4 tố chất cần có ở nhà biên kịch - Comic Media Academy

4 tố chất cần có ở nhà biên kịch

27/01/2016

4 tố chất cần có ở nhà biên kịch

Nhà biên kịch giống như là người trang trí nội thất của một ngôi nhà. Ngay từ lúc đầu tiên, ngôi nhà phải gây được sự chú ý bởi tính thẩm mỹ của nó, nhưng khi bước vào trong, nội thất bên trong phải làm cho chủ nhân hài lòng bởi tiện ích mà nó mang lại.

Sự “thôi miên” của kịch bản, không thể chỉ thành công bước đầu mà phải theo gót người xem đến tận những năm tháng về sau.

Công việc thiên về sáng tạo nghệ thuật cá nhân, sẽ đòi hỏi bạn khá nhiều tố chất. Dưới đây là 04 tố chất cơ bản cần có ở người biên kịch:

1. Nhạy cảm những biến chuyển của cuộc sống:

Là một người hoạt động về nghệ thuật, sự nhạy cảm là điều tất yếu bạn phải có. Nó thể hiện khả năng cảm thụ, tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày và cả trong lĩnh vực nghệ thuật.

Ví dụ như rung cảm trước một hình ảnh đẹp, xúc động trước một câu chuyện ý nghĩa về tình người,…là những biểu hiện của nhạy cảm. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa nhạy cảm và ủy mị.

Nếu bạn là người có thể nhận ra được cuộc sống này đổi thay từng ngày, nó có thể mang màu sắc tươi đẹp hoặc buồn bã thì xin chúc mừng bạn, bạn đã có được yếu tố đầu tiên cho nghề biên kịch.

kien-thu-su-hieu-biet

2. Vốn hiểu biết rộng, luôn không ngừng trau dồi và học hỏi:

Không chỉ riêng nghề biên kịch, vốn hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không bao giờ là dư thừa. Một bộ phim muốn được đánh giá cao thì bản thân nó phải sở hữu một tầm văn hóa nhất định, thậm chí chính bản thân nó phải là một sản phẩm văn hóa có chất lượng.

Nhà biên kịch luôn phải “học” bằng tất cả tâm hồn và trí óc của mình, làm sao để theo kịp dòng chảy của cuộc sống, thời đại. Từ đó sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị văn hóa cao.

Làm thế nào để có được vốn hiểu biết sâu rộng? Đọc nhiều sách, đi nhiều nơi và chân thành trong cuộc sống chính là chìa khóa để bạn có được vốn kiến thức như ý muốn.

sự tự tin

3. Sự tự tin:

Tại sao một nhà biên kịch phải có được sự tự tin? Là bởi vị họ cần nó để bảo vệ chính kiến của mình. Và khi kịch bản bị từ chối hay dựng thành phim rồi mà không được khán giả đón nhận, sự tự tin vào bản thân, vào niềm đam mê của bạn với nghề nghiệp giúp bạn trụ vững với nghề.

Cũng như nhạy cảm và ủy mị, nhà biên kịch cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa tự tin và tự phụ.

4. Sự kiên trì:

Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần sự kiên trì và cẩn thận. Biên kịch lại là một công việc không hề đơn giản. Vì thế chấp nhận bước vào nghề biên kịch tức là bạn chấp nhận điểm khởi đầu gian nan.

Làm thể nào để nuôi dưỡng sự kiên trì? Muốn có được phẩm chất này, trước hết bạn phải có lòng đam mê, nhiệt huyết với nghề. Bỏ qua những yếu tố khó khăn, vươn tới sự hoàn hảo.

Quỳnh Như (tổng hợp)