhân vật là một điều không dễ thực hiện.  Bé Phạm Nguyễn Tâm An lớp Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 2) đã thực hiện rất tốt khi vẽ các nhân vật ở những góc mặt khác nhau. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Phạm Nguyễn Tâm An >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những nhân vật đáng yêu được bé Huỳnh Minh Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 2) thực hiện trong quá trình học tập.  Màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng mang lại cảm giác dễ thương trong từng bức tranh. Bé Minh Anh đã thể hiện sự tiến bộ rõ rệt qua nét vẽ cũng như cách lên màu của bé. Cùng xem qua các tác phẩm bé đã thực hiện nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Huỳnh Minh Anh >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Digital Painting Thiếu nhi K27 (Level 3) do bé Nguyễn Trương An Nhiên thực hiện. Có thể thấy bé đã biểu đạt được cảm xúc nhân vật, từ ánh mắt đến phần miệng nhân vật được lột tả cảm xúc rất tốt.  Cùng xem qua bài cuối khóa và một số bài tập mà bé đã thực hiện trong quá trình học nhé! Tác phẩm Digital Painting – HV Nguyễn Trương An Nhiên:       >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Hunter x Hunter” sở hữu nhiều tuyến nhân vật, phe phái khác nhau nên tạo ra một số điều khó hiểu cho độc giả. Gần đây, một bộ manga mới có thể phức tạp hơn cả tác phẩm trên. Ngay khi mới ra mắt, Hunter x Hunter đã gây tiếng vang lớn bởi sự cuốn hút lớn đến từ nội dung. Bên cạnh đó, bộ manga cũng được biết đến như một trong những tác phẩm khó hiểu nhất của Shonen Jump khi xây dựng các mối quan hệ, phe phái đan xen phức tạp. Gần đây, bộ truyện Cipher Academy của Nisioisin và Yuji Iwasaki cũng nổi lên như một đối thủ đầy tiềm năng đối với Hunter x Hunter nếu xét về độ… phức tạp. Bộ truyện tập trung vào Iroha Irohazaka khi anh cố gắng sống sót trong một ngôi trường khốc liệt. Ra mắt vào cuối năm 2022, Cipher Academy mang đến cho độc giả một thế giới khó hiểu với quá nhiều bí ẩn giữa các mối liên hệ. Tuy nhiên, chương mới nhất của tác phẩm đã đẩy mức độ phức tạp lên một tầm hoàn toàn mới. Chương 15 của Cipher Academy tiếp tục với trò chơi nguy hiểm Murder Mystery và trở thành phần truyện khó hiểu nhất của truyện tính đến nay. Trong trò chơi đó, mọi người được giao vai trò với khả năng riêng để nhập vai vào các nhân vật đặc biệt sao cho phù hợp nhất. Sau đó, tất cả phải giải quyết một loạt câu đố đặc trưng của Cipher Academy để cố gắng khám phá ra kẻ sát nhân bí ẩn. Thử thách này vốn đã phức tạp nhưng điều khiến nó trở nên khó nhằn hơn là mỗi nhân vật lại có khả năng giải mã riêng từ những gì trò chơi mang lại. Ngoài ra, thay vì trình bày các khung tranh trò chuyện theo cách thông thường, các tác giả đã thể hiện cuộc đối thoại của các nhân vật một cách phức tạp hơn nhiều, khiến độc giả mất thêm kha khá thời gian để điều chỉnh xem ai đang nói gì để rồi từ đó mới dần liên kết các mảnh ghép với nhau. Cipher Academy là bộ truyện nổi bật với những câu đố khó giải và đặc biệt là cách chơi chữ đầy hóc búa. Điều này không quá bất ngờ khi tác giả Nisioisin từng rất thành công và nổi tiếng với việc tạo ra các tác phẩm phức tạp dựa vào hình thức chơi chữ. Điển hình có thể kể tới Monogatari hoặc Medaka Box. Vì vậy, để có thể “thấm” được 100% nội dung của chương 15 Cipher Academy, độc giả sẽ phải dành nhiều thời gian và tâm trí để nghiền ngẫm thấu đáo. Mặc dù Cipher Academy không có nhiều nhân vật như Hunter x Hunter, tác phẩm lại mang đến một thử thách quá đỗi khó khăn (Murder Mystery) khi mỗi người có thể nắm giữ hai nhân vật, một là bản thân mình, hai là vai trò được giao cùng khả năng đặc biệt mới. Chính điều đó đã khiến việc tìm kiếm đáp án thực sự khó khăn hơn gấp trăm lần khi số lượng các giả thiết tăng lên theo cấp số nhân, tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi nhân vật trong thử thách đó. Nguồn: zingnews

Trong thời đại công nghệ, nhiều ngành nghề mới được hình thành và phát triển nhanh chóng, trong đó có Digital Painting (Vẽ trên máy tính). Ứng dụng của Digital Painting rất đa dạng, bao gồm: Hoạ sĩ thiết kế game, hoạ sĩ vẽ minh hoạ sách, hoạ sĩ truyện tranh, hoạ sĩ vẽ storyboard,… với thu nhập khá cao. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ hiện nay rất quan tâm đến ngành Digital Painting, nhưng làm sao để biết bạn có phù hợp với ngành nghề này. Bạn phải thích vẽ Digital Painting (hay vẽ trên máy tính) là việc sử dụng những thành quả của công nghệ để hỗ trợ cho việc vẽ. Thay vì mất nhiều thời gian và chi phí cho cả trăm loại hoạ cụ, thì bạn chỉ cần một chiếc bảng vẽ kết nối với máy tính có cài sẵn các phần mềm chuyên dụng. Công nghệ tạo ra một bước ngoặt, giúp hoạ sĩ vẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn, nhưng bạn vẫn sẽ phải đích thân vẽ bằng đôi bàn tay của mình. Chính vì vậy, yếu tố tiên quyết để biết bạn có phù hợp với ngành nghề này đó là bạn nhất định phải có niềm yêu thích với hội hoạ. Bạn chấp nhận được sự hỗ trợ của công nghệ Thế giới luôn thay đổi, công nghệ vì thế cũng thay đổi liên tục. Nếu như trước đây, các phần mềm như Photoshop chỉ phổ biến trong việc chỉnh sửa ảnh và thiết kế, thì bây giờ, các công cụ hỗ trợ cho việc painting đã ngày một phát triển và không ngừng cải tiến. Để phù hợp với ngành Digital Painting, bạn phải chấp nhận rằng mình sẽ phải liên tục học hỏi để cập nhật những sự thay đổi của công nghệ, những công cụ, phần mềm mới. Bạn phải chấp nhận rằng, công nghệ là một phần của sự sống, và là một phần của hội hoạ hiện đại. Bạn có sức sáng tạo không giới hạn Dù có sự hỗ trợ của công nghệ, nhưng chủ thể của tác phẩm nghệ thuật vẫn là người nghệ sĩ, vì vậy để phù hợp với ngành Digital Painting, bạn phải chắc chắn rằng mình là người có sức sáng tạo và yêu thích việc sáng tạo. Không chỉ thế, trong thời đại mà khả năng của máy tính và các phần mềm ngày càng phát triển, thì sức sáng tạo là điểm giúp bạn tạo nên điểm riêng biệt để tồn tại trong nghề. Bạn có một “cột sống” khoẻ Nếu như vẽ truyền thống, bạn có thể ôm hoạ cụ đi đến núi rừng, miền quê,… để vẽ; bạn có thể vẽ trong nhà, ngoài trời; có thể đứng, ngồi khi vẽ, thì vẽ Digital Painting, hầu như bạn phải ngồi một tư thế với máy tính và bảng vẽ hàng giờ liền. Mặc dù hiện nay đã có nhiều công cụ hỗ trợ gọn nhẹ, song việc phụ thuộc vào nguồn điện khiến hoạ sĩ Digital Painting nhìn chung vẫn kém linh động hơn hoạ sĩ truyền thống. Vì vậy, để đảm bảo hành trình gắn bó dài lâu với ngành Digital Painting, bạn hãy trang bị cho mình một sức khoẻ tốt và một “cột sống” dẻo dai nhé! (Comic Media Academy)

Thầy trò CMA đã có 1 buổi cùng nhau điểm qua 13 tác phẩm Truyện tranh – Digital painting sẽ có mặt tại Triển lãm Hunted project với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo” vào chủ nhật tuần này. Đây là cơ hội để các bạn học viên được biết đề tài của nhau và học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm làm việc. Và cũng là dịp để thầy cô lắng nghe những trải lòng của các bạn về trải nghiệm làm việc nhóm. Tại buổi báo cáo, thầy cô đã dành nhiều lời khen cho sự chỉn chu và sáng tạo của các tác phẩm. Chỉ trong 3 tuần tập trung làm việc, các bạn đã hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, với sự phối hợp ăn ý để tạo ra một tác phẩm đồng nhất hoàn chỉnh. Một số tác phẩm còn kết hợp với yếu tố văn hóa và tương tác thực tế mang đến những trải nghiệm rất mới mẻ và thú vị cho hội trường. Dù vẫn còn đôi chút sự rụt rè ở một số nhóm khi sử dụng chủ đề AI như một gia vị chứ chưa thực sự là nguyên liệu chính nhưng 13 tác phẩm đều được đánh giá cao bởi sự nỗ lực của tất cả học viên. Tuy là sáng tác nhóm nhưng không ít học viên đã thể hiện được sự tiến bộ cá nhân của mình qua quá trình làm việc. Sáng tác nhóm cũng là một hoạt động đã để lại rất nhiều kỷ niệm cho các bạn học viên. Có không ít khó khăn được các bạn chia sẻ sau quá trình làm việc, từ bí ý tưởng, mất thành viên, cho đến những mâu thuẫn, khó khăn về kỹ thuật, và cũng không thiếu những niềm vui được nhận lại sau khi đi qua những thử thách đó, để trưởng thành hơn. CMA sẽ tổ chức 1 buổi triển lãm các tác phẩm Sáng tác nhóm với tên gọi Hunted Project tại Đường Sách Tp. Hồ Chí Minh. Mời bạn đến với buổi triển lãm để tham quan và bình chọn cho các tác phẩm mình yêu thích. Thời gian: 9h00 – 12h00 Chủ nhật, ngày 26.03.2022 Địa điểm: Đường Sách Tp. Hồ Chí Minh (Comic Media Academy)

Hoạ sĩ vẽ truyện tranh, vẽ minh hoạ,… là những chuyên ngành đang được quan tâm hiện nay, bởi tính thiết thực phù hợp với nhu cầu của thị trường, hơn nữa mức thu nhập dành cho hoạ sĩ làm trong lĩnh vực minh hoạ và truyện tranh ngày càng cao chính là điểm thu hút những bạn trẻ đam mê vẽ vời. Tuy nhiên, tìm được một trung tâm đào tạo phù hợp vẫn là điều khiến nhiều bạn lăn tăn khi mới tiếp cận nghề. Comic Media Academy (CMA) gửi đến bạn những điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo tại Viện. Không chỉ học vẽ, bạn được đào tạo để trở thành người kể chuyện Ở CMA, kĩ năng kể chuyện bằng hình ảnh được đặt ngang bằng với kĩ năng vẽ. Hình ảnh cho dù dưới hình thức truyện tranh, minh hoạ, hay chỉ là một artwork thông thường sẽ tăng giá trị nếu đằng sau chúng là một câu chuyện thú vị. Hơn nữa, khi vẽ truyện tranh/minh hoạ đang trở thành một nghề “hot” trong thời đại hiện nay, việc được trang bị kĩ năng kể chuyện giúp bạn có thêm thế mạnh trong thị trường lao động khốc liệt. Chương trình hoạ sĩ kể chuyện ở CMA được xây dựng dựa trên giáo trình kể chuyện của các Studio lớn như Pixar, Disney,… Chính vì vậy mang tính ứng dụng cao, không chỉ trong lĩnh vực truyện tranh, minh hoạ, mà còn trong cả điện ảnh, hoạt hình, hay thậm chí là viral clip. Việc am hiểu lý thuyết kể chuyện giúp bạn có cơ hội tuyệt vời để góp mặt trong các studio tiêu chuẩn quốc tế. Được thực hiện các project sáng tác ngay trong chương trình học Bên cạnh các môn học nền tảng, mỗi học kì ở CMA, bạn sẽ được tham gia vào một kì sáng tác, bao gồm sáng tác cá nhân và nhóm. Nếu ở kì sáng tác cá nhân, bạn được tự do thoả thích sáng tạo và vẽ nên câu chuyện của mình, thì ở kì sáng tác nhóm, bên cạnh việc sáng tác, bạn sẽ học được cách để vận hành một project theo nhóm – đây là kĩ năng vô cùng cần thiết nếu bạn muốn được làm việc ở một studio lớn trong tương lai. Không chỉ thế, với mỗi kì sáng tác nhóm, CMA đều mở các triễn lãm công khai để học viên có cơ hội đưa sản phẩm của mình tiếp cận với khách hàng, bên cạnh đó cũng hiểu thêm về thị hiếu của khách hàng để từng bước có những định hướng đúng đắn cho nghề nghiệp của mình. Những kì thực tế đáng nhớ Không chỉ là học trong trường lớp và sách vở, CMA đặc biệt quan tâm đến những trải nghiệm của học viên ở thế giới bên ngoài, bởi chỉ có trải nghiệm và tiếp xúc thực tế mới giúp học viên làm phong phú thêm những ý tưởng của mình. Các kì thực tế trong các môn: Nghiên cứu thiên nhiên, nghiên cứu xã hội, posing, thực tế doanh nghiệp,… là thời điểm để học viên luyện cho mình một đôi mắt biết quan sát thế giới một cách tinh tế, từ đó làm tác phẩm của mình thực tế hơn, tiếp cận được đến với nhiều người hơn. Tham gia dự án ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường Với trang web việc làm trực tuyến, CMA Studio là nơi kết nối doanh nghiệp với học viên. Thực tế không ít học viên ở CMA đã có thể tham gia các dự án thực tế và kiếm được thu nhập ngay từ học kì 3, 4. Việc tiếp cận sớm với công việc là cơ hội để bạn biết được nhu cầu tìm kiếm lao động của doanh nghiệp, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tiếp tục trau dồi trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. (Comic Media Academy)

Bao năm qua, các tín đồ của Bảy Viên Ngọc Rồng luôn trông ngóng một điều xảy ra: Vegeta sẽ vượt qua Goku. Bảy Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp (Dragon Ball Super) đã làm rất tốt trong việc tạo ra một Vegeta ngang tài ngang sức với Goku, và nhiều lần ám chỉ rằng cuối cùng Hoàng tử Saiyan có thể giành danh hiệu chiến binh hùng mạnh nhất, dù chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, trong chap 85 do Akira Toriyama sáng tác và được vẽ bởi Toyotarou đã chứng minh rằng series vẫn đi theo mô típ cũ, nghĩa là Vegeta sẽ không bao giờ vượt qua được Goku. Sự ganh đua giữa Vegeta và Goku là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho series Bảy Viên Ngọc Rồng. Khi mới xuất hiện lần đầu, Vegeta là chiến binh hùng mạnh trong liên minh, nhưng mọi thứ nhanh chóng thay đổi, và kể từ đó, nhân vật này buộc phải đóng vai phụ. Mỗi lần Vegeta bắt kịp, Goku lại vượt qua với biến hình hoặc sức mạnh mới. Tương tự, trong Bảy Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp, ngay sau khi Vegeta đạt đến trạng thái Super Saiyan Blue, thì Goku lại vượt mặt với Ultra Instinct. Tuy nhiên, một trạng thái mới là Ultra Ego dường như mang lại cơ hội cho Hoàng tử Saiyan. Đó là một sức mạnh khác với Ultra Instinct mà Goku sử dụng, Vegeta ít nhất cũng có thể ngang cơ với Goku, nhưng điều này nhanh chóng được chứng minh là sẽ không xảy ra. Ultra Instinct và Ultra Ego đều vô dụng trong cuộc chiến chống lại Gas, kẻ sử dụng các viên ngọc rồng để thỏa mãn khát vọng trở thành chiến binh hùng mạnh nhất vũ trụ. Trên thực tế, khi người dùng càng chịu nhiều sát thương, Ultra Ego sẽ càng mạnh, nên kỹ năng này dường như thích hợp cho đối đầu với địch thủ vượt trội hơn, và cuối cùng Vegeta có lợi thế hơn Goku. Tuy nhiên, trong chap 85, Vegeta gục ngã trước khi kịp giáng đòn quyết định vào Gas, do hứng chịu lượng sát thương quá lớn. Khi Goku xuất hiện liền triển khai hình dạng mới Ultra Instinct mạnh mẽ hơn Gas, nghĩa là Vegeta tội nghiệp bị bỏ lại phía sau một lần nữa. Vegeta có nhiều fan, nhưng Goku vẫn là nhân vật chính trong Bảy Viên Ngọc Rồng. Toriyama dường như không muốn thay đổi mô típ quen thuộc, vì thế Goku sẽ luôn là người hùng giải cứu vũ trụ. Trên thực tế, trạng thái Ultra Ego của Vegeta do Toyotarou tạo ra. Mangaka trẻ tuổi có cách tiếp cận đổi mới và ít bị ràng buộc bởi cái mà Toriyama xem là bí quyết giúp Bảy Viên Ngọc Rồng trở thành bộ manga nổi tiếng nhất thế giới. Vậy nhưng dù Bảy Viên Ngọc Rồng Siêu Cấp đã làm mới nhiều khía cạnh và vẫn đáng xem, song cần thay đổi mô típ để tránh sa vào lối mòn. Cho Vegeta đánh bại kẻ xấu, dù chỉ một lần, và tất nhiên đều này sẽ không làm thay đổi tình cảm của fan dành cho Bảy Viên Ngọc Rồng. Không ít fan trung thành của bộ manga huyền thoại cảm thấy rằng Vegeta đã chứng tỏ mình là địch thủ xứng tầm của Goku trên nhiều phương diện, bao gồm cả việc tự luyện kỹ năng Ultra Ego, trong khi Goku phải học kỹ năng Ultra Instinct thông qua sư phụ Whis. Cuộc chiến chống lại Gas tưởng rằng sẽ là cơ hội lý tưởng cho Vegeta chiếm spotlight và ra tay giải cứu vũ trụ. Đáng buồn thay, điều này đã không xảy ra, hoặc ít nhất không xảy ra trong series này. Bất kể fan ngày đêm mong ngóng điều đó, có vẻ như Bảy Viên Ngọc Rồng sẽ không thay đổi mô típ, và Vegeta sẽ không bao giờ vượt qua được đối thủ Goku. Nguồn: SCREEN RANT Dịch: Toàn Vũ

Buổi triển lãm tác phẩm Truyện tranh – Digital painting thường niên của CMA đã trở lại với chủ đề cực “hot”. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI) đã trở thành một điểm sáng rực rỡ của công nghệ, mang đến những tiềm năng khai thác to lớn cho người sử dụng, nhưng cũng gây ra không ít tranh cãi lẫn lo ngại, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nội dung, sáng tạo nghệ thuật và hội họa. AI sẽ là đối thủ hay sẽ là trợ thủ cho người làm sáng tạo? Điều gì làm nên sự khác biệt trong tác phẩm của AI và người họa sĩ? Người sáng tạo nghĩ gì về khả năng cạnh tranh, khả năng thay thế, các khía cạnh bản quyền và đạo đức của việc sử dụng AI vào tác phẩm? Để tồn tại và không bị đào thải, chúng ta nên học sáng tạo như thế nào trong thời đại AI? Buổi triển lãm các tác phẩm Truyện tranh – Digital Painting mang tên Hunted Project với chủ đề “Trí Tuệ Nhân Tạo” sẽ giới thiệu đến mọi người góc nhìn về vấn đề này từ những người trong cuộc, là các họa sĩ trẻ đang học tập tại Viện truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA). Thời gian: 9h00 – 12h00 Chủ nhật, ngày 26.03.2022 Địa điểm: Đường Sách Tp. Hồ Chí Minh Sự kiện quy tụ 13 tác phẩm với đa dạng hình thức từ Truyện Tranh đến Digital Painting. Bên cạnh các giải thưởng của Hội đồng chuyên môn do các Giảng viên của Viện phụ trách, các tác phẩm tham gia triển lãm còn có cơ hội nhận được các giải thưởng thông qua sự bình chọn từ khách tham quan. Đây được xem là một hoạt động thiết thực giúp các học viên nắm bắt được thị hiếu và sự đón nhận của thị trường. Thân mời các bạn cùng đến tham quan và bình chọn cho các tác phẩm nhé! ——— VỀ HUNTED PROJECT: Hunted Project (Săn tìm siêu phẩm) là một “môn học đặc biệt” được CMA tổ chức thường niên nhằm tạo môi trường cho học viên làm việc nhóm, thực hành các kỹ năng nghề nghiệp và ứng dụng chuyên môn vào sản xuất thực tế. Đây cũng là cầu nối giữa học viên – doanh nghiệp – người thụ hưởng tác phẩm, mang lại cơ hội cho doanh nghiệp tìm được nhân sự có tài năng, phù hợp với nhu cầu phát triển sáng tạo của công ty. (Comic Media Academy)

Giai đoạn cao điểm của tập thể thầy trò CMA. Thầy cô mất ngủ, lo lắng, vừa động viên đôn đốc vừa sửa bài xuyên ngày xuyên đêm. Học trò: đêm đêm em thắp đèn trời (sẵn thức cày bài cho kịp deadline), cầu file không mất, cầu máy không treo, cầu bạn trong nhóm không bị thất tình cho đến khi báo cáo. CMA sẽ tổ chức 1 triển lãm tác phẩm Sáng tác nhóm vô cùng đặc biệt tại trung tâm thành phố vào chủ nhật tuần sau, các bạn hãy đón đợi thông tin sắp được bật mí nhé! (Comic Media Academy)

Nếu là fan của truyện tranh và mong muốn trở thành một hoạ sĩ truyện tranh, hẳn bạn sẽ rất thắc mắc và muốn tìm hiểu rằng mình phải bắt đầu từ đâu. Cho dù là bạn yêu thích manga hay là một fan của comic, thì nhìn chung để thành một tác giả truyện tranh, bạn đều cần phải bắt đầu từ 4 điểm sau. 1) Bắt đầu với khối cơ bản Nghe có vẻ hơi kì lạ, nhưng để bắt đầu với việc vẽ truyện tranh, bạn phải chắc rằng mình hiểu được các khái niệm cơ bản của hội hoạ. Hãy bắt đầu và thường xuyên luyện tập với các hình khối, đặc biệt là việc quan sát và vẽ các khối trong các môi trường với những nguồn sáng khác nhau. Điều này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều không chỉ trong việc vẽ phong cảnh, dụng cụ, mà còn là vẽ các nhân vật truyện tranh. 2) Học vẽ phối cảnh Những bạn mới học vẽ truyện tranh thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc vẽ phối cảnh và đôi lúc thường bỏ cuộc. Nhưng phối cảnh là một trong những lý thuyết quan trọng nhất với không chỉ hoạ sĩ truyện tranh mà còn với bất kì ai muốn dấn thân vào con đường hội hoạ. Phối cảnh giúp bạn vẽ được các vật thể trong không gian ba chiều, ở những góc độ khác nhau. Thành thục vẽ phối cảnh giúp bạn có những góc quay ấn tượng trong tác phẩm truyện tranh của mình. 3) Màu sắc và ánh sáng Bên cạnh truyện tranh trắng đen, ngày nay truyện tranh màu trở nên vô cùng phổ biến nhờ sự phát triển của các nền tảng đọc truyện online. Vì vậy để trở thành một hoạ sĩ truyện tranh trong thời đại mới, bạn cần phải có kĩ năng sử dụng màu sắc hiệu quả khi vẽ tranh, bạn nên học những vấn đề cơ bản của lý thuyết màu sắc, đặc biệt làm cảm xúc màu trong việc tạo nên tone và mood chung cho tác phẩm truyện tranh của mình. Ánh sáng cũng là một phần vô cùng quan trọng, ánh sáng tác động đến hoà sắc của tác phẩm, và còn ảnh hưởng đến cảm xúc của bộ truyện khi bạn thay đổi vị trí đặt nguồn sáng khác nhau. Đặc biệt trong truyện trắng đen, ánh sáng là yếu tố tiên quyết trong việc tạo nên sắc độ cho những khung truyện. 4) Kĩ năng xây dựng kịch bản Khác với những loại hình khác của hội hoạ, với truyện tranh, ngoài việc vẽ, bạn cũng cần phải trang bị cho mình một kĩ năng kể chuyện thú vị. Bởi tính mỹ thuật sẽ giúp khán giả chú ý vào tác phẩm của bạn, nhưng nội dung mới là yếu tố quan trọng giúp bạn giữ họ lại với câu chuyện của mình. Những thể loại truyện khác nhau sẽ có những cách kể chuyện, chia khung, đặt góc camera khác nhau để giúp tác phẩm trở nên thu hút. Người hoạ sĩ kể chuyện là người có ý tưởng tốt, và biết cách ứng dụng các yếu tố của hội hoạ để tôn vinh nên tác phẩm của mình. (Comic Media Academy)

Hoa muồng vàng, hoa muồng hoàng yến, hoa bò cạp vàng. Nhiều tên gọi cho một sắc hoa vàng rực rỡ. Mùa này ghé lại CMA, bạn sẽ dễ bị đốn tim bởi sắc vàng ngập tràn góc sân trường. Đứng dưới tán hoa đã đẹp, đi dọc hành lang nhìn từng chùm hoa đung đưa rồi cánh hoa mỏng manh bay lượn lờ trong gió lại thấy còn mê hơn. Mùa hè ở CMA không có hoa phượng, nhưng có hoa bò cạp vàng, hoa muồng hoàng yến. Bạn ơi tranh thủ ra ngắm “nàng thơ tóc vàng” này kẻo mùa hoa vội đi qua mất. (Comic Media Academy)

PHIM HOẠT HÌNH XUẤT SẮC NHẤT: GUILLERMO DEL TORO’S PINOCCHIO Bộ phim hoạt hình stop-motion Pinocchio của nhà làm phim lừng danh Guillermo del Toro và đồng đạo diễn Mark Gustafson đã nhận được vô số lời ngợi khen từ giới phê bình và khán giả, dẫu phim chỉ chiếu trên nền tảng trực tuyến của Netflix với kinh phí sản xuất chỉ 35 triệu USD (so với 150 triệu USD của bản live-action). Guillermo del Toro’s Pinocchio mang đến cảm xúc mới lạ cho người xem, với phần kể chuyện bằng hình ảnh sáng tạo và những khung hình đẹp mắt, vừa u tối nhưng không kém phần rực rỡ. Bộ phim vừa là một câu chuyện đậm chất phiêu lưu, vừa truyền tải những chủ đề lớn về con người. Guillermo del Toro’s Pinocchio đã xếp hạng top 1 Netflix toàn cầu, chiến thắng giải Quả cầu vàng cho hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất trong số 3 hạng mục được đề cử. PHIM HOẠT HÌNH NGẮN XUẤT SẮC NHẤT: THE BOY, THE MOLE, THE FOX AND THE HORSE Bộ phim hoạt hình 34 phút do Charlie Mackesy và Peter Baynton đạo diễn, được sản xuất dựa trên cuốn sách cùng tên của chính Charlie Mackesy đã được gọi tên cho hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất Oscar 2023. The boy, the mole, the fox and the horse là câu chuyện xoay quanh tình bạn của bốn nhân vật khác nhau gồm một cậu bé, một con chuột chũi, một con cáo và một con ngựa. Bốn nhân vật cùng chia sẻ các cuộc trò chuyện chân thành và sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống, và tình bạn trong hành trình tìm kiếm một ngôi nhà của cậu bé và nhận ra những bài học về cuộc sống. Bộ phim “The boy, the mole, the fox and the horse” mang đến thông điệp chữa lành với “ý nghĩa về lòng tốt, lòng dũng cảm và hy vọng.” Phim được chiếu trên nền tảng của Apple TV+, BBC One. Hình ảnh: Netflix, bbci Comic Media Academy

Tác giả truyện tranh One Piece, Eiichiro Oda đã thử nghiệm với AI trong mấy tháng qua. Tháng 12 năm ngoái, Oda đã nhờ AI vẽ nhân vật Lucci và cảm thấy thích thú khi kết quả của việc này đã biến anh chàng đáng sợ Lucci thành một cô gái nhỏ. Oda đã vẽ tranh mô tả phản ứng của Luffy và đăng tải nó dưới dạng video trên kênh YouTube chính thức của One Piece. Oda thậm chí còn tiến xa hơn khi nhờ ChatGPT viết chương tiếp theo cho One Piece. Tài khoản Twitter của One Piece đăng tải toàn bộ nội dung cuộc trao đổi giữa Oda và chương trình trí tuệ nhân tạo. Trong tin nhắn đầu tiên, Oda nói mình không thể sáng tác câu chuyện tiếp theo cho One Piece, nên nhờ ChatGPT viết “một câu chuyện đặc biệt và thú vị.” AI hồi đáp yêu cầu của Oda bằng câu chuyện về “Vua bóng tối” bắt cóc Chopper. Để đánh bại ông ta, Robin liên kết với “Bộ tộc bóng tối” trong quá khứ của cô. Nhờ sự giúp sức của liên minh mới thành lập, băng Mũ Rơm đánh bại Vua bóng tối. Tiếp theo AI hỏi Oda, “Anh nghĩ sao về câu chuyện này? Nó có nhân vật phản diện điều khiển bóng tối, chủng tộc bóng tối bí ẩn, và những người bạn mới. Robin vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng. Độc giả sẽ chú ý đến những kiến thức cô ấy có và những hành động cô ấy sẽ thực hiện trong suốt câu chuyện.” Oda liền đáp, “Xin lỗi, câu chuyện này thật nhàm chán. Bạn vui lòng trình bày ý tưởng thú vị hơn được không?” Sau đó, ChatGPT đưa ra câu chuyện xoay quanh một người ngoài hành tinh sống ẩn mình trong nhóm thuyền trưởng và thủy thủ đoàn. Hành tinh quê hương của người này bị phá hủy bởi một phi thuyền hiểm ác, và họ buộc phải trà trộn lên thuyền One Piece để truy đuổi kẻ thù. Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đã giúp họ. Trong chuyến hành trình, các thuyền viên và người ngoài hành tinh dừng chân trên hòn đảo nơi mụ phù thủy độc ác sinh sống. Mụ phù thủy âm mưu đánh cắp mảnh vỡ ngôi sao, thứ cần thiết cho việc khôi phục hành tinh quê hương của người ngoài hành tinh. Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn hợp sức với người ngoài hành tinh đánh bại mụ phù thủy và khôi phục hành tinh. Lần này, Oda có vẻ thích câu chuyện. “Cảm ơn!” anh trả lời. “Tôi sẽ viết đúng như thế.” Xem cuộc trò chuyện giữa Oda và ChatGPT tại ĐÂY Việc chúng ta cần làm là chờ xem Oda có thực hiện theo cốt truyện mà ChatGPT đã mách nước hay không. Nguồn: Anime News Network Dịch: Toàn Vũ

Đọc vị màu sắc, không còn bế tắc khi vẽ màu! Thầy Bảo Ân bảo rằng thầy luôn thích các môn học màu sắc, “Bởi nó cho cơ hội để nói màu vốn dĩ không đáng sợ”. Ở môn Basic Painting 1, các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện sẽ được hướng dẫn những nguyên tắc cơ bản trong việc “đọc” và “pha” màu. Tại buổi triển lãm tổng kết môn, thầy Bảo Ân không chỉ đánh giá cao khả năng cảm thụ và dùng màu của các bạn K17 mà còn đặc biệt dành lời khen cho tinh thần học tập đầy cầu tiến của lớp. Dù có khi phải sửa bài tới 5-6 lần hay vô số lần phải vẽ lại, các bạn đều nỗ lực để hoàn thành. Đó là một tinh thần học tập luôn được thầy cô trân trọng và ghi nhận. Ảnh: Hoàng Ly-Kim Hiệp Comic Media Academy

Công ty Pokémon vừa công bố hình ảnh mới về nhân vật Giáo sư Friede, và người bạn đồng hành đáng tin cậy, thuyền trưởng Pikachu, trong loạt anime sắp ra mắt Pokémon. Thông báo kèm theo hình ảnh nhân vật mang lại cái nhìn cực ấn tượng về thiết kế của cặp bạn thân này. Giáo sư Friede mặc áo khoác bomber màu nâu sành điệu, đeo kính bảo hộ trên trán, đứng cạnh thuyền trưởng Pikachu. Linh vật Pokémon vẫn mang hình hài kinh điển của nhân vật này cho dù khoanh tay, đội mũ thuyền trưởng trên đầu. Bộ đôi này sẽ cùng các nhân vật  khác tham gia vào hành trình khám phá những điều bí ẩn xoay quanh mặt dây chuyền và quả cầu Poké. Phó chủ tịch tiếp thị của The Pokémon Company International, Taito Okiura bày tỏ sự phấn khích khi giới thiệu Pikachu trong series mới, và tuyên bố nhân vật này “vẫn sẽ là biểu tượng cho thương hiệu.” Đây sẽ là tập phim đánh dấu sự chuyển mình từ cách kể chuyện truyền thống sang câu chuyện có tính nối tiếp xuyên suốt thế giới Pokémon. Series hứa hẹn sẽ mang nhân vật phiêu lưu khắp các vùng đất, tương tự như series gần đây Pokémon Journeys. Ngoài ra, câu chuyện sẽ xoay quanh mặt dây chuyền của Liko, Friede và thuyền trưởng Pikachu sẽ đóng vai trò chính. Ra mắt từ năm 1997, anime Pokémon kể về những cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Ash Ketchum. Câu chuyện về Ash sẽ đi đến hồi kết trong Pokémon Ultimate Journeys: The Series sau hơn 1.200 tập. Sau đó, anime tiếp tục phát hành với Liko và Roy đóng vai trò là gương mặt mới. Anime khởi động này sẽ ra mắt tại Nhật Bản vào tháng 4/2023. Anime cũng có nhiều mối liên kết với video game Pokémon Scarlet và Violet, chẳng hạn như nhân vật Liko đến từ vùng đất Paldea trong game, và mặt dây chuyền giống biểu tượng được dùng để nhận diện Terastal mechanic. Hiện vẫn chưa rõ mặt dây chuyền này sẽ đóng vai trò gì trong câu chuyện, song tất cả sẽ được tiết lộ khi bộ phim lên sóng. Gần đây, Pokémon Ultimate Journeys: The Series đã phát hành những tập mới trên Netflix ở Mỹ. Những khoảnh khắc trong phần kết chuyến hành trình của Ash và Pikachu đáng yêu dự kiến sẽ xuất hiện ở những tập cuối trong tương lai gần. Nguồn: cbr.com Dịch: Toàn Vũ

“Vẽ mẫu” hay “Study mẫu” là một cách học giúp bạn rèn việc quan sát và cảm giác. Việc Study từ mẫu không đòi hỏi sự sáng tạo bay bổng của người vẽ nên rất dễ tiếp cận cho những bạn vừa bắt đầu, và là một trong bài cơ bản để bạn rèn luyện kỹ năng. Khi vẽ mẫu, ngoài việc cảm giác được không gian đa chiều của vật mẫu, người vẽ còn rèn được kỹ năng quan sát và phân tích, từ ánh sáng đến đường nét để thể hiện lại chính xác. Cùng một mẫu vật, nhưng khả năng tập trung quan sát và cách vẽ của mỗi người sẽ khác nhau, ảnh hưởng bởi vị trí quan sát. Đó chính là điểm thú vị của việc cùng “Study mẫu” vì bạn sẽ được học từ rất nhiều góc độ. (Comic Media Academy)

Môn workshop chuyên ngành đầy hấp dẫn của các học viên Họa sĩ kể chuyện ngành Truyện tranh. Ở chuyên đề đầu tiên của Học kỳ 1, các bạn sẽ được hướng dẫn quy trình để sáng tác nên những tác phẩm truyện tranh ngắn theo hình thức comic strips và 4-Koma (truyện tranh 4 khung). Đây là môn học giúp các bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo tình huống và kỹ năng kể chuyện bằng hình ảnh đơn giản. Lớp Họa sĩ kể chuyện K17 có đến 2/3 dân số học truyện tranh nên buổi chấm bài cũng vì thế mà sôi nổi hơn rất nhiều, với đủ màu sắc từ ngôn tình đến hài hước. Xin cám ơn thầy Quang Bảo đã tận tình hướng dẫn các bạn “chạm” đến những khung truyện đầu tiên. Ảnh: Hoàng Ly-Kim Hiệp

Nước Nhật có một kho tàng truyện cổ xưa đầy hấp dẫn, chúng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để nhiều đạo diễn dựng nên những bộ phim hoạt hình ấn tượng trên màn ảnh. Anime giờ đây đã xâm chiếm đời sống tinh thần của người dân toàn cầu, đặc biệt là giới trẻ. Những thần thoại hay truyền thuyết xưa được tái hiện đầy thú vị, lôi cuốn trong phim đã góp phần lan tỏa sức hút của văn hóa Nhật Bản đến với mọi người. Hãy cùng điểm qua một số tác phẩm tiêu biểu được lấy cảm hứng từ những câu chuyện đó nhé! The Tale of the Princess Kaguya – Chuyện Công Chúa Kaguya Đây là một kiệt tác hoạt hình tuyệt đẹp, thơ mộng và đượm buồn của cố đạo diễn Isao Takahata. Phim được Studio Ghibli sản xuất và công chiếu vào mùa thu năm 2013 với phần kịch bản dựa trên truyện cổ tích “Nàng tiên ống tre”. Câu chuyện dân gian nổi tiếng của xứ Phù Tang đã được tái hiện một cách đầy chân thực, trữ tình qua nét vẽ kiểu tranh thủy mặc với gam màu tươi sáng. Kaguya sinh ra từ một cây măng phát sáng trong rừng tre và được ông lão đốn tre mang về nuôi dưỡng. Nàng lớn nhanh như thổi thành một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, sống trong sự giàu sang, phú quý mà rừng tre mang đến. Người cha dần biến Kaguya từ một thôn nữ thành nàng công chúa sống trong cung điện nguy nga. Dù cho thân xác bị nhốt trong lâu đài, tâm hồn Kaguya vẫn hướng về cuộc sống tự do, thanh bình với những ký ức đẹp của tuổi thơ. Sau tất cả, Kaguya đã quay về Mặt Trăng, nơi nàng thực sự thuộc về với dòng lệ đầy nuối tiếc, day dứt. Tác phẩm anime của đạo diễn Isao Takahata đã truyền tải trọn vẹn nội dung chính của câu chuyện cổ tích dân gian và thành công lay động trái tim của người xem. Bộ phim nhận được đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và thu về đề cử “Phim hoạt hình xuất sắc nhất” tại giải Oscar 2015. Yami Shibai – Ám Kịch Yami Shibai là một anime kinh dị có thể khiến người xem phải ám ảnh dài lâu, sợ hãi tột cùng. Tác phẩm này là một series phim gồm nhiều phần, mỗi phần khoảng 13 tập, trong đó từng tập có nội dung tách biệt và đậm màu huyền bí, kinh dị. Yami Shibai công chiếu lần đầu trên TV Tokyo vào tháng 7 năm 2013. Nội dung phim bắt đầu với những câu chuyện kể của ông già đeo mặt nạ màu vàng xuất hiện vào lúc 5 giờ chiều tại sân chơi của lũ trẻ. Người đàn ông mang vẻ quái dị, bí ẩn này kể cho lũ trẻ nghe những câu chuyện dựa trên thần thoại và truyền thuyết đô thị nổi tiếng tại Nhật bằng hộp kịch Kamishibai truyền thống. Trong đó có những câu chuyện lấy cảm hứng từ Hyakumonogatari Kaidankai (Một trăm câu chuyện kinh dị được kể) – trò chơi kinh dị xưa được xem như hình thức cầu cơ, xuất hiện từ thời kỳ Edo với việc người chơi thắp nến kể chuyện ma. Mermaid Forest – Tiên Cá Không Cười Mermaid Saga là một bộ truyện tranh được viết và minh họa bởi Rumiko Takahashi, sau đó truyện đã được chuyển thể thành anime Mermaid Forest phát hành vào năm 1991 và Mermaid’s Scar phát hành vào năm 1993. Mermaid Forest có nội dung kể về Yuta – một chàng trai trẻ bất tử đã sống được 500 năm sau khi ăn thịt tiên cá. Để thoát khỏi kiếp sống bất tử, chàng ta đã bước vào hành trình để phá bỏ lời nguyền cho chính mình.  Cốt truyện dựa theo truyền thuyết cổ xưa của Nhật về việc ăn thịt nàng tiên cá có thể giúp con người trường sinh bất tử. Trong ghi chép xưa có kể về nữ tu sĩ Yao Bikuni – người được cho là đã sống tới 800 tuổi. Theo dân gian, Yao Bikuni đã vô tình ăn thịt nàng tiên cá khi còn trẻ và trở nên bất tử. Nữ tu sĩ này đã dựng nên ngôi chùa Shiofune Kannon và tạo nên bức tượng Quan Âm nghìn tay bằng gỗ trong thung lũng. Ngôi đền này hiện tọa lạc tại vùng ngoại ô thành phố Ome, Tokyo. Pom Poko – Cuộc Chiến Gấu Mèo Trong truyền thuyết dân gian, Tanuki (lửng chó) là một loài yêu quái nổi tiếng về khả năng biến hình và thích sử dụng ma thuật để trêu đùa con người. Tanuki được mô tả là tinh nghịch, đáng yêu, có niềm đam mê bất tận với rượu Sake và hay giả dạng thành người trần, bắt chước hành vi của họ.  Sinh vật huyền bí này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của người Nhật, được đề cập trong phim ảnh, sách truyện. Trong đó nổi bật là bộ phim Pom Poko phát hành năm 1994 của cố đạo diễn Isao Takahata. Phim đã tái hiện những gì đặc sắc, thú vị về Tanuki qua câu chuyện đấu tranh của loài sinh vật này để bảo vệ môi trường sống. Nội dung phim xoay quanh một gia tộc Tanuki đang sống yên bình thì bỗng cuộc sống bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của con người và công cuộc đô thị hóa. Vì vậy các Tanuki đã sử dụng yêu thuật và đứng lên đấu tranh quyết liệt để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng. Folktales from Japan – Chuyện Cổ Tích Từ Nhật Bản Đây là một anime truyền hình phát sóng trên TV Tokyo từ năm 2012 đến năm 2017. Bộ phim này dài 258 tập, mỗi tập kể về các câu

Vẽ kỹ thuật số (digital painting) là phương cách tuyệt vời để họa sĩ phát huy óc sáng tạo và thử nghiệm ý tưởng mới. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ nói về những lợi ích của vẽ kỹ thuật số cùng những điều cơ bản khi bắt đầu vẽ phương cách này. Tôi hy vọng rằng sau khi đọc xong, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vẽ kỹ thuật số, và tự tin hơn khi thử sức với nó! Tôi là một họa sĩ, khi tôi nghe nói đến việc họa sĩ sử dụng máy tính để sáng tác tác phẩm, suy nghĩ của tôi khi đó chính là “Điều này là gian lận.” Tuy nhiên, sau đó, tôi đã thử. Và đoán xem. Nó thực sự giúp tôi mở mang tầm mắt. Để thành thạo vẽ kỹ thuật số không phải là điều dễ dàng, bạn cần vận dụng nhiều trí tưởng tượng! Điều này có nghĩa vẽ kỹ thuật số hay hơn vẽ truyền thống phải không? Không. Nó có nghĩa là có nhiều cách khác nhau để họa sĩ thể hiện bản thân trong xã hội phát triển ngày nay, và với tư cách là họa sĩ, chúng ta cần cởi mở để cho phép mình khám phá những phương tiện và công cụ vẽ khác nhau. Vẽ kỹ thuật số là gì? Vẽ kỹ thuật số là trình bày hoặc sáng tác tác phẩm dưới dạng kỹ thuật số. Tác phẩm kỹ thuật số có thể được sử dụng dưới dạng kỹ thuật số hoặc bản in (trên giấy). Nó là tác phẩm nghệ thuật được tạo bằng kỹ thuật số. Họa sĩ kỹ thuật số sử dụng PC, Mac, laptop, hoặc bảng vẽ để vẽ tranh, vẽ phác thảo, xử lý ảnh, hoặc thậm chí sáng tác tác phẩm nghệ thuật 3D bằng kỹ thuật số. Vẽ kỹ thuật số có phải là nghệ thuật đích thực hay không? Từ điển Oxford định nghĩa thuật ngữ “nghệ thuật” là “sự thể hiện hoặc áp dụng kỹ năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người, thường dưới dạng trực quan như hội họa hoặc điêu khắc, tạo ra tác phẩm được đánh giá cao nhờ vẻ đẹp hoặc sức mạnh cảm xúc của chúng”. Cũng giống như vẽ truyền thống, vẽ kỹ thuật số đòi hỏi nhiều kỹ năng, con mắt nghệ thuật, và óc sáng tạo. Tất nhiên, giữa vẽ truyền thống và vẽ kỹ thuật số có nhiều điểm khác biệt, nhưng vẽ kỹ thuật số rõ ràng là loại hình nghệ thuật đích thực. Mặc dù vậy, trong giới họa sĩ và những người yêu nghệ thuật vẫn có những ý kiến trái chiều về vẽ kỹ thuật số rằng nó có phải là nghệ thuật đích thực hay không. Định kiến về vẽ kỹ thuật số Sở dĩ vẽ kỹ thuật số gánh chịu định kiến vì một số người coi họa sĩ dùng phương cách này để sáng tác là gian lận, thiếu nỗ lực hoặc không đủ tài năng. Đây là lý do tại sao vẽ kỹ thuật số thường không được xem là nghệ thuật đích thực. Trong vẽ kỹ thuật số, bạn có thể làm cho mọi thứ diễn ra nhanh hơn nhờ các phím tắt. Tuy nhiên, vẽ kỹ thuật số đòi hỏi nhiều kỹ năng và tài năng để làm ra tác phẩm chất lượng. Vẽ kỹ thuật số ban đầu được áp dụng trong thiết kế chuyên nghiệp. Mãi đến sau này, các họa sĩ và người theo đuổi đam mê mới bắt đầu đưa nó vào sử dụng. Điều này thu hút sự chú ý của một số họa sĩ truyền thống và các nhà sáng tạo khác. Truyền thống hay kỹ thuật số: Phương pháp nào hay hơn? Câu trả lời là: “Nó phụ thuộc vào những gì bạn đang tìm kiếm!” Vẽ truyền thống đẹp và chi tiết, vẽ kỹ thuật số cho phép bạn tạo ra tác phẩm không thể thực hiện được ở định dạng truyền thống do kích thước, phạm vi, độ phức tạp,…Ngoài ra, tác phẩm kỹ thuật số có thể được sử dụng dưới dạng kỹ thuật số và cả truyền thống. Họa sĩ kỹ thuật số cũng thường xuyên sử dụng phương tiện vẽ truyền thống, đôi khi chuyển đổi giữa kỹ thuật số và truyền thống để lấy cảm hứng hoặc tâm trạng. Một số họa sĩ và sinh viên nghệ thuật truyền thống thừa nhận rằng họ không ác cảm với vẽ kỹ thuật số, chỉ là họ thích vẽ truyền thống hơn. Vẽ kỹ thuật số và vẽ truyền thống đều là hình thức nghệ thuật hợp lệ, cần mất thời gian, công sức, và rèn luyện để đạt kết quả tốt. Vì vậy, đừng quá bận tâm phương pháp nào hay hơn. Điều quan trọng nhất là hãy tận hưởng những gì bạn đang làm, và sáng tạo nghệ thuật, đó mới là điều có ý nghĩa đối với người họa sĩ. So sánh vẽ truyền thống và vẽ kỹ thuật số Sự thật thì vẽ kỹ thuật số có nhiều điểm tương đồng với vẽ truyền thống, bên cạnh đó vẽ kỹ thuật số cũng có những lợi thế. Một trong những lợi thế lớn của vẽ kỹ thuật số so với vẽ truyền thống là bạn luôn có thể quay lại chỉnh sửa tác phẩm. Có nên chia sẻ tác phẩm kỹ thuật số của mình hay không? Đây là sự lựa chọn cá nhân. Nhiều họa sĩ thích giữ tác phẩm cho riêng mình. Tuy nhiên, thế giới kỹ thuật số thật tuyệt vời, vì bạn có thể chia sẻ tác phẩm một cách ẩn danh trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội để nhận phản hồi mang tính xây dựng. Nhiều họa sĩ kỹ thuật số thực sự thích vẽ fanart. Fanart là tác phẩm nghệ thuật được vẽ kỹ thuật số dựa

Môn học chuyên ngành siêu hấp dẫn dành cho các bạn Họa sĩ kể chuyện ngành Digital painting. Một vài hình ảnh từ lớp Họa sĩ kể chuyện K16 với những tấm tranh lụa đang được dần hoàn thiện. Chạy đua cật lực để kịp hoàn thành môn trước kỳ Sáng tác nhưng có thể thấy hai chữ “đét- lai” không dí theo nổi vì các bạn đã được thầy Nhật hướng dẫn đến công đoạn bồi tranh để dần về đích, trong khi còn tận 2 buổi mới kết môn. Ở công đoạn bồi tranh, sau khi hoàn tất phần tô vẽ thì các bạn sẽ dùng giấy chuyên dụng để bồi lót vào sau tấm lụa bằng một loại hồ đặc biệt, và phơi khô trước khi đưa tranh lên khung hoàn chỉnh. (Comic Media Academy)

Chính là lớp học Manga Comic thiếu nhi của CMA. Môi trường học tập chắc hẳn là điều ba mẹ nào cũng quan tâm khi cho con đến lớp. Ở lớp Manga Comic thiếu nhi của CMA, các con sẽ được học tập tại một không gian thoáng mát cùng với các bạn đồng trang lứa với đầy đủ trang thiết bị giảng dạy. Đặc biệt, sĩ số lớp luôn được đảm bảo ở mức giới hạn, để giáo viên dễ dàng đồng hành cùng từng bé trong suốt buổi học. Vì ở tuổi các con rất cần một người kề cận quan sát và hơn cả là một môi trường học tập chan hòa. Tham gia lớp Manga comic thiếu nhi, trên cả học vẽ, bé được học sáng tác để nâng cao khả năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng để thiết kế các nhân vật và kể những câu chuyện thật đặc sắc bằng truyện tranh, với sự hướng dẫn của các Giáo viên trẻ có nhiều năm kinh nghiệm phụ trách lớp thiếu nhi và vô cùng nhiệt tình thân thiện. Mời ba mẹ và các con cùng xem một số hình ảnh học tập ở lớp Manga Comic thiếu nhi tại CMA nhé! (Comic Media Academy)

Dễ dàng nhận thấy năng lượng nhiệt huyết ở người mới học. Người mới học thường vụng về nhưng khát khao sự chỉn chu. Người mới học thường tự ti nhưng cũng bền bỉ với cái mới. Người mới học tuy chưa biết nhiều nhưng rất biết hết mình vì những thứ “lấp lánh” mà họ chưa có được vì niềm yêu thích. (Comic Media Academy)

Bên cạnh Manga, Live Action chuyển thể cũng có một lượng fan không hề nhỏ trên toàn thế giới. Nếu bạn là một người yêu thích thể loại phim này, thì đây là những bộ Live Action mà bạn không thể bỏ lỡ. 1) ALICE IN BORTHERLAND Nhắc về những Live Action đình đám năm 2022, sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến Alice in bortherland. Trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi phần thứ hai của Alice in Borderland được công chiếu, Netflix xác nhận rằng loạt phim này đã lập kỷ lục mới về số giờ xem, trở thành loạt phim Nhật Bản được xem nhiều nhất trên nền tảng này. Trong khi đó vị trí thứ 2 thuộc về phần 1. Không chỉ thế, Alice in bortherland còn xác lập kỉ lục khi lọt vào top 10 phim được xem nhiều nhất tại 90 quốc gia, bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Hồng Kông, Pháp, Brazil,… Kì tích này thậm chí còn vượt xa Squid Game (Trò chơi Con Mực). Alice in Borderland kể câu chuyện xoay quanh hành trình khám phá thế giới kỳ lạ của chàng game thủ Arisu. Tại đây, anh buộc phải sinh tồn bằng cách tham gia những trò chơi sinh tồn với thể loại và cấp độ được sắp xếp theo thứ tự những lá bài tây. Mùa phim thứ 2 là hành trình giải mã bản chất của thế giới song song cũng như toàn bộ những sự kiện kinh hoàng mà Arisu từng phải trải qua. 2) DEATH NOTE Mặc dù đã được phát hành vào năm 2006, song Live Action Movie Series Death Note vẫn là một trong những tượng đài đình đám trong làng phim chuyển thể từ Manga Nhật Bản. Với dàn diễn viên như bước ra từ Manga, cùng những thay đổi uyển chuyển, hợp lý hơn trong kịch bản, Death Note 2006 là một trong những Live Action mà bạn không thể bỏ lỡ. Death Note nói về Light Yagami – thiếu niên có bộ óc thiên tài tình cờ sở hữu cuốn sổ của thần chết – thứ có thể giết bất cứ kẻ nào khi mô tả nguyên do cái chết trên những trang giấy. Đối đầu với Light là L – thám tử lập dị thông minh, luôn khiến tội ác của Light có thể bị phanh phui bất cứ lúc nào. Death Note có nội dung hết sức phức tạp và hại não nhưng cách xử lý thông minh nhất của phiên bản 2006 chính là việc biết cách lựa chọn những chất liệu tốt nhất và tối giản hóa câu chuyện một cách hiệu quả. 3) RUROUNI KENSHIN Mặc dù phần một không được đánh giá cao, nhưng bằng sự trở lại của phần tiếp theo là Rurouni Kenshin: Kyoto Inferno và Rurouni Kenshin: The Legend Ends đã khẳng định đây là một trong những Live Action được chuyển thể thành công nhất khi nhận được sự khen ngợi không ngớt của cộng đồng. Diễn xuất và tạo hình xuất thần của dàn diễn viên cũng là một điểm cộng khiến các fan của Manga mê như điếu đổ. Theo manga gốc, bộ phim kể về Himura Kenshin, một con người được mệnh danh là sát thủ rút kiếm với tốc độ nhanh nhất. Anh có thể hạ gục đối thủ của mình trong vòng một nhát kiếm. Điều thú vị nhất là thanh kiếm mà Kenshin sử dụng là kiếm lưỡi ngược. Những biến chuyển về cuộc đời của nhân vật chính được khắc họa rõ nét. Anh vốn là một kẻ máu lạnh, thế nhưng cái chết của một thiếu phụ tên Tomoe trong một trận chiến, Kenshin đã bị để lại trên mặt mình một vết sẹo hình chữ thập. Chính vết sẹo ấy đã đánh thức con người thực sự tận sâu trong tâm hồn anh. Kenshin quyết định gác kiếm và chỉ sử dụng thanh kiếm ngược của mình đi khắp nơi để có thể bảo vệ cho những thiếu phụ đồng thời lấy tên mình là Rurouni. Thế nhưng, phải chăng cuộc đời anh đã gắn với nghiệp sát thủ? Lại thêm một lần nữa anh quyết định ở lại võ đường khi nhận được sự đề nghị giúp đỡ. 4) KUROSHITSUJI Kuroshitsuji (Black Butler) Movie hay còn gọi là Hắc quản gia thuộc thể loại phim hành động, giả tưởng, hài hước. Manga gốc là một trong những tác phẩm bán chạy nhất Nhật Bản và gây sốt trong cộng đồng một thời gian dài. Chính vì vậy, thông tin Live Action ra đời đã khuất đảo cộng đồng yêu thích manga này, và quả thực tác phẩm đã không làm các fan thất vọng. Nội dung của bộ phim xoay quanh cuộc sống của cậu bé Ciel Phantomhive và một quản gia quỷ đến từ địa ngục. Cả hai người đã ký bản giao kèo đổi lại Sebastian sẽ lấy đi linh hồn của cậu sau khi mong muốn trả thù cho cha mẹ Ciel được thực hiện. Sebastian Michaels được gọi là hắc quản gia bởi lẽ hắn là một tên bí ẩn, mặc đồ đen từ đầu tới chân, tuy nhiên Sebastian lại cực kì trung thành với cậu chủ Ciel. 5) CROW ZERO Mặc dù đã ra đời cách đây gần chục năm, song Crow Zero vẫn là một tác phẩm khó quên đối với không ít fan hâm mộ. Được chuyển thể từ bộ truyện tranh học đường nổi tiếng Crow, nội dung phim xoay cậu học sinh ngỗ nghịch Takiya Genji trên bước đường thống trị trường trung học Suzuran, một ngôi trường nổi tiếng với bề dày thành tích…bất hảo. Bộ phim đã cho người xem thấy được một góc tối trong nền giáo dục Nhật Bản, nơi mà mọi thứ đều được giải quyết bằng nắm đấm và bạo lực chứ không phải là tri thức. Nhưng bên cạnh đó, hành động đẹp

Tả chất liệu chưa được, vẽ mẫu vật chưa xong, bài vở chất chồng từ Sáng tạo đến Sáng tác nhóm! Thì mình rủ thầy gục ngã nhẹ, thả dáng bắt hình sương sương rồi chiến đấu tiếp. Tâm sự một buổi chiều tại lớp Digital painting chuyên đề Workshop 1 của Họa sĩ kể chuyện K17. (Ảnh và nội dung: Kim Hiệp)

Đến với lớp Line technique 2 của thầy Bảo ở khóa Họa sĩ kể chuyện, bạn sẽ được đắm mình trong tiếng ASMR bút sắt lướt trên mặt giấy gây nghiện cực mạnh. Các bạn khen học môn này về ai ngủ cũng ngon giấc vì được nghe âm thanh trị liệu thư giãn trên lớp nhưng lưng thì không duỗi thẳng ra được vì phải còng mình đan 7-7-49 sợi nét không có hồi kết. (Comic Media Academy)

Cuộc thi vẽ tranh minh họa, truyện tranh, và manga dành cho học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. Người chiến thắng sẽ được nhận giải thưởng bao gồm hiện kim, phần mềm vẽ kỹ thuật số, bảng vẽ và cơ hội được ghi tên trên các ấn phẩm truyền thông. Ngoài ra, cuộc thi còn là cơ hội để tác phẩm của bạn được đánh giá, phê bình bởi giới chuyên môn, cũng như giúp bạn nâng cao trình độ kỹ năng của mình. Nhiều chọn lựa hạng mục dự thi đồng nghĩa với nhiều cơ hội chiến thắng, vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký tham gia ngay nào! Chủ đề cuộc thi Ánh sáng và Bóng tối Thời gian đăng ký dự thi Từ ngày 1/11/2022 đến 9 giờ sáng ngày 3/4/2023 (UTC) Thời gian nộp tác phẩm dự thi Từ ngày 1/12/2022 đến 9 giờ sáng ngày 10/4/2023 (UTC) Thời gian công bố kết quả Dự kiến đầu tháng 7/2023 Hướng dẫn Tác phẩm dự thi sẽ được chấp nhận cho 06 hạng mục dưới đây. Chủ đề chung cho tất cả hạng mục là “Ánh sáng và Bóng tối”. Comics (Color): Truyện tranh màu gốc dành cho mọi độ tuổi (8 – 32 trang, kể cả trang bìa). Manga (B&W/Color): Manga trắng đen hay màu gốc dành cho mọi độ tuổi (8 – 32 trang, kể cả trang bìa). Bande Dessinée (Color): Truyện tranh gốc theo phong cách Pháp-Bỉ dành cho mọi độ tuổi (8 – 32 trang, kể cả trang bìa). Webtoon (Color): Webtoon màu gốc dành cho mọi độ tuổi (800 x 20.000 – 300.000 pixel, hoặc tỷ lệ chiều cao 25 – 375 cho ảnh 800 pixel trở xuống khi chiều rộng bằng 1). Storyboard: Truyện tranh, manga, hay webtoon 4 – 16 trang vẽ theo bản thảo. Bản thảo 1 (do pixiv cung cấp) Nhân vật chính tìm kiếm người còn sống sót trong thế giới hậu tận thế và cuối cùng tình cờ gặp một người máy nam… Link: https://www.clipstudio.net/promotion/comiccontest/en/2023text_01/ Bản thảo 2 (BookLive) Hai pháp sư kỳ phùng địch thủ từng là bạn thân thời thơ ấu, giờ chạm trán nhau… Link: https://www.clipstudio.net/promotion/comiccontest/en/2023text_02/ Illustration: Tranh minh họa màu gốc dành cho mọi độ tuổi. Không yêu cầu kích thước. Tác phẩm dự thi có thể được sáng tác bằng công cụ hoặc phần mềm vẽ bất kỳ. Nếu sáng tác bằng công cụ truyền thống, xin vui lòng nộp bản scan kỹ thuật số (không chấp nhận tác phẩm dự thi trên giấy). Không yêu cầu về ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. Tuy nhiên, tác phẩm bằng tiếng Anh thường được nhiều độc giả đón nhận hơn. Tác phẩm sẽ không được công khai cho đến khi công bố kết quả cuộc thi. Đối với hạng mục Comic, Manga và Bande Dessinée, xin vui lòng nộp tác phẩm dự thi theo hạng mục mà bạn cho là phù hợp nhất. Tuy nhiên, mỗi hạng mục đều có quy định rõ là màu hay trắng đen. Nếu tác phẩm dự thi không đáp ứng yêu cầu của hạng mục, ban tổ chức sẽ bảo lưu quyền thay đổi hạng mục của tác phẩm này. Không có công cụ vẽ? Chuyện nhỏ! Đăng ký với trường bạn đang học để nhận 06 tháng sử dụng miễn phí Clip Studio Paint EX! Học sinh, sinh viên của những trường đăng ký tham gia cuộc thi sẽ được tặng 06 tháng sử dụng miễn phí Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị để vẽ tranh minh họa và truyện tranh dự thi. Chi tiết về cách sử dụng ưu đãi này sẽ được giải thích trong email xác nhận đăng ký của nhà trường. Lưu ý: Việc đăng ký phải do giáo viên hoặc cán bộ nhà trường thực hiện. Hạn chót: 9 giờ sáng ngày 3/4/2023 (UTC) Clip Studio Paint là ứng dụng vẽ minh họa, truyện tranh và hoạt hình được họa sĩ chuyên nghiệp trên toàn thế giới sử dụng. Hy vọng bạn sẽ tận dụng cơ hội này để tạo ra tác phẩm nghệ thuật của riêng mình. Thiết bị hỗ trợ: Windows / macOS / iPad / iPhone / Galaxy / Android / Chromebook Cơ cấu giải thưởng Hạng mục Comic/Manga/Bande Dessinée/Webtoon Giải thưởng lớn (01 người) Giải thưởng bằng hiện kim: 3.300 USD Wacom Cintiq Pro 16 (DTH167) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị (máy tính, máy tính bảng, và smartphone) Giải thưởng hạng mục (01 người/hạng mục) Giải thưởng bằng hiện kim: 1.700 USD Wacom One Creative Pen Display 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị   Giải nhì (3 – 5 người) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị Hạng mục Storyboard Giải thưởng lớn (01 người) Giải thưởng bằng hiện kim: 2.200 USD Wacom One Creative Pen Display 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị Giải nhì (3 – 5 người) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint EX cho 01 thiết bị Hạng mục Illustration Giải thưởng lớn (01 người) Giải thưởng bằng hiện kim: 550 USD Wacom One Creative Pen Display 03 năm sử dụng Clip Studio Paint PRO cho 01 thiết bị Giải nhì (3 – 5 người) 03 năm sử dụng Clip Studio Paint PRO cho 01 thiết bị Ghi chú: Nếu đã sử dụng Clip Studio Paint, giải thưởng sẽ có giá trị tương đương với điểm GOLD để giúp bạn tải thêm cọ vẽ, dữ liệu 3D, và vật liệu khác. Website phát hành và download vật liệu: Clip Studio ASSETS. Tiêu chí Chủ đề: Ánh sáng và Bóng tối Tác phẩm dự thi có thể được sáng tác bằng công cụ truyền thống hoặc phần mềm kỹ thuật số. Nếu sáng tác bằng công cụ truyền thống, xin vui lòng nộp bản scan kỹ thuật số (không chấp nhận tác phẩm dự thi trên giấy) Hạng

Nếu mùa sáng tác năm 2021 thầy trò bạn bè còn phải làm Sáng tác nhóm Online 100% thì năm nay đã có thể ngồi cạnh nhau thảo luận trực tiếp. Chúc các bạn học viên và thầy cô thật nhiều sức khỏe chinh phục mọi deadline. Cùng chờ đón những siêu phẩm Truyện tranh, Digital painting sẽ được trình làng vào ngày 26.03 này nhé! (Comic Media Academy)

Sau 10 năm kể từ khi tuyên bố ngừng làm phim hoạt hình, đạo diễn huyền thoại Nhật Bản Hayao Miyazaki cuối cùng cũng không thể từ bỏ được đam mê của mình và tiếp tục bước trên con đường tạo ra những siêu phẩm anime vĩ đại. Thông tin Kimitachi wa Dou Ikiru ka – dự án anime mới của Hayao Miyazaki sẽ được ra mắt vào năm 2023 đã một lần nữa làm nức lòng người hâm mộ trên toàn thế giới. Sự trở lại lần này của ông được cộng đồng anime hết sức mong chờ, bởi Ghibli Studio chính là nơi đã tạo ra những tác phẩm kinh điển như: Vùng đất linh hồn, Lâu đài di động của Howl, Hàng xóm của tôi là Totoro, Công chúa Mononoke, Đồi hoa anh túc,… Kimi-tachi wa Do Ikiru ka (How do you live?) Giống như Kaze Tachinu (The Wind Rises), tác phẩm mới lần này của Ghibli Studio cũng lấy cảm hứng từ một tác phẩm văn học, cụ thể là tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1937 của nhà văn Yoshino Genzaburou. Kimi-tachi wa Do Ikiru ka (How do you live?) có nội kể về Copper, một cậu bé 15 tuổi vừa mới mất cha, nhìn ra quê hương Tokyo, quan sát hàng nghìn người bên dưới và bắt đầu suy ngẫm về những câu hỏi lớn của cuộc đời. Có bao nhiêu người trên thế giới? Cuộc sống của họ trông như thế nào? Có phải con người thực sự được tạo ra từ các phân tử? Trong suốt một năm của cuộc đời mình, Copper, giống như tên gọi Copernicus, bắt đầu hành trình khai sáng triết học và sử dụng những khám phá của mình về bầu trời, trái đất và bản chất con người để xác định cách sống tốt nhất.  Tựa phim mang đậm triết ký nhân sinh, cũng chính là phong cách làm phim rất Nhật của Miyazaki – bậc thầy trong làng phim hoạt hình thế giới. Lời chào tạm biệt ở tuổi 76 Miyazaki là một người đặc biệt ở làng phim thế giới khi xây dựng được một triết lý làm phim hoạt hình riêng của mình. Từng tuyên bố sẽ không làm phim vì doanh thu và nhiều lần lâm vào tình trạng khốn đốn, Hayao Miyazaki và Ghibli Studio vẫn không thể ngừng được hành trình tạo nên những thước phim tuyệt đẹp của mình. Theo công bố, Hayao Miyazaki thực chất đã bắt đầu xây dựng bảng phân cảnh của dự án phim mới từ tháng 07 năm 2016 nhưng mới chỉ hoàn thành khoảng 20 phút phân cảnh. Thế nên, để chuẩn bị cho quá trình sản xuất phim mới, hồi tháng 5, Studio Ghibli đã đăng tin tuyển dụng vị trí họa sĩ hoạt họa kéo dài 3 năm cho dự án phim mới của đao diễn Miyazaki Hayao. Nếu kế hoạch không bị thay đổi thì theo dự kiến ban đầu của đạo diễn Miyazaki, bộ phim mới sẽ hoàn thành trong năm 2019, trước Thế vận hội 2020 tại Tokyo. Thế nhưng vốn nổi tiếng là vị đạo diễn cầu toàn, thực sự Kimi-tachi wa Do Ikiru ka đã tốn nhiều thời gian hơn thế. Và với hình ảnh đẹp như được vẽ bằng chất liệu chì vừa công bố, người hâm mộ trên toàn thế giới đã không thể không thán phục về tài năng mỹ thuật của Miyazaki, dù ông đã 76 tuổi. Với những người hâm mộ Ghibli nói riêng và anime nói chung, để được xem những thước phim vĩ đại đến từ Miyazaki thì mọi sự chờ đợi đều xứng đáng. (Lạc An)

Chủ đề tháng 2 “Ngày Valentine” Ngày Valentine, hay còn gọi là Ngày lễ tình nhân, là dịp để trai gái tặng socola hoặc biểu lộ tình cảm với một người đặc biệt. Trong cuộc thi này, bạn sẽ vẽ những bức tranh làm sống lại những ký ức khó quên. Ở các quốc gia khác, việc tặng hoa và thiệp rất phổ biến. Còn ở Nhật Bản, người ta thường tặng socola vào ngày Valentine. Bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký tham gia ngay cuộc thi này! Thời gian: Từ ngày 1/2/2023 (thứ tư) đến 5 giờ chiều ngày 13/3/2023 (giờ Nhật Bản) Bài thi theo định dạng JPG, PNG, PSD, MDP (kích thước dưới 30 MB) Không quy định kích thước, nhưng phải tối thiểu 300 DPI Ngôn ngữ: Nhật Bản/Anh/Tây Ban Nha/Trung Quốc (Phồn thể) Cơ cấu giải thưởng Grand Excellence Award – Giải thưởng lớn xuất sắc (tối đa 01 người): bảng vẽ Studio VK1560Pro Excellence Award – Giải xuất sắc (tối đa 02 người): bảng vẽ Studio VK1200 Honorable Mention – Giải danh dự (tối đa 03 người): bảng vẽ Voila L Selected Winner – Giải bình chọn (tối đa 04 người): bảng vẽ Creator Pop S640 Giải thưởng Honmei Choco (tối đa 01 người): 10.000 yên Nhật Honmei Choco là loại socola được các bạn trẻ Nhật Bản dùng để tặng cho người bản thân thích trong ngày Valentine. Giải thưởng dành cho tranh minh họa tình huống tặng Honmei Choco. Giải thưởng Giri Choco (tối đa 01 người): 10.000 yên Nhật Giri Choco là loại socola được bạn nữ tặng cho bạn nam như một món quà truyền thống trong ngày Valentine ở Nhật Bản. Giải thưởng dành cho tranh minh họa tình huống tặng Giri Choco. Giải thưởng Men’s Choco (tối đa 01 người): 10.000 yên Nhật Giải thưởng dành cho tranh minh họa tình huống bạn nam tặng socola cho người đặc biệt. Giải thưởng Women’s Choco (tối đa 01 người): 10.000 yên Nhật Giải thưởng dành cho tranh minh họa tình huống bạn nữ tặng socola cho người đặc biệt. Thể lệ cuộc thi Cuộc thi dành cho mọi đối tượng, không giới hạn trình độ. Thí sinh được phép nộp nhiều bài dự thi. Chỉ chấp nhận tác phẩm gốc mà thí sinh giữ quyền phân phối. Bạn có thể nộp tác phẩm trước đây đã đăng trên mạng xã hội như Twitter. Trong thời gian dự thi, bạn cũng có thể đăng tác phẩm trên mạng xã hội. Bạn được phép nộp tác phẩm vẽ bằng ứng dụng bất kỳ (kể cả MediBang Paint) dưới dạng analog và kỹ thuật số. Để trao giải bằng hiện vật, chúng tôi có thể cung cấp thông tin cá nhân của bạn (họ tên, địa chỉ, số điện thoại) cho công ty vận tải. Không chấp nhận bài dự thi chứa nội dung khiêu dâm, hoặc gây ảnh hưởng đến người khác. Bất kỳ bài dự thi nào vi phạm quy định này sẽ bị khóa hoặc treo tài khoản. Nghiêm cấm những miêu tả vi phạm bản quyền của bên thứ ba. Không chấp nhận bài dự thi đã đoạt giải trong các cuộc thi khác. Không chấp nhận tác phẩm phái sinh hoặc fanart. Không chấp nhận ăn cắp hoặc sao chép tác phẩm đã tham gia các cuộc thi khác ngoài ART street. Tác phẩm dự thi có thể bị loại nếu được BTC xác định là không phù hợp với cuộc thi. Xin vui lòng giữ dữ liệu gốc trong thời gian từ lúc bắt đầu đăng ký dự thi đến khi công bố kết quả. Tác phẩm dự thi sẽ được đăng trên website do MediBang quản lý, mạng xã hội, catalog,… cho mục đích như quảng bá cuộc thi, quảng cáo, thông báo kết quả,… Sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi, bạn sẽ nhận thông báo từ info-contests@medibang.com đến địa chỉ email đã đăng ký trong tài khoản MediBang. Tác phẩm sẽ bị loại nếu bạn không hồi âm đúng hạn. Xin vui lòng kiểm tra địa chỉ email đã đăng ký trong tài khoản MediBang tại https://medibang.com/auth/noSession/ Lưu ý không phải ai cũng nhận được email từ info-contests@medibang.com sau thời gian đăng ký dự thi. BTC sẽ không giải đáp thắc mắc trên info-contests@medibang.com hoặc trả lời điện thoại. Cách đăng ký tham gia *Đăng ký dự thi từ trang https://medibang.com/contest/artstreet202302/ Đăng ký hoặc đăng nhập ART street. Nhấp “Enter” ở cuối trang. Nhấp “Enter” khi thấy banner cuộc thi này. Chọn tác phẩm, upload nó, rồi nhấn “Submit & Publish” *Sử dụng tác phẩm đã nộp cho ART street Chọn “illustrations” từ “Your submissions” Chọn tác phẩm và nhấn “Details” Nhấn “Edit” Thêm banner “ART street Monthly Illustration Contest November Theme: Valentine’s Day” từ “Apply for a Contest” Sau khi xem xong lưu ý, nhấn “Enter”, rồi nhấp “Save & Publish” *Tham gia cuộc thi từ MediBang Paint ▼Android Chọn “Enter the contest” bên dưới “Submit Work” Tìm “ART street Monthly Illustration Contest Theme for February: Valentine’s Day”, rồi nhấp “Enter” Chọn tác phẩm bạn muốn nộp, rồi nhấp “Enter” ▼iPhone Chọn “Contest” bên dưới “Submit Work” Tìm cuộc thi “ART street Monthly Illustration Contest Theme for February: Valentine’s Day”, rồi nhấp “Enter” Chọn tác phẩm muốn nộp, rồi nhấp “Enter Contest” ▼iPad Chọn “Contest” bên dưới “OTHER” Tìm cuộc thi “ART street Monthly Illustration Contest Theme for February: Valentine’s Day”, rồi nhấp “Enter” Chọn tác phẩm muốn nộp, rồi nhấp “Enter Contest” ▼Mac/Windows Chọn “Apply for the Contest” bên dưới “Submit Work” Tìm “ART street Monthly Illustration Contest Theme for February: Valentine’s Day”, rồi nhấp “Apply” Chọn tác phẩm muốn nộp, rồi nhấp “Apply” Trao giải Giải thưởng hiện kim sẽ được chuyển vào tài khoản Medibang bạn đã đăng ký. Để nhận giải thưởng, bạn cần đăng ký tài khoản PayPal hoặc thông tin tài khoản ngân hàng (Người đoạt giải chịu phí chuyển

Dự án TVC hoạt hình thực hiện với đối tác nước ngoài – Công Ty Vetdrop (Pháp) chuyên điều trị các vấn đề về xương khớp cho động vật. Hai TVC (bao gồm: câu chuyện chú ngựa đau lưng và câu chuyện chú chó đau chân) được đăng tải tại trang web: https://www.vetdrop.de/fr/compagnie/news-videos

Dự án “Tương lai là…” do Samsung tổ chức là sân chơi để người tham dự bằng trí tưởng tượng của mình vẽ lên một ngôi nhà mơ ước, thành phố xanh hay không gian sống đầy tiện nghi mà thân thiện. Những ý tưởng này là nguồn cảm hứng để Samsung sáng tạo, đem tương lai đến gần hơn với mọi người. Họa sĩ CMA Studio tham gia dự án với vai trò biến những ý tưởng đó thành bức tranh “hiện thực”.

Dự án làm Beatboard – Animatic TVC quảng cáo là dự án CMA Studio hợp tác cùng công ty quảng cáo TBWA (Công ty quảng cáo quốc tế , thành viên của tập đoàn Omnicom Group nổi tiếng trên thế giới) thực hiện beatboard màu và tạo chuỗi chuyển động animatic cho 2 TVC “Chuyến tàu ước mơ” & “Con là tất cả” có độ dài 1 phút.

Là series truyện minh hoạ CMA Studio nhận trách nhiệm làm nội dung dưới đơn đặt hàng của nhãn hàng Purite. Series gồm 6 quyển sách minh hoạ, là hành trình phiêu lưu đầy kịch tính của các bạn nhỏ đến các miền đất kì diệu.

Lấy nhân vật trung tâm là hình ảnh chú ong thông minh Jollibee, Những cuộc phiêu lưu của Jollibee & các bạn là câu chuyện ly kì về hành trình nhóm bạn khám phá và giải mã những vùng đất mới. Bộ truyện tranh bao gồm 4 tập màu do CMA Studio thực hiện dưới đơn đặt hàng của cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee – Công ty TNHH Jollibee Việt Nam thuộc tập đoàn Jollibee Philippines.

Kun – Đội bóng siêu phàm là dự án truyện tranh về chủ đề bóng đá do CMA Studio thực hiện dựa trên đơn đặt hàng của nhãn hàng Love in Farm, công ty IDP – thành viên của tập đoàn Daiwa PI Partners, Nhật Bản và Vinacamtial VOF. Dự án gồm 2 tập truyện tranh trắng đen, mỗi tập dài hơn 126 trang.

Thiết kế logo cho các nhãn hàng/ Thương hiệu/ Nhãn hiệu/ Bao bì sản phẩm/ Poster/Bảng hiệu quảng cáo/ Sách/ Bìa sách/ Pint-ad, tờ rơi…

Cung cấp ý tưởng chủ đạo/ tổng quát theo từng dự án (Ý tưởng TVC; Ý tưởng MV; Ý tưởng truyện tranh; Tổ chức bản thảo/ sách/ báo)

Làm truyện tranh theo dự án của khách hàng (truyện oneshot hoặc series nhiều tập) với quy trình khép kín A–Z. [Lên ý tưởng tổng quát (concept); Tạo hình nhân vật; Sáng tạo kịch bản; Vẽ truyện; Hậu kỳ]

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 11 do bạn Nguyễn Kim Nhật Vy lên ý tưởng và thực hiện. Nhật Vy đã chọn thực hiện vẽ minh hoạ hình ảnh của cuốn portfolio cá nhân trong đồ án cuối khóa. Qua đồ án có thể thấy cách phối màu rất hòa nhã với gam màu chủ đạo là cam và xanh nhẹ nhàng, phù hợp với chủ đề minh họa về cuộc sống cá nhân của bản thân.  Cùng xem qua quá trình mà Nhật Vy đã thực hiện dự án nhé! >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 11 do bạn Lê Thị Thanh Bình lên ý tưởng và thực hiện. Với niềm yêu thích lĩnh vực vẽ minh họa, Thanh Bình ngay từ những buổi đầu đã mang lại những gam màu với phong cách riêng tạo ấn tượng cho người xem. Cùng chiêm ngưỡng bộ tranh tết mà Bình đã thực hiện cho bài cuối khóa cùng một số bài vẽ của bạn nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration – HV Lê Thị Thanh Bình: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 11 do bạn Nguyễn Lê Thủy Trúc lên ý tưởng và thực hiện. Có thể thấy Thủy Trúc đã khơi gợi lên được khung cảnh lãng mạn thông qua màu sắc và cách bố trí nhân vật phù hợp với cảnh vật. Cùng xem qua quá trình mà Thủy Trúc đã thực hiện cho concept hẹn hò của 2 nhân thú sói và chuột nhé! Tác phẩm cuối khóa Illustration –  HV Nguyễn Lê Thủy Trúc:   Tác phẩm hoàn thiện: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Sự quyết tâm của Ko – Ro” là tác phẩm cuối khóa của bé Nguyễn Đức Khiêm lớp vẽ Manga/ Comic nâng cao (cấp độ 1) K30.  Nét bút tự nhiên, câu chuyện thú vị tạo cho tác phẩm thêm phần thu hút. Cùng xem qua mẫu truyện mà Đức Khiêm đã chăm chỉ vẽ nên nhé! “Sự quyết tâm của Ko – Ro” – HV Nguyễn Đức Khiêm: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Trí tưởng tượng của trẻ em luôn vui tươi hài hước và nhí nhảnh đã mang đến vô số sắc màu cho các mẫu truyện được hình thành. Bé Võ Ngọc Anh Thư học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K30 đã dùng nét vẽ và sự tươi sáng, hồn nhiên của mình vẽ ra câu chuyện “Một ngày xui xẻo”. Cùng xem qua câu chuyện của bé nhé! “Một ngày xui xẻo” – HV Võ Ngọc Anh Thư: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sau hai mùa thành công rực rỡ, tác phẩm cùng tên chuyển thể từ manga đình đám Kimetsu no Yaiba do Gotoge Koyoharu tiếp tục khiến fan hâm mộ thế giới đứng ngồi không yên khi hé lộ đoạn trailer season 3 đầy kịch tính và hứa hẹn sẽ phát sóng tập đầu tiên vào tháng 4 năm nay. Kimetsu no Yaiba là tác phẩm có doanh thu cao nhất mọi thời đại Chưa tính đến doanh thu của manga mà chỉ xét riêng về anime và điện ảnh, tính đến nay, Kimetsu no Yaiba (Thanh dươm diệt quỷ) là tác phẩm có doanh thu cao nhất mọi thời đại và có lượng fan lớn đến mức kỉ lục trên toàn cầu. Mùa 1 của loạt anime dài 26 tập chuyển thể từ bộ truyện được phát sóng tại Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019 là một trong những anime gây “chấn động” trong một thị trường gần như đã bão hoà các ấn phẩm anime. Chính điều đó đã khẳng định sức hút và sự khác biệt của Kimetsu no Yaiba trong thế giới anime. Thành công này đã thúc đẩy nhà sản xuất tiếp tục cho ra mắt phim điện ảnh Thanh gươm diệt quỷ: Chuyến tàu vô tận vào tháng 10 năm 2020, và không có gì ngạc nhiên khi ấn phẩm điện ảnh đã trở thành phim điện ảnh 2020 có doanh thu cao nhất. Mùa 2 của loạt phim gồm 11 tập, được phát sóng từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 2 năm 2022 tiếp tục nối dài chuỗi kỉ lục về doanh thu của Kimetsu no Yaiba, và đó chính là động lực thúc đẩy để mùa 3 tiếp tục được ra đời và hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Lý do Kimetsu no Yaiba tạo nên sức hút không thể cưỡng nổi Kimetsu no Yaiba là một bộ manga Nhật Bản do Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ. Câu chuyện bắt đầu từ nhân vật chính Tanjiro Kamado, một cậu thiếu niên trở thành thợ săn quỷ sau khi Muzan Kibutsuji (chúa quỷ) giết chết gia đình cậu và biến em gái Nezuko của cậu thành quỷ. Bất chấp tất cả những đau đớn và khổ sở đã phải gánh chịu, Tanjiro vẫn kiên định tấm lòng lương thiện của mình dành cho cả con người và ác quỷ. Cốt truyện lý thú, miêu tả tâm lý xuất sắc cùng với sự cộng hưởng của nhiều triết lý nhân sinh về hành trình thực hiện ước muốn tiêu diệt loài quỷ, chữa trị cho em gái trở về thành người của Tanjiro chính là điều thu hút người xem trong suốt gần một thập kỉ. Kimetsu no Yaiba: Làng Thợ Rèn sẽ tiếp tục mang đến nội dung chiến đấu vô cùng đặc sắc và kịch tính. Nhưng trong lần này, Tanjiro phải tạm chia tay hai người bạn luôn đồng hành với mình là Zenitsu và Inosuke. Thay vào đó, những nhân vật chủ chốt xuất hiện và tỏa sáng đáng chú ý trong phần này là Luyến Trụ và Hà Trụ. Theo tiết lộ mới nhất từ Ufotable, Thanh Gươm Diệt Quỷ phần 3 sẽ lên sóng vào đầu tháng 4 năm 2023 – tức rơi vào anime mùa xuân. Phim khả năng cao sẽ chỉ kéo dài trong một mùa với số tập từ 10 – 12. Tập phim đầu tiên được tiết lộ là sẽ có thời lượng lên đến 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, các khán giả hoàn toàn có thể xem trước tập 1 của season 3 vào tháng 2 năm 2023. Theo kế hoạch, tập movie đặc biệt sẽ lên sóng vào ngày 3 tháng 2 năm 2023 tại thị trường Nhật Bản. Tiếp sau đó, phim sẽ có mặt trên ít nhất 80 quốc gia khác. Việt Nam có thể sẽ là một trong số đó. (Lạc An)

Viện Truyện Tranh & Hoạt Hình Việt Nam – Comic Media Academy (CMA) thông báo tuyển sinh Khóa 18 – Hệ Chuyên Nghiệp & Ngắn Hạn các chương trình: Họa Sĩ Kể Chuyện với 2 chuyên ngành: Digital Painting và Truyện Tranh Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D (Short Animation) ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:  + Học viên từ 18 tuổi trở lên + Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) trở lên + Không thi tuyển đầu vào THỜI GIAN ĐÀO TẠO – CHÍNH SÁCH HỌC PHÍ: – Họa sĩ kể chuyện: Thời lượng: 6 học kỳ Học phí: 000.000 – 24.000.000đ/học kỳ (*) (*) Mức học phí áp dụng cho Học kỳ 1 và có dao động trong các học kỳ sau dựa trên nội dung môn học và chính sách học bổng. – Kỹ thuật viên hoạt hình: Thời lượng: 12 tháng Học phí: 24.0000đ/ học kỳ chuyên ngành (3 học kỳ)  HỒ SƠ XÉT TUYỂN: – Chương trình Họa Sĩ Kể Chuyện: 01 Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của CMA 02 Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời THPT trở lên (photo công chứng) 01 Học bạ hoặc Bảng điểm THPT trở lên (photo công chứng) 01 CMND hoặc Giấy khai sinh (photo công chứng) 01 Giấy khám sức khoẻ 03 Hình 4×6 – Chương trình Kỹ Thuật Viên Hoạt Hình 2D: 01 Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu của Viện 01 Sơ yếu lý lịch  01 Bản photocopy CMND hoặc CCCD 01 Ảnh 4×6 THỜI GIAN XÉT TUYỂN: (Nhận hồ sơ đăng ký và xét tuyển hàng tháng) + Đợt 1: 13/02/2023 – 06/05/2023 + Đợt 2: 01/06/2023 – 10/10/2023 KÊNH HỖ TRỢ THÔNG TIN: Hotline: 0902 738 806 Fanpage: Comic Media Academy VN Email: daotao@cmavn.org – cmavn.org@gmail.com

Hết tết vẫn được lì xì, là học viên Họa sĩ kể chuyện của CMA. Với điều kiện bạn phải đi học đúng giờ. Những phong bao rực rỡ sắc màu không chỉ có những phần quà nhỏ mà còn mang theo lời chúc đầu năm các thầy cô và phòng Giáo vụ CMA dành tặng các bạn học viên, chúc các bạn một năm học tập thật vui, thật khỏe, thật hiệu quả. (Comic Media Academy)

Không chỉ là loại hình giải trí dành cho trẻ con, từ lâu phim hoạt hình đã mở rộng đối tượng thụ hưởng của mình để trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu cho mọi người. Ra đời cách đây hơn một thế kỉ, và bắt đầu với hình thức vẽ tay truyền thống, phim hoạt hình đã trải qua một quá trình phát triển thần tốc, và trở nên phổ biến khắp thế giới với công nghệ CGI hiện đại. Sự phát triển đáng ngưỡng mộ này phải kể đến sự giúp sức của những hãng phim hoạt hình tuyệt vời nhất thế giới. 1) WALT DISNEY ANIMATION STUDIO Là hãng phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới với lịch sử phát triển vừa tròn 100 năm, Walt Disney Animation Studio được thành lập bởi anh em Walt và Roy Disney. Từ một studio nhỏ chuyên sản xuất phim hoạt hình 2D, trong hành trình 100 năm huy hoàng của mình, Walt Disney đã vươn mình trở thành Studio lớn nhất Hollywood. Có thể xem Walt Disney chính là người đi đầu cho những chuẩn mực về công nghệ phim hoạt hình truyền thống hiện nay. Các tác phẩm của Walt Disney đều mang đến cho người xem những trải nghiệm truyệt vời về hình ảnh và diễn hoạt. Nhiều thước phim của Walt Disney đã trở hành huyền thoại, gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ. Hơn thế nữa, trong suốt một thế kỉ hình thành và phát triển, Walt Disney vẫn luôn giữ vững vị trí “trên đỉnh thế giới” của mình với hàng loạt giải Oscar và những tác phẩm kinh điển dẫn đầu doanh thu phòng vé ở khắp các châu lục. Các phim hoạt hình tiêu biểu của hãng: Alice ở xứ sở thần tiên, 101 chú chó đốm, Nàng tiên cá, Aladdin và Cây đèn thần, Frozen, Big Hero 6,… 2) PIXAR Là một trong những hãng phim hoạt hình huyền thoại, Pixar được thành lập vào năm 1986, tại California và là hãng phim đầu tiên trên thế giới dùng kĩ xảo 3D để sản xuất phim hoạt hình. Mặc dù có khởi đầu khá chật vật với chỉ vài thành viên nòng cốt, song kể từ sau khi gây chấn động thế giới bởi siêu phẩm Toy Story (1995), xưởng phim đã chinh phục hầu hết các nhà phê bình phim, và nhanh chóng ghi danh mình vào một trong những “ông lớn” trong làng phim hoạt hình. Pixar trở thành cái tên bảo chứng cho doanh thu phòng vé hạng mục phim hoạt hình. Hầu hết các tác phẩm phim hoạt hình do Pixar sản xuất đều nhận về những đánh giá tích cực từ người xem. Có đến 13 phim đã nằm trong top 50 phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, hãng phim cũng đã nhận được tổng cộng là 15 giải Oscar, 7 giải Quả cầu vàng, 11 giải Grammy Award cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Các phim hoạt hình tiêu biểu của hãng: Toy story (Câu chuyện đồ chơi), Finding Nemo (Đi tìm Nemo), Ratatouille (Chú chuột đầu bếp), Brave (Công chúa tóc xù),… 3) GHIBLI STUDIO Đối trọng với các hãng phim hoạt hình phương Tây, ở Phương Đông, Ghibli Studio được xem là hãng phim hoạt hình làm nên niềm tự hào của châu Á với những bộ phim luôn nằm trong danh sách những phim hoạt hình hay nhất Nhật Bản và thế giới. Tên gọi Ghibli được đặt bởi giám đốc Miyazaki Hayao. Trong tiếng Ả Rập thì Ghibli ám chỉ những cơn gió. Tên gọi này gợi ý cho định hướng của studio là “thổi luồng gió mới vào ngành công nghiệp anime của nước Nhật”. Ghibli sở hữu cho mình số lượng tác phẩm khổng lồ với rất nhiều giải thưởng lớn. Các tác phẩm phim hoạt hình do Ghibli mang đến cho người xem rất nhiều ý nghĩa và đậm triết lý phương Đông, đây cũng là một trong những yếu tố giúp Ghibli không bị lẫn vào các sản phẩm hoạt hình đến từ phương Tây, và được mệnh danh là Walt Disney của châu Á. Các tác phẩm xuất sắc của Ghibli có thể kể đến như: Howl’s Moving Castle, Ponyo, Princess Mononoke, Spirited Away,… Trong đó, Spirited Away là phim hoạt hình châu Á đầu tiên đạt giải thưởng danh giá Oscar. 4) DREAMWORKS DreamWorks SKG đã được đồng sáng lập bởi đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, David Geffen, và Jeffrey Katzenberg vào năm 1994. Sau thời điểm Katzenberg rời bỏ hãng Disney nhằm tránh sự tranh giành quyền lực với Michael Eisner. Bộ phim đầu tiên mà hãng DreamWorks sản xuất đó chính là Antz (Kiến) nhưng không đạt được tiếng vang lớn như kỳ vọng. Không từ bỏ đam mê của mình, các thành viên của hãng vẫn tiếp tục sáng tác, và sau sự ra đời của siêu phẩm: The Prince Of Egypt (Hoàng tử Ai Cập), DreamWorks bắt đầu được thế giới biết đến với tư cách là một trong những studio làm phim hoạt hình của những kẻ mộng mơ. Không chỉ được biết đến là hãng phim sản xuất nhiều tác phẩm bán chạy khắp thế giới mà DreamWorks còn được người ta nhắc tới với hàng loạt giải thưởng danh giá như: 3 giải Oscar, 22 giải Emmy, hàng chục giải Anni cùng nhiều đề cử khác. Các phim hoạt hình tiêu biểu của hãng: Shrek (Gã chằn tinh tốt bụng), Chicken run (Phi đội gà bay), How to Train Your Dragon (Bí kíp luyện rồng), Madagascar (Cuộc phiêu lưu đến Madagascar), Kung Fu Panda (Công phu gấu trúc). 5) TOEI ANIMTION Nhắc đến những hãng phim hoạt hình châu Á, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua Toei Anitmaion – một trong những hãng sản xuất anime đầu tiên và lớn nhất Nhật

Vẻ đẹp của người phụ nữ luôn là đề tài được các hoạ sĩ khai thác. Dưới cái nhìn đầy nghệ thuật của những người họa sĩ minh hoạ trên khắp thế giới, phái đẹp được khắc hoạ vừa cảm xúc vừa thơ mộng. Comic Media Academy giới thiệu đến bạn những bức tranh minh hoạ tuyệt đẹp về phái nữ. 1) HOẠ SĨ AEPPOL Với quan điểm hiện đại: “phụ nữ độc thân độc lập và hạnh phúc”, hoạ sĩ người Hàn Quốc có bút danh Aeppol đã tung ra một bộ tranh thể hiện cách nhìn của bản thân trước cuộc sống của một cô gái độc thân. Nét vẽ nhẹ nhàng, gam màu ấm áp, tràn đầy sắc màu hạnh phúc, bộ tranh chứng minh rằng: có rất nhiều cô gái luôn biết cách tận hưởng cuộc sống theo cách riêng của mình. Với những thông điệp tích cực cùng cách diễn đạt vô cùng đáng yêu, bộ tranh đã khiến người xem cảm thấy dễ chịu, thoải mái và ủng hộ một cách nhiệt tình. 2) YAO YAO MA VAN AS Mặc dù đã có gia đình, song Yao Yao Ma Van As – một hoạ sĩ minh hoạ ở Los Angeles vẫn cho độc giả thấy rằng, cuộc sống độc thân thực ra không hề tẻ nhạt mà lại mang rất nhiều gam màu rực rỡ tươi vui. Lấy cảm hứng từ cuộc sống tự do, sôi động của mình trước khi kết hôn, cô đã vẽ nên một bộ tranh minh hoạ bao gồm vô vàn những khoảnh khắc tuyệt diệu, khi cô sống cùng chú chó nhỏ tên Parker. Theo cô, thời gian độc thân là lúc mà mỗi ngày cô biết học cách tự lập tốt hơn, đó thực sự là một trải nghiệm đáng nhớ. 3) MARGHEITA GRASSO Hoạ sĩ người Ý tài ba Margherita Grasso được giới minh hoạ biết đến nhờ khả năng biến những khoảnh khắc chân thật, bình dị của đời thường trở thành những tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo. Trong đó, đề tài người phụ nữ cũng được khai thác triệt để trong các sáng tác của cô. Chủ thể về phái đẹp trong tranh của Margherita Grasso rất đa dạng, đó có thể là một cô bé, một người mẹ, hay một người phụ nữ già bên chiếc bàn trà. Nhưng điểm chung trong tranh của cô là cảm giác hạnh phúc toát lên từ những khoảnh khắc đời thường. Là lúc ngủ bên chú mèo con, vui đùa trên bãi cỏ, làm bánh hay đan len, tất cả mọi giây phút trôi qua trong tranh của Margherita Grasso đều ngập tràn vui vẻ. (Lạc An)

Mừng một năm mới, CMA hẹn gặp các bạn sau những ngày Xuân Viện Truyện tranh Hoạt hình Việt Nam sẽ làm việc đến ngày thứ 3, 17.01.2023 (26 Tháng Chạp). Chúng mình sẽ nghỉ Tết từ ngày 27 Tháng Chạp (18.01) đến Mùng 8 Tết (29.01) và trở lại làm việc bình thường ở cả 2 cơ sở Nguyễn Đình Chính và Lý Văn Phức từ ngày Mùng 9 Tết (30.01). Các thông tin được gửi đến CMA trong thời gian nghỉ Tết qua email, fanpage và hotline sẽ được chúng mình giải quyết sớm nhất có thể ngay khi trở lại. Các bạn thông cảm đợi bọn mình nhé! Chúc các bạn có một kỳ nghỉ tết thật ấm và thật vui cùng gia đình! (Comic Media Academy)

Một buổi dọn nhà ăn tết quá sức rộn ràng và vui vẻ của các bạn học viên CMA. Họp chợ nhỏ nhỏ nhưng chất lượng thì ‘có võ” à nha! Từ bảng vẽ, họa cụ, sách, truyện, tranh sáng tác, đến…áo mưa, bảng kê chống đau lưng, trang phục, giày, túi đều đã có mặt chờ các bạn rinh về với giá từ 0 đồng tới vô cùng ưu đãi Đặc biệt, Garage sale còn có sự xuất hiện của một sản phẩm mang đậm mùi vị Tết xuân: Bánh tét nhà làm! Cũ người mới ta, người mua thì tiết kiệm được chi phí, người bán vừa dọn nhà vừa có thêm một khoản ăn tết. Cả nhà đều vui! Hẹn các bạn tại Garage sale CMA tiếp theo nhé! (Comic Media Academy)

Được khai sinh ở Hàn Quốc vào năm 2003 và kể từ sau thành công của Bí Mật Của Hun (2013), webtoon nhanh chóng trở thành hiện tượng toàn cầu và tạo ra làn sóng sáng tác ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù có tuổi đời khá nhỏ (5 năm), song những năm vừa qua Webtoon Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trước sự ra đời của hàng loạt tác phẩm mang đậm bản sắc Việt, trong đó có tác phẩm đã được chuyển thể thành sitcom, đạt được nhiều giải thưởng Quốc tế danh giá. CÁNH HOA TRÔI GIỮA HOÀNG TRIỀU Là một trong những lá cờ đầu của làng Webtoon Việt Nam, nhưng ít ai biết rằng trước khi đạt đến thành công như hiện tại, Cánh Hoa Trôi Giữa Hoàng Triều của Tuyết Tuyết đã từng gặp rất nhiều khó khăn khi tìm cách đưa truyện lên trang giấy. Sau khi xuất bản online dưới hình thức Webtoon, tác phẩm nhanh chóng được đón nhận và trở thành nguồn cảm hứng cho không ít hoạ sĩ đam mê sáng tác Webtoon. Chọn một đề tài khó, Cánh Hoa Trôi Giữa Hoàng Triều lấy cảm hứng từ nhân vật có thật trong lịch sử – vị nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam: Lý Chiêu Hoàng. Lấy bối cảnh cuối triều Lý, sau khi đưa nền chính trị, xã hội, văn hóa, quân sự nước ta phát triển vượt bậc mà trước đây chưa triều đại nào làm được, nhà Lý bước vào thời kỳ suy vi, nhà Trần bắt đầu một cuộc soán ngôi bằng một cuộc hôn nhân chính trị. Mối tình trẻ thơ khởi nguồn cho một cuộc chuyển giao quyền lực trước nay chưa từng có: sự khởi đầu và kết thúc của 2 triều đại phong kiến rực rỡ bậc nhất trong lịch sử. LẠC TRÔI Bắt nguồn từ MV đình đám của Sơn Tùng MTP, webtoon Lạc Trôi được ra mắt vào năm 2020 bởi hai tác giả nổi tiếng trong giới truyện tranh Việt: Nguyễn Huỳnh Bảo Châu (Châu Chặt Chém) và Can Tiểu Hy. Viết tiếp câu chuyện của hoàng tử trong MV cùng tên trong bối cảnh quốc gia Đại Nam giả tưởng, bộ truyện xoay quanh cuộc đời thăng trầm của Cửu hoàng tử Trần Đăng Sơn – người bị ghẻ lạnh và khinh thường do xuất thân thấp kém. Tạo hình nhân vật này được lấy cảm hứng từ Sơn Tùng M-TP với mái tóc bạc trong MV Lạc trôi. Kể từ khi ra mắt, Lạc Trôi đã thu hút đông đảo lượng người đọc. Tác phẩm là một trong những Webtoon được đánh giá vừa chỉn chu về mặt hình ảnh và kịch bản, vừa mang đậm bản sắc văn hoá Việt. BẨM THẦY TƯỜNG CÓ THẦY VŨ ĐẾN TÌM Tháng 12 vừa qua, giới truyện tranh Webtoon Việt Nam nức lòng khi đón tin mừng tác phẩm Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm (tên tiếng Anh: Rain in a moon night) của tác giả Hoàng Tường Vy đoạt giải Đồng trong cuộc thi International Manga Award. Với cốt truyện nhẹ nhàng đặt trong bối cảnh mang đậm chất làng quê Việt Nam xưa, tác phẩm Bẩm thầy Tường có thầy Vũ đến tìm kể câu chuyện hàng ngày về một anh thầy đồ và một anh thầy lang. Bộ truyện ăn điểm với độc giả bằng những khung cảnh làng quê nên thơ, đan cài chuyện tình cảm nhẹ nhàng, ấm áp. BAD LUCK Bad Luck của tác giả Châu Chặt Chém từng là bộ truyện online đình đám trên mạng xã hội Việt Nam vào năm 2016. Lấy bối cảnh đời thường ở Việt Nam, Bad Luck là câu chuyện về An, cô bé 17 tuổi nhận ra mình có khả năng mang lại xui xẻo bất tận cho người khác qua khả năng nguyền rủa. Ở thời điểm mà truyện tranh Việt còn chưa có tiếng vang, Bad Luck từng tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong làng truyện tranh Việt. Thành công đó đã giúp Bad Luck nhanh chóng được xuất bản với sự trợ giúp tài chính từ cộng đồng, và sau đó tiếp tục được chuyển thể thành hình thức Webtoon, Sitcom và dự kiến sẽ là điện ảnh trong tương lai. (Lạc An)

Garage sale – Cơ hội để các bạn sở hữu những họa cụ ngon lành cành đào (bap gồm cả những món chưa bóc seal, chưa unbox!) với giá siêu tiết kiệm! Lại còn bảo vệ môi trường và tránh lãng phí! Quẹo ngay vào Garage sale của CMA nhé! Bảng vẽ nguyên seal và bảng vẽ đã sử dụng Họa cụ đa dạng Sách Quần áo Sản phẩm thiết kế thủ công Thực phẩm truyền thống nhà làm Quà tặng miễn phí SỐ LƯỢNG VÔ CÙNG GIỚI HẠN Một ngày duy nhất, chỉ duy nhất một ngày: 15h, ngày 11.01.2023 Tại: 164 Nguyễn Đình Chính, P.11, Q. Phú Nhuận (Comic Media Academy)

Bé Vũ Mai Anh lớp Digital Painting thiếu nhi 1 kèm 1 (dạy tại nhà) đã hoàn thành 2 cấp bậc level 1 và level 2. Từ những tác phẩm bé sáng tác có thể thấy sự cố gắng của bé khi làm quen với việc vẽ trên máy dù thời gian đầu bé còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Mai Anh đã tiến bộ lên rất nhiều qua từng buổi học. Cùng xem qua các tác phẩm dễ thương và đáng yêu của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting level 1: Tác phẩm Digital Painting level 2: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 ngay để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy) 

Bé Trương Nguyễn Thảo Tiên trở thành học viên quen thuộc của CMA khi đã tham gia những 5 level của lớp Manga/ Comic thiếu nhi 1 kèm 1 dạy tại nhà – lớp học đặc biệt được tổ chức dựa theo thời gian và nhu cầu của học viên/ phụ huynh. Bé Thảo Tiên đã có sự tiến bộ rất rõ qua từng cấp độ, từ đường nét, cách lên màu và tạo dáng cho nhân vật ngày một thanh thoát hơn. Cùng xem qua một số tác phẩm mà bé đã thực hiện trong thời gian học tập từ vẽ tay đến vẽ máy nhé! Level 1: Level 2: Level 3: Level 4: Level 5: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy)   

Khóa học Digital Painting Online 1-1 là một lớp học đặc biệt được tổ chức và giảng dạy dựa theo thời gian và nhu cầu của học viên/ phụ huynh.  Chỉ cần trang bị bảng vẽ và laptop là học viên có thể bắt tay vào thực hiện hóa ý tưởng của mình thành những tác phẩm mang phong cách riêng dưới sự hướng dẫn tận tình đến từ đội ngũ giáo viên tại CMA. Cùng xem qua tác phẩm của học viên Nguyễn Phương Linh nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Phương Linh: >> Nếu quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học 1-1 của CMA, hãy liên hệ hotline 0902 738 806 để các tư vấn viên tư vấn chi tiết ba mẹ nhé! (Comic Media Academy) 

Lớp vẽ Manga/ Comic thiếu nhi là không gian để các bé có thể thỏa thích sáng tạo và vẽ nên các câu chuyện từ trí tưởng tượng của bản thân.  Cùng xem qua hai tác phẩm cuối khóa với cái kết hài hước của bé Hà Tùng Lâm và bé Nguyễn Dương Anh ở lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K54 nhé: “FLYING COLOR” – Học viên Hà Tùng Lâm: “Món quà sinh nhật” – Học viên Nguyễn Dương Anh: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nghệ thuật ánh sáng là một phần quan trọng giúp bức tranh trở nên sinh động và có hồn. Cách đặt để và điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp đã được Thiên Di làm khá tốt.  Từ màu sắc, đường nét, mảng hình, bé Nguyễn Bảo Thiên Di lớp Digital Painting Thiếu nhi K26 (Level 1) đã thể hiện rất hài hòa qua từng tranh. Đặc biệt sắc độ trong tranh còn tạo được chiều sâu cho tác phẩm. Cùng xem qua một số tác phẩm trong suốt 22 buổi học tập của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Bảo Thiên Di: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Ở lớp vẽ Digital Painting thiếu nhi của CMA, trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập vào thế giới digital và được tiếp cận với thiết bị công nghệ hiện đại cùng sự hỗ trợ từ giảng viên trẻ đầy nhiệt huyết.  Sau 22 buổi học, bé Huỳnh Ngọc Uyên – học viên lớp Khóa 26 đã nắm rõ hơn về đường nét cũng như cách lên màu hiệu quả. Cùng xem qua một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Ngọc Uyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nhật Bản không chỉ nổi danh với những tác phẩm Manga – Anime vươn tầm thế giới, mà còn có những hoạ sĩ minh hoạ đầy tài năng, và Joze Shimazaki là một người như thế! Với những xúc cảm tinh tế từ những khoảnh khắc đời thường, Joze Shimazaki được mệnh danh là nữ hoàng trong dòng tranh minh hoạ dành cho tuổi trẻ. Nghệ thuật bắt đầu từ quan sát những điều thường nhật Không cần đao to búa lớn, những ý tưởng sáng tác của Joze Shimazaki bắt nguồn từ việc quan sát thế giới bên ngoài. Từ khung cảnh những chiếc đèn lồng thả bay trong không gian đầy sao, từ bầu trời đột ngột chuyển màu khi cơn mưa ập tới, những xúc cảm tinh tế lúc làn gió buổi sáng lướt qua mơn man da thịt, hay khoảnh khắc tuyệt vời của tình yêu khi người tình đến cùng chiếc thư trong một chiều lặng gió,… Joze Shimazaki không giữ những xúc cảm đó riêng cho mình, mà dùng óc sáng tạo để ghi lại một cách trọn vẹn nhất những trải nghiệm đó vào tranh vẽ. Với nữ hoạ sĩ, vẽ tranh không chỉ để thoả mãn niềm yêu thích, mà còn là để chia sẻ khoảnh khắc đời thường đẹp đẽ đến mọi người. Xem tranh của bà, ta như được lạc vào một thế giới vừa thực tế, lại vừa phi thực tế, để nhận ra mọi thời khắc trong cuộc sống này đều đẹp đến lạ thường. Những gam màu đầy sức sống của tuổi trẻ Bên cạnh việc ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống, tranh của Joze Shimazaki còn nổi bật với đề tài tuổi trẻ, nỗi buồn, ước mơ, và sự tự do. Những gam màu ấm nóng như vàng, cam, nâu đất xen lẫn những gam màu pastel ngọt ngào như hồng, xanh da trời,… tạo cảm giác thân thuộc và đầy sức sống. Chính vì thế, nỗi buồn tuổi trẻ trong tranh của Joze Shimazaki không hề tạo cảm giác bi quan mà luôn tràn đầy niềm tin và hi vọng. Cả bộ sưu tập tranh minh họa của Joze Shimazaki như một chiếc “kính vạn hoa” muôn màu muôn vẻ. Đằng sau mỗi khoảnh khắc trong tranh đều là một thông điệp về khát vọng, hoài bão cùng những xao xuyến, trăn trở của người trẻ trước những thay đổi trong giai đoạn trưởng thành. Bất kể cảnh tượng, chất liệu nào, những bức tranh minh họa này đều góp phần thể hiện cá tính riêng biệt trong nghệ thuật của họa sĩ người Nhật Bản. Bằng những tác phẩm của mình, Joze Shimazaki không chỉ tạo nên những cảm xúc đẹp đẽ cho người mê nghệ thuật, mà còn truyền thông điệp đến những ai đã và đang theo đuổi ngành minh hoạ: Nghệ thuật không ở đâu xa xôi, nghệ thuật vẫn đang hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, xung quanh ta, chỉ cần ta không ngừng quan sát và mơ mộng. (Lạc An)

Đối với độc giả trẻ, những bộ truyện thuộc thể loại short comics đem lại thông điệp mới mẻ về cuộc sống dần được ưa chuộng hơn. Short comics là thể loại truyện tranh ngắn thường được vẽ trong một trang chứa từ bốn đến sáu ô. Các nhân vật có khoảng hai câu đối thoại hoặc độc thoại. Một tập truyện tranh dài hay tiểu thuyết đồ họa thường được làm trong gần hai năm nhưng short comics chỉ mất khoảng hai ngày. Tính tối giản và tốc độ là những yếu tố hàng đầu truyện tranh ngắn. Chính vì vậy các thông điệp được truyền tải một cách nhẹ nhàng và gần gũi hơn. Từ đó độc giả có thể hướng ứng và lan tỏa chúng trên mọi nền tảng. Tuy nhiên, sau một hành trình dài đồng hành với độc giả Việt, truyện tranh ngắn xuất hiện những thách thức mới đòi hỏi các cây bút trẻ phải nỗ lực hơn nữa để tạo ra dấu ấn riêng của mình. Sức hút của truyện tranh ngắn Một trong những nguyên tắc xây dựng nội dung trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay là: Càng gọn nhẹ càng dễ lan tỏa. Truyện tranh ngắn là một trong những thể loại có thể đáp ứng được tiêu chí đó. Chỉ vỏn vẹn trong khoảng bốn ô, người họa sĩ xây dựng được một tình huống có nhân vật chính, nhân vật phụ và cả bước ngoặt sự việc. Họ có thể lấy cảm hứng từ những câu chuyện xung quanh hay các sự kiện quan trọng để từ đó hình ảnh hóa chúng, tạo nên một lăng kính hài hước nhưng cũng không kém phần châm biếm. Trong những năm gần đây, các bộ truyện như Mèo Mốc, Thỏ Bảy Màu, Đời về cơ bản là buồn cười… đang được giới trẻ đón nhận rất nhiệt tình. Một số ấn phẩm đã được tái bản nhiều lần. Theo anh Đặng Quang Dũng (tác giả bộ truyện Mèo Mốc), người Việt Nam ở mọi lứa tuổi đa phần đều quen với việc sử dụng mạng xã hội, điển hình nhất là Facebook. Trên nền tảng này, người đọc dễ bị hấp dẫn bởi những nội dung được truyền tải một cách nhanh gọn, dễ nắm bắt và hấp dẫn. Những tính chất đó cũng tương tự short comics, người đọc dễ ấn tượng bởi tính trực quan, sinh động và ngắn gọn của nó. ”Short comics là một thể loại giúp các tác giả trẻ có nhiều thuận lợi trong bước đầu sáng tác. Họ xây dựng tên tuổi và ‘chiếm thị phần’ trong lòng người đọc trước khi thử sức sang các dạng truyện tranh dài hơn. Vì vậy không khó để lý giải nhiều short comics còn có thể ra mắt những sản phẩm phái sinh, manh nha cho một hệ sinh thái giải trí trong tương lai”, anh Đặng Quang Dũng chia sẻ. Họa sĩ Nam Đoàn, tác giả của page truyện tranh Catrooms cũng cho rằng truyện tranh ngắn đang ngày càng phổ biến hơn trên mọi nền tảng. Các thông điệp của truyện hợp thị hiếu hiện nay. Đặc biệt, short comics là một loại hình nội dung phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nó có thể đem lại sự giải trí một cách tức thời. “Truyện tranh một trang có nội dung vào thẳng vấn đề cần truyền đạt. Nó là một tình huống đời thường mà ai cũng có thể gặp. Họa sĩ có thể vẽ luôn mà không mất nhiều thời gian xây dựng nội dung cầu kỳ như các truyện có chương hồi”, tác giả Nam Đoàn chia sẻ. Sự sáng tạo đằng sau một trang truyện Sau 10 năm phát triển, nhiều người cho rằng những họa sĩ trẻ hiện nay dấn thân vào thể loại truyện tranh ngắn sẽ rất khó để khai thác thêm nội dung. “Short comics đang trở nên công nghiệp hóa hơn. Họ xây dựng một nhân vật rồi khi đạt đủ tương tác, người quản lý sẽ bán nó đi. Đây là một thực trạng đáng buồn. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những người gắn bó được lâu và giữ được các độc giả trung thành. Chìa khóa của họ là phải tạo ra được một nội dung riêng, đặc thù cho đối tượng khán giả mình hướng đến”, Anh Huỳnh Thái Ngọc (tác giả của bộ truyện Thỏ Bảy Màu) cho biết. Anh Ngọc cũng chỉ ra nếu truyện tranh ngắn chỉ bám theo các xu hướng thông tin trên mạng xã hội, giá trị của nội dung sẽ không được lâu và khó xây dựng được một thương hiệu. Thay vì mất thời gian để xây dựng cốt truyện với logic theo chương, các tác giả vẽ short comics đòi hỏi phải có một tốc độ nhanh nhẹn. Từ việc tìm kiếm nguồn cảm hứng trên các kênh thông tin đại chúng cho đến chuyển hóa thành hình ảnh, các tác giả chỉ thực hiện trong khoảng gần hai ngày. Mọi công việc diễn ra rất khẩn trương để có thể đưa nội dung đến độc giả sớm nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh tin giả, tin xấu đang xuất hiện tràn lan trên môi trường mạng như hiện nay, các tác giả cần phải cẩn trọng có đủ kiến thức xã hội để đánh giá về những thứ mình tiếp nhận. Bên cạnh đó, theo nhóm tác giả Lê Bích, một trong những khó khăn khác của sáng tạo truyện tranh ngắn chính là việc tinh gọn lại các tình tiết. “Truyện dài có 3-4 tình tiết để tạo cao trào. Nhưng với truyện tranh ngắn, từng câu, từng chữ đều rất đắt giá. Làm sao để câu chuyện kết nối được với độc giả và được chia sẻ rộng rãi là một bài toán đối với người làm short comics”, đại diện ekip Lê Bích chia sẻ. Hiện nay, lĩnh vực

II) CÁC THỂ LOẠI PHỔ BIẾN CỦA MANGA 1. Truyện tranh nữ chiến binh Sau thành công của một nhân vật chiến binh nữ phụ trong Astro Boy (Tezuka) vào năm 1953, hàng loạt các truyện tranh và nữ chiến binh ra đời, đồng thời mở ra một kỉ nguyên mới của thể loại truyện tranh này. Các truyện tranh nữ chiến binh thường có đặc điểm chung là kể về một nhân vật nữ mạnh mẽ, có thể xinh đẹp hoặc không, nhưng thường phải gánh vác một nhiệm vụ quan trọng với thế giới và gia tộc. Các truyện tranh nữ chiến binh nổi tiếng bao gồm: Rose of Versailles, Sailor Moon, Card Captor Sakura, One Piece, Fulmetal Alchemist,… 2. Truyện tranh thể thao Năm 1872, bóng chày được du nhập vào Nhật và dần trở thành một trong những bộ môn thể thao được yêu thích nhất tại Nhật. Điều này đã truyền cảm hứng cho họa sĩ truyện tranh. Bộ manga nổi tiếng nhất về bóng chày được xuất bản năm 1966, tên Star of the Giants. Câu chuyện được đăng trên tạp chí Weekly Shonen cho đến năm 1971, và trở thành bộ truyện tranh thể thao hoạt hình đầu tiên trên TV vào năm 1968. Đây cũng là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự hình thành và phát triển của thể loại truyện tranh đề tài thể thao ở Nhật Bản. Những bộ truyện tranh thể thao có thể kể đến như Hoàng tử tennis, Touch, Slam Dunk,… 3. Truyện tranh Samurai và Ninja Vốn là quê hương của những Samurai và Ninja huyền thoại, không có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những thể loại đầu tiên của Manga Nhật Bản. Truyện tranh Samurai và Ninja thường có nhân vật trung tâm là một Samurai hoặc Ninja, với cuộc đời gắn liền với truyền thống và xã hội Nhật Bản. Thể loại truyện tranh này nổi tiếng không chỉ ở Nhật mà còn có sức ảnh hưởng toàn cầu nhờ câu chuyện hấp dẫn bạn đọc nước ngoài bởi sự tò mò truyền thống Nhật Bản, cũng như những bí ẩn về những chiêu thức, kĩ năng mà một Samurai/Ninja cần có. 4. Truyện tranh robot, khoa học viễn tưởng Tiếp nối thành công từ Astro Boy, Doraemon, những câu chuyện xoay quanh nhân vật robot vẫn được các tác giả Nhật khai thác. Các robot lúc này có thể được lắp ghép từ ô tô hoặc xe máy mà thành. Truyện tranh Robot/khoa học viễn tưởng thể hiện ước mơ và niềm tự hào về nền khoa học kĩ thuật của Nhật Bản. 5. Truyện tranh hậu tận thế Sau sự thành công của manga Akira (Katsuhiro Otomo) với nội dung kể cuộc sống của hai người bạn thời thơ ấu trong bối cảnh bạo loạn của thế giới tương lai với một vụ nổ hạt nhân đã phá hủy Tokyo, một thể loại truyện tranh mới ra đời với tên Hậu Tận Thế. Đây là thể loại truyện tranh có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó phải kể đến Attack On Titan – một trong những truyện tranh Hậu Tận Thế có doanh thu cao nhất mọi thời đại. 6. Truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu Được xem là đối trọng lớn nhất của dòng truyện tranh siêu anh hùng Mỹ, truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu của Nhật thường kể về một (hoặc một nhóm) nhân vật chính được giao nhiệm vụ bảo vệ hoà bình thế giới. Tuy nhiên, khác với thể loại siêu anh hùng thường chỉ mang yếu tố thương hiệu cá nhân và nước Mỹ, truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu của Nhật thường nhấn mạnh vào yếu tố gia đình, tinh thần đoàn kết, và mang hơi thở của toàn nhân loại. Các truyện tranh phiêu lưu, chiến đấu phổ biến bao gồm: Dragon Ball, One Punch Man, One Piece, Fairy Tail, Promised Neverland, Pandora Hearts,… 7. Truyện tranh trinh thám Dòng truyện tranh trinh thám cũng là một thể loại làm nên tên tuổi của manga Nhật Bản. Nhân vật trung tâm của dòng truyện tranh này thường là một thám tử/ một trinh sát/ một học sinh,… với IQ cực cao và khả năng phá án thần sầu. Các truyện tranh trinh thám Nhật Bản nổi tiếng bao gồm: Kindaichi, Thám tử lừng danh Conan,… 8. Kết luận So với Comic Mỹ, nhìn chung các thể loại của Manga đa dạng hơn, nhưng xét trên tổng thể, Manga Nhật thường mang nhiều dấu ấn của văn hoá Nhật: một đất nước vừa có nền văn hoá lâu đời, đặc trưng, vừa có những nét giao thoa với phương Tây để vươn mình thành một trong những cường quốc truyện tranh hàng đầu thế giới.  (Lạc An)

Thể loại truyện tranh là một phạm trù khá lớn, bởi tuỳ từng vùng văn hoá, tuỳ đặc điểm lịch sử mà có những cách phân loại truyện tranh khác nhau. Nhìn chung hiện tại truyện tranh thế giới được chia làm hai loại chính: Comic và Manga, và ở mỗi loại cũng có những thể loại truyện tranh phổ biến khác nhau. Comic Media Academy giới thiệu đến bạn những thể loại trruyện tranh phổ biến. I) CÁC THỂ LOẠI PHỔ BIẾN CỦA COMIC 1. Truyện tranh siêu anh hùng Có lịch sử lâu đời từ năm 1932, thể loại truyện tranh Siêu Anh Hùng bắt đầu hình thành nhờ sự ra đời của “The Superman of Metropolis” (Jerry Siegel và Joe Shuster) – kể về một siêu nhân đến từ hành tinh khác có thể nhảy lên các tòa nhà cao tầng, đi nhanh hơn một viên đạn siêu tốc. Superman là vật siêu anh hùng đầu tiên trong lịch sử comic Mỹ, và kể từ đây, các công ty truyện tranh khác nhanh chóng bắt đầu tạo ra những “siêu anh hùng” khác, biến comic trở thành lãnh địa của siêu anh hùng, đồng thời mở ra một kỉ nguyên vàng son cho comic Mỹ. Điểm chung của hầu hết các siêu anh hùng: Có sức mạnh phi thường, đều tham gia chiến đấu chống lại Đức Quốc xã hoặc tham chiến trong các trận chiến khác thời Thế chiến II. 2. Truyện tranh hài hước Cùng với dòng chảy lịch sử, khi nhân loại đã quá chán ngán chiến tranh, nỗi sợ chiến tranh hạt nhân bao trùm thế giới, truyện tranh siêu anh hùng với bối cảnh thế chiến không còn là món ăn tinh thần tuyệt vời, lúc này Truyện Tranh Hài Hước ra đời là giải pháp hoá giải nỗi lo lắng của giới trẻ. Họ tìm đến những câu chuyện vui nhộn để cười và giải toả áp lực. Các truyện tranh hài hước nổi tiếng trong giai đoạn này tiêu biểu là: “Mad” của EC Comics và “Uncle Scrooge” của Carl Barks… 3. Truyện tranh tội phạm Năm 1946 đánh dấu thời kì truyện tranh tội phạm tràn lan khắp mọi nơi với hàng loạt các truyện tranh có chủ đề như: tội ác thực sự, tội ác phụ nữ, những tội phạm ngoài vòng pháp luật, chiến tranh chống tội ác,… Nhìn chung, truyện tranh tội phạm của Comic thường nhắm vào khai thác một xã hội đen tối, những cảnh bắn giết, truy đuổi và bạo lực nhiều hơn là những trận chiến căng não. 4. Truyện tranh kinh dị Vào năm 1948, NXB American Comic Group đã cho ra mắt “Adventures in the Unknown”, bao gồm những câu chuyện kinh dị về ma, người sói, ngôi nhà ma ám, con rối giết người, những sinh vật kì quái và hiện tượng siêu nhiên khác. Đây chính là comic kinh dị đầu tiên của Mỹ. 5. Truyện tranh anh hùng và phản anh hùng Sau 1971, đạo luật truyện tranh có sự sửa đổi, nới lỏng hơn trong các thể loại kinh dị, bạo lực, tội phạm. Thế là, có một sự kết hợp mới giữa những gì đã có và những gì đang được mở ra: Ta có công thức: Siêu anh hùng + Bạo lực + Biến chuyển tâm lý + Mâu thuẫn lý tưởng = Dần dần hình thành một mô hình nhân vật phản anh hùng 6. Kết luận Nhìn chung, các thể loại phổ biến của comic Mỹ thường tập trung vào yếu tố siêu anh hùng, tội phạm và kinh dị. Dù ở thời điểm hiện tại, các thể loại của comic dường như đang hoà vào cùng nhau để tạo thành một vũ trụ, song dường như đây vẫn là những thể loại mà họ tâm đắc và muốn theo đuổi và làm nên đặc trưng không thể thay thế của Mỹ – một cường quốc truyện tranh trên thế giới. (Còn tiếp) ——— Lạc An

Năm mới đang gõ cửa cùng một nhịp nghỉ cuối năm để sẵn sàng cho một năm nhiều rực rỡ. CMA mến gửi bạn lịch nghỉ tết Dương lịch 2023. Các lớp học của CMA sẽ được nghỉ từ ngày 31.12.2022 đến ngày 02.01.2023. Riêng sáng ngày 31.12, văn phòng của CMA vẫn sẽ hoạt động, đón tiếp quý phụ huynh và các bạn tại cơ sở Nguyễn Đình Chính và Lý Văn Phức. Từ ngày 03.01.2023, các lớp học và văn phòng của CMA sẽ hoạt động lại bình thường. Trong thời gian nghỉ, CMA vẫn nhận thông tin qua các kênh hotline/zalo và facebook nhưng việc phản hồi sẽ chậm đôi lúc, mong quý phụ huynh và các bạn yêu thương thông cảm. CMA chân thành cảm ơn và hẹn gặp mọi người vào năm 2023. (Comic Media Academy)

Một buổi học tổng kết thật vui của lớp Manga Comic theo yêu cầu tại Designers Hub Quận 7. Ngoài cô giáo và các bạn học thì tụi mình còn được chụp hình và nhận lời chúc từ ông già Noel. Lớp học Manga Comic theo yêu cầu được thiết kế với khung chương trình riêng theo nhu cầu và thời gian linh động, dành cho các học viên không thể tham gia lớp tại cơ sở tại CMA. Nếu ba mẹ quan tâm, hãy liên hệ ngay với CMA để tìm hiểu thông tin nhé! (Comic Media Academy)

Chương trình sinh hoạt ngoại khóa mùa Noel của các bạn học viên CMA đã trở lại sau 2 năm tạm ngưng vì dịch bệnh. Đây là chương trình các bạn học viên và các thầy cô sẽ dành tặng cho nhau các món quà bí mật, lời chúc ý nghĩa và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm vui thật khó quên. Bên cạnh quà, các bạn và thầy cô còn tham gia các trò chơi và tiết mục văn nghệ cùng nhau. Chương trình còn đặc biệt với phần buffet đa dạng hoành tráng với sự chung tay của tất cả các bạn tham gia, mỗi người mang đến một món. CMA hy vọng các bạn đã có thời gian thật vui trong mùa Giáng sinh và chúc bạn sẽ bước sang năm mới với thật nhiều thuận lợi. (Comic Media Academy)

Cùng ra mắt vào năm 2022 nhưng nếu phiên bản live-action Pinocchio không nhận được mấy phản hồi tích cực thì bộ phim hoạt hình stop-motion Pinocchio của nhà làm phim lừng danh Guillermo del Toro và đồng đạo diễn Mark Gustafson đã nhận được vô số lời ngợi khen từ giới phê bình và khán giả, dẫu phim chỉ chiếu trên nền tảng trực tuyến của Netflix và chỉ có kinh phí sản xuất 35 triệu USD (con số này ở phiên bản live-action là 150 triệu USD). Guillermo del Toro’s Pinocchio mang đến cảm xúc mới lạ cho người xem, với phần kể chuyện bằng hình ảnh sáng tạo và những khung hình đẹp mắt, vừa u tối nhưng không kém phần rực rỡ. Bộ phim vừa là một câu chuyện đậm chất phiêu lưu, vừa truyền tải những chủ đề lớn về con người. Bộ phim tài liệu hậu trường mang tên Guillermo del Toro’s Pinocchio: Handcarved Cinema dài khoảng 36 phút “ghi lại tính nghệ thuật của một câu chuyện độc đáo trong nhiều năm hình thành”, sẽ giúp khán giả hình dung rõ hơn về cách thức các nhà làm phim tạo ra tác phẩm stop-motion đặc sắc này, với thời gian chuẩn bị lên đến 15 năm. Một trong những điều tuyệt vời nhất của bộ phim tài liệu này là nhìn thấy những khoảng thời gian khác nhau của công việc cần mẫn tạo ra hoạt ảnh cho những con rối. Theo Guillermo del Toro, ông hi vọng phản ứng tích cực đến bất ngờ đối với phiên bản Pinocchio của mình sẽ góp phần làm bùng lên ngọn lửa hồi sinh các dự án hoạt hình stop-motion. Với ông, Hoạt hình là một loại hình nghệ thuật, “và trong vô số các thể loại thì hoạt hình tĩnh vật (stop-motion) là loại thiêng liêng và kỳ diệu nhất với tôi vì nó gắn kết người làm phim hoạt hình và con rối.” Guillermo del Toro’s Pinocchio đã xếp hạng top 1 Netflix toàn cầu và được đề cử giải Quả cầu vàng cho 3 hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất (Ciao Papa), Nhạc nền hay nhất. Bộ phim cũng được kỳ vọng sẽ nhận tượng vàng Oscar cho sự xuất sắc của mình. Bài viết có tham khảo một số thông tin từ vnreview và whats-on-netflix Hình ảnh: Netflix (Comic Media Academy)

Với những fan mê truyện kinh dị, chắc hẳn không thể bỏ qua Junji Ito Maniac: Japanes Tales of The Macabre – siêu phẩm kinh dị Nhật Bản nổi danh khắp thế giới. Đáp lại sự yêu mến của người hâm mộ, Netflix sẽ trình làng phiên bản anime vào tháng 1/2023 này. Junji Ito: bậc thầy của những câu chuyện kinh dị Không phải tự nhiên mà Junji Ito được xem là ông hoàng của làng manga kinh dị, bởi ông là một trong những người đi đầu của trào lưu truyện kinh dị mà không cần ma. Hầu hết các tác phẩm của Ito đều xoay quanh sự kỳ quái, đôi lúc không có ma nhưng vẫn đáng sợ, rùng rợn và thậm chí là vô cùng ám ảnh. Các thủ thuật tâm lý, nỗi lo sợ, những linh hồn,… khiến cho manga của ông trở thành món ăn không dành cho những người yếu tim. Và giờ đây, tất cả mọi thứ sẽ được giới thiệu trong anime cùng với gia vị bổ sung là âm thanh, hứa hẹn Junji Ito Maniac: Japanes Tales of The Macabre là một siêu phẩm kinh dị không thể bỏ lỡ. Những câu chuyện sẽ xuất hiện trong anime Các câu chuyện sẽ xuất hiện trong bộ phim này là Unendurable Labyrinth, Ice Cream Bus, Library of Illusions, The Strange Hikizuri Siblings: The Séance, Bullied, Headless Statues, Intruders, The Hanging Balloons, The Long Hair in the Attic, The Room With 4 Walls, Tomie: Photo, Tombtown, và Where the Sandman Lives. Trong đó, những câu chuyện nổi bật như Unendurable Labyrinth khai thác đề tài siêu nhiên khi tập trung vào hai người bạn khám phá ra một mê cung dưới lòng đất, nơi sinh sống của một nhóm người tôn giáo, những người tin vào thứ gọi là “thiền định vĩnh cửu”. Library of Illusions xoay quanh một người đàn ông tin rằng thư viện cá nhân của anh ta bị nguyền rủa và những cuốn sách có khả năng xuất hiện trước mặt anh ta dưới dạng hiện thân tâm linh.  Where the Sandman Lives lại xoay quanh một người đàn ông sợ hãi, mất ngủ vì một phiên bản trong mơ của chính mình. The Hanging Balloons nói về một thị trấn tin rằng linh hồn bị chặt đầu của một người nổi tiếng đã qua đời đang ám ảnh họ và Tomie: Photo kể câu chuyện về một phụ nữ trẻ bị quấy rối bởi các thành viên trong câu lạc bộ nhiếp ảnh của trường trung học,… Người hâm mộ kì vọng điều gì? Dù đã được xuất bản trước đó dưới phiên bản manga, song phiên bản anime vẫn được fan hâm mộ vô cùng chào đón bởi họ kì vọng được trải nghiệm tác phẩm mình yêu thích dưới một hình hài mới, có màu sắc, âm thanh và âm nhạc. Trong trailer mới nhất vừa được Netflix công bố, người xem có cơ hội nhìn lướt qua nội dung với những phân cảnh đầy màu sắc nhưng mang lại cảm giác rùng rợn đáng sợ đến gai người. Đặc biệt, đoạn trailer còn kết hợp hình ảnh ảo giác và rối loạn đúng theo phong cách của Junji Ito. Bên cạnh đó, bài hát chủ đề mở đầu của anime có tựa đề Paranoid do Madkid thể hiện đã mang lại cảm xúc tốt cho loạt phim. Với sự chuẩn bị chỉn chu, sự đầu tư đúng mực, ekip sản xuất và nhà phát hành Netflix dự kiến Junji Ito Maniac: Japanes Tales of The Macabre sẽ tạo nên cơn sốt và đứng đầu xu hướng xem trên Netflix vào đầu năm 2023. (Lạc An)

Lần đầu tiên CMA hạ cánh nơi phố núi đã nhận được rất nhiều tình cảm và sự quan tâm của mọi người. Vượt qua những trở ngại về thời tiết trong một ngày mùa đông se lạnh, gần 20 cô chú anh chị và các bạn đã đến với Workshop Tranh khắc gỗ của CMA, để cùng tìm hiểu về một chất liệu sáng tác mỹ thuật truyền thống của Việt Nam đã có từ lâu đời, và được hướng dẫn các công đoạn để tự tay hoàn thành một tác phẩm tranh khắc thật độc đáo với chủ đề Giáng sinh. Cám ơn mọi người đã cùng CMA tạo nên một buổi sáng thật nhiều niềm vui với workshop Tranh khắc gỗ và hẹn gặp lại các bạn trong những hoạt động trong tương lai của CMA nhé. (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Võ Ngọc Hoàng Anh khóa 12 lên ý tưởng và thực hiện. Hành trình soán ngôi vua và lật đổ chế độ độc tài của hai nhân vật “Cereza Walkers” và “Santiago Aetos”. Cùng xem qua quá trình thực hiện bài thiết kế nhân vật của Hoàng Anh nhé! Nhân vật “Cereza Walkers” Nhân vật “Santiago Aetos” > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Học vẽ online không còn là vấn đề khó khăn. Học viên Nguyễn Thị Thảo lớp Illustration Online K07 đã thông qua chương trình học online để tiếp cận lĩnh vực vẽ minh họa. Và kết quả sau 15 buổi học chính là tác phẩm xinh đẹp dưới đây. Cùng xem qua tác phẩm của Thảo nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Nguyễn Thị Thảo: >> Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do học viên Huỳnh Ngọc Minh Sang lớp Illustration (Vẽ Minh Họa) K10 lên ý tưởng và thực hiện. Trải qua các quá trình từ phác thảo đến value và cuối cùng lên màu, hoàn thiện. Qua bài vẽ có thể thấy Minh Sang đã rất chỉnh chu ngay từ những bước đầu tiên, cách đặt để màu sắc và ánh sáng rất hiệu quả giúp thể hiện được nội dung của tác phẩm. Tác phẩm cuối khóa – HV Huỳnh Ngọc Minh Sang: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Lại Thục An khóa 12 lên ý tưởng và thực hiện. Lấy cảm hứng từ game Granblue Fantasy, Thục Anh đã viết nên câu chuyện cho nhân vật của mình, từ đó thiết kế nhân vật mang phong cách của riêng bạn. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện nhân vật của Thục An nhé! Nhân vật “Kurisutaru (Kuri)” – HV Lại Thục An: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do học viên Trần Lê Yến Vy lớp Illustration (Vẽ Minh Họa) khóa 10 thực hiện.  Lấy ý tưởng từ chú mèo, nhân vật mà Yến Vy yêu thích để tạo nên những bức tranh minh họa thú vị giữa phi hành gia và chú mèo vàng. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện bài cuối khóa của Yến Vy nhé! “Phi hành gia & Mèo trong muôn vàn vũ trụ” – HV Trần Lê Yến Vy: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số là một khóa học đầy thú vị đối với các bé đam mê vẽ. Bé Lê Hà Hải Triều lớp Digital Painting Thiếu nhi K25 đã thỏa sức sáng tạo ra những tác phẩm rất đẹp mắt cùng với màu sắc tươi vui. Cùng xem một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Lê Hà Hải Triều:    >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Màu sắc là một trong những yếu tố rất quan trọng của một bức tranh Digital Painting. Ở lớp học Digital Painting Thiếu nhi các bé sẽ được cung cấp kiến thức về màu sắc, cách biểu lộ cảm xúc thông qua màu sắc, nghệ thuật ánh sáng và các mảng sáng tối trong tranh. Cùng xem một số tác phẩm của bé Đào Ngọc Phương Uyên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Đào Ngọc Phương Uyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mỗi bức tranh thể hiện một câu chuyện khác nhau – Hồ Nhật Vy lớp Digital Painting Thiếu nhi K25 đã thể hiện rất tốt nội dung câu chuyện qua cách đặt để nhân vật và phối màu sắc. Cùng xem qua một số tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Hồ Nhật Vy:       >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Hòa mình vào thế giới vẽ tranh trên máy, cô bé Trần Vũ Hà An lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 đã mang đến những tác phẩm có màu sắc của ước mơ, màu sắc của tương lai. Với nét vẽ và mảng màu tươi sáng bé đã sáng tạo nên những bức tranh sinh động cho chính mình. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Vũ Hà An:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp học Digital painting, các bé sẽ được tiếp cận kỹ thuật vẽ tranh trên máy. Từ đường nét, mảng màu,… đến thiết kế nhân vật trên bảng vẽ hiện đại. Bé Trần Ngọc Cát Tường lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 đã tiếp thu và hoàn thành khá tốt các bài vẽ của mình. Cùng xem qua bé đã vẽ như thế nào trong khóa học nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Ngọc Cát Tường: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sáng tạo vô hạn cùng lớp vẽ tranh trên máy. Bé Trần Thanh Trúc lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 25 đã phối các mảng màu khác nhau để tạo nên những bức tranh vui tươi có, kỳ lạ có. Tác phẩm Digital Painting – Học viên Trần Thanh Trúc:   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Crush” – câu chuyện ngắn về tình cảm học đường được bé Nguyễn Ngọc Lam Phương lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 02 đưa vào một huống dí dỏm.  Qua các buổi học có thể thấy nét vẽ của bé ngày một ổn định và chỉnh chu hơn. Cùng xem qua tác phẩm truyện tranh của bé nhé! “Crush” – HV Nguyễn Ngọc Lam Phương: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Có lẽ những câu chuyện mang tính chất hài hước luôn là sự lựa chọn ưu tiên khi các họa sĩ nhí sáng tác. Nội dung thú vị, vui tươi được thể hiện rõ thông qua tác phẩm truyện ” Cuộc thi võ thuật” do bé Võ Ngọc An Nhiên lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 khóa 02 thực hiện. Cùng đọc và cảm nhận rõ hơn về câu chuyện mà bé vẽ nên nhé! “Cuộc thi võ thuật” – HV Võ Ngọc An Nhiên: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

“Truyện con khỉ” là tác phẩm truyện tranh do bé Nguyễn Khắc Việt lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 2 K02 thực hiện.  Vẽ Truyện tranh trên máy là một khóa học được các bé quan tâm. Ở khóa học này, các bé được hướng dẫn sử dụng phần mềm hỗ trợ cho sáng tác truyện tranh, với sự hướng dẫn của giáo viên bé sẽ được thỏa sức sáng tạo ý tưởng của mình thành các câu chuyện dễ dàng hơn. Cùng xem qua tác phẩm truyện tranh của Khắc Việt nhé! “Truyện con khỉ” – HV Nguyễn Khắc Việt: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Với chất liệu từ câu chuyện đã quá đỗi quen thuộc “Cô bé quàng khăn đỏ” bé Cao Dương Tùng Linh – học viên lớp Vẽ Manga/ Comic nâng cao 1 K29 đã viết nên một câu chuyện của riêng mình – “Cô bé quàng khăn vàng”. Tác phẩm “Cô bé quàng khăn vàng” – HV Cao Dương Tùng Linh: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Một câu chuyện đầy sáng tạo và hài hước đến từ bé Nguyễn Nhã An học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản khóa 53. Màu sắc hài hòa, nhẹ nhàng tạo nên sự vui tươi cho câu chuyện. Bên cạnh đó Nhã An đã diễn tả rất tốt biểu cảm của nhân vật làm nên nét hài hước cho chú mèo ở cuối câu chuyện. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! “Giấc mơ kỳ quái” – HV Nguyễn Nhã An: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Vô số câu chuyện cùng với những ý tưởng vừa quen vừa lạ đã được ra đời ở lớp Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic cơ bản khóa 53.  Bé Đức Khiêm đã thể hiện được màu sắc của rừng vào tác phẩm cuối khóa có tên “Cuộc rượt đuổi trong rừng” của mình. Cùng xem qua bé đã vẽ nên câu chuyện như thế nào nhé! “Cuộc rượt đuổi trong rừng” – HV Nguyễn Đức Khiêm: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

“Bài tập về nhà” là đề tài mà bé Phùng Lê Khánh Ngọc đã lựa chọn để vẽ nên câu chuyện trong bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản khóa 53.  Từ một chủ đề vô cùng quen thuộc, Khánh Ngọc đã sáng tác nên một truyện tranh dí dỏm tạo tiếng cười cho người đọc thông qua các cảm xúc của nhân vật. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! “Bài tập về nhà” – HV Phùng Lê Khánh Ngọc: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Lớp vẽ Truyện tranh Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy) 

Chúc mừng các nhà biên kịch tương lai đã chính thức hoàn thành chặng đường học tập tại CMA. Trong 29 buổi, CMA và các bạn đã cùng đi qua những nội dung vô cùng thiết thực trong ngành biên kịch: Về cách xây dựng nhân vật Về cốt truyện kinh điển Về cấu trúc 3 hồi 8 nhịp Về các thuật ngữ Logline, Tagline, Synopsis và cách viết Về viết đề cương kịch bản theo tiêu chuẩn Hollywood Được đi xem phim Được tham quan học tập thực tế tại phim trường Thật mong với những kiến thức và kỹ năng đã được các thầy cô hướng dẫn, các bạn sẽ có thêm hành trang để chinh phục giấc mơ biên kịch, và mang đến những tác phẩm thật ấn tượng cho nền điện ảnh. Cám ơn các bạn đã học tập tại CMA và hẹn gặp lại các bạn! Đây cũng là lớp học biên kịch cuối cùng trong năm 2022 của CMA, chúng mình hẹn gặp các bạn quan tâm đến khóa học siêu hay siêu vui siêu ứng dụng này vào năm 2023 nhé! Liên hệ với CMA để nhận thông tin về khóa học bạn nhé! (Comic Media Academy)

Những năm gần đây, học vẽ truyện tranh Manga – Comic đang trở thành một xu thế mới trong các hoạt động ngoại khoá dành cho trẻ. Song có phải bất kì trẻ nào cũng có thể tham gia vào môn nghệ thuật mang tính đặc thù này mà không cần năng khiếu? Các nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người thành công mà không cần năng khiếu “Thiên tài bao gồm 1% thông minh và 99% cần cù”. Câu nói nổi tiếng này vẫn rất đúng trong lĩnh vực hội hoạ, khi mà phần lớn các hoạ sĩ truyện tranh nổi tiếng trên thế giới đều có xuất phát điểm là một đứa trẻ đam mê vẽ vời chứ không hẳn có năng khiếu về việc vẽ vời. Cho dù bạn là ai, cho dù bạn làm việc gì, thì xuất phát điểm của bạn phải đến từ niềm yêu thích và đam mê. Bởi “năng khiếu” là thứ giúp bạn làm việc đó dễ dàng hơn, nhưng “đam mê” mới là thứ níu giữ bước chân của bạn lâu dài. Chúng ta có thể vẽ tốt hơn mỗi ngày bằng việc tập luyện Vẽ truyện tranh cũng giống như học nói, mọi thứ đều bắt nguồn từ việc “bắt chước” và luyện tập hàng ngày, vì thế bất kì ai cũng có thể vẽ đẹp hơn nếu kiên trì. Nhiều hoạ sĩ nổi tiếng thừa nhận, họ có xuất phát điểm không hề tốt, song họ đã không ngừng vẽ, từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày và không bao giờ dừng lại. “Kiên trì” giúp họ trở nên vĩ đại, và bất kì ai cũng có thể làm được như thế. Học truyện tranh không chỉ là học vẽ Truyện tranh gồm hai phần riêng biệt: truyện và tranh. Vì vậy, bên cạnh việc rèn luyện kĩ năng vẽ, đến với loại hình nghệ thuật mới mẻ này, trẻ còn được học cách để kể một câu chuyện như thế nào cho thu hút. Một số trẻ có khả năng lĩnh hội các kiến thức hội hoạ tương đối nhanh, nhưng cũng có trẻ đặc biệt nhanh nhạy trong việc tạo ra những câu chuyện thú vị. Trên thế giới, có nhiều hoạ sĩ Manga – Comic nổi tiếng tốt ở cả hai phần: kể chuyện và vẽ truyện. Song, vẫn có rất nhiều người chỉ tốt ở một trong hai mảng, nhưng như thế là quá đủ. Các xưởng truyện tranh và hoạt hình lớn ở phương Tây vẫn thường phân chia rạch ròi giữa kịch bản và hình vẽ để tăng năng suất và đạt hiệu quả. Do đó, nếu trẻ chưa tỏ ra có năng khiếu trong việc vẽ nhưng luôn có những câu chuyện tuyệt vời, cũng là lúc mà trẻ nên thử sức ở loại hình nghệ thuật mới mẻ và hiện đại này. (Lạc An)

Trích Nhật ký sống cùng deadline – môn Creative Technique Ý tưởng từ đâu mà ra Sáng tạo từ đâu mà đến Là khả năng bẩm sinh hay là một quá trình tư duy có phương pháp? Môn Creative technique sẽ giúp học giúp học viên Họa sĩ kể chuyện giải quyết các thắc mắc này và khuyến khích các bạn học viên khai thác sự sáng tạo trong bản thân, đột phá những giới hạn của não bộ. Và trước hết, là khám phá khả năng chạy deadline! (Comic Media Academy)

Bộ phim hoạt hình nổi tiếng về chàng thủy thủ Popeye đã quá quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả. Giờ đây, tác phẩm này sẽ được chuyển thể sang bản truyện tranh. Không chỉ tại Việt Nam, Popeye the Sailor Man là bộ phim hoạt hình đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người hâm mộ trên thế giới. Anh chàng thủy thủ vui nhộn này xuất hiện lần đầu vào năm 1929. Từ đó đến nay, thế giới đã biết gần như toàn bộ mọi thứ về nhân vật, bộ phim này. Nhưng điều đó sẽ sớm thay đổi.Chẳng bao lâu nữa, nhà xuất bản King Features Syndicate sẽ chứng minh điều đó với người hâm mộ bằng một phiên bản truyện tranh đặc biệt. Và tác phẩm Eye Lie Popeye do Marcus Williams phụ trách sẽ là tác phẩm mới về chàng thủy thủ Popeye.“Là một người hâm mộ cuồng nhiệt của cả Popeye và manga, tôi mong muốn được kết hợp cả hai niềm đam mê và mang đến cho người hâm mộ một phong cách hoàn toàn mới để trải nghiệm những cuộc phiêu lưu của nhân vật mang tính biểu tượng này. Tôi rất vui vì có cơ hội kết hợp phong cách shounen truyền thống với một khuynh hướng hiện đại và khám phá bí ẩn đằng sau con mắt bị mất của Popeye”, tác giả Williams chia sẻ. Những điều thú vị về Eye Lie Popeye Eye Lie Popeye có thể sẽ là tác phẩm đánh dấu sự kết hợp đầy hứa hẹn giữa Popeye và Goku. Toàn bộ sự việc bắt đầu từ lâu khi một fan-fic của cả hai xuất hiện trên Internet và Williams là người đã đưa câu chuyện đó vào cuộc sống. Giờ đây, chính tác giả đã được khai thác nội dung này cùng King Features Syndicate. Hiện tại, Eye Lie Popeye có kế hoạch phát hành trên web. Phần đầu tiên sẽ được phát hành trực tuyến trong khoảng thời gian năm tuần. Theo Marcus Williams, Popeye hoàn toàn phù hợp với thể loại truyện tranh hành động. Khi được Comicbook hỏi về lý do tại sao cảm thấy Popeye có tiềm năng để trở thành một nhân vật chính thú vị trong truyện tranh, Williams nói: “Tôi đã làm một tác phẩm nhỏ thuộc dạng fanfic, trong đó, Popeye được ghép đôi với Goku (từ Dragon Ball Z). Hai nhân vật chính giống nhau và Popeye cũng là người sở hữu những giá trị đạo đức cao, định hướng cho con đường anh ta đi trong mỗi chuyến phiêu lưu sau này. Đó là người sẵn sàng đứng lên chống lại kẻ xấu và bảo vệ những người bị bắt nạt trước mọi mối nguy hiểm. Điều đó khiến anh ta trở thành nhân vật chính hoàn hảo cho phong cách manga. Điều duy nhất còn thiếu trong nhân vật cốt lõi này (vì nó liên quan đến cốt truyện manga) là sự phát triển các khả năng của anh ấy theo thời gian. Điểm này cần được lên kế hoạch cẩn thận. Bởi trong manga, mọi nhân vật chính đều cần phát triển bản thân theo mạch truyện, bắt đầu từ việc nắm giữ sức mạnh bản thân cho tới làm chủ những tầm cao mới…”. Trang Comicbook cũng trao đổi thêm với tác giả về những thách thức mà tác phẩm mới này có thể phải đối diện. Williams cho biết thách thức duy nhất cho đến hiện tại là việc giới hạn trang. Số lượng trang có hạn sẽ đòi hỏi cần tối ưu hóa mọi không gian bên trong khung hình mà vẫn phải đảm bảo độ kịch tính cho mỗi cảnh hành động. Nguồn: Zingnews

Nếu như 2022, Very Peri (tím hoa dừa cạn) thống lĩnh thế giới, thì tháng 12 vừa rồi, viện màu Pantone đã công bố Viva Magenta (tím đỏ) sẽ là xu hướng màu mới năm 2023. Viva Magenta với sắc đỏ tím rực rỡ, mang đầy năng lượng của nhiệt huyết, đấu tranh và chiến thắng được kì vọng sẽ mang đến những trải nghiệm rực rỡ cho thế giới trong giai đoạn nhiều biến động này. Viva Magenta – màu sắc của sự tái sinh Trong những nghiên cứu về tâm lý màu sắc của mình, Viện Pantone – cơ quan màu sắc nổi tiếng thế giới đã dựa trên tình hình thế giới trong năm 2022 để tạo nên màu sắc chủ đạo của năm mới 2023. Trước một thực trạng khá u ám về những hậu quả của dịch bệnh, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế,… Viva Magenta với sắc đỏ rực rỡ hoà quyện cùng sắc tím nhiệt huyết thể hiện tinh thần lạc quan, sự đoàn kết và niềm vui – điều mà thế giới đang chờ đợi trong năm 2023. Với Viva Magenta, thế giới sẽ được tái sinh bằng một nguồn năng lượng táo bạo và dũng cảm hơn bao giờ hết. “Màu sắc độc đáo cho một thời điểm khác thường” Viva Magenta được mô tả là “tone màu đỏ thẫm có sắc thái” cân bằng giữa ấm áp và mát mẻ, một màu sắc mang năng luợng chiến thắng nhưng không gây nhức mắt như các sắc đỏ khác. Sắc đỏ của Viva Magenta nồng nhiệt nhưng dịu dàng, thích hợp với thời điểm mà nhân loại đã chịu quá nhiều thương tổn cả về sức khoẻ, tài sản lẫn tinh thần. Viva Magenta mang trong mình tất cả mọi khát khao và sự dịu dàng và cân bằng cần thiết cho cuộc sống hiện tại. Màu sắc của thiên nhiên Xu hướng mới của thế giới là bảo tồn và chung sống hoà thuận với thiên nhiên, hoà cùng với xu thế đó, Viva Magenta được lấy cảm hứng từ thuốc nhuộm màu đỏ có nguồn gốc từ loài côn trùng nhỏ gọi là cochineals. Tông màu Viva Magenta được bà Eiseman mô tả là “không ngừng chuyển động”, vì những màu sắc này đã xuất hiện từ thế kỉ thứ hai trước công nguyên và đi cùng lịch sửa phát triển của nhân loại hàng ngàn năm. Viva Magenta đã xuất hiện trên vải vóc, giấy, thời trang và kiến trúc. Tuy nhiên trước đây, Viva Magenta thường được dùng như một màu sắc phụ trợ, còn bây giờ, sắc đỏ rực rỡ này sẽ được dùng như một màu sắc chủ đạo chi phối tất cả mọi môn nghệ thuật như thời trang, kiến trúc, hội hoạ, nhiếp ảnh,…. Sự xuất hiện và “càn quét” của Viva Magenta Mặc dù mới được công bố cách đây không lâu, song Viva Magenta đã thể hiện sức mạnh thống trị của mình trên khắp các phương tiện truyền thông. Từ đôi mắt màu quả mọng đặc trưng của Charlize Theron trong vai nữ anh hùng Marvel Clea, cho đến kiểu trang phục phương Tây quý tộc màu mận của Emily Blunt trong bộ phim The English, hay chiếc áo Gucci màu đỏ tươi mà ca sĩ Harry Styles diện khi đến Venice để tham dự buổi ra mắt phim Don’t Worry Darling,… Viva Magenta cho thấy sự nghiên cứu về màu sắc tác động đến tâm lý con người là một nghiên cứu có cơ sở. 2023 đang đến gần, hãy cùng chờ đón một năm bùng nổ của màu tím đỏ Viva Magenta, và sự phục hồi mạnh mẽ của nhân loại trong tất cả mọi lĩnh vực. (Lạc An)

Mời bạn cùng CMA nhìn lại những hình ảnh tại workshop Làm quà cho nhau bằng tranh khắc do tụi mình tổ chức năm 2019 nhé! Tranh khắc là một chất liệu sáng tác mỹ thuật truyền thống của Việt Nam đã có từ lâu đời. Đến với workshop năm nay, bạn sẽ được hướng dẫn các công đoạn để hoàn thành một sản phẩm tranh khắc độc đáo với chủ đề Giáng sinh. Cách phác tạo mẫu, tạo khuôn tranh và khắc phác thảo âm bản trên gỗ Cách dùng mực và lăn màu trên bản khắc để in lên khuôn tranh Các bí kíp để in khuôn tranh lên các chất liệu Cùng một bản khắc, bạn có thể sáng tạo bằng cách thay đổi màu mực để in ra những bản tranh khác nhau. WORKSHOP LÀM QUÀ NOEL BẰNG TRANH KHẮC TẠI BUÔN MÊ Thời gian: 𝟎𝟖:𝟑𝟎-𝟏𝟏:𝟑𝟎 ngày 𝟏𝟖.𝟏𝟐.𝟐𝟎𝟐𝟐 Địa điểm: Soul Specialy Coffee Buôn Ma Thuột, 87 Nguyễn Khuyến, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Phí tham gia: 400,000đ/bạn Bạn không cần biết vẽ để tham dự workshop, bọn mình có sẵn những mẫu phác thảo để bạn chọn. CMA sẽ hướng dẫn từng công đoạn, chỉ cần bạn tỉ mỉ và có chút sáng tạo. >> Mời bạn đăng ký tham gia tại ĐÂY Tranh in từ khuôn khắc có thể được dùng làm một tấm thiệp, in bìa sổ tay hoặc làm thành một tác phẩm để đóng khung làm tranh tường hoặc trang trí nơi bàn làm việc. Bạn có thể dùng làm quà tặng cho những người yêu thương hoặc tạo ra những món đồ handmade độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân. Workshop nghệ thuật đặc sắc dành phù hợp với tất cả các bạn trên 15 tuổi, chi phí tham gia đã bao gồm tất cả họa cụ (gỗ, dao khắc, màu in, giấy dó, khung tranh) và 1 phần nước tự chọn tại quán. Sau workshop bạn sẽ được mang về tất cả thành phẩm và một khung tranh nhỏ xinh. (Comic Media Academy)

𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑢̀𝑎 𝐺𝑖𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑎𝑛 𝑙𝑎̀𝑛ℎ 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑢̀𝑎 𝐺𝑖𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑏𝑎̣𝑛 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑞𝑢𝑎̀ 𝑐ℎ𝑜 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑎̆́𝑐 Lần đầu tiên tại phố núi, Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam (CMA) mang đến một workshop nghệ thuật đặc sắc để làm quà cho nhau, và có thể áp dụng trang trí cho các vật dụng cá nhân trong mùa Giáng sinh này. Tranh khắc là một chất liệu sáng tác mỹ thuật truyền thống của Việt Nam đã có từ lâu đời. Đến với workshop, bạn sẽ được hướng dẫn các công đoạn để hoàn thành một sản phẩm tranh khắc độc đáo với chủ đề Giáng sinh: Cách tạo khuôn tranh và khắc trên gỗ hoặc cao su Cách dùng mực in lên khuôn tranh Các bí kíp để in khuôn tranh lên các chất liệu Tranh in từ khuôn khắc có thể được dùng làm một tấm thiệp, in bìa sổ tay hoặc làm thành một tác phẩm để đóng khung làm tranh tường hoặc trang trí nơi bàn làm việc. Bạn có thể dùng làm quà tặng cho những người yêu thương hoặc tạo ra những món đồ handmade độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân. Thời gian: 𝟎𝟖:𝟑𝟎-𝟏𝟏:𝟑𝟎 ngày 𝟏𝟖.𝟏𝟐.𝟐𝟎𝟐𝟐 Địa điểm: Soul Specialy Coffee Buôn Ma Thuột, 87 Nguyễn Khuyến, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Phí tham gia: 400,000đ/bạn Workshop nghệ thuật đặc sắc phù hợp với tất cả các bạn trên 15 tuổi, chi phí tham gia đã bao gồm tất cả họa cụ và 1 phần nước tự chọn tại quán. Sau workshop bạn sẽ được mang về tất cả thành phẩm và một khung tranh nhỏ xinh. Mời bạn đăng ký tham gia tại ĐÂY Liên hệ với CMA nếu bạn cần hỗ trợ thông tin nhé! (Comic Media Academy)

Tháng 9.2022, chương trình Làm bạn với cảm xúc thuộc dự án Nghệ thuật cho mọi người do 1648kilomet thực hiện với sự đồng hành của tổ chức Calls over Ridges đã đến với các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện của Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam. Đây là một chương trình ý nghĩa để bạn có thể phần nào hiểu hơn về mình và từng bước có ý thức nâng cao năng lực hạnh phúc bằng cách thường xuyên “Làm bạn với cảm xúc”. Vì cảm xúc “vẽ” cuộc sống, thông qua các hoạt động trải nghiệm, các bạn SV được kết nối với hơi thở, với cơ thể của mình sâu hơn để từ đó gọi được tên cảm xúc. Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam chân thành cảm ơn 1648kilomet, tổ chức Calls over Ridges, các chị điều phối viên và thành viên ban tổ chức đã mang đến một chương trình hữu ích cho các bạn học viên CMA. (Comic Media Academy)

Lần nào bế giảng lớp thiếu nhi các cô cũng phải ngạc nhiên vì khả năng của các bé! Sau 22 buổi các bé đã có thể tự thiết kế nhân vật, vẽ phong cảnh với các công cụ kỹ thuật số hiện đại. Bước đệm hoàn hảo để trẻ làm quen với thế giới vẽ kỹ thuật số. Giúp trẻ tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ để hỗ trợ việc học và sáng tạo. (Comic Media Academy)

Kể từ sau anime Attack on Titan season 4, Chainsaw Man là tác phẩm anime duy nhất đạt được 1 triệu view sau chỉ 4 tiếng công bố. Bên cạnh đó, với hơn 9,3 triệu bản được phát hành tính đến tháng 3 năm 2021, Chainsaw Man đã nhanh chóng ghi tên mình vào danh sách những manga bán chạy nhất mọi thời đại. Vậy điều gì làm nên sức hút của một bộ manga/anime mới như Chainsaw Man? Cốt truyện “nửa chính nửa tà” Lấy đề tài về thế giới với những anh hùng diệt quỷ, Chainsaw Man tưởng chừng như đã chọn một cốt truyện “xưa như trái đất” để kể, nhưng không! Điểm thu hút của Chainsaw Man đến từ việc xây dựng thế giới và nhân vật. Những con quỷ trong thế giới của Chainsaw Man bắt nguồn từ sự sợ hãi của con người, khi nỗi sợ càng lớn, những con quỷ ấy càng trở nên hùng mạnh. Trong bối cảnh đó, tổ chức thợ săn quỷ đã ra đời. Điểm đặc biệt khác của Chainsaw Man đến từ nhân vật Denji – một người hùng đang cố trả mối thù cho cha nhưng cuối cùng lại dính líu đến một con quỷ xấu xa. Sau khi bị sát hại, Denji được hợp nhất với chú chó Pochita của mình. Vì Pochita vốn là một con quỷ có vẻ ngoài giống cưa máy, nên sau khi hồi sinh, Denji đã gia nhập vào nhóm thợ săn quỷ, với hi vọng sẽ không bị sát hại vì giờ đây anh đã là một phần của ma quỷ. Plot twist không kém gì “Penthouse” Nếu trong những manga/anime khác, nhân vật chính thường ít khi chết, nhưng đối với Chainsaw Man thì khác. Bất kể fan của nhân vật chính nhiều thế nào, chỉ cần tác giả muốn, nhân vật đó có thể “bay màu” ngay tức khắc. Không chỉ thế, nội dung của Chainsaw Man được xem là khó đoán nhất nhì trong những shounen manga. Bởi Fujimoto-sensei – cha đẻ của bộ manga được xem là một người có sức sáng tạo vô hạn. Diễn biến của Chainsaw Man đầy những bất ngờ khiến bạn phải trầm trồ sửng sốt về tài năng của tác giả, và dĩ nhiên, mỗi bất ngờ đều có những thông điệp vô cùng sâu sắc về nhân sinh và xã hội. Xây dựng nhân vật có nội tâm sâu sắc Không chỉ là những anh hùng xinh trai đẹp gái, loạt manga/anime nhận được lời khen ngợi nhờ thiết kế độc đáo và màu sắc tuyệt vời, cũng như dàn nhân vật có chiều sâu nội tâm.Toàn bộ nhân vật đều có những tham vọng riêng, câu chuyện và tính cách riêng, nâng tầm bộ truyện lên hơn hẳn so với những bộ truyện có hình ảnh bạo lực và nội dung u ám khác. Không chỉ bằng lời thoại, tác giả Fujimoto còn tinh ý xây dựng nhân vật thông qua hành vi, cử chỉ, biểu cảm, mong muốn và ước mơ của họ. Sự đầu tư nghiêm túc trong khâu tạo dựng nhân vật của Fujimoto-sensei khiến bất kỳ ai xuất hiện trong Chainsaw Man đều để lại ấn tượng mạnh trong đầu người xem đồng thời làm mạch truyện sống động hơn bao giờ hết. (Lạc An)

Môn đầu tiên trong chuỗi các môn về vẽ người mà các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện sẽ được làm việc với người mẫu thật. Điều thú vị của môn này là các bạn sẽ được học kỹ năng để quan sát và ký họa dáng của con người trong những khoảng thời gian cố định (1 phút, 2 phút, 5 phút), để tăng cường khả năng nắm bắt chuyển động, dáng điệu của cơ thể người. Và cũng như một số môn học vẽ khác, môn này khá “bào” giấy. (Comic Media Academy)

Trước giờ đi in màu cứ bị tái, bị xuống tông cứ nghĩ là tại tiệm in. Đi học ngoại khóa mới biết, có thể là do mình đã chọn sai giấy. -Nếu in artbook/truyện tranh/sách pop-ip thì mình nên chọn giấy nào? -Và bạn có biết vì sao giấy tái chế lại đắt hơn giấy thường? Tuần vừa rồi lớp Họa sĩ kể chuyện K12-K13 của tụi mình đã có buổi học ngoại khóa vô cùng chất lượng tại công ty giấy Lan Vi. Đây là nội dung nằm trong môn Cover poster design do cô Bảo Ngọc phụ trách hướng dẫn và kết nối cho tụi mình. Trong 3 tiếng tham quan tại công ty, tụi mình đã được tìm hiểu rất nhiều về giấy, từ quy trình sản xuất giấy, đặc tính của các loại giấy, đến cách chọn giấy phù hợp cho sản phẩm thiết kế và được trực tiếp phân biệt các loại giấy bằng trải nghiệm thực tế. Có muôn vàn loại giấy mà tụi mình đã được chạm, sờ, cảm nhận để biết rằng từ thiết kế đẹp đến thành phẩm đẹp không hề đơn giản. Ngoài giấy, tụi mình còn được tìm hiểu về các loại in ấn cơ bản để tối ưu sự lựa chọn cho các sản phẩm sau này nữa. Một buổi học ngoại khóa với rất nhiều điều hay mà tụi mình đã được học hỏi. Cảm ơn cô Bảo Ngọc đã kết nối. Cảm ơn chị Phượng và công ty giấy Lan Vi đã nhiệt tình hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc của các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện K12-13. (Comic Media Academy)

Lớp Manga/Comic nâng cao (cấp độ 1) đã có buổi bế giảng thiệt là vui. Đặc biệt, tấm bảng vui nhộn phía sau là thành quả của cô trò. Với cấp độ nâng cao, các em sẽ được học những kiến thức “xịn xò” hơn về vẽ người, vẽ phối cảnh, đặc biệt là được học về cấu trúc kịch bản, phân khung và hiệu ứng để thực hiện hoàn chỉnh một tác phẩm truyện tranh vừa có bìa vừa có nhiều trang, thay vì chỉ có 1 trang 4 khung như lớp cơ bản. Sau khóa nâng cao này thì các họa sĩ nhí có thể tham gia lớp nâng cao 2 được học hoàn toàn trên máy tính bằng phần mềm Clip studio paint để kỹ thuật số từ A đến Z tác phẩm truyện tranh của mình. Khóa học dành cho các bạn nhỏ từ 8 đến 14 tuổi và luôn sẵn sàng chào đón các bé đến với lớp học, phụ huynh hãy liên hệ với CMA nếu đang tìm một lớp học kỹ năng thật vui-thật mới lạ-thật bổ ích cho bé nhé! (Comic Media Academy)

Khóa học Digital Painting Thiếu nhi là nơi để các bé học tập và trao dồi kỹ năng vẽ máy. Với Level 2 những tác phẩm sẽ yêu cầu sự chỉnh chu ở mức độ cao hơn cũng như kỹ năng vẽ ở các bé. Bé Phạm Hương Vân lớp Digital Painting Thiếu nhi (Level 2) khóa 24 đang dần tìm ra phong cách vẽ của riêng mình. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Một số tác phẩm Digital Painting – Học viên Phạm Hương Vân:             >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Thỏa sức sáng tạo trên nền tảng kỹ thuật số cùng quá trình học tập và rèn luyện với giáo viên đứng lớp, bé Nguyễn Trương An Nhiên lớp Digital Painting Thiếu nhi (Level 2) khóa 24 đã hoàn thành rất tốt các tác phẩm của mình. Cùng xem qua hai bức tranh mà bé đã thực hiện trong quá trình học tập nhé! Tác phẩm Digital Painting – Học viên Nguyễn Trương An Nhiên:     >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những câu chuyện hóm hỉnh trong cuộc sống hằng ngày chính là tư liệu phong phú cho công cuộc sáng tạo của các bé.  Cùng xem qua các bài tập và bài cuối khóa lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 24 do học viên Lê Quỳnh Vy thực hiện nhé!                     >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Mỗi bức tranh thể hiện mỗi nhân vật mà bé yêu thích như là những món ăn ngon, những câu chuyện của riêng bé,… được kể thông qua những nét vẽ rất đáng yêu. Cùng khám phá xem bé Minh Anh lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 24 đã vẽ những gì nhé! Một số tác phẩm Digital Painting – Học viên Huỳnh Minh Anh:                                 >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Từ góc nhìn trẻ thơ tạo nên những nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bé Gia Ân lớp Vẽ Manga/ Comic Online (cấp độ 2) khóa 11 với bài cuối khóa “Ăn Táo” đã biến một câu chuyện gần gũi thành mẩu truyện tranh hài hước, vui nhộn. Cùng xem bé thể hiện tác phẩm của mình như nào nhé! Tác phẩm cuối khóa “Ăn Táo” và một số bài tập – Học viên Trần Gia Ân:                 > Tìm hiểu thêm về khóa học Vẽ Manga/ Comic Thiếu nhi Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Truyện tranh là một chủ đề rất được các bạn nhỏ quan tâm. Từ việc thích đọc truyện đến thích vẽ ra những câu chuyện của mình. Cùng xem qua bài vẽ của bé An Viên nhé! Bài cuối khóa lớp Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online (Level 1) khóa 16 – Học viên Trần Hùng An Viên: > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đồ án cuối khóa Digital painting – Chuyên đề Character design do bạn Hoàng Hải Giang khóa 11 lên ý tưởng và thực hiện. Miêu tả nhân vật: Thế giới loài người hiện đại, Nhật. Phán quan: phán quyết và áp giải những linh hồn có tội xuống địa phủ, có thể có quái thú hay các loài yêu ma. Người cẩn thận, hay lo xa, không thân thiện với người lạ, biết chăm lo cho bản thân. Mang găng tay, áo happi ở ngoài, quần áo dễ vận động, mặt nạ nửa mặt che miệng mũi. Dùng vũ khí roi, hành động linh hoạt. Đồ tối màu. Đồ án cuối khóa Character Design K11 – Học viên Hoàng Hải Giang:             Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Các học viên nhí lớp Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic cơ bản khóa 52  đã tạo ra những mẫu chuyện ngắn thú vị với những cái kết bất ngờ, gây tiếng cười cho bạn đọc. Vô vàn những ý tưởng sống động bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày được các bé nắm bắt và tạo nên phong cách riêng của mình qua từng bức tranh. Cùng xem qua tác phẩm cuối khóa do học viên lớp Manga/ Comic CB K52 thực hiện nhé! >> Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Escaping Flesh METAL CRUSADER” – Đồ án cuối khóa lớp Vẽ Truyện tranh cấp tốc do học viên Trần Minh Ngọc khóa 13 lên ý tưởng và thực hiện. Để hoàn thành bài cuối khóa với độ chi tiết cao là cả một quá trình rèn luyện chăm chỉ của Minh Ngọc. Có thể thấy câu chuyện muốn nói đến sự chiến đấu để giành lấy “Golden Fruit” và những diễn biến mạnh mẽ bên trong nó. Cùng đọc và suy nghĩ về câu chuyện nhé! “Escaping Flesh METAL CRUSADER” – Học viện Trần Minh Ngọc:                             > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh cấp tốc: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa do bé Thân Thị Minh Khuê lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3) khóa 01 lên ý tưởng và thực hiện. Sau 22 buổi học với sự hướng dẫn của giáo viên cùng quá trình chăm chỉ tự rèn luyện, Minh Khuê đã sáng tác cho riêng mình tác phẩm cuối khóa hết sức dễ thương. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé!             > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 3), các bé sẽ được học cách thiết kế nhân vật, trang phục, biểu cảm, bối cảnh, cách phối màu,… Cùng ngắm tác phẩm cuối khóa vô cùng xinh xắn của họa sĩ nhí Thái Bích Dao (học viên khóa 01), nickname BDao thích xem anime, truyện tranh, vẽ tranh, nghe nhạc,… nhé!                 > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (Cấp độ 3), là một cấp độ đòi hỏi sự chỉnh chu hơn trong từng đường nét, mảng màu và cả phối cảnh,…. Với châm ngôn “Nếu cuộc đời ném vào bạn quả chanh, hãy vắt nước chanh thay vì chê nó chua quá”, bé Lê Vũ Minh Thy (học viên Khóa 01 – lớp Manga/ Comic Nâng cao (Cấp độ 3)) đã sáng tạo nên tác phẩm kết khóa vô cùng dễ thương, nữ tính. Tác phẩm cuối khóa – Học viên Lê Vũ Minh Thy:               > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Lilith” – Đồ án cuối khóa Character Design Online khóa 06 do học viên Phạm Điền Quang Trí lên ý tưởng và thực hiện. Sơ lược về bối cảnh nhân vật: Lilith là một cô bé rất có tài năng hội họa với một tính cách hồn nhiên, vui tươi như bao bạn khác. Nhưng vì một căn bệnh bẩm sinh cô bé luôn phải vào bệnh viện và không thể tiếp tục đi học một cách bình thường. Điều này làm Lilith luôn vui tươi trở nên trầm lắng, buồn bả. Vì sự khác biệt này nên cô bé luôn bị bắt nạt bởi các bạn khác. Vì thế, gia đình Lilith quyết định chuyển từ thành phố về lại nhà của ông bà Lilith ở ngoại ô cách xa thành phố. Tại đây, tâm hồn Lilith dường như được hồi phục nhờ sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ, ông bà. Trong một lần phụ giúp ông chăm sóc cây trong nhà kính, người ông đã bảo với Lilith rằng sự sống, vẻ đẹp của thế giới này còn rất nhiều hãy ngước lên nhìn vẻ đep đến từ vạn vật trong cuộc sống. Lilith có  tài năng hội họa, hãy sử dụng nó, vẽ nên những cánh cửa đến những thế giới khác, vẻ đẹp khác. Lilith sau khi nghe những lời nói ấy, đã cảm động, nhìn xung quanh, cảm nhận được vẻ đẹp của bầu trời xanh mùa hè, sự tươi mát của cây cối, và sự ấm áp của gia đình. Lúc này, Lilith nhận ra, cô bé ấy không bao giờ đơn độc. Nhân vật “Lilith” – Học viên Phạm Điền Quang Trí: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nhân vật “Wol So” do bạn Trần Phan Quốc Việt lớp Character Design Online khóa 06 thực hiện. Sơ lược về nhân vật Wol So: Giới tính: Nam Sinh ngày: 27/4 Tuổi: 16 – 21 (không xác định) Nhóm máu: O Gia tộc: Đại gia tộc Chiêm gia Soluna Chủng loại: Người Nghề nghiệp: Nhà thám hiểm, buôn thương, chiêm thuật sư. Nhân vật “Wol So” – Học viện Trần Phan Quốc Việt: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “WANAKO” do học viên Nguyễn Thị Minh Tâm lớp Character Design Online khóa 06 lên ý tưởng và thực hiện. Lấy bối cảnh là gia tộc hồ ly bị sát hại, Minh Tâm đã tạo nên câu chuyện của riêng mình. Cùng xem qua phần thiết kế nhân vật nhé! Nhân vật “WANAKO” – Học viên Nguyễn Thị Minh Tâm: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Nhân vật “Bib” và “Tracie” được Nguyễn Hoàng Bảo Linh thực hiện trong đồ án cuối khóa Character Design Online khóa 06. Bối cảnh: Một thế giới ngọt ngào – Vương quốc Bánh Ngọt đã được tạo ra bởi trí tưởng tượng của cậu bé Bib. Những người dân ở đây đang sống hạnh phúc thì tai họa ập đến, có một thế lực bóng tối đã phá hoại Vương quốc của họ. Nguyên nhân là do những đứa trẻ bắt nạt Bib ở trường đã vẽ bậy lên quyển truyện của cậu. Tracie – một người dân của Vương quốc Bánh Ngọt đã bước ra khỏi cuốn sách để thuyết phục Bib bước vào thế giới trong sách để giải cứu Vương quốc cùng cô. Cuộc phiêu lưu đầy lý thú bắt đầu từ đây. Cùng xem qua các nhân vật mà Bảo Linh đã xây dựng cho câu chuyện của mình nhé! Nhân vật “Bib và Tracie” – Học viên Nguyễn Hoàng Bảo Linh: >> Tìm hiểu thêm khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Trên cả mong bạn điểm cao, mong bạn làm hết bài tập, mong bạn không bao giờ muộn deadline thì thầy cô mong các bạn giữ tâm thế học tập chủ động và luôn tìm thấy niềm vui với sự lựa chọn của mình. 20/11 năm nay, hãy cùng CMA lắng nghe những lời nhắn gửi của thầy cô gửi đến các bạn học viên nhé. (Comic Media Academy)

Bên cạnh giá thành và chất luợng, thì thân thiện với môi trường cũng là một trong những yếu tố giành được nhiều sự quan tâm của các bạn hoạ sĩ khi lựa chọn hoạ cụ. Bởi chất thải từ ngành công nghiệp vẽ minh hoạ, truyện tranh, hoạt hình và hội hoạ nói chung chiếm một khối lượng không hề nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Comic Media Academy giới thiệu đến bạn những hoạ cụ thân thiện với môi trường. Bút chì Sprout Theo thống kê, mỗi năm thế giới thải ra 15 tỷ cây bút chì, bao gồm cả bút chì nhựa. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Chính vì thế, “bút chì mầm cây” của Sprout World đã được ra đời. Bút chì Sprout có lớp vỏ được làm từ gỗ cây tuyết tùng, phần lõi được làm từ hỗn hợp đất sét và than chì. Đặc biệt phần đuôi bút không phải là một cục tẩy mà là một “viên thuốc” bằng cellulose có chứa những hạt mầm cây. Khi bút được dùng ngắn hết mức có thể, người dùng có thể cắm chiếc bút hơi nghiêng và chỉ rải một ít đất phủ lên lớp vỏ bọc để cho mầm cây có thể dễ dàng vươn lên. Sau 1 đến 3 tuần, hạt sẽ nảy mầm thành các loại cây được ghi chú trên đuôi bút. Sổ Sketch giấy tái chế Ngành công nghiệp sản xuất giấy đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến rừng trên thế giới, để khắc phục vấn đề đó, sổ sketch giấy tái chế là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Chất liệu giấy tái chế có thể gây một chút khó khăn trong việc vẽ màu, nhưng rất thích hợp để vẽ chì. Bên cạnh đó, giá thành của một quyển sổ sketch bằng giấy tái chế cũng rẻ hơn rất nhiều so với sổ thông thường. Vừa tiết kiệm, hiệu quả, lại vừa thân thiện với môi trường, sổ sketch giấy tái chế là một hoạ cụ không thể thiếu trong túi của bạn mê vẽ vời. Giấy vẽ màu nước thân thiện với môi trường Bên cạnh giấy tái chế thích hợp cho việc vẽ chì, dòng giấy dùng cho mùa nước cũng là hoạ cụ được đông đảo các bạn hoạ sĩ quan tâm đến môi trường tìm kiếm. Hiểu được điều đó, nhiều dòng giấy được sản xuất bằng sợi tre tự nhiên thân thiện với môi trường ra đời. Bên cạnh chất liệu là sợi tre, dòng giấy này còn trộn cùng 30% bột washi tái chế, hồ trong để chịu được các chất liệu màu nước. Bề mặt giấy có vân nhẹ, giúp tạo ra những nét cọ đẹp mắt. Một trong những dòng giấy vẽ màu nước thân thiện với môi trường mà bạn có thể tham khảo đó là Washi vẽ màu nước Bamboo. Gôm (tẩy) thân thiện với môi trường Gôm (tẩy) là một hoạ cụ không thể thiếu đối với dân đam mê vẽ vời. Lựa chọn gôm vừa chất lượng để không làm hư bề mặt giấy, lại vừa không gây hại môi trường vẫn luôn là điều mà các bạn hoạ sĩ cực kì quan tâm. Đáp ứng nhu cầu đó, các công ty hoạ cụ hàng đầu thế giới đã cho ra đời nhiều loại gôm chất lượng và thân thiện. Trong đó có thể kể đến: –General’s Kneaded: là thương hiệu gôm mực của Mỹ, thành phần không hề chứa mủ, nhựa đường và nhựa PVC nên rất an toàn và thân thiện với môi trường. –Cretacolor Monolith Easer: Với hơn 150 năm tồn tại trên thị trường nhưng cho đến nay gôm tẩy của nhãn hiệu vẫn luôn giữ được vị trí nhất định. Nguyên liệu sản xuất ra gôm Creatacolor Monolith Easer là cao su tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe người sử dụng. -Tombow Mono Dust Catch: Thương hiệu gôm đứng đầu nước Nhật và xếp thứ hạng cao ở thị trường gôm tẩy toàn cầu. Tẩy được thiết kế hình chữ nhật, vuông góc, đen huyền mang lại vẻ ngoài rất sang trọng, lịch sự và không chứa thành phần gây hại đến môi trường. (Lạc An)

Lớp vẽ Digital Painting thiếu nhi là nơi để các bé có thể tiếp cận với nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số.  Bé Lê Triêu Nhan, học viên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 22, đã sáng tạo nên những nhân vật theo sở thích của bé. Được thoải mái học tập và sáng tạo cùng sự hỗ trợ từ giảng viên bé đã hoàn thành rất tốt bài cuối khóa của mình.  Cùng xem qua một số bài tập trong quá trình rèn luyện và bài cuối khóa của bé nhé! Tác phẩm digital painting – HV Lê Triêu Nhan: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Bé Hoàng Thảo Nguyên là học viên lớp Digital Painting thiếu nhi cấp độ 3. Có thể thấy ở Level 3 nét vẽ của bé đã dần hoàn thiện. Từ cách đi nét, lên màu cho tác phẩm ngày một chỉnh chu và tạo được chiều sâu cho tranh.  Tác phẩm digital painting – HV Hoàng Thảo Nguyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Với sự hài hước nhí nhảnh, bé Đỗ Quyên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 22 đã mang đến những tác phẩm vui nhộn, hóm hỉnh và vô cùng đáng yêu. Cùng xem qua các tác phẩm mà bé đã thực hiện nhé! Bài cuối khóa và một số bài tập – HV Đỗ Quyên: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Những câu chuyện hài hước đã được bé Đỗ Phạm Phương Thảo – học viên lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 22 đưa vào tác phẩm của mình với nhiều chủ đề khác nhau.  Mỗi bức tranh đều có những câu chuyện riêng, từ nhân vật đến khung cảnh và màu sắc, Phương Thảo đã thể hiện khá tốt. Cùng xem qua các tác phẩm của bé nhé! Tác phẩm cuối khóa và một số bài vẽ – HV Đỗ Phạm Phương Thảo: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Lớp Digital Painting Thiếu nhi nơi giúp các bé tự do sáng tạo và bay bổng cùng các ý tưởng. Với sự hỗ trợ từ các thiết bị điện tử và phần mềm đồ họa cùng sự hướng dẫn tận tình từ các giáo viên, bé Đỗ Phạm Lan Thư lớp Digital Painting Thiếu nhi K22 đã tạo ra những bức tranh của riêng bé. Cùng xem qua các bài vẽ của bé từ những bước đầu học tập cho đến lúc hoàn tất khóa học nhé! Tác phẩm cuối khóa và một số bài tập – HV Đỗ Phạm Lan Thư: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ minh họa) khóa 09 do bạn Nguyễn Ngọc Thu Trâm lên ý tưởng và thực hiện. Thỏa sức sáng tạo câu chuyện cho tác phẩm của mình, Thu Trâm đã mang lại hai tác phẩm độc đáo và không kém phần huyền bí. Cùng xem qua tác phẩm và suy ngẫm về ý nghĩa của từng bức tranh nhé! Tác phẩm cuối khóa – HV Nguyễn Ngọc Thu Trâm: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên đề Illustration là một giải pháp hữu hiệu dành cho các bạn yêu thích vẽ minh họa nhưng lại muốn linh động nơi học tập của mình.  Sau 15 buổi học, bạn Nguyễn Hoàng Bảo Linh lớp Illustration Online khóa 06 đã hoàn thành tác phẩm cuối khóa của mình với màu sắc đầy trẻ thơ, tươi sáng gợi lại biết bao kỷ niệm tuổi nhỏ. Tác phẩm cuối khóa – Học viên Nguyễn Hoàng Bảo Linh >> Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa do bạn Lai Thy Mai học viên lớp Digital Painting Cấp Tốc Online – chuyên đề Illustration khóa 06 lên ý tưởng và thực hiện. Khi nhìn vào tác phẩm của Thy Mai có thể thấy bức tranh mang màu sắc của sự huyền bí, bức tranh là cảnh trời đêm trên bãi biển. Từ cách chọn khung cảnh, nhân vật và màu sắc cho tác phẩm, Thy Mai có lẽ muốn diễn tả một điều gì đó từ nội tâm của nhân vật. Cùng xem qua và cảm nhận về tác phẩm nhé! Tác phẩm cuối khóa – Học viên Lai Thy Mai >> Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sau quá trình rèn luyện và học tập ở lớp Illustration (Vẽ minh họa) Online khóa 06, bạn Phạm Hoàng Yến Nhi đã tạo ra những tác phẩm minh họa mang phong cách đậm chất riêng.  Yến Nhi đã làm khá tốt từ khâu chọn màu, góc nhìn và các đối tượng trong tác phẩm. Cùng xem qua những tác phẩm của yến Nhi nhé! Tác phẩm cuối khóa – HV Phạm Hoàng Yến Nhi >> Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting Cấp Tốc Online – Chuyên Đề illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Dù bị các “quàng thượng” ở Thảo Cầm Viên thao túng tâm lý nhẹ nhưng các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện K17 vẫn có một buổi học ngoại khóa môn Basic sketch “rất gì và này nọ”. Trong buổi học này tụi mình sẽ đi quan sát, chụp ảnh, ký họa từ 20 đến 30 hình silhouette của động vật ở các góc khác nhau. Dù thấm mệt do đi bộ và hoạt động liên tục nhưng nhờ buổi học này mà các bạn có dịp quay lại Thảo Cầm Viên, được dịp đi bộ dưới những tán cây và có những kỷ niệm thật vui bên nhau. Các bạn nhớ xem đến hình cuối để biết bí quyết đi học ngoại khóa trong Thảo Cầm Viên nhé! ——— Basic sketch là một trong những môn học cơ bản được tổ chức vào học kỳ đầu tiên của khóa Họa sĩ kể chuyện, cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về ký-phác họa, quan sát mẫu, phân tích đặc điểm, cấu trúc, tỷ lệ của hình và khối. (Comic Media Academy)

Nhắc đến “Đứa con của thời tiết”, “5cm/s”, và đặc biệt là “Your Name”, những fan hâm mộ anime – manga không khỏi thổn thức bởi nỗi buồn được kể và vẽ lên tuyệt đẹp. Nhưng ít ai biết rằng, tất cả những tác phẩm đó đều được viết và đạo diễn bởi Shinkai Mokoto – thiên tài trong làng làm phim Nhật Bản. Ông được mệnh danh là “phù thuỷ của những nỗi buồn”, là nhà làm phim, tiểu thuyết gia và đạo diễn, nổi tiếng với nhiều Light Novel đình đám và những tác phẩm Anime có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Hành trình tìm kiếm đam mê Sở hữu rất nhiều tác phẩm hoạt hình nổi tiếng thế giới ở tuổi mới ngoài 40, nhiều người khá ngạc nhiên khi biết Makoto có khởi đầu là một nhà văn. Shinkai theo học ngành Văn học Nhật tại Đại học Chuo. Khi còn là sinh viên, Makoto là thành viên của câu lạc bộ văn học, từng vẽ nhiều sách tranh, vốn đến từ niềm đam mê với manga, anime và tiểu thuyết mà ông bắt đầu đầu tiếp xúc từ thời niên thiếu. Sau khi ra trường, Makoto không trở thành nhà văn như chuyên ngành ông đã học, mà làm việc ở một công ty về game. Công việc này đã khơi dậy niềm đam mê của Shinkai với việc làm phim. Và trong thời gian làm việc 5 năm tại công ty game Nihon Falcom, nhà làm phim người Nhật đã cho ra mắt hai phim ngắn độc lập. Trong đó, phim ngắn trắng đen 5 phút Kanojo to Kanojo no Neko (Nàng và Con Mèo của Nàng) nhận được rất nhiều dấu hiệu tích cực từ cộng đồng. Câu chuyện là tình yêu đơn phương của một chú mèo đực với cô chủ của mình. Chobi (tên chú mèo) được Nàng đem về nuôi trong ngày mưa mùa xuân. Chú yêu cô chủ vì sự tốt bụng và xinh đẹp, đến mức từ chối lời cầu hôn của cô mèo bạn gái. Tuy nhiên, Nàng là một con người, và không hiểu được tình cảm thực sự của Chobi. Dù là một phim cá nhân và khá ngẫu hứng, song tác phẩm đã mang đến nhiều giải thưởng và cái tên Shinkai Mokoto cũng bắt đầu được giới làm phim chú ý. Những nỗ lực không ngừng nghỉ Sau thành công từ phim ngắn đầu tay, Makoto càng chắc chắn về giấc mơ trở thành nhà làm phim của mình. Ông ấp ủ một phim ngắn 20 phút mang tựa đề Hoshi no Koe (Tiếng Gọi Từ Vì Sao Xa). Phim lấy ý tưởng trong lúc ông đang vẽ bức tranh một cô gái nắm giữ chiếc điện thoại trong buồng lái phi công. Ngoài giờ làm việc ở công ty, Shinkai dồn hết thời gian vào tác phẩm này, nhưng thời gian dường như là không đủ. Không thể cân bằng giữa việc làm Game và làm Phim, Makoto quyết định nghỉ việc ở công ty Game, dùng hết số tiền tiết kiệm để dấn thân vào con đường làm phim chuyên nghiệp. Ông bắt đầu cho ra đời những tác phẩm Anime dài hơn, điển hình là năm 2004. Mặc dù được đánh giá là có cốt truyện rời rạc và khó để nắm bắt, song đây vẫn được xem là một tác phẩm tiềm năng bởi đồ hoạ đỉnh cao – điều mà các Anime ở giai đoạn đó vẫn chưa làm được. 5 Centimet Trên Giây – Tác phẩm làm nên sự nghiệp của Makoto “Nếu vận tốc của hoa anh đào không phải là 5cm/s thì có lẽ nó đã không đẹp đến thế. Và nếu khoảng cách giữa anh và em là 5cm thì chỉ cần một bước chân chứ không phải là cả đời người. Hoa anh đào vẫn rơi. Và tôi đã nắm trượt nó.” Được xem là một cơn địa chấn trong làng Anime Nhật Bản, 5 Centimet Trên Giây (2007) được đón nhận tích cực từ phim đến tiểu thuyết và manga. Bộ phim giành được giải thưởng Asia Pacific Screen Awards năm 2007 cho hạng mục phim hoạt hình anime xuất sắc nhất. Năm đó, Shinkai Makoto mới 34 tuổi. Đây không chỉ là tác phẩm đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp của ông kể từ khi bắt đầu con đường làm phim chuyên nghiệp, mà còn là tác phẩm đánh dấu sự thay đổi trong tư duy làm phim của ông. 5 Centimet Trên Giây có cốt truyện dễ hiểu, đại chúng hơn những tác phẩm trước đó, và vẫn làm người xem mãn nhãn với đồ hoạ đẹp và vô cùng lãng mạn. Your Name – Tác phẩm Anime có doanh thu cao nhất mọi thời đại Vẫn theo đuổi cốt truyện thiên về nỗi buồn, nhưng với những cải tiến về cốt truyện so với những tác phẩm trước đó, Your Name đến nay vẫn được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp làm phim của Makoto. Không chỉ thế, tác phẩm cũng vươn mình ra thế giới và trở thành một tượng đài trong làng Anime Nhật Bản. Bộ phim xoay quanh Mitsuha, một nữ sinh vùng quê và Taki, nam sinh ở thành phố Tokyo. Họ phát hiện mình đang trong cơ thể của đối phương và trải qua hàng loạt tình huống dở khóc dở cười trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ vẫn có được sự kết nối với nhau thông qua những mảnh giấy viết tay, tin nhắn và những nét chữ trên da thịt.  Một ngày nọ, Taki không còn liên lạc được với Mitsuha nữa. Cậu hốt hoảng phát hiện rằng ba năm trước đã có một vì sao đến Trái Đất tàn phá vùng quê của Mitsuha, và nhiệm vụ của cậu là về lại quá khứ để cứu lấy cô bạn của mình… Không ít những cảnh phim tuyệt

Sông có thể cạn núi có thể mòn nhưng tinh thần chạy deadline tới phút chấm bài thì bất diệt. Học trò chạy hối hả, thầy cũng xăn áo hỗ trợ hết mình. Dưới đây là quá trình thực hiện môn Texture technique 1 (Kỹ thuật chất liệu), sáng tác trên chất liệu lụa của học viên ngành Digital painting K15, khóa Họa sĩ kể chuyện, xem và cảm nhận niềm vui được chạy bài nàoooo (Comic Media Aademy)

“Manga”, phiên âm tiếng Hán là “mạn họa” được sử dụng lần đầu tiên năm 1798, dùng để chỉ các bức tranh của họa sĩ Santo Kyoden. Sau đó, người ta sử dụng từ “manga” để chỉ tranh vẽ hoặc các tuyển tập tranh vẽ của các họa sĩ Nhật Bản trong quá khứ. Đến năm 1902, Manga được sử dụng để chỉ chung cho những tác phẩm truyện tranh đến từ Nhật Bản. Mặc dù chỉ được chính thức có tên là Manga từ những năm 1900, song truyện tranh Nhật Bản có lịch sử rất lâu đời, từ những năm 700 sau công nguyên. Từ đó đến nay, lịch sử hình thành và phát triển của Manga chia làm 5 giai đoạn chính: I-Thời kỳ khởi thủy của tranh mạn họa II-Thời kỳ những bức tranh có chữ đầu tiên III-Thời kỳ những bộ truyện tranh đầu tiên IV-Thời kỳ manga vươn ra thế giới V-Manga tự khẳng định vị trí I) THỜI KÌ KHỞI THUỶ CỦA TRANH MẠN HOẠ Các nhà khảo cổ Nhật đã tìm thấy những bức tranh biếm họa bôi xấu những nhà cầm quyền lúc bấy giờ trên các xà trần nhà của ngôi đền Horyu-ji, có niên đại từ những năm 710 SCN. Đến thời Heian (794-1185), các bức Xuân cung họa (Shunga) bắt đầu xuất hiện, phục vụ chủ yếu cho tầng lớp quý tộc, triều đình. Xuân cung họa tiếp tục thịnh hành suốt thời đại Edo (Giang Hộ, 1603-1867) mãi tới thời Meiji (Minh Trị, 1868-1912) mới chịu nhường bước cho nhiếp ảnh gợi dục. Cũng trong thời Heian, Phật giáo cũng phát triển và lan rộng. Một nhà sư Phật giáo Đại thừa tên Toba Sojo đã làm ra các cuộn tranh để phục vụ cho mục đích rao giảng giáo lý Đại thừa. Cũng từ đây, tranh cuộn minh họa những câu chuyện xuất hiện và tồn tại cho đến tận thời Edo (1603–1868). Khoảng năm 1700, Nhật Bản thịnh hành nghệ thuật ukiyo – tranh in mộc bản, thường có nội dung trích từ những câu chuyện lịch sử và dân gian; cảnh đẹp du ngoạn và phong cảnh khắp nơi; thực vật và động vật; và kể cả nội dung khiêu dâm. Hầu hết các bức tranh Nhật ngày nay mà chúng ta xem đều mang phong cách của tranh ukiyo. Cho đến năm 1798, thuật ngữ “manga” lần đầu tiên được sử dụng để chỉ những tác phẩm của nhà thơ, họa sĩ Santo Kyoden. Vào năm 1814, “manga” xuất hiện trên tên sách Manga Hyakujo của Aikawa Minwa và Hokusai Manga (phân loại hình vẽ từ các tác phẩm ukiyo-e của Hokusai) của Katsushika Hokusai. Như vậy, từ thế kỷ 19 trở về trước, “manga” được hiểu theo nghĩa là những bức vẽ tràn trên trang giấy, có thể mang một câu chuyện nào đó hoặc không. Manga khởi thủy từ những bức tranh cuộn minh họa một sự kiện hoặc câu chuyện nào đó. Trong đó, tranh dâm tục và tranh phù thế khá phổ biến. II) THỜI KÌ NHỮNG BỨC TRANH CÓ CHỮ ĐẦU TIÊN Năm 1855, Nhật Bản kết thúc thời kỳ bế quan tỏa cảng do chịu sức ép của Mỹ. Sáu năm sau kể từ ngày Nhật Bản mở cửa, Charles Wirgman (Anh quốc) đến Yokohama, Nhật. Ông là phóng viên và là họa sĩ phác họa cho tờ Illustrated London News – tạp chí tin tức có minh họa hàng tuần đầu tiên trên thế giới. Ở đây, ông mở một tạp chí châm biếm có tên Japan Punch. Tạp chí này bàn tán, châm biếm về các sự kiện thông qua tranh vẽ và có rất nhiều người đọc. Học tập theo Japan Punch, đến năm 1874, hai người Nhật là Robun Kanagaki và Kyosuke Kawanabe lập ra tờ Eshibun Niponchi, làm theo mô hình của Japan Punch. Đây là tờ tạp chí châm biếm đầu tiên do người Nhật lập ra và duy trì. Tranh vẽ trong tạp chí tương đối đơn giản với các khung thoại viết tay. Như vậy, có thể thấy tiền thân của manga ngày nay chính là từ những bức tranh kèm chữ, mang thông điệp xuất hiện ở Nhật thông qua các tạp chí châm biếm, mà người khởi xướng đầu tiên là Charles Wirgman. Chính những bức tranh châm biếm kèm chữ và khung thoại bong bóng tạo tiền đề cho sự hình thành manga theo cách trình bày mới. III) THỜI KÌ NHỮNG BỘ TRUYỆN TRANH ĐẦU TIÊN 1) Những tạp chí truyện tranh đầu tiên Khi thấy tạp chí châm biếm phát triển và đạt được nhiều hưởng ứng từ công chúng, các ông chủ tòa soạn nhìn thấy cơ hội mở rộng đối tượng đọc sản phẩm của mình bằng cách tạo thêm nhiều sản phẩm khác có chủ đề đa dạng hơn. Đến năm 1895, tạp chí Shonen Sekai được thành lập. Đây cũng là tạp chí Nhật Bản đầu tiên dành cho giới trẻ. Sau sự ra đời của Shonen Sekai, hàng loạt các tạp chí truyện tranh khác được xuất bản, phân loại đa dạng theo giới tính và chủ đề. 2) Những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên Năm 1931, họa sĩ Suiho Tagawa đã sáng tác bộ truyện về Norakuro, một chú chó đen được lấy cảm hứng từ Felix Cat. Lúc đầu, truyện Norakuro chỉ dự định kéo dài trong 1 năm, nhưng cuối cùng nó lại kéo dài đến tận 10 năm (1941) – chỉ dừng lại khi chính phủ Nhật Bản buộc dừng xuất bản manga để tiết kiệm giấy trong chiến tranh. Ở những năm 1930, văn hóa Mỹ nổi tiếng ở Nhật, đặc biệt là sự xuất hiện của Walt Disney và chú chuột Mickey. Vì sự thiếu vắng trong quy định về luật bản quyền, hình ảnh của chuột Mickey có thể dễ dàng được copy và bắt chước tại Nhật. Chính vì vậy, vào năm 1934, một họa sĩ tên Bontaro Shaka đã vẽ truyện Mickey no Katsuyaki kể

Halloween tại CMA dù không cầu kỳ, hoành tráng nhưng nhẹ nhàng, đáng yêu. Bên cạnh một số màn hóa trang nhẹ nhẹ là những màn cosplay đặc sắc như cosplay người vô hình, cosplay người biết vẽ, cosplay người có tiền và cosplay nhưng sống nội tâm nên không chụp hình. (Comic Media Academy)

Tiếp tục đếm ngược các bộ truyện tranh kinh dị hay nhất mọi thời đại. 10. Something is Killing the Children (2019 – Present) Nội dung: Hãy tin lời nạn nhân. Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế hiếm khi đơn giản như vậy – ngay cả khi nạn nhân kể về những con quái vật thực sự. Trong series ăn khách Something is Killing the Children, một ngôi làng nhỏ tại thị trấn Archer’s Park là nơi săn mồi của lũ quái vật chuyên săn bắt trẻ em – và chỉ có trẻ em mới có thể nhìn thấy chúng. Khi thợ săn Erica Slaughter đến thị trấn này và tuyên bố mình có cách triệt hạ bọn quái vật, chính cô lại trở thành mục tiêu của những người dân thị trấn đang tìm kiếm câu trả lời cho hiện tượng kỳ quái trên. Yếu tố kinh dị: Với Something is Killing the Children, James Tynion IV và Werther Dell’edera đã dung hòa được hai yếu tố tưởng chừng như trái ngược nhau. Câu chuyện bắt đầu bằng mô típ quái vật săn trẻ em quen thuộc, và rồi ý tưởng này bị đảo ngược thông qua việc trả thù của Erica Slaughter. Vòng xoáy luẩn quẩn giữa thợ săn và kẻ bị săn là một kịch bản được sắp đặt hoàn hảo cho sự căng thẳng, sợ hãi, sau đó câu chuyện đột ngột “phóng” người đọc về phía trước như một chuyến tàu lượn siêu tốc – dù biết điểm kết thúc, bạn vẫn ngồi vào và tận hưởng cảm giác hồi hộp mà nó đem lại. 9. Bitter Root (2018 – 2021) Nội dung: Đến với Bitter Root, người đọc sẽ đặt chân đến thành phố New York vào những năm 1920, là lúc thời kỳ Phục hưng Harlem đang bùng nổ. Tại đây, ta sẽ gặp gỡ gia đình săn quái vật Sangerye, nơi mà tất cả mọi người đều có vai trò rõ ràng. Tuy nhiên, có một sự rạn nứt đang hình thành giữa các thành viên do mâu thuẫn đạo đức và chuỗi những bi kịch từng xảy ra trước đó, và điều này có thể gây hại cho toàn bộ nhân loại. Thật ra, gia đình Sangerye không phải chỉ đang đối mặt với bọn quái vật mà còn cả một hệ thống áp bức, phân biệt chủng tộc, và tội ác không thể tả xiết sẽ đẩy họ đến tột cùng giới hạn của mình. Yếu tố kinh dị: Hai tác giả David F. Walker và Chuck Brown tạo ra sự căng thẳng đáng kinh ngạc ngay từ số đầu tiên của Bitter Root khi nhanh chóng đi thẳng vào nội dung chính của câu chuyện với nhịp độ dồn dập. Thêm vào đó, hoạ sĩ Sanford Greene còn đóng góp cho tác phẩm những nét vẽ cách điệu mạnh mẽ, làm nổi bật không chỉ những con quái vật đáng sợ mà còn cả sự hiểm ác của con người, đặc biệt là trong một tác phẩm siêu nhiên có bối cảnh lịch sử. Yếu tố kinh dị chỉ lên đến đỉnh điểm khi nó chạm đến cái ác thực sự, và Bitter Root không hề lảng tránh những gì đang ngấm ngầm diễn ra dưới bề mặt, hoặc lý do tại sao gia đình Sangerye phải chiến đấu hết mình. 8. The Plot (2019 – 2021) Nội dung: “Để nhận lại, trước tiên bạn phải cho đi”. The Plot kể về Chase Blaine, người phải đứng ra làm giám hộ cho hai cháu MacKenzie và Zach sau khi anh trai và chị dâu của anh bị sát hại dã man. Chase và hai đứa trẻ quay trở lại ngôi nhà của gia đình ở Cape Augusta, nằm trên một bãi lầy đầy rẫy thế lực xấu xa luôn quấy rối nhà Blaine suốt nhiều thế hệ. Liệu Chase có thể làm gì khác ngoài việc che chở bọn trẻ và cố gắng thiêu rụi di sản của dòng họ nhà Blaine cùng những thứ đang ám ảnh nó? Yếu tố kinh dị: Trong The Plot do Tim Daniel và Michael Moreci viết kịch bản, Josh Hixson vẽ, Jordan Boyd tô màu, và Jim Campbell sắp chữ, quái vật không chỉ là phép ẩn dụ cho bệnh tâm thần – chúng có thật, và chúng đeo bám từng người trong gia đình Blaine. Khi đọc truyện, độc giả sẽ khó tránh khỏi cảm giác rùng rợn như đang bị theo dõi trong từng trang truyện, cùng với bóng tối bao trùm khắp mọi ngõ ngách. Trong The Plot, câu chuyện đặc biệt đáng sợ vì có khả năng đánh động tâm lý người xem. 7. Cat Eyed Boy (1967 – 1976) Nội dung: Họa sĩ Kazuo Umeza là cha đẻ của thể loại manga kinh dị, và với Cat Eyed Boy, ông mở rộng phạm vi khai thác nhiều khía cạnh kinh dị khác nhau – tất cả đều có sự góp mặt của cậu bé mắt mèo Cat Eyed Boy dễ thương nhưng nguy hiểm. Bị trục xuất khỏi xã hội quái vật vì quá giống con người, cậu bé quái vật sống lẩn khuất trong những căn gác tăm tối nơi thế giới loài người và cậu cần tìm một nơi để ở, từ đó những mối đe dọa siêu nhiên ập đến với mỗi gia đình mà cậu tìm cách tá túc. Yếu tố kinh dị: Cat Eye Boy thu hút sự chú ý của độc giả như một phiên bản ma quái của chú mèo Cheshire trong Alice in Wonderland. Umezu sử dụng từng câu chuyện ngắn để đi sâu vào các thế lực siêu nhiên đáng sợ khác nhau luôn rình rập những vị chủ nhà nơi Cat Eyed Boy tá túc, và sức hấp dẫn của cậu bé quái vật ranh mãnh này cũng khiến cho tất cả mọi thứ trở nên đáng nhớ hơn. 6. The Drifting Classroom

Trong những bộ truyện kinh dị hay nhất được giới thiệu dưới đây, đôi khi vẻ ngoài của một người không như chúng ta tưởng, và nhà cũng chưa hẳn là nơi an toàn nhất để trở về. Trên thực tế, có thể chúng ta không thích bị người khác hù dọa nhưng lại rất thích thú khi đọc truyện kinh dị, đặc biệt là những truyện kinh dị được xếp vào hàng hay nhất mọi thời đại. Truyện tranh kinh dị hay nhất mọi thời đại không chỉ đơn thuần là những câu chuyện về siêu nhiên. Đa số chúng ta đều thích ma cà rồng, hồn ma, hay những quái vật ghê rợn trong bóng đêm, nhưng trí tưởng tượng vô bờ bến của các họa sĩ truyện tranh đôi khi lại biến những sinh vật này thành siêu anh hùng hơn là siêu đáng sợ. Khi nói đến kinh dị thực sự, chúng ta phải nói đến việc để lại ít nhiều cảm giác sợ hãi trong tâm trí người đọc dù câu chuyện đã kết thúc từ lâu. Ngoài ra, truyện kinh dị hay nhất thường biến những thứ tưởng chừng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống thành những nút thắt bất ngờ. Bạn có thích tán gẫu cùng bạn bè? Bạn đã từng trải qua nỗi nhớ nhà? Bạn có thích vẽ vẩn vơ hình xoắn ốc và những kí hiệu đơn giản khác lên giấy? Nếu có thì sau khi đọc những câu chuyện này, có thể bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Người ta có thể dễ dàng lên danh sách truyện tranh phương Tây, manga theo thể loại kinh dị hay nhất trong vòng một thập kỷ qua, hoặc những thể loại khác có liên quan, nhưng ở đây chúng tôi muốn liệt kê đồng đều và tổng quan về những bộ truyện kinh dị hay nhất trên toàn thế giới, bất kể phong cách, thời gian và địa điểm sáng tác. Hãy tắt bớt đèn, kiểm tra ổ khóa, giữ bình tĩnh và cùng đếm ngược những bộ truyện tranh kinh dị hay nhất, rợn tóc gáy nhất mọi thời đại. 20. The Man Who Came Down the Attic Stairs (2017) Nội dung: The Man Who Came Down the Attic Stairs của Celine Loup kể về Emma, một người mẹ trẻ phải đối mặt với chứng trầm cảm nặng sau sinh. Con của cô quấy khóc không ngừng như đang sợ hãi điều gì đó khiến cô mất ngủ, và điều này dẫn đến căng thẳng tột độ giữa cô và chồng. Mặt khác, chồng cô sống thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh khiến cô càng cảm thấy bị cô lập hơn – đặc biệt khi cô bắt đầu nhìn thấy những hiện tượng kỳ lạ trong nhà và không xác định được đâu là thực, đâu là tưởng tượng. Yếu tố kinh dị: Tác phẩm kinh dị xóa nhòa ranh giới giữa hiện thực và hư cấu, thành công hoặc thất bại tùy thuộc vào cách xử lý của tác giả. Qua truyện tranh này, Loup khám phá khía cạnh đen tối của việc làm cha làm mẹ, và sự thay đổi mạnh mẽ như vậy ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến con người. 19. Through the Woods (2014) Nội dung: Through the Woods của Emily Carroll xoay quanh năm câu chuyện cổ tích mang hơi hướm đen tối, thoạt nghe có vẻ quen thuộc nhưng nhanh chóng có những biến chuyển đáng kinh ngạc. Khi độc giả đi qua khu rừng thông qua từng trang truyện, họ sẽ bắt gặp “Our Neighbor’s House,” nơi mà họ có thể một đi không trở lại, hoặc gặp gỡ cô dâu trẻ tại một ngôi nhà cổ đầy bí ẩn trong “A Lady’s Hands Are Cold”, đặt dấu hỏi về điều gì ám ảnh cô bạn Janna trong “My Friend Janna,” tiết lộ bí mật đen tối về chị dâu tương lai của người kể chuyện trong “The Nesting Place.” Through the Woods cũng bao gồm web comic “His Face All Red.” Yếu tố kinh dị: Tài viết và vẽ minh họa tuyệt vời của Carroll được thể hiện rõ nét trong tuyển tập này khi đem đến cho người đọc một trải nghiệm thực sự cuốn hút và đầy cảm xúc. Tác giả vẫn chừa chỗ cho trí tưởng tượng của độc giả để họ tự lồng vào truyện những nỗi sợ thầm kín nhất của chính mình. Mỗi câu chuyện lại gợi nhớ một ký ức rất riêng biệt dành cho những ai từng nghe kể chuyện cổ tích thuở bé. 18. Afterlife with Archie (2013 – 2016) Nội dung: Người ta nói “đường đến địa ngục được lát bằng thiện tâm”, và Afterlife with Archie thổi sức sống vào câu nói đó khi câu chuyện mở đầu bằng một yêu cầu: cứu chú chó cưng tên Hot Dog của cậu bạn Jughead bằng phép thuật. Tuy nhiên, khi cô phù thủy tuổi teen Sabrina ra tay hồi sinh thành công chú chó, câu thần chú đã tạo ra một chuỗi những sự kiện khiến thị trấn Riverdale nhanh chóng bị lũ zombie lấn át… và lũ quái vật không dừng lại ở đó. Yếu tố kinh dị: Afterlife with Archie lấy tình tiết chống chọi thế lực siêu nhiên làm trọng tâm chính để phát triển mạch nội dung. Và với câu chuyện như vậy tác giả có thể lôi kéo người xem bằng các tình tiết gây sốc, nhưng Roberto Aguirre-Sacasa và Francesco Francavilla không làm thế thay vào đó họ đã tạo ra nỗi kinh hoàng sống động như thật, đưa câu chuyện lên tầm cao mới. 17. Wytches (2014 – 2015) Nội dung: Khi một gia đình trẻ chuyển đến thị trấn nhỏ ở New England để cho con gái Sailor quên đi những điều tồi tệ ở quê nhà, họ nhận ra mình đã đánh đổi điều tồi

Illustration Challenge – thử thách minh họa do TiredCity cùng Vietnam Local Artist Group tổ chức đã chính thức quay trở lại mùa thứ 11 với chủ đề “Vẽ Con Mèo” – linh vật năm mới Quý Mão 2023. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chiến dịch gây quỹ thường niên cho Blue Dragon Children’s Foundation – Tổ chức từ thiện thực hiện giải cứu, hỗ trợ trẻ đường phố và nạn nhân của mua bán người trên khắp Việt Nam. 13 tác phẩm xuất sắc nhất của thử thách “Vẽ Con Mèo” sẽ được sử dụng để thiết kế sản phẩm gây quỹ chính của dự án: những cuốn LỊCH NĂM MỚI 2023. Cùng đồng hành với thử thách Vẽ Con Mèo và dự án gây quỹ ý nghĩa lần này là họa sĩ Camelia Phạm. Với tài năng và kinh nghiệm dày dạn của chị trong lĩnh vực minh họa, thử thách năm nay hứa hẹn sẽ đem lại những trải nghiệm và bài học vô cùng hữu ích cho tất cả thí sinh dự thi. Không giới hạn phong cách, chất liệu, cách thể hiện và cả số lượng tranh tham gia, Illustration Challenge #11 đón đợi các bức “họa mèo” thật mới lạ, nổi bật từ đông đảo cộng đồng họa sĩ Việt. Còn chần chờ gì mà không tham ngay tại: https://bit.ly/dangkythamgiaVeconmeo Thời gian: – Thời gian nhận tác phẩm dự thi: 20h ngày 26/10 – 24h ngày 20/11/2022 (GMT+07) – Ngày công bố kết quả (dự kiến): 28/11/2022 – Thời gian bán lịch gây quỹ: trong tháng 12/2022 – Báo cáo kết quả gây quỹ: tháng 01/2023 ————————————————————- Đăng ký tham gia tại: https://bit.ly/dangkythamgiaVeconmeo Hình thức tranh tham dự: Tranh đơn, kích thước 16cm (chiều ngang) x 13cm (chiều dọc) Thời gian đóng cổng nhận bài: 24h ngày 20/11/2022 Hashtag chính thức: #TCcontest11 #VLAGveconmeo

2023 được xem là một năm đầy tin vui với những fan cuồng anime, bởi có nhiều bộ anime đình đám ra mắt và hứa hẹn sẽ tạo nên cơn sốt trong cộng đồng yêu văn hoá Nhật Bản. 1-DRAGON BALL (7 VIÊN NGỌC RỒNG) Phát hành lần đầu tiên vào năm 1986, đến nay mặc dù có tuổi đời gần 40 năm, song Dragon Ball vẫn chứng tỏ sức hút mãnh liệt bất chấp thời gian. Không ngoa khi nói Dragon Ball là niềm tự hào của Nhật Bản, vì loạt phim không chỉ có sức hút ở Nhật Bản và các nước châu Á, mà còn nâng tầm ảnh hưởng đến Âu Mỹ – nơi được xem là thị trường khó nhằn của anime Nhật Bản. Để tiếp tục sự thành công đó, năm 2023 hứa hẹn cho ra mắt nhiều sản phẩm cực kỳ chất lượng. Thông báo này đã khiến không ít người hâm mộ Dragon Ball đứng ngồi không yên, thậm chí còn khẳng định rằng năm 2023 sẽ là thời điểm mà loạt phim này bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các dự án anime Dragon Ball được tiết lộ bao gồm: Một phần phim từ Anime “Dragon Ball Super” Ra mắt bộ Anime mới trên các nền tảng phổ biến trên Internet để thay thế cho “Bảy viên ngọc rồng siêu cấp”. 2-DARK GATHERING (THỢ SĂN ÁC LINH) Dark Gathering là siêu phẩm manga của tác giả Kanechi Kondo. Vốn làm mưa làm gió trên tạp chí Jump SQ của Shueisha, gần đây tác phẩm đã làm nức lòng người hâm mộ trước thông tin sẽ được chuyển thể thành manga vào năm 2023. Cốt truyện của Dark Gathering xoay quanh Keitaro Gentoka, một sinh viên năm nhất đại học, anh ta cực kỳ căm ghét ma quỷ. Tuy nhiên, cậu lại có khả năng thu hút các linh hồn. Hai năm trước, sau một lần giúp đỡ người bạn bị kẹt trong một trận hoả hoạn và bị một vết thương trên tay phải, điều này khiến cậu trở nên khép kín và mất dần khả năng giao tiếp với xã hội.  Mặc dù vậy, Keitaro không đầu hàng số phận mà vẫn luôn tìm cách để phục hồi khả năng giao tiếp của mình. Một trong những cách đó là đảm nhận công việc gia sư bán thời gian và học trò đầu tiên của cậu chính là Yayoi Houzuki. Ngoài việc là một thần đồng, còn có một điểm đặc biệt khác liên quan đến Yayoi – Cô ấy có một ‘hiến pháp tâm linh’, giống như Keitarou. Tuy nhiên, trái ngược với Keitarou, cô khao khát được gặp những linh hồn, hy vọng tìm thấy hồn ma đã mang mẹ cô đi. Khi Keitarou bị Yayoi và Eiko kéo đến những địa điểm bị ma ám, công việc bán thời gian của anh ấy dường như ngày càng xa rời mục đích ban đầu. 3-HIGH CARD Thời gian gần đây, thông tin về bộ manga đình đám High Card được chuyển thể thành anime đang khiến fan hâm mộ không khỏi đợi chờ. Có nội dung kể về Finn và những lá bài đặc biệt, bộ anime thu hút khán giả bởi hành trình kịch tính của Finn khi anh phải tìm đến sòng bạc để kiếm thật nhiều tiền nhằm giúp cho trại trẻ mồ côi nơi anh sống khỏi nguy cơ đóng cửa. Tuy nhiên, mọi thứ lại không thể diễn ra như dự liệu ban đầu bởi Finn sắp sửa phải đón một cơn ác mộng kinh hoàng xảy đến. Đó là một cuộc ẩu đả giữa đua xe và bắn súng gây ra, anh đã vô tình bị kéo vào trong cuộc chiến vô nghĩa này. Cuối cùng anh chàng quyết định đi tìm hiểu nguyên nhân diễn ra những cuộc ẩu đả. Finn khám phá ra rằng trật tự thế giới có thể được điều khiển bởi bộ 52 lá X-Playing cùng với sức mạnh to lớn mà nó mang lại cho những người sở hữu. Với nguồn sức mạnh này, mọi người có thể tự khám phá cho mình những năng lực riêng của bản thân. Từ đây anh chàng đã quyết định tham gia vào nhóm người chơi High Card và cùng họ thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm nhằm tìm ra những lá bài khác nhau. Theo như các thông tin trên trang web chính thức của bộ truyện High Card, bộ truyện sẽ được phát hành thành phim trong năm 2023. Bên cạnh đó, dự án sẽ tiếp tục phát hành các tập phim truyền hình đầu tiên vào ngày 3 tháng 12. 4-GIANT BEASTS OF ARS Lấy bối cảnh tại một thời đại đầy thần thoại, các anh hùng đều sử dụng kiếm trong chiến đấu. Giant Beasts of Ars kể về một cuộc chiến tàn khốc, khi mà người dân phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khác nhau, trong đó có thảm hoạ khi những con thú khổng lồ đang ngày càng tiến gần. Những con thú này bắt đầu tấn công con người, ăn tươi nuốt sống loài người. Để bảo vệ tính mạng của nhân loại, các anh hùng đã nhờ đến sự giúp đỡ của các vị thần… Giant Beasts Of Ars sẽ chính thức được phát hành dưới sự chỉ đạo của hai nhà sản xuất khá nổi tiếng như Studio DMM và Asahi Production. Mọi thông tin mà nhà phát hành cung cấp đã xác minh được thời gian công chiếu, Giant Beasts Of Ars sẽ chính thức phát sóng sau khi hoàn thiện vào năm 2023. (Lạc An)

Là hai lĩnh vực giành được nhiều sự quan tâm của những bạn trẻ, song không phải ai cũng phân biệt được sự khác biệt giữa Digital Painting và Graphic Design. Phân biệt được hai thuật ngữ này giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề và chọn được công việc phù hợp với sở thích, đam mê của mình. Graphic Design là gì? Graphic Design – thiết kế đồ hoạ thuật ngữ chỉ một chuyên ngành thuộc lĩnh vực thiết kế, trong đó hoạ sĩ kết hợp hình ảnh, chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin.  Graphic Design tồn tại rất lâu đời, ban đầu các nhà thiết kế chủ yếu trong lĩnh vực in ấn, sách, báo, tạp chí và các tài liệu quảng cáo với những hình vẽ và chữ viết tay. Vào những năm 1990, sự trỗi dậy của Internet đã khiến các nhà thiết kế đồ họa phải thích ứng với sự thay đổi của thời đại: thiết kế web bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến. Nhiều nhà thiết kế đồ họa bắt đầu học để thiết kế web bên cạnh công việc in ấn truyền thống. Bên cạnh đó, mạng xã hội kéo theo sự phát triển của nhu cầu quảng cáo và nhận diện thương hiệu trên internet, Graphic Designer cũng vì thế mà có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, họ có thể thiết kế web, logo, ấn phẩm, bao bì, nhãn hiệu,…Phần mềm chuyên dụng thường dùng là Adobe Illustration và Adobe Photoshop. Digital Painting là gì? Ra đời sau Graphic Design, khái niệm Digital Painting – Vẽ kĩ thuật số bắt đầu hình thành khi máy tính, bảng vẽ và các phần mềm hỗ trợ ra đời. Khác với Graphic Design vốn có ngôn ngữ thiết kế cô đọng, súc tích và thường được kết hợp cùng chữ. Sản phẩm của Digital Painting thường là tranh vẽ như artwork, tranh minh hoạ, truyện tranh, thiết kế nhân vật, thiết kế background,… trên các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Clip Paint Studio, Procreate,… Đôi lúc, các sản phẩm của Digital Painting và Graphic Design sẽ được kết hợp với nhau để tạo ra ấn phẩm sau cùng. Nhưng tựu chung lại, sự khác biệt rõ ràng nhất của hai lĩnh vực này đó là: Graphic Design là thiết kế, còn Digital Painting là hội hoạ. Cơ hội nghề nghiệp của Digital Painting và Graphic Design Nhìn chung, đây đều là hai ngành hot trong thời điểm hiện tại. Nếu học Digital Painting, bạn có thể tự tin làm việc trong các studio phim hoạt hình, truyện tranh, game,… Còn học Graphic Design, bạn cũng có thể thoải mái “tung hoành” ở các Agency, Production House,… Hoặc bạn hoàn toàn có thể hoạt động độc lập như một hoạ sĩ hay thiết kế freelancer trong thời đại thế giới phẳng như hiện nay. Thu nhập của hoạ sĩ Digital Painting và Graphic Design cũng đang được xếp vào những ngành nghề có thu nhập cao. Chính vì thế, chỉ cần bạn xác định rõ lĩnh vực mình yêu thích và sẵn sàng dấn thân vào nó, bạn hoàn toàn có thể trở nên giàu có với nghề. (Lạc An)

Tiếp nối sứ mệnh giáo dục sáng tạo, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp sáng tạo, CMA rất vui được tổ chức Lễ khai giảng khóa Họa sĩ kể chuyện, nhằm chào đón các bạn tân học viên K17. Chúc mừng các bạn chính thức bước vào chặng đường đào luyện để trở thành những họa sĩ truyện tranh, Digital Painting tài năng, tham gia vào thị trường sáng tạo của Việt Nam. Bên cạnh sự hiện diện quý báu của thầy cô và các bạn học viên, cựu học viên, chương trình rất vinh dự được tiếp đón các vị khách quý đến từ các đơn vị doanh nghiệp: – Chị Đào Nguyên Hạnh – Phó Giám đốc SuZu Group, Giám đốc SuZu Studio – Mr. Shin – Giám đốc vận hành, quản lý cấp cao và chị Ngân Giang – Quản lý chiến lược Team Global Editing đến từ Kidari Studio Hàn Quốc Sau phần chia sẻ từ các doanh nghiệp, các bạn học viên đã được giao lưu cùng anh Nguyễn An Khang – Họa sĩ truyện tranh kiêm Họa sĩ phục dựng hình ảnh sinh vật cổ đại về việc học và việc làm sau khi tốt nghiệp. Anh nhấn mạnh, việc không ngừng học hỏi luôn là điều quan trọng để các bạn tốt hơn từng ngày. Lễ khai giảng cũng vinh danh các bạn học viên xuất sắc đạt học bổng trong học kỳ vừa qua là các bạn Trần Thị Hương Giang, Phạm Chế Hoàng Ly, Vũ Thái Ngọc Trâm và Trần Khánh Hoàng. Xin trân trọng cám ơn quý thầy cô, các anh chị và các bạn đã dành thời gian tham gia lễ khai giảng của khóa Họa sĩ kể chuyện K17, và gửi đến các bạn những thông tin thật hữu ích và những lời chúc ấm áp. Chúc các bạn K17 chân cứng đá mềm, học tập thật vui trong thời gian sắp tới. Một số hình ảnh trong lễ khai giảng Họa sĩ kể chuyện K17: (Comic Media Academy)

Manga ở Nhật Bản không chỉ là văn hoá, mà còn là một nền công nghiệp với lịch sử phát triển lâu đời. Những manga ăn khách ở Nhật Bản ít khi đứng một mình, mà thường được chuyển thể sang các loại hình khác như Anime, Live Action, điện ảnh,… Đa phần các fan manga thường ái ngại trước chất lượng của những sản phẩm chuyển thể, nhưng thực tế cho thấy nhiều manga được chuyển thể sang anime còn hay vượt trội hơn cả bản gốc. Comic Media Academy giới thiệu đến bạn những anime chuyển thể hay nhất. 1) Dokonjou Gaeru (Chú Ếch Dũng Cảm) Được chuyển thể từ bộ manga cùng tên của tác giả Yoshizawa Yasumi, Dokonjou Gaeru kể về chú bé học sinh tiểu học Hiroshi bị té và vô tình đạp trúng một chú ếch trong công viên. Phép màu xảy ra khi chú ếch vô tình dính vào áo thun của Hiroshi và biết nói cũng như có cảm xúc như con người. Kể từ đó, chú ếch đáng yêu Pyonkichi được ra đời và sống bên cạnh Hiroshi. Họ là hai người bạn thân thiết, dẫu có lúc vui buồn, cãi cọ nhưng luôn bên cạnh để giúp đỡ nhau. Chú ếch Pyonkichi vẫn luôn lạc quan, và luôn bên cạnh khích lệ Hiroshi trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc đời cậu. 2) Mister Ajikko (Siêu Đầu Bếp Nhí) Có tựa tiếng Việt là Siêu Đầu Bếp Nhí, tác phẩm anime chuyển thể Mister Ajikkoc kể về Yooichi – một cậu bé mồ côi được cha để lại gia tài duy nhất là một cuốn sổ ghi chép lại bí quyết những món ăn ngon. Được truyền cảm hứng từ những ghi chép của người cha yêu quý, Yooichi mở quán ăn bình dân buôn bán và đồng thời tham gia vào những cuộc tranh tài nấu nướng, đồng thời cậu bé cũng không quên dùng tài năng của mình giúp đỡ mọi người. Mister Ajikko thu hút khán giả không chỉ bởi những công thức món ăn thú vị, mà còn là những bài học thực tiễn cuộc sống, đáng yêu và cực kì ý nghĩa. 3) Attack on Titan (Đại Chiến TiTan) Là một trong những manga đình đám nhất, Attack on Titan phiên bản anime không làm cho khán giả phải thất vọng khi được đánh giá là một trong những anime xuất sắc nhất mọi thời đại, Lấy đề tài tận thế, và thế giới giả tưởng khi loài người gần như bị diệt vong bởi Titan – một sinh vật khổng lồ, không có trí thông minh và thích ăn tươi nuốt sống con người. Thế giới trong Attack on Titan là một nơi vô cùng tồi tệ khi nhân loại còn sống sót đã tự bảo vệ mình bằng cách nhốt mình trong những bức tường khổng lồ, cao hơn cả những Titan to lớn nhất. Những tưởng nhân loại đã yên ổn, nhưng bi kịch lại ập đến khi một ngày nọ, Titan khổng lồ cao hơn cả bức tường xuất hiện. Mọi thứ diễn ra quá chóng vánh và bất ngờ, chỉ trong phút chốc Titan đã tràn vào san phẳng mọi thứ và ngấu nghiến bất cứ ai chúng bắt được trước sự kinh hoàng tột độ của người dân nơi đây… Cuộc chiến sinh tồn trong Attack on Titan không chỉ là cuộc chiến với Titan, mà còn là cuộc chiến giữa con người với nhau, khi những kẻ khác giai cấp, khác nhau về quyền lực và tôn giáo nhẫn tâm bỏ đồng loại của mình để mưu cầu được sống… 4) Chibi Maruko-chan (Nhóc Maruko) Là bộ anime mà ai cũng từng xem ít nhất một lần trong đời, Chibi Maruko-chan là tuổi thơ của nhiều thế hệ, và là một trong những bộ anime hay nhất mọi thời đại. Chibi Maruko-chan kể về cô bé Sakura Momoko vốn học không giỏi, lại khá lười nhưng ngoan ngoãn, năng động, yêu mến bạn bè. Maruko xuất hiện với hình ảnh mái tóc ngắn, mắt nhỏ xíu, đôi má ửng hồng, sống trong một gia đình tam đại đồng đường. Phim khắc họa cuộc sống thường nhật của một gia đình bình thường, cùng cuộc sống học đường thú vị quanh bạn bè của Maruko. Kịch bản anime đơn giản và bám sát bản gốc, tuy nhiên sức hút của anime hơn hẳn tác phẩm manga cùng tên bởi được điểm tô những màu sắc dễ thương, trong sáng, và đặc biệt là âm nhạc dễ thương. 5) Crayon Shin-chan (Shin Cậu Bé Bút Chì) Bên cạnh Maruko-chan thì Shin-chan cũng là một nhân vật manga đình đám. Với sức hút của mình, Crayon Shin-chan đã được chuyển thể thành anime và nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm chuyển thể ăn khách nhất. Phim kể về chú nhóc Shin 5 tuổi, với những câu chuyện phiêu lưu cùng với bố mẹ, em gái, chú cún, bạn bè và nhiều người khác. Câu truyện có nét vẽ đơn giản, nhưng lột tả được vẻ đáng yêu của cậu bé – một đứa trẻ khác thường so với các đứa trẻ đồng trang lứa. 6) Gintama Nhắc đến những anime chuyển thể từ manga hay nhất mọi thời đại sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua Gintama. Ở đất nước của những Samurai, Gintama là một tượng đài, là tác phẩm kinh điển, và là niềm tự hào của người Nhật. Kết hợp giữa Samurai và giả tưởng, Gintama kể về một thế giới mà những kẻ ngoài hành tinh tự xưng là Amanto đột ngột đổ bộ xuống và thiết lập lệnh cấm mang kiếm. Samurai giờ đây bị khinh rẻ, coi thường. Trong thời đại như thế, vẫn còn một người đầy tinh thần Samurai, đó là Sakata Gintoki – một chàng Samurai bị bệnh tiểu đường do ăn đồ ngọt quá

Thì mình lùi bước về sau để không ai thấy luôn. CMA mến gửi các bạn những khoảnh khắc tổng kết lớp đầy tiếng cười của các bạn học viên nhí lớp Digital painting thiếu nhi, vẽ kỹ thuật số trên máy tính vừa qua nè. Đây là khóa học vô cùng phù hợp dành cho các bạn nhỏ từ 8 đến 14 tuổi yêu thích vẽ vời sáng tạo trên máy tính, được học hoàn toàn trên máy tính và bảng vẽ màn hình của CMA. Đến với khóa học, các bé có thể tự thiết kế nhân vật, vẽ phong cảnh hoặc sáng tác truyện tranh trên với các công cụ kỹ thuật số hiện đại. Khóa học được tổ chức vào 2 ngày cuối tuần rất thuận tiện cho các bé sắp xếp thời gian tham gia. Mời ba mẹ liên hệ với CMA để được tư vấn về thông tin khóa học nhé! (Comic Media Academy)

Khoảng cách địa lý không còn là vấn đề trở ngại khi đã có lớp Vẽ truyện tranh Manga/ Comic online của CMA. Tại đây, các bé được thỏa sức sáng tạo từ nội dung đến cách minh họa thành tranh ảnh.  Các họa sĩ nhí lớp cấp độ 3 – khóa 06 đã tạo ra những nhân vật truyện tranh theo phong cách riêng của mình. > Tìm hiểu thêm thông tin khóa học Vẽ Truyện tranh Manga/ Comic Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Trần Thành Vinh khóa 10 thực hiện. Nicowa – Pháp sư người mèo, nhân vật được bạn Thành Vinh lựa chọn để hoàn thành đồ án cuối khóa của mình. Bằng sự sáng tạo và tìm tòi, Vinh đã mang đến một nhân vật vừa quen vừa lạ. Cùng xem qua tác phẩm của Thành Vinh nhé! >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Nguyễn Khánh Minh khóa 10 thực hiện. CHIỀU VẬT LÝ:  Tiên nữ hoa thược dược tím. Có thể đem lại niềm vui và hạnh phúc cho thực vật/động vật, đặc biệt có thể tạo ra các loài hoa thược dược tượng trưng cho các tính cách khác nhau. CHIỀU TÂM LÝ: Trầm tính, chỉ bộc lộ cảm xúc với những người thân thiết. Tốt bụng, ngây thơ. Nhạy cảm. CHIỀU XÃ HỘI: Được mọi người biết đến và tôn trọng vì sức mạnh. Sống khép kín, ít các mối quan hệ. Đồ án cuối khóa Character Design – HV Nguyễn Khánh Minh: >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Phạm Hồng Anh khóa 10 thực hiện. Xanh dương và tím là hai màu chủ đạo mà Hồng Anh đã chọn để thiết kế trang phục cho nhân vật cô bé phù thủy tinh nghịch – nhân vật trong tác phẩm cuối khóa của mình. Cùng xem qua nhân vật mà Hồng Anh đã thể hiện nhé! >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Lâm Tâm Như khóa 10 thực hiện. Bối cảnh: Vì ảnh hưởng từ trận vây bắt và diệt trừ những người bị coi là phù thủy ở thế kỉ trước, một bộ phận dân làng bị truy sát đến đường cùng, họ cầu nguyện Thượng Đế cứu giúp và Người đã ban cho họ sức mạnh tập hợp các nguyên tố trong tự nhiên như: Nước, Lửa, Đất, Cây Cối,…Từ đó, thế giới có thêm một chủng tộc khác gọi là “Phù Thủy”. Tuy nhiên, nhân loại vẫn không thể chấp nhận chủng tộc này và buộc họ phải rời đi, không được phép xuất hiện, mãi cho đến tận bây giờ. Đồ án cuối khóa Character Design K10 – HV Lâm Tâm Như: >> Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Character design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Đồ án cuối khóa do học viên Nguyễn Thị Thảo Vi lớp Illustration (Vẽ Minh Họa) khóa 08 thực hiện.  Với màu sắc sinh động Thảo Vi đã mang lại một bộ tranh thú vị và thu hút mắt nhìn. Đáng yêu là hai từ được thể hiện rõ nhất khi nhìn vào tác phẩm của Vi. Đồ án cuối khóa lớp Illustration K08 – HV Nguyễn Thị Thảo Vi: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Illustration – Vẽ minh họa, là khóa học có thể giúp những bạn yêu thích hội họa trên nền tảng kỹ thuật số thỏa sức sáng tạo và diễn đạt nội dung cần truyền đạt thông qua tranh vẽ. Cùng xem bạn Huỳnh Lê Bảo Nhiên muốn đem đến cho chúng ta bộ tranh mình họa gì nhé! Đồ án cuối khóa – HV Huỳnh Lê Bảo Nhiên: >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration K08 của học viên Lê Đặng Hoàng Anh gồm 4 tranh cho tựa game Sky: Children of the light 1. Khởi đầu 2. Di chuyển 3. Thu thập 4. Kết thúc Bài cuối khóa Illustration K08 – HV Lê Đặng Hoàng Anh. >Xem thêm thông tin khóa học Digital painting – Chuyên đề Illustration: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Vẽ background phim hoạt hình 2D là một công đoạn rất quan trọng trong việc sản xuất một bộ phim hoạt hình.  Qua tác phẩm mà bạn Nhật Vy thực hiện, có thể cảm nhận được cái hồn của bức tranh trong buổi ban trưa được diễn đạt rất tốt và hài hòa cùng màu sắc của đất và trời. Bài cuối khóa – HV Nguyễn Cao Nhật Vy: > Xem thêm thông tin khóa học Vẽ  Background Phim Hoạt Hình 2D: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Background (phông nền, bối cảnh), là một phần không thể thiếu trong các bộ phim hoạt hình. Background giúp tạo cảm xúc cho người xem, làm cho nội dung được diễn tả một cách dễ hiểu và chi tiết hơn. Bên cạnh đó background chính là một phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính thẩm mỹ của bộ phim. Cùng xem qua tác phẩm vẽ background phim hoạt hình 2D của Thúy Quyên và cảm nhận về tác phẩm nhé! Bài cuối khóa – HV Ngô Thúy Quyên: > Xem thêm thông tin khóa học Vẽ  Background Phim Hoạt Hình 2D: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Bé Lại Thục An – Lớp Digital Painting Thiếu nhi khóa 21 (cấp độ 2) đã mang đến cho chúng ta một màu sắc hài hòa trong từng tranh vẽ.  Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa mà bé đã thực hiện trong suốt quá học tập nhé! Bài tập và bài cuối khóa – HV Lại Thục An: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Digital Painting Thiếu nhi là khóa học vô cùng thú vị, nơi các bé khám phá khả năng vẽ tranh trên máy của mình. Bé Võ Gia Anh đã hoàn thành rất tốt những bài vẽ của mình. Có thể thấy đường nét và cách lên màu của bé tiến bộ lên rất nhanh.  Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa của bé nhé! >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Không còn đơn thuần vẽ và tô màu trên giấy nữa, với khóa học Digital Paniting Thiếu nhi bé có thể thỏa sức sáng tạo tranh vẽ trên nền tảng kỹ thuật số cùng các loại cọ vẽ trên phần mềm. Cùng xem qua một số bài tập và bài cuối khóa mà bé Phạm Hương Vân khóa 21 đã thực hiện nhé! Bài tập và Bài cuối khóa – HV Phạm Hương Vân: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tại lớp Digital Painting Thiếu nhi các bé sẽ có cơ hội học hỏi thêm về kỹ năng vẽ trên bảng vẽ điện tử. Đây cũng là nền tảng để các bé phát triển trong lĩnh vực vẽ trên máy sau này. Cùng xem qua các bài tập và bài cuối khóa mà bé An Nhiên đã thực hiện trong suốt quá trình học tập nhé!   >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Truyện tranh và anime Nhật Bản luôn có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em. Ngoài việc đem lại những phút giây giải trí, giải toả căng thẳng, truyện tranh và anime còn chứa một số lượng lớn kiến thức và những bài học về cuộc sống. Đọc truyện tranh và xem anime cũng là một hình thức học những điều bổ ích một cách nhẹ nhàng và thú vị. Trẻ học được những kiến thức về khoa học và xã hội một cách sinh động Một trong những điểm đặc biệt thú vị của truyện tranh/anime là chứa khối lượng kiến thức đa dạng và phong phú. Thông thường hoạ sĩ thường phải nghiên cứu rất nhiều tư liệu trước khi bắt đầu sáng tác về một đề tài nào đó. Hơn nữa, các kiến thức này còn được kiểm chứng bởi biên tập viên, nên độ chính xách là khá cao. Ví dụ, khi đọc Doremon, ngoài những câu chuyện vui nhộn, trẻ còn được học thêm những kiến thức về lịch sử Trái Đất, sự hình thành của vũ trụ, những kiến thực vật lý, hoá học, lịch sử,… Ký thuyết khoa học – xã hội phức tạp được kể lại bằng ngôn ngữ truyện tranh một cách đơn giản chắc chắn sẽ giúp trẻ tiếp thu một cách dễ dàng hơn. Các bộ truyện của Adachi Mitsuru miêu tả rất chi tiết các kiến thức về thể thao như bóng chày, boxing hay bơi lội. “Bác sĩ quái dị” thì cung cấp nhiều thông tin y học bổ ích. Thực tế là truyện tranh/anime không thể thay thế sách giáo khoa, nhưng cũng không thể phủ nhận lợi ích mà các tác phẩm này mang lại đối với trẻ. Trẻ học được những bài học sâu sắc về cuộc sống Với đề tài đa dạng từ gia đình, tình bạn, ước mơ, nghề nghiệp,… truyện tranh và anime mang đến những thông điệp sâu sắc mà không hề giáo điều như trong sách vở. Trẻ được học về tình đoàn kết qua những chuyến phiêu lưu của Nobita và các bạn; học về tình yêu thương, ý thức bảo vệ môi trường,… qua những thước phim đẹp lung linh của Công Chúa Mononoke. Và còn rất nhiều thông điệp cảm động khác xuất hiện rất nhẹ nhàng và cảm động trong manga/anime. Đó là bài học y đức của bác sĩ Black Jack, là bài học về tư cách một võ sĩ và một con người ngay thẳng của Rurouni Kenshin, là bài học về tình anh em sâu sắc của Katchan và Tatchan (Touch),… Những bài học ấy sẽ trở thành những viên gạch nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ một cách tự nhiên và chân thành nhất. Truyện tranh và Anime bồi dưỡng cách kể chuyện cho trẻ Cho dù là truyện tranh hay anime, thì câu chuyện vẫn luôn là yếu tố hàng đầu mà các hoạ sĩ Nhật Bản quan tâm. Những câu chuyện trong truyện tranh và anime Nhật Bản thường gây thích thú bởi đề tài thú vị, đôi khi vượt ngoài sức tưởng tượng. Tiếp xúc với những loại hình này từ sớm giúp trẻ hình thành tư duy kể chuyện trong não bộ, phát huy trí tưởng tượng của mình một cách hiệu quả. Trẻ hình thành ước mơ từ đọc truyện tranh và xem anime Nhiều đầu bếp trên thế giới cho biết tình yêu với ẩm thực của mình xuất phát từ bộ truyện Tiểu Đầu Bếp Cung Đình; nhiều cầu thủ nổi danh ở Châu Âu như Nakata Hidetoshi cho biết tình yêu bóng đá của họ xuất phát từ bộ truyện tranh “Captain Tsubasa”; nhiều bác sĩ cho biết họ bắt đầu ước mơ khi đọc Jack – bác sĩ quái dị, và không ít hoạ sĩ truyện tranh/anime có xuất phát điểm của mình là một đứa trẻ mê đọc truyện tranh. Những nhân vật truyện tranh/anime sở hữu đam mê và nhiệt huyết và đạt được thành công bằng nỗ lực của bản thân chính là hình tượng để trẻ có niềm tin vào bản thân và dám dũng cảm thực hiện ước mơ của mình. (Lạc An)

Lớp Digital Painting Thiếu nhi – Nơi các bé có thể thỏa sức sáng tạo, học cách vẽ trên nền tảng kỹ thuật số. Nhiều điều thú vị từ các phần mềm vẽ giúp bé dễ dàng hơn trong việc hình tượng hóa ý tưởng của mình. Cùng xem qua các tác phẩm trong quá trình học vẽ trên máy cấp độ 1 của bé Ngọc Phương nhé! Với những gam màu được bé phối hợp trên bức tranh thật sự sinh động. Bài tập và bài cuối khóa – HV Huỳnh Ngọc Phương: >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp Digital Painting Thiếu nhi – Vẽ tranh trên máy, các bé sẽ được thỏa sức sáng tạo từ hình ảnh, màu sắc, thể hiện phong cách riêng trên nền tảng kỹ thuật số.  Bé Nguyễn Ngọc Ánh Dương lớp Digital Painting Thiếu nhi K21 (Level 1) đã hoàn thành rất tốt bài vẽ của mình thông qua các bài luyện tập từ vẽ đồ vật, động vật, cây cối và con người. Cùng xem qua các bài tập trong quá trình học tập và bài cuối khóa của bé nhé! >> Tìm hiểu khóa học Digital Painting Thiếu nhi: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tiếp nối thành công của ngày đầu tiên, ngày thứ 2 triển lãm chấm sáng tác cá nhân đã diễn ra vô cùng sôi nổi. Hai buổi chấm bài đã chứng kiến sự đổ bộ của một loạt tác phẩm Digital painting và Truyện tranh ấn tượng. Rất nhiều chủ đề quen thuộc như trẻ em, thiên nhiên, gia đình, tình bạn đã được các học viên Họa sĩ kể chuyện lựa chọn để thể hiện trong lần sáng tác cá nhân này với ngôn ngữ hình ảnh rất phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó là sự xuất hiện rất đặc biệt của chủ đề mang đậm tính trừu tượng như cảm xúc, nỗi buồn, sự tự do dưới góc nhìn cá nhân của tác giả. Các bạn Học viên đã mạnh dạn thử sức với những chất liệu mới, góc nhìn mới để mang đến triển lãm những tác phẩm chỉn chu, qua đó thể hiện sự tiến bộ của bản thân sau một thời gian học tập. Tại CMA, thầy cô luôn đề cao sự nỗ lực, các bạn không nhất thiết phải giỏi nhất hay giỏi hơn người khác, chỉ cần bạn cố gắng để giỏi hơn chính mình mỗi ngày, nên trong mỗi bài sáng tác, các học viên đều đặt mục tiêu cụ thể với sự phát triển của bản thân, có thể là màu sắc, là tạo hình, là bố cục, hoặc xây dựng nội dung cốt truyện… Bên cạnh những lời khen và lời động viên, các thầy cô cũng dành rất nhiều thời gian phân tích những điểm cần khắc phục và góp ý chuyên môn để các bạn làm tốt hơn trong những bài sau. Có thể nói những ngày chấm sáng tác là những ngày thầy cô của CMA đều phải hoạt động với 200% công suất. Sau sáng tác này, các bạn sẽ có 1 tuần nghỉ “xả hơi” trước khi trở lại học tập. Hẹn gặp lại các bạn vào kỳ sáng tác tiếp theo, dự kiến sẽ là Sáng tác nhóm. Đây là chương trình được mong chờ với sự kiện triển lãm công khai cho khách tham dự bình chọn. Mời bạn cùng chờ đón nhé! ——— Nếu bạn chưa biết “Sáng tác” là môn học đặc biệt chỉ có trong chương trình Họa sĩ kể chuyện của CMA, giúp học viên vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào tác phẩm. Đây là môn học viên được thoải mái thể hiện ý tưởng và làm dày portfolio của mình nên luôn được mong chờ mỗi lần tổ chức. (Comic Media Academy)

Sau những ngày chạy deadline miệt mài với đủ mọi phương thức, thầy trò CMA nhà bọn mình đã bắt đầu những buổi triển lãm chấm bài. Đây là thời gian các bạn Họa sĩ kể chuyện sẽ được giới thiệu thành quả của mình đến thầy cô, bạn bè, qua đó thể hiện những kỹ năng và kiến thức đã được rèn luyện sau học kỳ. Ngày triển lãm đầu tiên đã chứng kiến sự ra mắt đầy ấn tượng của các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện K16, là sáng tác cá nhân đầu tiên nhưng các bạn đã mang đến những bài đầy chất lượng từ việc chọn đề tài đến cách thể hiện. Bên cạnh đó, là sự đặc sắc từ các tác phẩm Truyện tranh, Digital painting mang đậm yếu tố văn hóa và phong cách cá nhân của các tác giả K12-13-14-15. Rất nhiều bạn đã thể hiện được sự “lên tay” của mình khi dám thử sức ở những góc quay đa dạng, bố cục phức tạp hơn, đầu tư hơn về mặt tạo hình nhân vật. Sẽ còn 1 ngày triển lãm chấm bài vào ngày mai, với rất nhiều tác phẩm đang được mong chờ, mọi người cùng đón xem nhé!   Nếu bạn chưa biết thì “Sáng tác” là môn học đặc biệt chỉ có trong chương trình Họa sĩ kể chuyện của CMA, giúp học viên vận dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào tác phẩm. Đây là môn học viên được thoải mái thể hiện ý tưởng và làm dày portfolio của mình nên luôn được mong chờ mỗi lần tổ chức. (Comic Media Academy)

Ngày nay, hoạ sĩ Digital Painting có nhiều lựa chọn trong nghề nghiệp, một trong đó là hoạ sĩ Game. Với thu nhập được xếp vào tầm cao, ngành công nghiệp Game đang thu hút không ít hoạ sĩ Digital Painting. Nhưng cần thành thục những kĩ năng gì để có thể dấn thân vào thế giới Game vẫn là một câu hỏi khó với những bạn trẻ mới vào nghề. Hoạ sĩ Digital Painting làm gì trong ngành công nghiệp Game Thông thường, khi thiết kế ra một sản phẩm game, các công ty cần 2 vị trí quan trọng đó là Game Designer và Game Production Designer. Vai trò của Game Designer nằm ở việc sáng tạo câu chuyện, thiết kế quy tắc trò chơi, bối cảnh đặt nhân vật, cách thức di chuyển và tương tác với đồ vật của nhân vật trong game. Game Designer không nhất thiết phải biết vẽ, nhưng phải hiểu về đồ hoạ và sở hữu kiến thức nhất định liên quan đến IT và lập trình. Song song đó, Game Production Designer có công việc chính là tạo ra các Art Game để hỗ trợ cho những bạn làm Code. Game Production Designer phải biết vẽ Digital Painting để thực hiện các thiết kế về môi trường, thiết kế công nghiệp, thiết kế nhân vật và thiết kế đồ vật, vũ khí,… trong game. Hoạ sĩ vẽ Game cần thành thục những kĩ năng gì? Trước hết, trong thời buổi hiện tại, hoạ sĩ vẽ Game nhất định phải thành thục các phần mềm kĩ thuật số để vẽ trên máy tính. Cho dù thiết kế Game chia thành nhiều hạng mục như: bối cảnh, nhân vật, vũ khí,… song để có thể dấn thân vào ngành công nghiệp này, hoạ sĩ Digital Painting cần phải thành thục tất cả các hạng mục ở trên. Các nguyên tắc về phối cảnh, bố cục, màu sắc, ánh sáng và đặc biệt là cấu trúc cơ thể người là những yêu cầu không thể thiếu đối với hoạ sĩ Game. Một số Game có concept khá đơn giản, song một số game lại có concept phức tạp, yêu cầu hoạ sĩ phải ở am hiểu về cấu trúc cơ thể, màu sắc, ánh sáng,… ở mức độ cao. Hơn nữa, tả chất liệu cũng là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng mà bạn cần rèn giũa nếu muốn trở nên giàu có trong ngành công nghiệp đầy cạnh tranh này. Cơ hội nào cho hoạ sĩ Digital Painting trong ngành công nghiệp Game ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của Game trên thế giới, nhu cầu đồ hoạ Game ở Việt Nam càng lúc càng tăng. Việt Nam còn là một trong những xưởng gia công lớn về Game với những đơn đặt hàng khủng hàng năm. Hơn nữa, mạng Internet đã mở ra một thế giới phẳng mà hoạ sĩ Digital Painting thậm chí có thể làm việc cho các công ty sản xuất Game lớn ở nước ngoài. Vì vậy, có thể nói thị trường lao động của hoạ sĩ Game là rất lớn. Chỉ cần bạn có kĩ năng, thái độ tốt và một tinh thần không ngừng học hỏi, thì kiếm thu nhập khủng từ việc đồ hoạ Game không còn là một giấc mơ xa vời. (Lạc An)

“Chiếc bánh hộp” – Báo cáo đồ án nhóm Hunted project 2022 do nhóm An Nhàn Team (Gồm: Vy, Đạt và Bình) thực hiện. Chủ đề: Khoảng cách tư tưởng thế hệ và khẳng định bản thân của gen Z. Yếu tố: cuộc sống đời thường, bình dị, vui tươi. Cảm hứng: động viên. Tư tưởng – thông điệp: hãy để trẻ em phát triển theo hướng của chúng, hãy để chúng thực hiện ước mơ của bản thân mình. Đối tượng thụ hưởng: 6+. Sơ lược về các nhân vật trong tác phẩm “Chiếc bánh hộp”: Tác phẩm hoàn thiện: > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“CONNECTION” – Bài sáng tác nhóm Hunted project 2022, được thực hiện bởi nhóm Etienne. Các thành viên nhóm Etienne: Vũ Thái Ngọc Trâm Lai Hồng Thanh Đậu Hồng Quân Phan Anh Duy Giới thiệu tác phẩm: Tên tác phẩm: CONNECTION Genre: Tự sự Đề tài rộng: Tình cảm gia đình Đề tài hẹp: thế hệ gen Z Gen Z: 1995 – 2012. Khả năng tự học tập, tự sáng tạo. Tự do làm điều mình thích, dám nghĩ dám làm. Được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ -> thế giới ảo -> mạng xã hội. Mục đích sử dụng mạng xã hội: kết nối với mọi người, cập nhật thế giới xung quanh, bày tỏ quan điểm cá nhân, thể hiện hoạt động mỗi ngày. Xây dựng “gương mặt hoàn hảo” trên mạng xã hội. Quá tin tưởng và lệ thuộc vào thế giới ảo -> các mối quan hệ “thật” trở nên nhạt nhòa theo thời gian (công nghệ là một trong những nguyên nhân gây rạn nứt các mối quan hệ) -> bệnh trầm cảm ngày càng tăng, làm cho tâm trạng buồn bã, hay cáu gắt với người thân. Yêu thích đồ công nghệ, đặc biệt là smartphone. Thích các nội dung tương tác (livestream, game MOBA). Multitask. Ngại bị phê bình, góp ý, không giỏi chịu áp lực. Cá tính nhưng cá tính quá mức -> thiếu tôn trọng người khác. Gen Z có nhiều điểm mạnh, nhưng lại vô tình biến những ưu điểm đó thành điểm yếu. Nhược điểm của gen Z đa phần chịu ảnh hưởng từ các thiết bị công nghệ: ít giao tiếp, giao tiếp kém, nghiện smartphone, ảnh hưởng nhiều bởi các tác phẩm truyền thông, dễ chia sẻ tin xấu độc trên mạng xã hội. Chủ đề: Khoảng cách do công nghệ tạo ra giữa gia đình và gen z. Yếu tố: Hiện thực xã hội, ám ảnh, BE (bad ending). Cảm hứng: Phê phán. Thông điệp – Tư tưởng: Hãy quan tâm đến gia đình nhiều hơn. Kết cấu: Phi tuyến tính. Đối tượng thụ hưởng: 13+. Logline: một học sinh sắp lên cấp 3 nghiện công nghệ (smartphone và game) không quan tâm đến gia đình. Ý nghĩa: Công nghệ hiện đại giúp chúng ta dễ dàng kết nối với “mọi người xung quanh” hơn. Các mối quan hệ thông qua mạng internet có được dễ dàng mà đứt cũng dễ dàng. Đừng quá chú tâm vào “những thứ bên ngoài” mà bỏ lỡ mất gia đình – những người ở ngay bên cạnh quan tâm, chăm sóc ta. Dù có ra sao thì những người vẫn sẽ luôn quan tâm và không rời bỏ ta cuối cùng vẫn là gia đình. Lý do chọn đề tài: Phê phán giới trẻ (gen Z) lúc nào cũng quá chú tâm vào mạng xã hội, game online mà quên mất tình cảm gia đình. Phê phán việc con người dần thích/nghiện “tương tác ảo” hơn là “tương tác thật”. Cùng xem qua tác phẩm sáng tác nhóm Hunted project “CONNECTION” của nhóm Etienne nhé! > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)    

“Kết Nối” – Bài sáng tác nhóm Hunted project 2022 của nhóm T.A.H (Gồm 3 thành viên: Đoàn Ngọc Thạch; Lê Nguyễn Gia Hiền; Lê Phạm Minh An). Đề tài: Gen Z. Chủ đề: sự gắn kết giữa Gen Z và các thế hệ đi trước. Đối tượng đọc giả: đọc giả trên 16 tuổi. Thông điệp: đem tới góc nhìn của Gen Z về cuộc sống của họ, để từ đó các thế hệ lớn hơn có thể hiểu họ hơn. Cùng xem qua quá trình hoàn thiện tác phẩm “Kết Nối” của nhóm T.A.H nhé! > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

“Quái Vật Cô Đơn” – Hunted project năm 2022 của nhóm SIXSENSE.  Dựa trên chủ đề Gen Z, nhóm SIXSENSE đã mang tới một câu chuyện thuộc thể loại “Silent Comic”. Gen Z được cho là những con người của thời đại số hóa, thời đại của internet, có lối sống mạnh mẽ, cởi mở, dám theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những câu chuyện đằng sau nó. Cùng các thành viên nhóm SIXSENSE xem qua quá trình hoàn thiện tác phẩm “Quái Vật Cô Đơn” nhé! > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm “Gen Z Khởi Nghiệp” – bài sáng tác nhóm Hunted project 2022 được thực hiện bởi nhóm Gillustration. Gen Z là thế hệ được sinh ra trong thời đại internet, được xem là những con người của thời đại số hóa. Được biết đến với cá tính mạnh mẽ, cởi mở, có tính thích nghi cao và là thế hệ có xu hướng dám nghĩ, dám làm, được cho là táo bạo hơn so với những thế hệ trước. Nhóm Gillustration (Gồm: Huong Giang, Minh Nhat, Alex Nguyen và Harry Ng) đã mang đến tác phẩm “Gen Z Khởi Nghiệp” với câu chuyện của Mon về một hoài bão khởi nghiệp. Sống trong thời đại bùng nổ internet, Mon mong muốn có thể kinh doanh online, và điều chúng ta thấy trong câu chuyện đó chính là “thế giới thật” và “thế giới ảo” trên mạng internet đã mang đến rất nhiều điều khác biệt. Và câu chuyện của Mon khi bị cộng đồng mạng tấn công đáng sợ đến thế nào và Mon đã vực dậy ra sao, cùng xem qua tác phẩm “Gen Z Khởi Nghiệp” dưới đây nhé! “Gen Z Khởi Nghiệp” – Tác phẩm của nhóm Gillustration Emotion > Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Họa sĩ Kim Jung Gi đã qua đời ở tuổi 47 sau một cơn nhồi máu cơ tim, thông tin về sự ra đi của ông đã được xác nhận tại fanpage chính thức. Sau khi kết thúc lịch trình cuối cùng ở châu Âu, họa sĩ Kim Jung Gi ra sân bay để bay đến New York thì bị đau tức ngực, ông được đưa đến bệnh viện gần đó để phẫu thuật, nhưng đã không qua khỏi. Họa sĩ Kim Jung Gi sinh năm 1975 tại Hàn Quốc. Năm 19 tuổi ông theo học chuyên ngành Mỹ thuật tại trường đại học Dong-Eui Busan và từng là họa sĩ vẽ tranh châm biếm và minh họa cho các webtoon (truyện tranh mạng Hàn Quốc). Ông nổi tiếng với kỹ thuật “Khóa không gian” khi đặt vật thể mình muốn vẽ vào một khối không gian ba chiều và định hình những gì muốn vẽ trong không gian ảo đó. Ông có thể định hình cấu tạo bức vẽ một cách chính xác hơn cả lập trình sẵn trên hệ thống máy tính. Kỹ thuật vẽ này của Kim Jung Gi được khẳng định từ năm 2011, khi ông lần đầu biểu diễn tại Liên hoan Truyện tranh quốc tế Bucheon, với bức họa phủ kín các mặt tường. Không chỉ sở hữu kỹ thuật vẽ đặc biệt, Kim Jung Gi còn khiến người khác nể phục bởi sự sắp xếp hài hòa và tinh tế trong tổng thể bức tranh. Đó có thể là sự đối lập giữa truyền thống và công nghệ, quá khứ và hiện đại, sự sống và cái chết… Tại buổi triển lãm “Kim Jung Gi, The Other Side” diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Lotte (LMOA), Seoul, Hàn Quốc vào tháng 5/2021, Kim Jung Gi trải cuộn giấy trắng rộng 10m và có thể vẽ bất cứ gì khi trò chuyện với người xem. Những hình ảnh từ các cuộc trò chuyện tưởng như rời rạc lại được liên kết, tạo ra một bức tranh với chuỗi dữ liệu đầy mê hoặc. Ông cho biết: “Tôi dành nhiều thời gian để xem các tác phẩm, phim ảnh, chương trình truyền hình. Tôi không có chủ ý ghi nhớ nhưng rất tự nhiên, khi cần những hình ảnh đó lại hiện về. Nó trở thành kho dữ liệu lớn”. Hệ thống dữ liệu trong trí nhớ của Kim Jung Gi tự có sức chuyển hóa, giúp ông phân loại và chuyển thành tác phẩm bất cứ lúc nào. Sự ra đi đột ngột của họa sĩ Kim Jung Gi là một mất mát to lớn cho giới nghệ thuật và đã để lại nhiều tiếc thương cho người hâm mộ. Nguồn: kimjunggius, indesign và tổng hợp từ Korea Times, Impakter (via Bảo Lam-baocantho) Ảnh: tổng hợp từ nhiều nguồn

Sáng tác cá nhân nhưng chúng mình vẫn làm việc trong không khí tập thể chạy deadline! Gia nhập nhà chung và cùng trải nghiệm với tụi mình nhé! Khóa học 𝐇𝐨̣𝐚 𝐬𝐢̃ 𝐤𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 là chương trình đào tạo 𝐇𝐞̣̂ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 của Viện Truyện Tranh và Hoạt hình Việt Nam dành cho các bạn từ 18 tuổi trở lên có đam mê với các công việc sáng tạo Truyện tranh, Digital painting. – Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu chỉ trong 6 học kỳ – Miễn thi năng khiếu đầu vào – Chương trình đào tạo độc quyền, thường xuyên được cập nhật, đề cao tính ứng dụng và thực hành, giúp phát huy tối đa tính sáng tạo và khả năng làm việc thực tế – Học viên có sản phẩm để xây dựng portfolio ngay trong thời gian học tập – Tiếp cận các cơ hội việc làm và có thu nhập ngay từ học kỳ đầu tiên – Phòng học trang bị sẵn máy tính và bảng vẽ màn hình hiện đại – ĐA DẠNG HỌC BỔNG & QUÀ TẶNG Xem thông tin tại ĐÂY hoặc liên hệ CMA để có các thông tin về khóa học 𝐇𝐨̣𝐚 𝐬𝐢̃ 𝐤𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 bạn nhé! (Comic Media Academy)

Là đối trọng của comic và cartoon Mỹ, manga và anime của Nhật nổi tiếng toàn thế giới với những đặc điểm tạo hình đặc trưng. Nếu tạo hình phương Tây nghiêng về tả thực và phong cách tô màu pop-art thì tạo hình theo phong cách Nhật Bản đa dạng hơn, nhưng nhìn chung nổi bật với đôi mắt to và kiểu tóc vô cùng đa dạng. Chính sự cách điệu đó đã khiến manga và anime vượt qua biên giới nước Nhật và trở thành một loại hình giải trí được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của tiêu chuẩn thẩm mỹ và sự phát triển của ngành hội hoạ, tạo hình của các nhân vật manga – anime cũng có sự thay đổi theo thời gian. Comic Media Academy mời bạn cùng điểm qua những sự thay đổi này. Đường nét Do với những manga – anime xuất bản ở giai đoạn sơ khai, có thể thấy manga – anime ngày nay có đường nét mảnh và độ dày mỏng thay đổi tinh tế hơn. Sự thay đổi này có thể đến từ việc trải qua hàng chục năm, chất lượng hoạ cụ cho mangaka đã được cải tiến đáng kể, ngoài ra sự ra đời của digital art cũng góp phần dẫn đến sự phát triển này. Bên cạnh đó, tạo hình truyện tranh Nhật ngày xưa vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của comic phương Tây, vì vậy sử dụng nhiều nét cong, tròn và dày. Ngày nay, mangaka Nhật chủ yếu tạo hình dựa trên những đường thẳng và góc cạnh. Đặc điểm trên khuôn mặt và tóc Ngày xưa, các nhân vật manga – amime thường được tạo hình với khuôn mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt cũng to tròn ngây thơ. Ngày nay, theo sự thay đổi của quan điểm thẩm mỹ, tạo hình khuôn mặt manga – anime nhìn chung thường dài và nhọn hơn theo kiểu V-line, mắt cũng sắc và nhỏ hơn. Tóc theo tạo hình mới được tả chi tiết và bồng bềnh hơn, bên cạnh đó, các kiểu tóc cũng đa dạng, hiện đại hơn theo tiêu chuẩn về cái đẹp của hiện tại. Tỉ lệ cơ thể Nhìn chung, những nhân vật manga – anime thời kì đầu thường thấp và nhỏ hơn so với hiện nay. Cùng với sự thay đổi trong sắc vóc thực tế của người châu Á, tạo hình nhân vật phong cách Nhật Bản ngày nay có cấu trúc cao lớn và chuẩn hơn so với trước đây. Ngoài ra, ở một số bộ truyện tranh, anime mới ra đời gần đây cho thấy, tạo hình nhân vật đã có sự giao thoa và đồng điệu với phương pháp tạo hình hiện đại của phương Tây. Đặc điểm nhân vật không chỉ được phân biệt qua các chi tiết nhỏ như kiểu tóc, phụ kiện, quần áo, mà còn được phân biệt thông qua shape – form và shilouette. Đây cũng được xem là một bước phát triển của ngành công nghiệp truyện tranh và hoạt hình Nhật Bản. (Lạc An)

Nếu bạn là 9x, hoặc là fan cuồng của những ấn phẩm art liên quan đến cung hoàng đạo, chắc hẳn bạn đã từng mê mẩn những tác phẩm digital art tuyệt đẹp về chủ đề vũ trụ và các chòm sao của hoạ sĩ Kagaya Yukata. Mặc dù sinh sống và làm việc ở Tokyo, Nhật Bản, song Yukata lại nổi tiếng ở Bắc Mỹ hơn với những tác phẩm mang phong cách và tinh thần của phương Tây. Những bức tranh lộng lẫy và chi tiết Có 3 từ để nói về những tác phẩm của Yukata, đó là “lộng lẫy”, “chi tiết” và “thơ mộng”. Thật vậy, những bức tranh của ông tỉ mỉ đến từng chi tiết, dù là những thứ nhỏ nhất như một sợi tóc, một cánh hoa, một vì sao ở tít xa chân trời cũng được Yukata tỉa tót với tất cả tâm huyết. Chủ đề sáng tác của ông thường xoay quanh vũ trụ, thiên đường, nơi của những vì sao. Nói về điều này, Yukata chia sẻ rằng tuổi thơ của ông gắn liền với bầu trời và những câu chuyện thần thoại, chính chúng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho ông. Ông đã không ngừng vẽ những câu chuyện về bầu trời với màu xanh và những ngôi sao lấp lánh kể từ năm 22 tuổi.  Đến tận 9 năm sau, khi tác phẩm “12 cung hoàng đạo” ra đời, ông đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Ở giai đoạn đó, ít ai có thể tin rằng những tác phẩm lung linh huyền bí này lại được tạo ra dưới bàn tay của một nghệ sĩ người Nhật, và bằng digital art. Tác phẩm “12 cung hoàng đạo” Vốn khởi nghiệp từ việc minh hoạ những hình ảnh cho tạp chí và sách thiên văn, Yukata có nền tảng là một người rất am hiểu về vũ trụ và các vì sao. Cộng thêm nền tảng thiết kế đồ hoạ từ trường đại học, Yukata đã mày mò nghiên cứu để tạo nên những bức tranh lộng lẫy về 12 cung hoàng đạo – đây cũng là tác phẩm đánh dấu bước chuyển mình trong sự nghiệp của ông. “12 cung hoàng đạo” được xem là một tác phẩm đẹp ngoài sức tưởng tượng vào năm 1999. Tại thời điểm đó, người tra thường phải thốt lên rằng “Tại sao lại có những bức tranh đẹp như vậy?” khi chiêm ngưỡng những tác phẩm của ông. Với chủ thể chính là các thiên thần trên nền trời sao vừa đẹp mơ màng về tính nghệ thuật, vừa đảm bảo sự lộng lẫy chuẩn mực về mặt thiên văn, Yukata đã tạo ra một làn sóng mới trong sáng tác tranh digital art vào thời điểm bấy giờ. Thành công đến từ sự tỉ mỉ đến từng chi tiết Yukata không chỉ tỉ mỉ trong việc vẽ, mà còn tỉ mỉ trong việc chọn lựa họa cụ để tạo nên những tác phẩm của mình. Ông chia sẻ rằng, để tạo nên những tác phẩm đẹp, hoạ sĩ cần phải có bút tốt, màu tốt và giấy tốt. Là một hoạ sĩ sinh năm 1968, ông từng dành rất nhiều thời gian để chọn lựa những hoạ cụ truyền thống cho mình trước khi bắt tay vào vẽ. Nhưng đến năm 1995, khi làn sóng digital art bắt đầu du nhập vài Nhật Bản, ông đã đón đầu làn sóng và tìm hiểu về digital, kể từ đó, đồ nghề của ông bao gồm máy tính và bảng vẽ. Hiểu về công nghệ khiến Yukata có lợi thế nhiều hơn các họa sĩ thông thường ở thời đại ông. Nếu vẽ hỏng một vài nét, ông có thể sử dụng vài lệnh trên máy tính để vẽ lại, từ đó ông có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và có thêm nhiều phương án để tạo nên những kiệt tác của mình. Làm giàu từ công nghệ số Các tác phẩm của Kagaya không được coi là tác phẩm hội họa thông thường mà được coi là sản phẩm của công nghệ số, vì vậy không có bức tranh nào được bán với giá cả ngàn USD như những bức tranh truyền thống. Nhưng Kagaya vẫn biết cách để các đứa con tinh thần của ông tạo ra tiền. Các công ty dùng tác phẩm của Kagaya in lên tranh, album hay các sản phẩm như thẻ tín dụng, đồ lưu niệm sẽ phải trả tiền bản quyền cho họa sĩ này. Kagaya cũng thu được rất nhiều tiền bản quyền từ việc kinh doanh các bộ tranh ghép. Theo thống kê, những bộ tranh ghép làm từ tác phẩm của ông là một trong những sản phẩm bán chạy nhất trên thế giới. Nói không ngoa khi cho rằng Yukata là một trong những hoạ sĩ tiên phong trong phong trào vẽ tranh kĩ thuật số. Và cũng chính ông là người mở đường cho dòng tranh về cung hoàng đạo kéo dài cho đến tận bây giờ. Yukata là tượng đài, và là nguồn cảm hứng cho nhiều hoạ sĩ digital art thuộc thế hệ sau này. (Lạc An)

Những học kỳ đầu tiên của chương trình Họa sĩ kể chuyện tại CMA sẽ cung cấp nền tảng cơ bản về các kỹ năng cho học viên từ vẽ tay, vẽ máy đến tư duy sáng tạo, tư duy bằng hình ảnh. Đây là cơ sở quan trọng để các bạn rèn luyện kỹ năng đúng phương pháp và dễ dàng học hỏi các kiến thức nâng cao trong những học kỳ tiếp theo. Hãy cùng CMA xem qua một số bài tập trong môn Digital painting 1 trong học kỳ 1 của các bạn học viên Họa sĩ kể chuyện K16 nhé! (Comic Media Academy)

Quyển truyện tranh dày 21.450 trang, phiên bản giới hạn của bộ truyện tranh dài tập One Piece của Nhật đang được coi là cuốn sách dày nhất thế giới hiện tại. Tuy nhiên cuốn sách không được ghi công cho Eiichiro Oda, tác giả gốc của One Piece, mà thay vào đó là Ilan Manouach. Tác phẩm đặc biệt này có kích thước 12 x 18,5 x 80 cm và nặng đến 17kg. Rõ ràng với trọng lượng này thì độc giả không thể cầm lên đọc như một cuốn truyện bình thường nên đây có thể xem là một dạng tác phẩm nghệ thuật dùng để sưu tầm, trưng bày, hoặc là ấn phẩm kỷ niệm đối với người hâm mộ của bộ truyện tranh nổi tiếng này. Được phát hành vào ngày 07.9, với giá lên đến 1.640 bảng Anh (khoảng 44 triệu đồng), phiên bản giới hạn chỉ 50 bản này đã được bán hết trong vài ngày. Đây là tác phẩm do Ilan Manouach thực hiện, ông đã lên ý tưởng và chịu trách nhiệm thiết kế ấn phẩm này với tựa đề ONEPIECE (chơi chữ: Một mảnh liền nhau, thay vì một bộ truyện tranh nhiều tập đăng hằng tuần trên tạp chí Shōnen Jump của Nhật kể từ năm 1997). Manouach sử dụng phiên bản kỹ thuật số được phát hành tại Nhật Bản của One Piece để kết nối chúng lại với nhau. Người phát ngôn của Nhà xuất bản JBE nói với báo Guardian rằng ONEPIECE là “tác phẩm điêu khắc có hình dạng của một cuốn sách – tác phẩm lớn nhất cho đến nay về số trang và chiều rộng gáy sách”. Tác phẩm của Manouach phản ánh “sự phong phú của nội dung trực tuyến và sự số hóa của ngành công nghiệp truyện tranh”, cũng như “thách thức kỹ thuật thủ công truyện tranh hiện đại”, theo như những gì nhà xuất bản của ông chia sẻ với truyền thông. JBE cũng mô tả truyện tranh là “vật thể kép”, có “giá trị sử dụng” cho người đọc và “giá trị trao đổi” cho người sưu tập. Khi tạo ra một cuốn sách mà không ai có thể đọc, Manouach đã biến truyện tranh trở thành một dạng hàng hóa mới. Khi được hỏi liệu tác giả gốc của bộ truyện là Eiichiro Oda có tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện hoặc góp mặt dưới tư cách cố vấn cho phiên bản ONEPIECE hay không, cũng như về vấn đề bản quyền, người phát ngôn của JBE cho biết: “Tác phẩm của Manouach xoay quanh những vấn đề tồn đọng của hệ sinh thái truyện tranh, đây là một nhà điêu khắc sử dụng những gì có sẵn trên nền tảng trực tuyến để làm nguồn tài liệu”. Phía nhà xuất bản tin rằng không thể có hành vi vi phạm bản quyền vì thực tế là không ai có thể đọc cuốn sách truyện này. Ông Keita Murano – một nhân viên thuộc bộ phận bản quyền quốc tế tại Shueisha, nhà xuất bản truyện tranh manga hiện nắm giữ toàn quyền sử dụng bộ truyện – xác nhận rằng công ty của ông chưa được hỏi ý kiến ​​về cuốn sách phiên bản đặc biệt ONEPIECE này. Ông chỉ nêu ý kiến: “Sản phẩm của họ không phải là sản phẩm chính thức. Chúng tôi không cấp quyền cho họ. Nhà xuất bản hợp pháp của One Piece tại Pháp là Nhà xuất bản Glénat”. Eiichiro Oda có thể không nhận được bất kỳ khoản tiền bản quyền nào từ việc xuất bản phiên bản ONEPIECE, nhưng bộ truyện tranh đã đưa ông trở thành tác giả truyện tranh manga giàu nhất mọi thời đại, với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 200 triệu USD. Bộ truyện tranh One Piece gốc của ông được sách kỷ lục Guinness liệt kê là có nhiều phiên bản nhất được xuất bản cho cùng một bộ truyện tranh của một tác giả duy nhất, với hơn 416 triệu bản được in cho đến nay. Nguồn thông tin: tuoitre Nguồn ảnh: ilanmanouach

Danh mục sách mới của Nhà xuất bản Trẻ đã chào đón sự ra mắt của bộ sách khoa học Vương Quốc Côn Trùng với năm ấn phẩm dành cho thiếu nhi. Đây là bộ tác phẩm được minh họa bởi hai họa sĩ Lê Nguyễn Gia Hiền và Trần Thị Ý Anh, các bạn hiện là học viên khóa Họa sĩ kể chuyện K11 tại CMA. Sau khi tham dự các buổi triển lãm chấm sáng tác của CMA và qua sự giới thiệu của các Giảng viên tại Viện, chị Biên tập viên của Nhà xuất bản Trẻ đã “tìm thấy” các bạn và mời cộng tác. Trong bộ sách Vương Quốc Côn Trùng, hai bạn Gia Hiền và Ý Anh không chỉ vẽ bìa mà còn minh họa nội dung bên trong, cho từng trang của mỗi tác phẩm. Với chương trình đào tạo chuyên sâu và đề cao tính ứng dụng, học viên tham gia khóa học của CMA đều có cơ hội thực hành nghề nghiệp và có thể đi làm ngay trong thời gian đào tạo. Bộ sách Vương Quốc Côn Trùng là một tác phẩm hữu ích dành cho thiếu nhi khi tập hợp những câu chuyện khoa học dễ đọc, giúp cung cấp nhiều thông tin thú vị về các loài côn trùng và được minh họa bằng những hình ảnh rất đáng yêu, nhiều màu sắc. >> Các bạn có thể xem thêm thông tin về tác phẩm và mua sách tại các địa chỉ sau ĐÂY (Comic Media Academy)

Những fans của hãng phim hoạt hình Ghibli trên toàn thế giới đang vô cùng hồi hộp trước thông tin công viên giải trí Ghibli sắp ra mắt công chúng vào ngày 1 tháng 11 năm 2022.  Lấy nguyên mẫu từ những tác phẩm hoạt hình Hayao Miyazaki từng làm thổn thức trái tim của hàng triệu người hâm hộ, công viên giải trí Ghibli được dự đoán sẽ khiến dân tình “điêu đứng” bởi vẻ đẹp thần tiên hệt như những thước phim gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Dự án có sự đầu tư chỉn chu từ chính quyền Theo thông tin đã công bố, công viên Ghibli được xây dựng bên trong Công viên Expo 2005 Aichi, gần Nagoya ở miền Trung Nhật Bản trên một khu đất rộng 200 héc ta. Để đi tới công viên, du khách sẽ mất 3 tiếng đi tàu hỏa từ trung tâm thủ đô Tokyo. Dự án là một sản phầm đầu tư lên tới 34 tỷ JPY (295 triệu USD) với sự tham gia của Studio Ghibli, chính quyền tỉnh Aichi và tờ báo Chunichi Shimbun. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 2019. Studio Ghibli hoàn toàn nắm giữ công việc thiết kế sáng tạo nội dung cho công viên này theo chủ trương đảm bảo nguyên tác trong phim hoạt hình và không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên. Chính vì thế, công viên sẽ không tập trung vào những trò chơi mạo hiểm như tàu lượn siêu tốc mà sẽ tập trung vào những đường mòn tự nhiên và vẻ đẹp của thiên nhiên. Số lượng khách tối đa dự kiến công viên có thể tiếp nhận đạt khoảng một triệu trong giai đoạn đầu và đạt 1,8 triệu khi tất cả các phần hoàn thành. Kiến trúc bên trong lộng lẫy theo phong cách Châu Âu Nếu là fan của phim hoạt hình Ghibli, chắc hẳn bạn sẽ không khỏi thổn thức khi tham quan công viên, bởi tất cả những toà nhà đều được xây dựng theo phong cách châu Âu, thường xuất hiện trong rất nhiều bộ phim hoạt hình của Ghibli Studio. Nhiều hình ảnh xuất hiện trong các bộ phim hoạt hình của hãng cũng được phục dựng lại ngoài đời thật. Bên cạnh đó, công viên còn sở hữu nhiều hạng mục khác như cửa hàng đồ lưu niệm, không gian triển lãm, khu giải trí và nhà hát. Những khu vực của công viên giải trí Ghibli Vào buổi khai mạc, người hâm mộ sẽ có thể tham quan 3 khu vực đầu tiên của công viên, bao gồm: Ghibli’s Grand Warehouse với khu vườn mô phỏng bộ phim Castle In the Sky; Hill of Youth trong Howl’s Moving Castle; và khu rừng Dondoko — một quán cà phê bên trong mô hình ngôi nhà có kích thước như thật giống như trong phim My Neighbor Totoro. Quan chức địa phương cho biết công viên cuối cùng sẽ có năm khu vực theo chủ đề: Youth Hill Area (Khu vực Đồi Tuổi Trẻ); Ghibli Large Warehouse Area (Khu vực Nhà Kho Lớn Ghibli); Witches’ Valley Area (Khu vực Thung Lũng Phù Thuỷ); Mononoke’s Village Area (Khu vực làng Mononoke) Dondoko Forest Area (Khu rừng Dondoko). Trong đó, cổng chính của công viên sẽ được thiết kế giống trong bộ phim hoạt hình “Lâu đài di động của Howl”. Dù được rất nhiều người hâm mộ chờ đợi ngày mở cửa, song trong thời điểm hiện tại, công viên chỉ bán vé cho những người đang sống tại Nhật Bản để ngăn chặn tình trạng quá tải và đảm bảo cho du khách có trải nghiệm tốt nhất. Sau khi được hoàn tất các khu vực cuối cùng vào cuối năm 2024, hi vọng công viên sẽ mở cổng bán vé trên toàn thế giới để người hâm mộ có thể bước chân vào thế giới hoạt hình đầy mộng mơ và lý thú. (Lạc An)

“Tiệc sinh nhật” – bài cuối khóa lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01 do bé Trần Nguyễn Minh Thư thực hiện. Câu chuyện xoay quanh tình bạn trong bối cảnh học đường, một câu chuyện đáng yêu và hơn hết Minh Thư đã làm rất tốt trong cách dẫn dắt câu chuyện và biểu cảm nhân vật. “Tiệc sinh nhật” – Học viên Trần Nguyễn Minh Thư > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

“Tớ sẽ đến tìm cậu” – bài cuối khóa của bé Bùi Nguyễn Nam Phương lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01. Qua từng khung tranh và nét vẽ xinh đẹp Nam Phương đã thể hiện rất tốt cảm xúc của các nhân vật: rụt rè, tức giận, đau lòng,…  Cùng xem qua tác phẩm “Tớ sẽ đến tìm cậu” do Nam Phương sáng tác: > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Thỏa sức sáng tạo cùng với những mẫu truyện đang nhảy tung tăng trong đầu. Bé Thân Thị Minh Khuê lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01 đã mang đến cho chúng ta những mẫu truyện dí dỏm, vui nhộn. Cùng xem qua bài cuối khóa của Minh Khuê nhé! “Truyện Không Tên – Truyện xàm” – Học viên Thân Thị Minh Khuê > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Chủ đề học đường luôn là một trong những đề tài được các học viên tại CMA quan tâm và chọn làm đề tài sáng tác trong các tác phẩm của mình. Cùng xem tác phẩm “SCHOOL – WAR TIME!”  do bé Phạm Nguyễn Uy Long học viên lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) K01 thực hiện. > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Hài hước cũng chính là một điểm sáng của câu chuyện của bé  Thái Bích Dao – học viên lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2) khóa 01 khi sáng tác tác phẩm cuối khóa của mình. Với sự dí dỏm, hài hước Bích Dao đã viết nên câu chuyện mang đậm tích cách cá nhân, tạo cho người đọc cảm giác thoải mái. Cùng đọc câu chuyện mà bé đã thể hiện nhé! “Hiểu lầm” – Học viên Thái Bích Dao > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Thỏa sức sáng tạo và viết nên những câu chuyện của chính mình, đó là những điều mà bé Đinh Hoàng Duyên đã thực hiện được khi tham gia khóa Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2). Bé Hoàng Duyên đã chọn cho mình một đề tài khá dễ thương và gần gũi khi đưa vào bối cảnh học đường. Cùng xem qua bài cuối khóa của bé Hoàng Duyên nhé! > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Bé Lê Vũ Minh Thy đã chọn đề tài “Mụn” cho tác phẩm cuối khóa của mình ở lớp Vẽ Manga/ Comic Nâng cao (cấp độ 2). Có thể thấy được qua những trang truyện tranh bé đã thể hiện rất tốt mạch nội dung và nét vẽ đã mượt mà lên rất nhiều. Đề tài khá gần gũi nhất là các bạn nữ phải không nào. Cùng xem qua tác phẩm của bé nhé! > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Vẽ Manga/ Comic cơ bản là lớp học vẽ truyện tranh giúp các bé thỏa sức sáng tạo và phát triển ý tưởng của mình thành những tác phẩm mang nhiều màu sắc khác nhau. Với óc sáng tạo của mình các họa sĩ nhí khóa 51 đã chọn rất nhiều đề tài để hoàn thành bài vẽ cuối khóa như chủ đề gia đình, học đường hay đơn giản một mẫu truyện ngắn thể hiện sự hài hước. Cùng xem qua tác phẩm các học viên lớp Vẽ Manga/ Comic cơ bản K51 nhé! Tác phẩm “Kỹ thôi nhưng đừng kỹ quá” – HV Bùi Nguyễn Quỳnh Anh Tác phẩm của học viên Nguyễn Mộc Miên Truyện ngắn “Câu chuyện học đường tình bạn” – HV Nguyễn Tường Vy > Tìm hiểu khóa học Vẽ Manga/ Comic thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

Đồ án cuối khóa Character Design do bạn Phạm Nguyễn Phương Uyên khóa 08 thực hiện. Lấy bối cảnh thời xưa ở Ả Rập, Phương Uyên lựa chọn trang phục theo thể loại Omegaverse. Phương Uyên chia sẻ: “Omegaverse là thể loại thường sẽ xuất hiện trong manhwa/manga/manhua/fanfic BL (boylove) hoặc GL (girllove). Trong thế giới Omegaverse, giới tính được chia theo alpha, beta, và omega. Thông thường alpha sẽ là những người thuộc tầng lớp cao, nên trong bối cảnh của em, alpha sẽ là các quý tộc, và alpha có tài năng, trí tuệ cao. Beta là những người thường dưới trướng alpha. Alpha và beta nam trong thế giới của em thì không có khả năng mang thai như một số fanfic/manhwa/manga/manhua khác. Omega nam nữ đều có khả năng mang thai, dáng người của họ đều rất nhỏ, và thường bị đối xử tệ. Như các tác phẩm khác, 2 nhân vật chính của em là alpha và omega, và đó là Almiran và Hilmi. Và giữa alpha và omega có một mối liên kết, được gọi là “định mệnh”, khi họ gặp nhau họ biết họ là một nửa của nhau, nhưng điều đó thường hiếm xảy ra. Alpha, beta, và omega thường có một mùi hương đặc trưng của riêng họ. Thông thường, mùi hương của omega có sức hút ảnh hưởng lớn nhất với alpha, khiến cho alpha điên cuồng, nên omega thường sử dụng thuốc ức chế để kìm hãm lại mùi hương, đồng thời họ cũng tự đeo cho mình một chiếc vòng cổ cứng cáp để ngăn bị alpha cắn. Vì một khi alpha đã cắn một omega, thì cả hai đã thuộc về nhau, vĩnh viễn không rời xa. Nên trong bức của Hilmi, em có vẽ một chiếc vòng cổ cho cậu. Hilmi là một omega và là con lai Nga – Ả Rập. Mẹ của cậu là một vũ công người Ả Rập, đồng thời cũng là omega giống cậu. Khi cậu sinh ra thì cậu đã không biết cha mình là ai, nhưng theo lời mẹ cậu, cha cậu là một quý tộc người Nga, là một alpha nhân từ, yêu thương và rất kính trọng các omega. Cha cậu tới đây để gặp gỡ hoàng gia Ả Rập, do phải trở về nước một thời gian nên đã không ở bên mẹ cậu khi bà sinh ra cậu. Sau đó mẹ cậu mất sớm do bệnh, cậu quyết tâm trở thành một vũ công có tiếng để được mời vào hoàng gia biểu diễn, mong mỏi rằng sẽ được gặp cha mình. Almiran là hoàng tử thứ bảy, có lòng đam mê với trang sức quý giá. Lần đầu gặp Hilmi là khi Hilmi tới hoàng cung biểu diễn, khi vừa chạm mắt nhau, họ biết họ là “định mệnh” của nhau, Almiran lập tức si mê vẻ đẹp của Hilmi. Vì Almiran là vị hoàng tử được yêu quý nhất, nên khi vua thấy con trai mình tìm được một nửa của mình, ông đã ban hôn cho hai người lập tức. Hilmi không thích điều này nhưng vì để tìm được cha dễ dàng hơn, cậu đã cam chịu chấp nhận. Almiran sau đó đã làm cho Hilmi cặp khuyên tai, tự làm cho mình một chiếc nhẫn, và gọi đó là vật định tình giữa họ. Sau khi biết được hoàn cảnh và quá khứ của Hilmi, Almiran hứa sẽ không động đến Hilmi và sẽ giúp cậu tìm được cha, sau đó, Almiran sẽ để cậu đi mặc dù anh rất thương cậu. Nhưng dần dần, cậu lại có tình cảm với anh hơn.” “Hilmi” & “Almiran” – Nhân vật của học viên Nguyễn Uyên Phương > Xem thêm thông tin khóa học Digital Painting – chuyên đề Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Character Design Online do bạn Nguyễn Lê Thụy khanh khóa 04 thực hiện. “Han” – nhân vật chính trong đồ án được đặt trong bối cảnh Nhật Bản vào khoảng thế kỷ X. Cùng xem qua quá trình bạn Thụy Khanh thực hiện nhân vật của mình nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Character Design Online “AURORA” do bạn Nguyễn Thị Thanh Huyền khóa 04 thực hiện. Sơ lược về tác phẩm: Xã hội/bối cảnh: -Vào năm 3020, Aurora được sinh ra trong phòng thí nghiệm, bị vứt bỏ vì là sản phẩm lỗi, qua tay nhiều nơi buôn bán thú cưng (thú nhân trong thời đại này được xem là vật nuôi cho nhân loại). -Trải qua nhiều lần bị đánh đập bạo hành nên cô bé bị vấn đề tâm lý, rụt rè và sợ hãi trước con người. -Sau khi qua nhiều đời chủ nhân, vào năm 10 tuổi cô được một gia đình tốt bụng nhận nuôi với tư cách là con gái chứ không phải là vật nuôi. -Sau thời gian được nhận nuôi, được chăm sóc và nhờ tình yêu thương của cha mẹ nuôi, cô bé dần thoát khỏi bóng đen tâm lý, trở nên hoà đồng và hoạt bát, sống vui vẻ bên gia đình hiện tại đến lúc trưởng thành. -Cái tên Aurora có nghĩa là bình minh, được đặt sau khi cô bé được nhận nuôi, vì tóc cô bé có màu vàng óng ánh và cũng vì cha mẹ nuôi của cô bé muốn cô có thể như bình minh ban mai, dù có trải qua những chuyện kinh khủng thế nào thì vẫn có thể mạnh mẽ toả sáng đón chào ngày mới. Tâm lý/ tính cách: -Quá khứ rụt rè, nhút nhát và sợ hãi con người. -Hiện tại lạc quan yêu đời, ngoan ngoãn và yêu thương cha mẹ nuôi, năng động và hoà đồng với mọi người xung quanh, luôn luôn tràn đầy năng lượng tích cực cũng không kém phần mạnh mẽ. Ngoại hình: nhân thú 16 tuổi -Đầu có tai mèo, tai trái bị rách, mắt to tròn long lanh màu xanh biển, tóc ngắn màu vàng, cao 1m56, trang phục đáng yêu váy xoè phối lông xù -Trang phục phối đỏ trắng để thể hiện sự vừa mạnh mẽ vừa đáng yêu của cô bé. -Bị cho là sản phẩm lỗi là vì nhân mêu bình thường sẽ có tai đuôi và không thể nói chuyện được, cô bé thì chỉ có tai mèo còn lại cơ thể không hề khác con người, cả giọng nói và ý thức của cô bé cũng vậy. > Xem thêm thông tin khóa học Khóa học Digital Painting Online – Character Design: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ Minh Họa) do bạn Võ Ngọc Mai Thy khóa 07 thực hiện, một tác phẩm dễ thương, với màu sắc nhẹ nhàng, nữ tính. Có thể thấy được quá trình từ đi line đến lên sắc độ ở những mảng sáng, tối cho đến lên màu và hoàn thiện bộ 3 bức tranh là cả quá trình mà Mai Thy đã dày công thực hiện. > Xem thêm thông tin khóa học Illustration (Vẽ Minh Họa): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Illustration K07 do học viên Trình Thị Thanh Trà thực hiện. Thông qua tác phẩm có thể thấy sự uyển chuyển trong nét vẽ và thành quả của sự cố gắng học hỏi trong thời gian tham gia khóa học. Cùng chiêm ngưỡng tác phẩm cuối khóa Illustration (Vẽ Minh Họa) của Thanh Trà nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Illustration (Vẽ Minh Họa): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đồ án cuối khóa Illustration do học viên Phạm Đức khóa 07 thực hiện.  Lấy hình tượng người lính chiến đấu trong chiến tranh, tác phẩm đã thể hiện tinh thần đồng đội và cảm giác bi thương khi người bạn cùng chiến đấu hy sinh vì tổ quốc.  Cùng xem qua quá trình hoàn thiện đồ án cuối khóa Illustration (Vẽ Minh Họa) của học viên Phạm Đức nhé! > Xem thêm thông tin khóa học Illustration (Vẽ Minh Họa): TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Từ ngày 13/9, Celsys phát động cuộc thi vẽ tranh minh họa quốc tế lần thứ 33 với chủ đề “Tình bạn” (Friendship). Thí sinh có thể tham gia cuộc thi bằng cách đăng tải bài dự thi trên mạng xã hội Instagram, Twitter, hay Facebook kèm theo hashtag #cspcontest33 trước ngày 5/10. Giải Quán quân của cuộc thi là 2.000 USD tiền mặt và giấy phép sử dụng 03 năm ứng dụng vẽ minh họa Clip Studio Paint EX. Giải Á quân là 500 USD tiền mặt và giấy phép sử dụng 03 năm Clip Studio Paint EX. Ngoài ra còn có giải thưởng Timelapse dành cho 10 thí sinh được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm khuyến khích họa sĩ ở mọi cấp độ tham gia. Cuộc thi do Celsys tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích họa sĩ trên toàn thế giới sáng tác thêm nhiều tranh minh họa. Cuộc thi vừa qua đã có 4.360 bài dự thi, và Celsys mong muốn đón nhận thêm nhiều bài dự thi độc đáo về chủ đề “Tình bạn.” Celsys, với sứ mệnh “Tạo ra thế giới đam mê hơn,” cung cấp giải pháp cho các hoạt động sáng tạo thông qua ứng dụng vẽ tranh minh họa, manga, webtoon và hoạt hình “Clip Studio Paint,” dịch vụ web “Clip Studio,” và giải pháp e-book “Clip Studio Reader.” Celsys giúp mọi người trên toàn thế giới tận hưởng tốt hơn hoạt động sáng tạo, cùng tất cả trải nghiệm đi kèm với nó. Chủ đề cuộc thi Xin vui lòng gởi tranh minh họa gốc về chủ đề “Tình bạn.” Thời gian -Nhận bài: từ 13/9 đến 5/10/2022 23:59 UTC -Công bố kết quả: 2/11/2022 Cơ cấu giải thưởng Giải Quán quân, gồm 2.000 USD tiền mặt + mã kích hoạt Clip Studio Paint EX (02 thiết bị, 03 năm) hay 10.000 GOLD + khung ảnh profile trên mạng xã hội (file ảnh) Giải Á quân, gồm 500 USD tiền mặt + mã kích hoạt Clip Studio Paint EX (02 thiết bị, 03 năm) hay 10.000 GOLD + khung ảnh profile trên mạng xã hội (file ảnh) Giải 3 – 5, gồm 200 USD tiền mặt + mã kích hoạt Clip Studio Paint EX (02 thiết bị, 01 năm) hay 5.000 GOLD + khung ảnh profile trên mạng xã hội (file ảnh) Giải 6 – 10, gồm 100 USD tiền mặt + mã kích hoạt Clip Studio Paint PRO (02 thiết bị, 01 năm) hay 3.000 GOLD + khung ảnh profile trên mạng xã hội (file ảnh) 10 Giải danh dự, gồm mã kích hoạt Clip Studio Paint PRO (02 thiết bị, 01 năm) hay 3.000 GOLD 10 Giải Timelapse (lựa chọn ngẫu nhiên), gồm mã kích hoạt Clip Studio Paint PRO (02 thiết bị, 01 năm) hay 3.000 GOLD Cách thức dự thi Gửi tranh minh họa gốc về chủ đề “Tình bạn” qua Twitter, Instagram, hay Facebook. Twitter: -Đăng bài dự thi kèm theo hashtag # cspcontest33 -Xin vui lòng dự thi bằng tài khoản riêng của bạn. -Định dạng hình ảnh: png, jpg; Kích thước: 5MB trở xuống. -Nếu có thể, xin vui lòng cho chúng tôi biết bạn sử dụng ứng dụng nào để sáng tác và đăng tải bài dự thi. Lựa chọn ứng dụng của bạn sẽ không ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi. -Thí sinh chiến thắng sẽ được liên hệ bằng tin nhắn trực tiếp trên Twitter; vì vậy, hãy bảo đảm rằng bạn đang theo dõi tài khoản chính thức Clip Studio Paint (@clipstudiopaint) và xác lập tài khoản cho phép BTC liên hệ với bạn. Instagram: -Đăng bài dự thi kèm theo hashtag #cspcontest33 -Xin vui lòng dự thi bằng tài khoản riêng của bạn. -Định dạng hình ảnh: png, jpg; Kích thước: 5MB trở xuống. -Nếu có thể, xin vui lòng cho chúng tôi biết bạn sử dụng ứng dụng nào để sáng tác và đăng tải bài dự thi. Lựa chọn ứng dụng của bạn sẽ không ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi. -Thí sinh chiến thắng sẽ được liên hệ bằng tin nhắn trực tiếp trên Instagram; vì vậy, hãy bảo đảm rằng bạn đang theo dõi tài khoản chính thức Clip Studio Paint (@clipstudioofficial) và xác lập tài khoản cho phép BTC liên hệ với bạn. Facebook: -Theo dõi trang chính thức Clip Studio Paint (@celsys.clipstudiopaint) và đăng tải bài dự thi kèm theo hashtag #cspcontest33 lên group Contest Facebook. -Tham gia nhóm: Contest Facebook group -Đăng tải bài dự thi kèm theo hashtag #cspcontest33. -Bài dự thi đăng tải bên ngoài group không được xem là hợp lệ. -Định dạng hình ảnh: png, jpg; Kích thước: 5MB trở xuống. -Nếu có thể, xin vui lòng cho chúng tôi biết bạn sử dụng ứng dụng nào để sáng tác và đăng tải bài dự thi. Lựa chọn ứng dụng của bạn sẽ không ảnh hưởng đến kết quả cuộc thi. -Chia sẻ bài dự thi trên dòng thời gian. Bảo đảm mọi người hoặc bạn bè đều truy cập được tất cả bài đăng của bạn. Đăng ký tranh giải Timelapse (lựa chọn ngẫu nhiên): -Nếu gửi bài dự thi kèm với timelapse video ghi lại quá trình sáng tác của mình, bạn sẽ được tham gia bốc thăm may mắn, 10 thí sinh được lựa chọn ngẫu nhiên sẽ nhận giải thưởng Timelapse gồm mã kích hoạt Clip Studio Paint PRO (02 thiết bị, 01 năm) hay 3.000 GOLD. -Tính năng Timelapse của Clip Studio Paint cho phép bạn ghi lại dễ dàng quá trình sáng tác và chia sẻ tác phẩm của mình trên mạng xã hội! >> Xem thêm hướng dẫn tại How to create a Timelapse -Đăng tải timelapse video kèm theo 02 hashtag #cspcontest33 và #cspcontest33_timelapse. -Đăng tải qua Twitter, Instagram, hay Facebook. -Nhớ thêm hashtag vào phần chú thích bài đăng video. -Nếu có thể, xin vui lòng cho chúng tôi biết bạn sử dụng ứng

1) SUPERMAN Là một trong những truyện tranh siêu anh hùng đầu tiên của nước Mỹ, Superman được sáng tạo bởi Jerry Siegel và Joe Shuster, sau đó được hãng truyện tranh Detective Comics (tiền thân của DC Comics) mua bản quyền và phát hành năm 1938 trong bộ Action Comics. Sự xuất hiện của Superman đã tạo một làn sóng hâm mộ siêu anh hùng, mở đầu cho kỷ nguyên siêu anh hùng của những nhân vật Batman, Wonder Woman, Captain America, Spider-man… sau đó. Theo nguồn gốc nhân vật, Superman là một người ngoài trái đất tới từ hành tinh Krypton, và được một gia đình nông dân ở thị trấn Smallville, Kansas nuôi nấng từ nhỏ. Superman phát hiện mình sức khỏe phi thường và đã sử dụng sức mạnh đó để bảo vệ trái đất và người dân ở thành phố Metropolis. Superman nổi tiếng bởi anh đại diện cho “giấc mơ Mỹ” và anh là hình tượng người bảo vệ trái đất hoàn hảo. Nhân vật Superman được chuyển thể lên phim truyền hình từ năm 1952 và được sản xuất phim điện ảnh từ năm 1978. 2) BATMAN Khác với Superman, Batman chỉ là một người bình thường bằng da bằng thịt, đây cũng chính là điểm giúp cho nhân vật Batman trở nên đặc biệt so với những siêu anh hùng ở thời điểm đó, và cũng chính là lý do khiến Batman trở thành một trong những trong những siêu anh hùng được yêu thích nhất hiện nay. Batman có tên thật là Bruce Wayne, sinh ra trong gia đình tỉ phú ở Gotham. Hồi nhỏ, ba mẹ của Bruce Wayne bị kẻ cướp sát hại ở phía bên ngoài một nhà hát. Từ đó, Bruce Wayne trở thành đau buồn và u tối, nhưng anh không từ bỏ mà chu du khắp trái đất để rèn luyện, quyết tâm trở thành một con người mạnh mẽ đứng lên trừ gian diệt bạo. Trở về Gotham, Bruce Wayne phủ lên mình bộ áo giáp hình dơi, sử dụng những loại vũ khí được phát triển từ nguồn tiền của nhà Wayne để chống lại kẻ cướp. Batman từng xuất hiện ở phiên bản truyền hình từ năm 1966. Sau đó, Batman được xuất hiện màn ảnh vào năm 1989 do đạo diễn Tim Burton triển khai. Những phim tiếp theo của Batman bị đánh giá không tốt, cho tới khi Christopher Nolan triển khai bộ ba phim The Dark Knight Trilogy đã đưa Batman lên một tầm cao mới. Bộ phim The Dark Knight, với sự xuất hiện của Joker, được đánh giá là phim siêu anh hùng hay nhất mọi thời đại, đã nhận được được 2 giải Oscar. 3) CAPTAIN AMERICA Đối trọng lại với DC Comics, năm 1941, Marvel cho ra mắt Catain America – một trong những thành viên chủ chốt trong biệt đội Avengers và một trong những siêu anh hùng thứ nhất của Marvel. Captain America có nguồn gốc là một chàng quân nhân bình thường tên là Steve Rogers, được chính phủ Mỹ bơm huyết thanh vào người để hoàn toàn có thể lực, sức mạnh đặc biệt làm những nhiệm vụ cho nước Mỹ như chống lại phát xít, chống lại những quyền lực tội ác… Vũ khí nổi tiếng nhất của Captain America là chiếc khiên được làm từ kim loại vibranium hoàn toàn có thể chống được mọi loại tiến công vật lý. Captain America nổi tiếng trên phim ảnh qua bộ ba phim riêng của tớ do Disney sản xuất, cũng như qua những phim Avengers thuộc vũ trụ điện ảnh MCU. 4) SPIDER-MAN Xuất hiện muộn hơn vào năm 1962, song hình tượng Nhện Nhọ của Stan Lee – nhà sáng tạo truyện tranh vĩ đại nhất của Marvel đã hiến Spider-man trở thành loạt truyện tranh bán chạy nhất mọi thời đại. Spider-man có tên thật là Peter Parker – là một cậu bé bình thường nhưng do bị nhện cắn nên đã có siêu sức mạnh phi thường. Cậu có sức bền và sức khỏe đặc biệt, những giác quan nhanh nhạy và đặc biệt là khả năng bắn tơ giúp cậu hoàn toàn có thể bay nhảy khắp thành phố. Sự xuất hiện của Spider-man đã khắc ghi bước ngoặt lớn của dòng truyện tranh, khi lần thứ nhất một thiếu niên được làm siêu anh hùng nhân vật chính. Việc này giúp Spider-man dễ dàng trở thành thần tượng của những em nhỏ và thiếu niên mới lớn. Spider-man nổi tiếng nhất qua ba bộ phim cùng tên do Tobey Maguire thủ vai, sau đó tiếp tục được làm lại dưới tên Amazing Spider-man. Gần đây nhất, Spider-man đã trở về với vũ trụ điện ảnh MCU và gia nhập nhóm Avengers. 5) BẢY VIÊN NGỌC RỒNG Bên cạnh các siêu anh hùng phương Tây, thì nhân vật Songoku trong bộ truyện tranh đình đám Bảy Viên Ngọc Rồng cũng là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng nhất trong dòng truyện siêu anh hùng và là truyện tranh hành động Nhật Bản hay nhất tính đến thời điểm hiện tại. Về nguồn gốc nhân vật, Songoku có phần giống với Superman cùng là người hành tinh khác đến trái đất, được con người nuôi dưỡng, có sức mạnh đặc biệt và ra tay bảo vệ địa cầu trước sự việc xâm lược của những người hành tinh cũ. Một điểm giúp Songoku nhận được nhiều sự yêu thích chính là tính cách hồn nhiên, hóm hỉnh, vui vẻ, hoạt bát và đặc biệt là cực kì tốt bụng.  Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Songoku trong hành trình đi thu thập 7 viên ngọc rồng và những trận đấu khuynh đảo khắp vũ trụ của cậu đã trở thành một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ độc giả. Bên cạnh những bản truyện tranh, Songoku cùng Dragon Ball được nhiều lần sản xuất phim hoạt hình và đến nay vẫn tiếp tục làm những phần kế tiếp. 6) DEADPOOL: SAMURAI Deadpool: Samurai là một manga kết hợp giữa

Sau quá trình học tập và rèn luyện ở lớp Digital Painting Online – Chuyên đề Illustration (Vẽ minh họa) tại CMA, bạn Nguyễn Lê Minh đã sáng tạo nên tác phẩm minh họa rất độc đáo. Tác phẩm cuối khóa – Học viên Nguyễn Lê Minh >> Xem thêm thông tin khóa học Vẽ Minh Họa (Illustration) Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Lớp vẽ Illustration Online dành cho các bạn yêu thích và muốn phát triển khả năng trong lĩnh vực minh họa. Tại CMA các bạn sẽ được cung cấp các khái niệm về tranh minh họa và cách diễn đạt câu chuyện vào bức tranh. Cùng xem qua tác phẩm vẽ minh họa của học viên Hồ Lưu Ba và chiêm ngưỡng quá trình, cách thức bạn ấy đưa câu chuyện vào tác phẩm nhé! >> Xem thêm thông tin khóa học Vẽ Minh Họa (Illustration) Online: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Đến với lớp học Digital painting thiếu nhi, các bé sẽ được làm quen với nghệ thuật vẽ tranh trên nền tảng kỹ thuật số, được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng bay bổng và vẽ ra chính ước mơ của mình. Những kiến thức về màu sắc, đường nét, mảng hình,… trong khóa học sẽ giúp bé nâng cao kỹ năng cảm thụ màu sắc, nét vẽ và tư duy sáng tạo. Cùng xem qua những tác phẩm Digital painting do các bé khóa 20 đã thực hiện: Tác phẩm của học viên Châu Xuân Lan Tác phẩm của học viên Đỗ Ngọc Mai Khanh Tác phẩm của học viên Trần Ngọc Bảo Trân >> Tìm hiểu khóa học vẽ Digital painting thiếu nhi: TẠI ĐÂY Comic Media Academy

– Bạn đang ứng phó như thế nào với các cảm xúc của mình? – Bạn có đang hạnh phúc không? Viện Truyện tranh và Hoạt hình Việt Nam phối hợp với tổ chức 1648kilomet sẽ mang đến các bạn học viên của Viện một chương trình ngoại khóa ý nghĩa, để bạn có thể phần nào hiểu hơn về mình và từng bước có ý thức nâng cao năng lực hạnh phúc bằng cách thường xuyên “Làm bạn với cảm xúc”. “Làm bạn với cảm xúc” là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Nghệ thuật cho mọi người” do tổ chức 1648kilomet thực hiện, với sự đồng hành của NGO Calls over Ridges. Chương trình gồm 2 buổi: Buổi 1: ngày 17/9/2022, do Ms. Ngô Thị Hồng Thu điều phối Học viên sẽ được tiếp cận các kiến thức về Học tập Cảm xúc Xã hội (SEL) trong buổi 1 với chuyên gia về tâm lý. Buổi 2: ngày 20/9/2022, do Ms. Văn Quý Ngọc Ái điều phối Học viên sẽ được trải nghiệm ứng dụng hoạt động nghệ thuật dựa trên bộ công cụ Biết Thương để thực hành nhận diện cảm xúc trong buổi 2. Về chuyên gia điều phối Workshop: Buổi 1: Ms. Ngô Thị Hồng Thu Cô là Giảng viên được chứng nhận bởi Học viện lãnh đạo Search Inside Yourself (Search Inside Yourself Leadearship Institute) về Trí tuệ cảm xúc dựa trên Khoa học não bộ & Thực hành tỉnh thức (2019). Cô là Giảng viên chương trình Lòng trắc ẩn với bản thân (Mindfull Self-Compassion) thuộc Centre Mindfull Self-Compassion Buổi 2: Ms. Văn Quý Ngọc Ái Cô là điều phối viên hoạt động nghệ thuật dựa trên kiến thức và thực hành về Giao tiếp trắc ẩn, Học tập cảm xúc xã hội (SEL) thông qua chuyển động trị liệu/ngẫu hứng, Nghệ thuật biểu đạt từ năm 2018. Là nhà sáng lập tổ chức 1648kilomet và là quản lý dự án Nghệ thuật cho mọi người, cô đã cùng các cộng sự điều phối nhiều chương trình dành cho trẻ em và người lớn nằm trong khuôn khổ dự án. >> Thông tin về tổ chức 1648kilomet và dự án Nghệ thuật cho mọi người các bạn có thể xem thêm tại đây (Comic Media Academy)

“4EVER” là tác phẩm của nhóm Bộ 3 nguyên tử thực hiện trong bài sáng tác nhóm Hunted project 2022. Sơ lược về các thành viên nhóm Bộ 3 nguyên tử: -Hồng Tuyển: Director, Art Director, Character’s color, Động viên-er. -Nhật Trường: Character designer, Linework Artist, Color filler. -Khánh Duy: Background Artist, Beatboard planner. Bốn nhân vật trong tác phẩm “4EVER” đại diện cho từng tính cách GenZ, mỗi nhân vật phải trải qua thử thách khác nhau để hình thành nên con người mới. Cùng điểm qua các nhân vật chính của 4EVER: Cùng xem qua tác phẩm “4EVER” của nhóm Bộ 3 nguyên tử nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Sản phẩm “Ready Single Go!” Oracle Cards được thực hiện bởi nhóm 3 cây chụm lại nên hòn núi cao trong bài sáng tác nhóm Hunted project 2022. Sơ lược về thành viên nhóm 3 cây chụm lại nên hòn núi cao: -Phạm Chế Hoàng Ly (K13)  -Lương Gia Hân (K13) -Huỳnh Tiểu Phụng (K14) Khái quát đề tài: Khái quát Oracle: Khái quát Chakra: Cùng chiêm ngưỡng sản phẩm “Ready Single Go!” Oracle Cards do nhóm 3 cây chụm lại nên hòn núi cao thực hiện nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)  

Truyện ngắn “6116” là thành quả của nhóm TQT (với các thành viên là Thành, Quỳnh và Trang) trong kì sáng tác nhóm Hunted Project 2022. “6116” là câu chuyện nói về người thầy tên Huy dù đã lớn tuổi nhưng thầy Huy vẫn vượt qua sự khác biệt thế hệ để kết nối với giới trẻ. Thông điệp mà nhóm TQT muốn truyền tải: – Giới thiệu những điểm tốt của Vtuber một thể loại giải trí mới nổi của gen Z qua góc nhìn của thầy Huy, một người thầy hơn 60 tuổi. – Thông qua những hoạt động tìm hiểu về Vtuber, thầy Huy đã dần xóa đi khoảng cách thế hệ với những học sinh và cháu của mình. Cùng chiêm ngưỡng tác phẩm truyện ngắn “6116” của nhóm TQT nhé! >> Tìm hiểu khóa học Họa sĩ kể chuyện: TẠI ĐÂY (Comic Media Academy)

Digital Painting vốn là một kĩ thuật vẽ rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, hình thức hội họa này vẫn còn khá mới mẻ. Hiểu một cách đơn giản, Digital Painting hay vẽ kĩ thuật số là việc sử dụng các nền tảng kĩ thuật số để vẽ, như máy tính, bảng vẽ, tablet, điện thoại,… Digital Painting mở ra kỉ nguyên mới cho hoạ sĩ khi giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và kích thích khả năng sáng tạo, vì vậy đây được xem là ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ đam mê hội hoạ. Hãy cùng Comic Media Academy điểm qua 4 điều cần biết trước khi học Digital Painting. Digital Painting không phải dùng AI để vẽ Thời gian gần đây, những tác phẩm hội hoạ do trí tuệ nhân tạo (AI) vẽ đang giành được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng và làm dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt về vai trò của AI trong hội hoạ. Tuy nhiên, cần phải phân biệt Digital Painting và các tác phẩm được tạo ra bởi AI. Digital Painting chỉ là một kĩ thuật, một công cụ mới để vẽ. Một cách đơn giản hơn, Digital Painting là việc hoạ sĩ sử dụng máy tính hoặc các công cụ kĩ thuật số để vẽ thay vì giấy bút thông thường. Hoạ sĩ chỉ được hỗ trợ về công cụ, còn việc tạo ra một tác phẩm đẹp vẫn phụ thuộc vào bàn tay và khối óc của người nghệ sĩ. Các loại bảng vẽ dùng để vẽ Digital Painting Cùng với sự phổ biến của Digital Painting, ngày càng có nhiều hãng sản xuất bảng vẽ với mức giá đa dạng, từ vài trăm, vài triệu, đến hàng chục triệu đồng. Bảng vẽ được kết nối với phần mềm thiết kế trên ipad hoặc máy tính, bút vẽ sẽ đưa nét điều chỉnh được độ đậm nhạt, độ nghiêng, để tạo cảm giác như đang vẽ truyền thống trên giấy.  Bảng vẽ điện tử và bút vẽ là công cụ không thể thiếu để bạn tham gia học digital painting. Mỗi loại bảng vẽ đều có ưu điểm riêng, bảng vẽ mù có giá rẻ, gọn nhẹ, nhưng có nhược điểm là khi vẽ, hoạ sĩ phải thao tác trên bảng vẽ và nhìn hình ảnh trên một màn hình khác. Ngược lại, bảng vẽ màn hình khắc phục được nhược điểm này, nhưng lại khá lớn, cồng kềnh và có giá đắt. Bên cạnh bảng vẽ thì ipad cũng là một lựa chọn đang được rất nhiều hoạ sĩ Digital Painting dùng để phục vụ công việc và học tập. Ipad có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ sử dụng, dễ di chuyển và hệ màu ưu việt, song nhược điểm là không tải được file lớn. Các phần mềm học Digital Painting Phần mềm thiết kế dùng để học digital painting phổ biến như: Corel Painter, Photoshop, Artrage, Clip Paint Studio, Illustrator… Trong đó, những bạn mới bắt đầu học vẽ thì nên chọn những phần mềm dễ sử dụng như Photoshop. Khi thành thạo hơn, bạn có thể sử dụng  Corel painter, Clip Paint Studio để có nhiều hiệu ứng hơn khi vẽ. Phần mềm cung cấp cho người vẽ một môi trường đầy đủ với các công cụ vẽ, bảng màu và chất liệu đa dạng. Bên cạnh vẽ, hoạ sĩ còn có thể sử dụng phần mềm cho công việc thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế. Học Digital Painting cần nắm vững kiến thức về mỹ thuật Như đã nói, Digital Painting chỉ cung cấp công cụ để hoạ sĩ sáng tạo nên sản phẩm của mình. Vì vậy, để tạo nên những tác phẩm đẹp, bạn chắc chắc vẫn cần nắm vững các kiến thức về mỹ thuật. Đó là các nguyên lý thị giác, nguyên lý thiết kế, nguyên tắc bố cục, cấu trúc cơ thể người phối cảnh, các nguyên lý về ánh sáng, phối màu,… Thông thường, hoạ sĩ Digital Painting vẫn nên bắt đầu với việc vẽ truyền thống để thành thục các kiến thức về mỹ thuật, sau đó mới bắt đầu chuyển đổi và làm quen với Digital Painting để có được sự tiện lợi và hiệu suất trong quá trình học tập và làm việc. (Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thanh Nhàn) (Lạc An) ——— Tìm hiểu thông tin về khóa chuyên nghiệp Họa Sĩ Kể Chuyện – ngành Digital Painting: tại ĐÂY

Với những bạn bắt đầu bước chân vào con đường hội hoạ, thì không chỉ gặp phải khó khăn ở khâu học thuật, mà ngay cả chọn hoạ cụ như thế nào để tiết kiệm cũng là một vấn đề nan giải. Nhiều bạn lầm tưởng rằng chọn hoạ cụ tiết kiệm là mua được hoạ cụ rẻ, song sự thật không phải thế. Họa cụ tiết kiệm là hoạ cụ được chọn đúng với nhu cầu hội hoạ của từng người, có như thế bạn mới dùng hết được công năng của chúng và tiết kiệm được chi phí. Comic Media Academy giới thiệu đến bạn tips chọn hoạ cụ cho người mới bắt đầu. 1. Bút chì Cho dù bạn là họa sĩ truyện tranh hay minh hoạ thì bút chì luôn là thành phần không thể thiếu trong túi hoạ cụ của bạn. Bút chì có nhiều loại, từ HB, 2B,…6B,… Cách phân loại bút chì dựa trên độ cứng của ngòi, trong đó 6B là mềm nhất. Thông thường với hoạ sĩ mới bắt đầu, bạn nên chọn bút chì cơ bản 2B, 3B để phác hoạ. Một số hãng bút chì mà bạn có thể tham khảo là: Tombow, Staedtler, Mont Marte, Uni Mitsubishi, Columbia, Pentel,… 2. Gôm Vấn đề của việc chọn gôm đó là đôi lúc nếu chọn không đúng thì gôm có thể tác động đến giấy làm tổn thương đến vân giấy hoặc thậm chí gây rách giấy. Không những thế, việc chọn gôm không đúng còn có thể làm giấy bị đen, bị bóng, ảnh hưởng đến các công đoạn đi nét hoặc tô màu sau này. Vì vậy, tiêu chí của việc chọn gôm đó là: gôm mềm, gôm được sạch chì và không làm tổn thương mặt giấy. Ngoài ra, bạn còn có thể chọn loại gôm dẻo trong trường hợp không thích vụn bút chì rơi vãi khắp nơi. Các hãng gôm tốt mà bạn có thể tham khảo như: Pentel, Tombow Dust Catch Mono, Stabilo, Hypolimer,… 3. Bút đi nét Bút đi nét được hoạ sĩ vẽ truyện tranh truyền thống rất ưa chuộng. Nếu bạn muốn vẽ truyện tranh thì việc sắm một bộ bút đi nét với đầy đủ kích cỡ ngòi là một nhu cầu không thể thiếu. Song nếu không chọn được bút đi nét chất lượng, bạn dễ rơi vào trường hợp “tiền mất – tật mang” khi mực đi nét bị lem khi đi màu, hoặc thậm chí là lem trên giấy thông thường. Tiêu chuẩn để chọn bút đi nét hiệu quả đó là: mực không lem, kích thước ngòi chuẩn, lâu bị khô mực. Các hãng bút đi nét mà bạn có thể tham khảo đó là: Sakura, Mitsubishi, Marvy, Deli,… 4. Giấy Giấy dùng cho hội hoạ có rất nhiều loại, từ giấy in A4 thông thường cho đến các chất liệu khác như canson, kraft, giấy màu,… Hơn nữa, tuỳ theo nhu cầu sử dụng, giấy còn được chia làm 2 dòng, đó là dòng artist và dòng student. Giấy có chất lượng artist còn được biết đến là dòng giấy có tuổi thọ lưu trữ tranh, acid-free (giấy được khử hết chất acid) và được làm ra với độ bền cao. Giấy không acid-free (non acid-free) sẽ bị vàng và giòn dần theo thời gian, tuổi thọ cũng vì thế mà thấp hơn nhiều. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu hoặc chỉ tập luyện thì giấy chất lượng student là lựa chọn khá ổn tuy nhiên lớp màu trên giấy sẽ không được bền lâu theo thời gian như các dòng cao cấp hơn. Một lưu ý khi chọn giấy đó là, độ dày của giấy không phải là thước đo cho chất lượng vì ngay cả những dòng giấy tốt nhất cũng chia ra làm hai dòng giấy nặng (dày) và nhẹ (mỏng). Trọng lượng giấy được các hãng sản xuất ghi trên bao bì kí hiệu 90 Ib/190 gsm, 140 Ib/300 gsm, 300-400 Ib/600-850 gsm. Giấy định lượng cao có giá thành cao hơn so với loại mỏng nhưng lại vô cùng thích hợp với nhiều nhu cầu của các họa sĩ chuyên nghiệp vì không cần bồi giấy và có thể chịu được nhiều lớp màu. Người mới bắt đầu có thể lựa chọn giấy định lượng từ 180g đến 300 gsm, tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn thực hiện được nhiều kĩ thuật khi vẽ. 5. Màu Màu quá rẻ thường không mang lại hiệu ứng tốt khi vẽ và đôi khi sẽ làm hỏng công sức mà bạn đã bỏ ra trong những phần trước đó. Vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng khi chọn màu đó là hiệu quả sử dụng. Tương tự như giấy, màu cũng có 2 dòng cho artist và student. Nếu bạn là người mới vào nghề, thì màu của các hãng như: Pentel, Sakura, Leningrad, Macro,… là những lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. (Lạc An)

Miền Dâu Dại (Jill Barklem) Hiếm có bộ sách thiếu nhi nào sở hữu mức độ minh họa dày đặc và công phu như “Miền Dâu Dại” của Jill Barklem. Mỗi cuốn sách chỉ vỏn vẹn 40 trang nhưng phần tranh minh họa đã chiếm đến hơn 15 trang. Trung bình, Jill mất 3 tháng để hoàn thành một tranh vẽ lớn, vì vậy để hoàn thành bộ sách, Jill mất đến 2 năm. Tờ Sunday Times nhận định bộ sách “Miền Dâu Dại” là “một bối cảnh viễn tưởng nhưng mỗi chi tiết đều được dày công nghiên cứu tường tận bày ra trước đôi mắt con trẻ”. Mỗi bức tranh đều trải qua quá trình minh họa cầu kỳ, vượt qua mọi tiêu chuẩn thông thường của một cuốn sách dành cho thiếu nhi. Với bộ sách thiếu nhi minh họa cực kỳ công phu của mình, Jill chứng minh rằng trẻ em không phải là những độc giả non nớt, tác giả khẳng định khả năng quan sát tinh tế của trẻ và bồi dưỡng thẩm mĩ của trẻ từ khi còn nhỏ. Bộ sách “Miền Dâu Dại” là một tấm vé để trẻ bước vào thế giới của những tác phẩm nghệ thuật cao cấp của châu Âu, mà chắc chắn rằng bất kì đứa trẻ nào cũng trầm trồ thích thú. Truyện Cổ Grimm (anh em nhà Grimm) Là một tác phẩm quen thuộc dành cho thiếu nhi đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, tác phẩm truyện cổ dân gian do hai anh em người Đức sưu tầm và sáng tác đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho nhiều nghệ sĩ trên thế giới để tạo ra những bức tranh minh hoạ tuyệt đẹp. Những truyện cổ nổi tiếng nhất trong kho báu của nhân loại như: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, con ngỗng vàng, Chó sói và bảy chú dê con,… với cách kể ngắn gọn và những tranh minh hoạ đáng yêu chắc hẳn sẽ khiến các độc giả nhỏ tuổi vô cùng thích thú. Truyện Cổ Andersen (Val Biro) Bên cạnh truyện cổ Grimm, truyện cổ Andersen cũng là một trong những kho tàng truyện cổ của nhân loại mà không có đứa trẻ nào không thích thú. Bên cạnh những câu chuyện nhân văn vốn đã nổi tiếng trên toàn thế giới như: Bầy chim thiên nga, Cô bé Tí Hon, Chú lính chì dũng cảm, Chiếc rương biết bay,… Trong bản kể lại bởi Val Biro, chúng ta còn được chiêm ngưỡng những bức tranh minh hoạ tuyệt đẹp, vừa hiện đại, vừa cổ điển, lại tràn ngập sắc màu cô tích. Với sự làm mới từ Val Biro, truyện cổ Andersen đã trở thành ấn phẩm thu hút không chỉ có trẻ em, mà ngay cả người lớn cũng cũng phải trầm trồ.      Con Nít Con Nôi (Hoa Cúc – Mel Mel; minh hoạ bởi Thanh Nhàn) Là một trong số ít tác phẩm thơ minh hoạ Việt Nam dành cho thiếu nhi, Con Nít Con Nôi được hoạ sĩ Thanh Nhàn dành thời gian đọc thơ và minh hoạ trong vòng 6 tháng. Với màu sắc tinh tế, và những hình ảnh trong trẻo, hồn nhiên, những bức tranh minh hoạ của Thanh Nhàn đã thổi hồn vào những bài thơ của Mel và Cúc, biến tập thơ trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật đầu đời của trẻ. Con Nít Con Nôi là một món quà bất ngờ dành cho các bé, cho chính bố mẹ, và cho tất cả mọi người không giới hạn lứa tuổi, giới tính hay nghề nghiệp. Góc Sân Và Khoảng Trời (Trần Đăng Khoa) Vốn là một tác phẩm đã quá nổi tiếng trong làng thơ Việt Nam, trong lần trở lại với ấn bản mới, Góc Sân Và Khoảng Trời của tác giả Trần Đăng Khoa đã được khoác lên mình chiếc áo tuyệt đẹp được minh hoạ bởi những hoạ sĩ trẻ tên tuổi đến từ mọi miền đất nước: Khi mẹ vắng nhà (Wazza Pink và NOH.A) Trăng sáng sân nhà em (Vườn Studio) Mang biển về quê (Phạm Quang Phúc) Hạt gạo làng ta (Killien Huynh và Phùng Nguyên Quang) Com bướm vàng (Nho Huy) Với những cảm nhận tinh tế về thơ, các hoạ sĩ đã thổi hồn vào 5 tập trong bộ Góc Sân Và Khoảng Trời những tác phẩm minh hoạ đầy cảm xúc, mang đậm bản sắc Việt Nam, nhưng cũng không kém phần hiện đại. Tác phẩm chứng minh rằng, trẻ em ngày nay không chỉ cần sách hay, mà còn cần sách đẹp, và những tác phẩm đẹp sẽ giúp bồi dưỡng tính thẩm mĩ cho trẻ một cách tự nhiên nhất. (Lạc An)

Nếu ở phương Tây được biết đến với những Comic siêu anh hùng nổi danh trên toàn thế giới thì ở phương Đông, Nhật Bản lại làm rạng danh châu Á với Manga. Được xem là hai trường phái vẽ truyện tranh lớn trên thế giới, fandom của Comic và Manga hầu như ngang ngửa nhau về số lượng. Tuy nhiên về mặt học thuật, ít ai phân biệt được điểm khác nhau giữa hai phong cách vẽ truyện tranh này. Đường nét Nhìn chung cả Manga và Comic đều sử dụng những đường nét có độ dày – mỏng không đồng đều, nhưng comic thường có sự khác biệt nhiều hơn trong thủ pháp dày – mỏng của nét cọ, độ dày thường được dùng cho chân khối, hoặc những chi tiết cần nổi bật. Thêm một điểm khác biệt nữa, đó là trong khi Manga ưu tiên tạo hình bởi những đường nét thẳng, đôi lúc có gãy khúc thì ở Comic, phong cách lineart ưa thích là những đường cong uyển chuyển. Tạo hình Tạo hình của Comic đi sâu vào chi tiết, anatomy và tỷ lệ chuẩn của cơ thể người, một số comic mang phong cách hơi tả thực. Trong khi đó manga nhìn chung có phong cách tạo hình phóng khoáng, phá cách và sáng tạo hơn. Tỷ lệ cơ thể, kiểu tóc, ngũ quan đa dạng theo từng bộ truyện. Điều này có thể xuất phát từ tên gọi Manga (Mạn hoạ) – vốn là từ dùng để chỉ phong cách vẽ phóng khoáng vượt ra ngoài những quy luật vốn có. Màu sắc Phong cách tô màu trong Comic thường được sử dụng là Pop Art, trong khi đó phong cách tô màu của Manga Nhật Bản rất đa dạng. Truyện tranh trắng đen của Nhật thường đề cao hiệu ứng và kĩ thuật phân khung mới mẻ. Đề tài – Thể loại Cho dù Comic đã trải qua một quãng thời gian phát triển khá dài nhưng gần như đề tài của Comic chỉ là siêu anh hùng và thể loại hành động, fantasy. Trong khi đó thì manga lại ngày càng được biết đến với sự đa dạng về đề tài, thể loại cũng như cách thể hiện. Từ những câu chuyện thuộc đề tài gia đình như Doraemon, nhóc Maruko,… Truyện trinh thám như Kindaichi, Thám Tử Lừng Danh Conan,… Hay những tác phẩm manga thuộc đề tài ẩm thực, thể thao, tình yêu học đường, giả tưởng, kinh dị,… Đây chính là đặc trưng khiến Manga mặc dù ra đời sau Comic nhưng vẫn có một lượng fan đông đảo. Thời gian xuất bản Tuy có nhiều bộ manga xuất bản trong thời gian khá dài, nhưng tối đa chỉ tới 10-20 năm. Manga thông thường chỉ được sáng tác bởi một người nên các tựa manga khó có thể kéo dài qua nhiều thế hệ như đối với các series comic. Trong khi đó, không ít các bộ comic được liên tục sáng tác trong hàng chục năm, tiếp tục những tác giả khác viết, khai thác một khía cạnh khác, thậm chí đưa lên phim ảnh dưới dạng vũ trụ điện ảnh riêng. Như vậy, chẳng bao giờ có hồi kết với những comic đình đám này cả. (Lạc An)